Đức Giê-hô-va—‘Đức Chúa Trời công-bình và Cứu-Chúa’
Chương Sáu
Đức Giê-hô-va—‘Đức Chúa Trời công-bình và Cứu-Chúa’
1, 2. Chương 45 sách Ê-sai có những lời bảo đảm nào, và chúng ta sẽ xem xét những câu hỏi nào?
CÁC lời hứa của Đức Giê-hô-va đáng tin cậy. Ngài là Đức Chúa Trời của sự mặc khải và Đức Chúa Trời của sự sáng tạo. Đã nhiều lần, Ngài tự chứng tỏ là Đức Chúa Trời công bình và Cứu Chúa của người thuộc mọi dân tộc. Đây là một số những lời bảo đảm làm ấm lòng được tìm thấy nơi chương 45 sách Ê-sai.
2 Ngoài ra, chương 45 sách Ê-sai chứa đựng một điển hình đáng chú ý về khả năng nói tiên tri của Đức Giê-hô-va. Thánh linh của Đức Chúa Trời giúp Ê-sai có thể nhìn chăm chú vào các nước ở xa và quan sát những biến cố mà nhiều thế kỷ sau mới xảy ra; thánh linh cũng tác động ông để mô tả một diễn biến mà chỉ Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của lời tiên tri chân thật, mới có thể tiên đoán một cách chính xác như thế. Đó là biến cố nào? Nó ảnh hưởng đến dân Đức Chúa Trời thời Ê-sai như thế nào? Ngày nay nó có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Chúng ta hãy cùng nhau xem xét lời của nhà tiên tri.
Đức Giê-hô-va tuyên bố nghịch lại Ba-by-lôn
3. Ê-sai 45:1-3a mô tả cuộc chinh phục của Si-ru bằng những từ ngữ sống động nào?
3 “Đức Giê-hô-va phán thể nầy cùng Si-ru, là người xức dầu của Ngài, ta đã cầm lấy tay hữu người, đặng hàng-phục Ê-sai 45:1-3a.
các nước trước mặt người, và ta sẽ tháo dây lưng các vua; đặng mở các cửa thành trước mặt người, cấm không được đóng lại: Ta sẽ đi trước mặt ngươi, ban bằng các đường gập-ghềnh; phá vỡ các cửa bằng đồng, bẻ gãy then gài bằng sắt; ta sẽ ban vật báu chứa trong nơi tối, của-cải chứa trong nơi kín cho ngươi”.—4. (a) Tại sao Đức Giê-hô-va gọi Si-ru là “người xức dầu” của Ngài? (b) Đức Giê-hô-va làm gì để bảo đảm là Si-ru chiến thắng?
4 Qua Ê-sai, Đức Giê-hô-va nói với Si-ru như thể ông đang sống, mặc dù vào thời Ê-sai, Si-ru chưa sinh ra. (Rô-ma 4:17) Vì Đức Giê-hô-va bổ nhiệm Si-ru trước để thực hiện một sứ mạng đặc biệt, nên có thể nói Si-ru là “người xức dầu” của Đức Chúa Trời. Với sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, ông sẽ chinh phục các nước, làm cho các vua trở thành yếu đuối không còn khả năng chống cự. Rồi khi Si-ru tấn công Ba-by-lôn, Đức Giê-hô-va sẽ lo liệu sao cho các cửa thành bỏ ngỏ, khiến chúng vô dụng như các cửa bị sập đổ. Ngài sẽ đi trước Si-ru, san bằng mọi chướng ngại vật. Cuối cùng, quân của Si-ru chinh phục thành và chiếm lấy “của-cải chứa trong nơi kín”, tức của cải chứa trong hầm tối. Đây là điều Ê-sai tiên tri. Lời của ông có thành sự thật không?
5, 6. Lời tiên tri về sự sụp đổ của Ba-by-lôn được ứng nghiệm khi nào và như thế nào?
5 Vào năm 539 TCN—khoảng 200 năm sau khi Ê-sai chép lời tiên tri này—Si-ru thật sự đã đến tường thành Ba-by-lôn và tấn công thành này. (Giê-rê-mi 51:11, 12) Tuy nhiên, người Ba-by-lôn chẳng hề quan tâm. Họ nghĩ rằng thành của họ không thể nào bị thất thủ được. Những bức tường thành cao ngất, lừng lững trên những hào sâu đầy nước từ Sông Ơ-phơ-rát chảy vào, tạo thành một phần hệ thống phòng thủ thành. Hơn một trăm năm qua, không kẻ thù nào có thể chớp nhoáng chiếm được thành! Trong thực tế, vua Ba-by-lôn là Bên-xát-sa cai trị ngay tại tư dinh, cảm thấy an toàn đến độ đãi tiệc quần thần. (Đa-ni-ên 5:1) Đêm đó—đêm mồng 5/6 tháng 10—Si-ru đã điều động quân hết sức tài tình.
6 Ngược dòng sông từ phía Ba-by-lôn, các kỹ sư của Si-ru đã đào và cắt ngang bờ Sông Ơ-phơ-rát, rẽ nước để dòng sông không còn chảy về phía nam hướng đến thành nữa. Chẳng mấy chốc, mực nước sông bên trong và chung quanh Ba-by-lôn xuống thấp đến mức đạo quân của Si-ru có thể lội dọc theo lòng sông tiến về phía trung tâm thành. (Ê-sai 44:27; Giê-rê-mi 50:38) Thật lạ lùng, đúng y như Ê-sai đã báo trước, các cửa dọc theo sông đều bỏ ngỏ. Lực lượng của Si-ru ào ạt tiến vào thành Ba-by-lôn, chiếm cung điện, và giết Vua Bên-xát-sa. (Đa-ni-ên 5:30) Nội trong một đêm, cuộc chinh phục hoàn tất. Ba-by-lôn sụp đổ, và lời tiên tri ứng nghiệm từng chi tiết.
7. Sự ứng nghiệm đáng chú ý của lời tiên tri Ê-sai về Si-ru làm vững mạnh tín đồ Đấng Christ như thế nào?
7 Sự ứng nghiệm chính xác của lời tiên tri này củng cố đức tin của tín đồ Đấng Christ ngày nay. Họ có lý do vững chắc để tin rằng các lời tiên tri của Kinh Thánh dù chưa ứng nghiệm nhưng cũng hoàn toàn đáng tin cậy. (2 Phi-e-rơ 1:20, 21) Những người thờ phượng Đức Giê-hô-va biết rằng sự sụp đổ của Ba-by-lôn vào năm 539 TCN là hình bóng cho một biến cố—tức sự sụp đổ của “Ba-by-lôn Lớn”—đã xảy ra rồi, hồi năm 1919. Tuy vậy, họ mong đợi sự hủy diệt của tổ chức tôn giáo thời nay cũng như lời hứa chấm dứt hệ thống chính trị do Sa-tan kiểm soát; họ cũng trông mong Sa-tan bị giam vào vực sâu và trời mới, đất mới đến. (Khải-huyền 18:2, 21; 19:19-21; 20:1-3, 12, 13; 21:1-4) Họ biết rằng lời tiên tri của Đức Giê-hô-va không phải là lời hứa suông nhưng là sự mô tả về những biến cố chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Niềm tin của tín đồ thật Đấng Christ được vững mạnh khi họ nhớ đến lời tiên tri Ê-sai về sự sụp đổ của Ba-by-lôn đã ứng nghiệm từng chi tiết. Họ biết là Đức Giê-hô-va luôn luôn thực hiện lời của Ngài.
Tại sao Đức Giê-hô-va biệt đãi Si-ru
8. Một lý do Đức Giê-hô-va cho Si-ru chiến thắng Ba-by-lôn là gì?
8 Sau khi tuyên bố ai sẽ chinh phục Ba-by-lôn và chinh phục thế nào, Đức Giê-hô-va giải thích tiếp một lý do tại sao Ngài cho Si-ru chiến thắng. Theo lối tiên tri, Đức Giê-hô-va nói với Si-ru: “Để ngươi biết rằng chính ta, là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên”. (Ê-sai 45:3b) Thật là thích hợp để nhà cai trị cường quốc thế giới thứ tư, theo lịch sử của Kinh Thánh, nhận biết cuộc đại thắng ông đạt được là do sự hỗ trợ của Đấng lớn hơn ông—tức Đức Giê-hô-va, Đấng Thống Trị Hoàn Vũ. Si-ru phải thừa nhận là Đấng gọi ông hay là giao cho ông sứ mạng chính là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Lịch sử trong Kinh Thánh cho thấy Si-ru thật sự công nhận Đức Giê-hô-va đã ban cho ông sự chiến thắng vĩ đại.—E-xơ-ra 1:2, 3.
9. Lý do thứ hai Đức Giê-hô-va dùng Si-ru để chinh phục Ba-by-lôn là gì?
9 Đức Giê-hô-va giải thích lý do thứ hai tại sao Ngài khiến Si-ru chinh phục Ba-by-lôn: “Vì cớ Gia-cốp, tôi-tớ ta, và Y-sơ-ra-ên, kẻ lựa-chọn của ta, nên ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi, và đặt tên thêm cho ngươi, dầu ngươi không biết ta”. (Ê-sai 45:4) Cuộc chiến thắng Ba-by-lôn của Si-ru làm chấn động mặt đất. Nó đánh dấu sự sụp đổ của một cường quốc thế giới và sự tiến lên của một cường quốc khác, và ảnh hưởng lâu dài đến lịch sử các thế hệ mai sau. Thế nhưng, những nước lân bang nào theo dõi biến cố với sự lo lắng hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết mọi điều xảy ra chỉ vì vài ngàn người phu tù “tầm thường” ở Ba-by-lôn—tức người Do Thái, con cháu của Gia-cốp. Tuy nhiên, dưới mắt Đức Giê-hô-va, những người sống sót này, thuộc dân tộc Y-sơ-ra-ên cổ xưa, không tầm thường chút nào. Họ là “tôi-tớ” Ngài. Giữa tất cả các nước trên đất, họ là những người được Ngài “lựa-chọn”. Mặc dù Si-ru trước đó không biết Đức Giê-hô-va, nhưng ông được Ngài dùng làm người xức dầu của Ngài để lật đổ một thành đã không chịu thả dân phu tù. Đức Giê-hô-va không hề có ý định để dân Ngài chọn bị mòn mỏi vĩnh viễn nơi đất ngoại bang.
10. Lý do quan trọng nhất Đức Giê-hô-va dùng Si-ru để kết liễu Cường Quốc Thế Giới Ba-by-lôn là gì?
10 Còn lý do thứ ba thậm chí quan trọng hơn, cho biết tại sao Đức Giê-hô-va dùng Si-ru để lật đổ Ba-by-lôn. Ngài nói: “Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác, ngoài ta không có Đức Chúa Trời nào khác nữa. Dầu ngươi không biết ta, ta sẽ thắt lưng ngươi, hầu cho từ phía mặt trời mọc đến phía mặt trời lặn họ được biết rằng không có Đức Chúa Trời nào khác ngoài ta. Ta là Đức Giê-hô-va, không có đấng nào khác”. (Ê-sai 45:5, 6) Đúng vậy, việc Cường Quốc Thế Giới Ba-by-lôn bị sụp đổ chứng minh Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, cho mọi người thấy chỉ mình Ngài mới đáng thờ phượng. Do việc dân Đức Chúa Trời được phóng thích mà người ta từ nhiều nước—từ đông sang tây—sẽ công nhận Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời có một và thật.—Ma-la-chi 1:11.
11. Đức Giê-hô-va minh họa việc Ngài có quyền năng để hoàn thành ý định của Ngài về Ba-by-lôn như thế nào?
Ê-sai 45:7) Tất cả những gì trong sự sáng tạo—từ ánh sáng đến bóng tối—và mọi biến cố trong lịch sử—từ hòa bình đến tai họa—đều do Đức Giê-hô-va kiểm soát. Giống như Ngài sáng tạo ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm thì Ngài sẽ tạo hòa bình cho Y-sơ-ra-ên và gây tai họa cho Ba-by-lôn. Đức Giê-hô-va có quyền năng tạo ra vũ trụ và Ngài cũng có quyền năng hoàn thành lời tiên tri của Ngài. Đây là một sự bảo đảm cho tín đồ Đấng Christ ngày nay, những người siêng năng học hỏi lời tiên tri của Ngài.
11 Hãy nhớ là lời tiên tri này của Ê-sai được chép trước biến cố đó khoảng 200 năm. Khi nghe đến điều này, một số người có thể đã tự hỏi: ‘Đức Giê-hô-va thật sự có quyền năng để hoàn thành điều đó không?’ Như lịch sử chứng nhận, câu trả lời là có. Đức Giê-hô-va giải thích vì sao là hợp lý để tin rằng Ngài có thể thực hiện những gì Ngài nói: “Ấy chính ta là Đấng gây nên sự sáng và dựng nên sự tối-tăm, làm ra sự bình-an và dựng nên sự tai-vạ; chính ta, là Đức Giê-hô-va, làm mọi sự đó”. (12. (a) Đức Giê-hô-va khiến cho trời và đất tượng trưng sinh ra gì? (b) Những lời nơi Ê-sai 45:8 chứa đựng lời hứa đầy an ủi nào cho tín đồ Đấng Christ ngày nay?
Ê-sai 45:8) Như các tầng trời theo nghĩa đen tạo ra mưa cần thiết cho sự sống, thì Đức Giê-hô-va sẽ khiến cho ảnh hưởng công bình mưa xuống từ trời theo nghĩa bóng trên dân sự Ngài. Và cũng giống như trái đất mở ra để sản xuất mùa màng dư dật, Đức Giê-hô-va ra lệnh cho trái đất theo nghĩa bóng sinh ra những biến cố phù hợp với ý định công bình của Ngài—đặc biệt là sự cứu rỗi dành cho dân sự Ngài bị cầm tù ở Ba-by-lôn. Vào năm 1919, bằng cách tương tự, Đức Giê-hô-va khiến cho “trời” và “đất” sinh ra những biến cố để giải phóng dân Ngài. Tín đồ Đấng Christ ngày nay nức lòng khi nhìn thấy những điều đó. Tại sao? Bởi vì những biến cố đó làm vững mạnh đức tin của họ trong khi họ mong đợi thời kỳ mà trời tượng trưng, tức Nước Đức Chúa Trời, sẽ mang lại ân phước cho một trái đất công bình. Vào lúc đó, trời và đất theo nghĩa tượng trưng sẽ sinh ra sự công bình và sự cứu rỗi trong một phạm vi lớn gấp bội so với lúc Ba-by-lôn cổ xưa bị lật đổ. Sự ứng nghiệm sau cùng của lời tiên tri Ê-sai sẽ vẻ vang biết chừng nào!—2 Phi-e-rơ 3:13; Khải-huyền 21:1.
12 Thật thích hợp khi Giê-hô-va dùng biến cố thường xảy ra trong sự sáng tạo để minh họa điều sẽ xảy ra cho dân phu tù Do Thái: “Hỡi các từng trời, hãy sa móc xuống từ trên cao, vòng-khung hãy đổ sự công-bình xuống! Đất hãy tự nẻ ra, đặng sanh sự cứu-rỗi, sự công-bình mọc lên cả một lần! Ta, là Đức Giê-hô-va, đã dựng nên sự đó”. (Nhìn nhận Quyền Thống Trị của Đức Giê-hô-va đem lại ân phước
13. Tại sao việc loài người chất vấn ý định của Đức Giê-hô-va là lố bịch?
13 Sau khi tả những ân phước vui mừng trong tương lai, giọng văn trong lời tiên tri thay đổi lối diễn đạt một cách đột Ê-sai 45:9, 10) Xem ra con cái Y-sơ-ra-ên chống lại điều Đức Giê-hô-va tiên tri. Có lẽ họ không tin là Đức Giê-hô-va sẽ để cho dân Ngài bị đi lưu đày. Hoặc có thể họ chỉ trích ý tưởng, theo đó, dân Y-sơ-ra-ên sẽ được giải phóng bởi một vua ngoại giáo thay vì bởi một vua thuộc nhà Đa-vít. Để miêu tả sự chống đối ngu xuẩn đó, Ê-sai ví kẻ chống đối với những mảnh bình gốm hay miếng đất sét vụn bị vứt bỏ mà dám chất vấn sự khôn ngoan của người nặn ra chúng. Chính vật mà thợ gốm nặn ra bây giờ lại nói là người thợ không có tay hay quyền năng để làm ra nó. Thật là điên rồ làm sao! Những kẻ chống đối giống như con cái còn nhỏ dám chỉ trích thẩm quyền của cha mẹ.
ngột, và Ê-sai đưa ra hai lời lên án: “Khốn thay cho kẻ cãi lại với Đấng tạo nên mình! một bình trong các bình bằng đất! Đất sét há dễ nói cùng thợ gốm là người nhồi mình rằng: Ngươi làm chi? hoặc việc ngươi làm ra há nói rằng: Nó không có tay? Khốn thay cho kẻ nói cùng cha mình rằng: Cha sinh ra gì? và cùng đàn-bà rằng: Ngươi đẻ gì?” (14, 15. Từ ngữ “Đấng Thánh” và “Đấng đã làm ra” tiết lộ gì về Đức Giê-hô-va?
14 Qua Ê-sai, Đức Giê-hô-va đáp lời những kẻ chống đối đó: “Đức Giê-hô-va, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, tức là Đấng đã làm ra Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Các ngươi hãy hỏi ta về những sự sẽ đến; hãy bảo ta về sự các con trai ta, và về việc làm bởi tay ta. Ấy chính ta đã làm ra đất, dựng nên loài người ở trên đất; chính ta, tức là tay ta, đã giương ra các từng trời, và đã truyền-bảo các cơ-binh nó. Ấy chính ta đã dấy người lên trong sự công-bình, và sẽ ban bằng mọi Ê-sai 45:11-13.
đường-lối người. Người sẽ lập lại thành ta, và thả kẻ bị đày của ta, không cần giá chuộc, cũng không cần phần thưởng, Đức Giê-hô-va vạn-quân phán vậy”.—15 Khi tả Ngài là “Đấng Thánh”, Đức Giê-hô-va nhấn mạnh sự thánh thiện của Ngài. Và khi tự gọi mình là “Đấng đã làm ra”, Ngài nhấn mạnh, với tư cách là Đấng Tạo Hóa, Ngài có quyền quyết định sự việc diễn tiến như thế nào. Đức Giê-hô-va có thể thông báo cho con cái Y-sơ-ra-ên về những việc sẽ xảy ra và chăm nom công trình của tay Ngài, tức dân Ngài. Một lần nữa chúng ta thấy nguyên tắc về sự sáng tạo và sự mặc khải có liên hệ với nhau. Là Đấng Tạo Hóa của toàn vũ trụ, Đức Giê-hô-va có quyền điều hướng các biến cố theo cách Ngài quyết định. (1 Sử-ký 29:11, 12) Trong nội vụ đang được thảo luận, Đấng Thống Trị Tối Cao đã quyết định dấy lên Si-ru, một người ngoại, làm người giải phóng dân Y-sơ-ra-ên. Sự xuất hiện của Si-ru, dù vẫn còn nằm trong tương lai, là chắc chắn như sự hiện hữu của trời và đất vậy. Vậy thì đứa con Y-sơ-ra-ên nào dám chỉ trích người Cha, tức “Đức Giê-hô-va vạn-quân”?
16. Tại sao tôi tớ Đức Giê-hô-va phải phục tùng Ngài?
16 Cũng trong những câu này của Ê-sai, có một lý do khác cho thấy tại sao tôi tớ của Đức Chúa Trời phải phục tùng Ngài. Quyết định của Ngài luôn luôn có lợi nhất cho tôi tớ Ngài. (Gióp 36:3) Ngài lập luật để dân Ngài được lợi ích. (Ê-sai 48:17) Vào thời Si-ru, người Do Thái nào chấp nhận quyền thống trị của Đức Giê-hô-va đều thấy điều này là thật. Si-ru, hành động phù hợp với sự công bình của Đức Giê-hô-va, cho họ từ Ba-by-lôn về quê hương để xây cất lại đền thờ. (E-xơ-ra 6:3-5) Ngày nay cũng vậy, những ai áp dụng luật pháp của Đức Chúa Trời trong đời sống hàng ngày và phục tùng quyền thống trị của Ngài đều nhận được nhiều ân phước.—Thi-thiên 1:1-3; 19:7; 119:105; Giăng 8:31, 32.
Những nước khác được ân phước
17. Ngoài dân Y-sơ-ra-ên, ai sẽ được hưởng lợi ích từ hành động cứu rỗi của Đức Giê-hô-va và được hưởng như thế nào?
17 Việc Ba-by-lôn sụp đổ đưa lại lợi ích không chỉ riêng cho dân Y-sơ-ra-ên. Ê-sai nói: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Lời-lãi [“Lao công”, “Nguyễn Thế Thuấn”] nước Ê-díp-tô, của-cải [“doanh thương”, “NTT”] nước Ê-thi-ô-bi, cùng người Sa-bê, người vóc-dạng cao-lớn, đều sẽ qua cùng ngươi và thuộc về ngươi. Họ sẽ bước theo ngươi; mang xiềng mà đến, quị-lụy trước mặt ngươi và nài-xin rằng: Thật Đức Chúa Trời ở giữa ngươi; ngoài Ngài chẳng có ai khác, không có Đức Chúa Trời nào nữa”. (Ê-sai 45:14) Vào thời Môi-se, “vô-số người ngoại-bang” đi theo dân Y-sơ-ra-ên trong Cuộc Xuất Hành khỏi xứ Ai Cập. (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:37, 38) Tương tự như vậy, những người ngoại bang sẽ theo dân Do Thái khi dân phu tù này từ Ba-by-lôn trở về quê hương. Những người không phải là Do Thái này không bị ép đi theo nhưng “sẽ qua cùng” với dân Đức Chúa Trời. Khi nói họ sẽ “quị-lụy trước mặt ngươi và nài-xin”, Đức Giê-hô-va ám chỉ việc những người ngoại bang đó tỏ ra sẵn sàng phục tùng và trung thành với dân Y-sơ-ra-ên. Nếu họ mang xiềng xích, thì đó là do họ tình nguyện, có nghĩa là họ sẵn sàng phục vụ dân trong giao ước của Đức Chúa Trời. Họ sẽ nói với dân Ngài: “Thật Đức Chúa Trời ở giữa ngươi”. Họ sẽ thờ phượng Đức Chúa Trời với tư cách là những người cải đạo, theo các điều khoản trong giao ước của Ngài với dân Y-sơ-ra-ên.—Ê-sai 56:6.
18. Ngày nay ai được hưởng lợi ích từ việc Đức Giê-hô-va giải thoát “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời”, và bằng cách nào?
18 Kể từ năm 1919 khi “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời” được thoát khỏi sự cầm tù về thiêng liêng, lời của Ê-sai có sự ứng nghiệm lớn hơn là vào thời Si-ru. Hàng triệu người trên thế giới đã biểu lộ sự sẵn sàng phụng sự Đức Giê-hô-va. (Ga-la-ti 6:16; Xa-cha-ri 8:23) Giống như “lao công” và “doanh thương” mà Ê-sai nhắc đến, họ vui vẻ dùng sức lực và các nguồn tài chính để ủng hộ sự thờ phượng thật. (Ma-thi-ơ 25:34-40; Mác 12:30) Họ dâng mình cho Đức Chúa Trời và đi theo đường lối Ngài, sung sướng được trở thành tôi tớ Ngài. (Lu-ca 9:23) Họ thờ phượng một mình Đức Giê-hô-va, được hưởng lợi ích từ việc kết hợp với lớp người “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” của Đức Giê-hô-va, lớp người có mối quan hệ đặc biệt vì ở trong giao ước với Ngài. (Ma-thi-ơ 24:45-47; 26:28; Hê-bơ-rơ 8:8-13) Dù không phải là những người dự phần trong giao ước đó, những “lao công” và “doanh thương” này được hưởng lợi ích của giao ước và vâng theo luật pháp kèm theo giao ước và dạn dĩ công bố: “Không có Đức Chúa Trời nào nữa”. Thật là phấn khởi làm sao khi ngày nay chúng ta được chứng kiến tận mắt sự gia tăng lớn lao về số người sẵn sàng ủng hộ sự thờ phượng thật!—Ê-sai 60:22.
19. Điều gì sẽ xảy ra cho những kẻ cứ cố chấp thờ hình tượng?
19 Sau khi tiết lộ dân các nước sẽ cùng tham gia thờ phượng Đức Giê-hô-va, nhà tiên tri kêu lên: “Hỡi Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, là Cứu-Chúa, Ngài thật là Đức Chúa Trời ẩn mình!” (Ê-sai 45:15) Mặc dù hiện tại Đức Giê-hô-va kiềm chế, chưa biểu dương quyền năng của Ngài, nhưng trong tương lai Ngài sẽ không còn ẩn mình nữa. Ngài sẽ tỏ ra là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, Đấng Cứu Chuộc của dân Ngài. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va sẽ không phải là Đấng Cứu Chuộc cho những kẻ tin cậy thần tượng. Về những người này, Ê-sai nói: “Hết thảy chúng nó đều bị xấu-hổ nhuốc-nhơ những thợ làm hình-tượng cùng nhau trở về, rất là mắc-cỡ”. (Ê-sai 45:16) Sự nhục nhã của họ không phải chỉ là cảm giác ô nhục và hổ thẹn tạm thời. Nó có nghĩa là chết—trái với điều Đức Giê-hô-va hứa với dân Y-sơ-ra-ên sau đó.
20. Dân Y-sơ-ra-ên sẽ nghiệm được “sự cứu đời đời” như thế nào?
20 “Duy Y-sơ-ra-ên đã được Đức Giê-hô-va cứu cho [“nếu hợp nhất với Ngài”, “NW”], được sự cứu đời đời, đến đời Ê-sai 45:17) Đức Giê-hô-va hứa ban cho dân Y-sơ-ra-ên sự cứu rỗi vĩnh cửu, nhưng có điều kiện. Y-sơ-ra-ên phải tiếp tục ‘hợp nhất với Đức Giê-hô-va’. Khi dân Y-sơ-ra-ên phá vỡ sự hợp nhất đó qua việc phủ nhận Chúa Giê-su là Đấng Mê-si, dân tộc này đánh mất triển vọng “được sự cứu đời đời”. Tuy nhiên, một số người trong dân Y-sơ-ra-ên thực hành đức tin nơi Chúa Giê-su và trở thành nền tảng cho “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời”; dân này sẽ thế chỗ dân Y-sơ-ra-ên xác thịt. (Ma-thi-ơ 21:43; Ga-la-ti 3:28, 29; 1 Phi-e-rơ 2:9) Dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng không bao giờ bị xấu hổ. Họ sẽ được đưa vào “giao-ước đời đời”.—Hê-bơ-rơ 13:20.
đời vô-cùng các ngươi không còn mang hổ mang nhơ!” (Đức Giê-hô-va đáng tin cậy trong sự sáng tạo và trong sự mặc khải
21. Đức Giê-hô-va cho thấy Ngài hoàn toàn đáng tin cậy trong sự sáng tạo lẫn sự mặc khải như thế nào?
21 Người Do Thái có thể nào tin cậy nơi lời hứa của Đức Giê-hô-va về sự cứu rỗi đời đời cho dân Y-sơ-ra-ên không? Ê-sai trả lời: “Vì Đức Giê-hô-va, là Đấng đã dựng nên các từng trời, tức là Đức Chúa Trời đã tạo-thành đất và làm ra nó, đã lập nó cho bền-vững, chẳng phải dựng nên là trống-không, bèn đã làm nên để dân ở, phán như vầy: Ta là Đức Giê-hô-va, không có Đấng nào khác! Ta chẳng hề nói cách kín-giấu, chẳng nói trong nơi của đất tối-tăm. Ta chẳng từng phán cùng dòng-dõi Gia-cốp rằng: Các ngươi tìm ta là vô-ích. Ta, là Đức Giê-hô-va, phán sự công-bình, truyền điều chân-thật”. (Ê-sai 45:18, 19) Đây là lần thứ tư và lần cuối cùng trong chương này, Ê-sai dùng câu ‘Đức Giê-hô-va phán như vầy’ khi nói đến một lời tiên tri quan trọng. (Ê-sai 45:1, 11, 14) Đức Giê-hô-va nói gì? Ngài nói là Ngài đáng tin cậy cả trong sự sáng tạo lẫn sự mặc khải. Ngài không tạo ra trái đất là “trống-không”. Cũng vậy, Ngài không đòi hỏi dân Ngài, dân Y-sơ-ra-ên, tìm kiếm Ngài một cách “vô-ích”. Như ý định của Đức Chúa Trời về trái đất sẽ được thực hiện thì ý định của Đức Chúa Trời đối với dân Ngài cũng sẽ được thực hiện như vậy. Trái với các lời mơ hồ của những kẻ thờ thần giả, lời của Đức Giê-hô-va được nói công khai. Lời Ngài là chính đáng và sẽ thành sự thật. Những ai phụng sự Ngài sẽ không uổng công.
22. (a) Người Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn có thể chắc chắn về điều gì? (b) Tín đồ Đấng Christ ngày nay có sự bảo đảm nào?
22 Đối với dân của Đức Chúa Trời bị lưu đày ở Ba-by-lôn, những lời này là một sự bảo đảm rằng Đất Hứa sẽ không bị hoang vu mãi. Nó sẽ có dân cư ở. Và các lời Đức Giê-hô-va hứa với họ thành sự thật. Theo nghĩa rộng, lời của Ê-sai cũng là một sự bảo đảm cho dân Đức Chúa Trời ngày nay, Thi-thiên 37:11, 29; 115:16; Ma-thi-ơ 6:9, 10; Khải-huyền 21:3, 4) Đúng vậy, như trong trường hợp dân Y-sơ-ra-ên, lời của Đức Giê-hô-va sẽ chứng tỏ là đáng tin cậy.
trái đất sẽ không bao giờ trở thành một nơi đổ nát hoang tàn—bị lửa thiêu như một số người tin, hoặc bị vũ khí hạch nhân phá hủy như một số người khác lo sợ. Đức Chúa Trời có ý định cho trái đất tồn tại muôn đời, đẹp như địa đàng và sẽ có dân cư công bình trú ngụ. (Đức Giê-hô-va mở rộng lòng thương xót
23. Kết cuộc ra sao cho những kẻ thờ hình tượng, còn những người thờ phượng Đức Giê-hô-va thì sao?
23 Sự cứu rỗi của dân Y-sơ-ra-ên được nhấn mạnh trong những lời kế tiếp của Đức Giê-hô-va: “Hỡi dân thoát-nạn của các nước, hãy nhóm lại và đến, thảy cùng nhau lại gần! Những kẻ khiêng gỗ của tượng chạm mình, cầu-nguyện với thần không cứu được, thật là đồ vô-thức. Vậy hãy truyền-rao; hãy bảo chúng nó đến gần, và nghị-luận cùng nhau! Từ đời xưa ai đã rao ra sự nầy? ai đã tỏ ra từ lúc thượng-cổ? Há chẳng phải ta, là Đức Giê-hô-va, sao? Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác! chẳng có Đức Chúa Trời nào khác là công-bình và là Cứu-Chúa ngoài ta”. (Ê-sai 45:20, 21) Đức Giê-hô-va bảo “dân thoát-nạn” hãy so sánh sự cứu rỗi của họ với điều xảy ra cho những kẻ thờ hình tượng. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 30:3; Giê-rê-mi 29:14; 50:28) Vì kẻ thờ hình tượng cầu nguyện và phụng sự những thần bất lực không có khả năng cứu họ được; những kẻ đó là “đồ vô-thức”. Sự thờ phượng của họ là vô ích. Tuy nhiên, những ai thờ phượng Đức Giê-hô-va thấy Ngài có quyền năng thực hiện những biến cố mà Ngài đã tiên tri “từ đời xưa”, bao gồm sự cứu rỗi của dân Ngài bị phu tù ở Ba-by-lôn. Quyền lực và khả năng thấy trước đó làm cho Đức Giê-hô-va hoàn toàn khác biệt với tất cả các thần khác. Quả thật, Ngài là ‘Đức Chúa Trời công-bình và Cứu-Chúa’.
“Sự cứu-rỗi thuộc về Đức Chúa Trời ta”
24, 25. (a) Đức Giê-hô-va đưa ra lời mời nào, và tại sao lời hứa của Ngài chắc chắn thành sự thật? (b) Đức Giê-hô-va có quyền đòi hỏi gì?
24 Vì thương xót, Đức Giê-hô-va đưa ra lời mời: “Hỡi các ngươi hết thảy ở các nơi đầu-cùng đất, hãy nhìn-xem ta [“quay lại với ta”, “NTT”] và được cứu! Vì ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác. Ta đã chỉ mình mà thề, lời công-bình ra từ miệng ta sẽ chẳng hề trở lại: mọi đầu-gối sẽ quì trước mặt ta, mọi lưỡi sẽ chỉ ta mà thề. Người ta sẽ luận về ta rằng: sự công-bình và sức-mạnh chỉ ở trong Đức Giê-hô-va, người ta sẽ đến cùng Ngài. Mọi kẻ giận Ngài sẽ bị hổ-thẹn. Cả dòng-dõi Y-sơ-ra-ên sẽ được xưng công-bình trong Đức Giê-hô-va, và nhờ Ngài mà được vinh-hiển”.—Ê-sai 45:22-25.
25 Đức Giê-hô-va hứa với dân Y-sơ-ra-ên rằng Ngài sẽ cứu những ai ở Ba-by-lôn quay về với Ngài. Lời tiên tri của Đức Giê-hô-va không thể nào thất bại vì Ngài vừa muốn lại vừa có khả năng cứu dân Ngài. (Ê-sai 55:11) Tự lời Đức Chúa Trời đã đáng tin cậy rồi, nhưng những lời ấy còn đáng tin cậy gấp bội khi Đức Giê-hô-va thêm vào lời thề để xác nhận. (Hê-bơ-rơ 6:13) Ngài có quyền đòi hỏi sự phục tùng (“mọi đầu-gối sẽ quì”) và sự cam kết (“mọi lưỡi sẽ chỉ ta mà thề”) nơi những ai muốn được ân huệ của Ngài. Người Y-sơ-ra-ên nào kiên trì thờ phượng Đức Giê-hô-va sẽ được cứu. Họ sẽ có thể khoe những gì Đức Giê-hô-va làm cho mình.—2 Cô-rinh-tô 10:17.
26. Đám đông “vô-số người” từ mọi nước đáp lại lời Đức Giê-hô-va mời họ quay về với Ngài như thế nào?
26 Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đưa ra lời mời quay về với Ngài không chỉ cho dân phu tù tại Ba-by-lôn cổ xưa. (Công-vụ 14:14, 15; 15:19; 1 Ti-mô-thê 2:3, 4) Lời mời này vẫn còn vang dội, và “vô-số người... bởi mọi nước” đã đáp lại và tuyên bố: “Sự cứu-rỗi thuộc về Đức Chúa Trời ta... và thuộc về Chiên Con [Chúa Giê-su]”. (Khải-huyền 7:9, 10; 15:4) Mỗi năm, có thêm hàng trăm ngàn người gia nhập đám đông vô số người này bằng cách quay về với Đức Chúa Trời, hoàn toàn công nhận quyền thống trị của Ngài và công khai tuyên bố trung thành với Ngài. Ngoài ra, họ trung thành ủng hộ dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng, “dòng-dõi của Áp-ra-ham”. (Ga-la-ti 3:29) Họ biểu lộ lòng yêu chuộng sự cai trị công bình của Đức Giê-hô-va bằng cách công bố trên toàn thế giới: “Sự công-bình [“Sự công bình trọn vẹn”, NW] và sức-mạnh chỉ ở trong Đức Giê-hô-va”. * Trong lá thư gửi cho người Rô-ma, sứ đồ Phao-lô trích câu Ê-sai 45:23 từ bản dịch Septuagint để cho thấy cuối cùng mọi người sống sẽ thừa nhận quyền thống trị của Đức Chúa Trời và sẽ ca ngợi danh Ngài mãi mãi.—Rô-ma 14:11; Phi-líp 2:9-11; Khải-huyền 21:22-27.
27. Tại sao tín đồ Đấng Christ ngày nay tuyệt đối tin cậy nơi lời hứa của Đức Giê-hô-va?
27 Tại sao các thành viên của đám đông có thể tin là việc quay về với Đức Chúa Trời đưa đến sự cứu rỗi? Bởi vì lời hứa của Đức Giê-hô-va đáng tin cậy, như được thấy rõ nơi những lời tiên tri nằm trong chương 45 sách Ê-sai. Giống như Đức Giê-hô-va có quyền năng và khôn ngoan để tạo dựng trời và đất thì Ngài cũng có quyền năng và khôn ngoan để khiến những lời tiên tri thành tựu. Và cũng giống như Ngài đã lo liệu sao cho lời tiên tri về Si-ru được ứng nghiệm thì Ngài cũng sẽ hoàn thành bất cứ lời tiên tri nào khác của Kinh Thánh chưa được ứng nghiệm. Do đó, những người thờ phượng Đức Giê-hô-va có thể tin chắc rằng ngày gần đây, Đức Giê-hô-va một lần nữa sẽ chứng tỏ Ngài là ‘Đức Chúa Trời công-bình và Cứu-Chúa’.
[Chú thích]
^ đ. 26 Bản dịch Thế Giới Mới dùng từ ngữ “sự công bình trọn vẹn” vì chữ “công bình” trong bản tiếng Do Thái ở dạng số nhiều. Số nhiều ở đây được dùng để diễn đạt sự công bình của Đức Giê-hô-va ở mức độ cao.
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 80, 81]
Đức Giê-hô-va, Đấng sáng tạo ánh sáng và bóng tối, có thể đem đến hòa bình và gây tai họa
[Hình nơi trang 83]
Đức Giê-hô-va sẽ khiến cho “trời” mưa xuống ân phước và “đất” sinh ra sự cứu rỗi
[Hình nơi trang 84]
Những mảnh bình gốm vụn bị vứt bỏ có nên chất vấn sự khôn ngoan của người nặn ra chúng không?
[Hình nơi trang 89]
Đức Giê-hô-va không dựng nên trái đất là trống không