“Chớ nhờ-cậy nơi các vua-chúa”
Chương Mười Một
“Chớ nhờ-cậy nơi các vua-chúa”
1, 2. (a) Dân Do Thái đã không nghe theo lời khuyên được soi dẫn nào, và hậu quả là gì? (b) Tại sao Đức Giê-hô-va hỏi: ‘Tờ để ở đâu’?
“CHỚ nhờ-cậy nơi các vua-chúa, cũng đừng nhờ-cậy nơi con loài người, là nơi không có sự tiếp-trợ... Phước cho người nào có Đức Chúa Trời của Gia-cốp giúp-đỡ mình, để lòng trông-cậy nơi Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình! Ngài là Đấng dựng-nên trời đất”. (Thi-thiên 146:3-6) Phải chi dân Do Thái sống vào thời Ê-sai đã làm như lời khuyên của người viết Thi-thiên! Phải chi họ đặt sự tin cậy nơi “Đức Chúa Trời của Gia-cốp” thay vì nơi Ai Cập hoặc các nước dân ngoại! Nếu làm thế thì khi bị kẻ thù đến tấn công, Giu-đa sẽ được Đức Giê-hô-va bảo vệ. Thế nhưng, Giu-đa đã không chịu cầu cứu với Đức Giê-hô-va. Hậu quả là Đức Giê-hô-va để cho Giê-ru-sa-lem bị phá hủy và dân Giu-đa bị bắt đi làm phu tù ở Ba-by-lôn.
2 Giu-đa chẳng trách ai được ngoài chính mình. Nó không có quyền cho rằng nó bị diệt vì Đức Giê-hô-va phản bội nó hoặc Ngài đã quên giao ước với dân Ngài. Đấng Tạo Hóa không hề vi phạm giao ước. (Giê-rê-mi 31:32; Đa-ni-ên 9:27; Khải-huyền 15:4) Nhấn mạnh sự kiện này, Đức Giê-hô-va hỏi dân Do Thái: “Chớ nào tờ để mà ta đã để mẹ các ngươi ra ở đâu?” (Ê-sai 50:1a) Dưới Luật Pháp Môi-se, một người để hoặc ly dị vợ phải cho nàng tờ ly dị. Rồi nàng được tự do lấy người khác. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 24:1, 2) Theo nghĩa bóng, Đức Giê-hô-va đã cho Y-sơ-ra-ên, nước chị của Giu-đa, tờ ly dị như thế nhưng Ngài không làm như vậy đối với Giu-đa. * Ngài vẫn là “chồng” nước này. (Giê-rê-mi 3:8, 14) Nước Giu-đa tất nhiên không được tự do kết giao với các nước tà giáo. Đức Giê-hô-va tiếp tục có mối quan hệ với nó “cho đến chừng Đấng Si-lô [Đấng Mê-si] hiện tới”.—Sáng-thế Ký 49:10.
3. Đức Giê-hô-va “bán” dân Ngài vì lý do gì?
3 Đức Giê-hô-va cũng hỏi Giu-đa: “Ai là người chủ nợ mà ta đã bán các ngươi cho?” (Ê-sai 50:1b) Dân Do Thái sẽ không bị tống khứ sang Ba-by-lôn làm phu tù để trả món nợ giả tưởng nào đó mà Đức Giê-hô-va mắc. Đức Giê-hô-va không giống như một người Y-sơ-ra-ên nghèo khổ phải bán con cho chủ nợ để trừ nợ. (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:7) Thay vì thế, Đức Giê-hô-va cho thấy lý do thật sự mà dân Ngài bị bắt làm nô lệ: “Nầy, các ngươi bị bán, là tại tội-lỗi mình; mẹ các ngươi bị bỏ, là tại sự bội-nghịch các ngươi”. (Ê-sai 50:1c) Chính người Do Thái đã bỏ Đức Giê-hô-va, chứ Ngài không bỏ họ.
4, 5. Đức Giê-hô-va tỏ lòng yêu thương đối với dân Ngài như thế nào, nhưng dân Giu-đa đáp lại ra sao?
4 Câu hỏi kế của Đức Giê-hô-va rõ ràng nhấn mạnh lòng yêu thương của Ngài đối với dân Ngài: “Cớ sao khi ta đến, chẳng thấy có người nào? Cớ sao khi ta gọi, chẳng có ai thưa lại?” (Ê-sai 50:2a) Qua tôi tớ Ngài là các tiên tri, Đức Giê-hô-va đã đến tận nhà dân Ngài nói theo nghĩa bóng để kêu họ hết lòng trở lại với Ngài. Nhưng họ không đáp ứng. Người Do Thái thích trông cậy vào loài người để được giúp đỡ hơn, đôi khi thậm chí còn quay sang Ai Cập.—Ê-sai 30:2; 31:1-3; Giê-rê-mi 37:5-7.
5 Ai Cập có phải là người giải cứu đáng tin cậy hơn Đức Giê-hô-va không? Những người Do Thái bất trung đó hẳn Ê-sai 50:2b, 3.
đã quên những biến cố dẫn đến việc thành lập nước họ nhiều thế kỷ trước đó. Đức Giê-hô-va hỏi họ: “Tay ta há ngắn quá không chuộc được sao? hay là sức ta không đủ mà cứu được sao? Nầy, ta chỉ nạt một cái thì biển liền cạn. Ta biến sông thành đồng-vắng; cá dưới sông vì khan nước phải chết khát, hóa ra hôi-thối. Ta lấy sự tối-tăm mặc cho các từng trời, và khoác cho một cái bao gai”.—6, 7. Đức Giê-hô-va biểu dương quyền năng cứu rỗi của Ngài trước sự đe dọa của người Ai Cập như thế nào?
6 Vào năm 1513 TCN, đối với dân Đức Chúa Trời, Ai Cập là kẻ áp bức—chứ không phải người giải cứu mà họ hy vọng. Dân Y-sơ-ra-ên phải làm nô lệ trong xứ tà đạo đó. Nhưng Đức Giê-hô-va đã giải cứu họ và sự giải cứu đó thật ly kỳ làm sao! Trước nhất, Ngài giáng Mười Tai Vạ trên xứ đó. Sau tai vạ thứ mười, một tai vạ đặc biệt khủng khiếp, Vua Pha-ra-ôn của Ai Cập đã phải hối thúc dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi xứ. (Xuất Ê-díp-tô Ký 7:14–12:31) Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau khi làm thế, Pha-ra-ôn đổi ý. Ông tập hợp binh lính và đuổi theo bắt dân Y-sơ-ra-ên trở lại Ai Cập. (Xuất Ê-díp-tô Ký 14:5-9) Với một đạo quân Ai Cập đông đảo đằng sau và Biển Đỏ đằng trước, dân Y-sơ-ra-ên bị cùng đường! Nhưng Đức Giê-hô-va có mặt ở đó để chiến đấu cho họ.
7 Đức Giê-hô-va chặn đứng quân Ai Cập bằng cách đặt một trụ mây giữa họ và dân Y-sơ-ra-ên. Bên phía quân Ai Cập, tối tăm mù mịt; nhưng bên phía dân Y-sơ-ra-ên có ánh sáng. (Xuất Ê-díp-tô Ký 14:20) Rồi khi quân Ai Cập bị cầm chân, Đức Giê-hô-va “dẫn trận gió đông thổi mạnh đến đùa biển lại trọn cả đêm; Ngài làm cho biển bày ra khô”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 14:21) Khi nước rẽ ra, tất cả mọi người—đàn ông, đàn bà, và trẻ con—có thể băng qua Biển Đỏ một cách an toàn. Khi dân Ngài gần tới bờ bên kia, Đức Giê-hô-va cất trụ mây đi. Vì hung hãn đuổi theo nên quân Ai Cập liều lĩnh xông xuống lòng biển. Khi dân Ngài đến bờ an toàn, Đức Giê-hô-va cho nước trở lại như cũ, Pha-ra-ôn và đạo quân của ông đều bị chết đuối. Do đó, Đức Giê-hô-va đã chiến đấu cho dân Ngài. Đó quả là một sự khích lệ cho tín đồ Đấng Christ ngày nay!—Xuất Ê-díp-tô Ký 14:23-28.
8. Dân Giu-đa cuối cùng bị lưu đày vì bỏ ngoài tai lời cảnh cáo nào?
8 Đến thời Ê-sai thì bảy trăm năm đã trôi qua kể từ chiến thắng siêu phàm đó. Giờ đây Giu-đa là một quốc gia độc lập. Thỉnh thoảng nước này lập bang giao với các chính phủ ngoại quốc như A-si-ri và Ai Cập. Nhưng những lãnh tụ của các nước ngoại giáo này không đáng tin cậy. Họ luôn đặt quyền lợi riêng lên trên bất cứ giao ước nào ký kết với Giu-đa. Các nhà tiên tri nhân danh Đức Giê-hô-va cảnh cáo dân Giê-rê-mi 25:11) Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va không quên dân Ngài, cũng không vĩnh viễn bỏ họ. Vào đúng kỳ định, Ngài nhớ đến họ, và Ngài sẽ mở đường cho họ trở về quê hương để lập lại sự thờ phượng thanh sạch. Nhằm mục đích gì? Để chuẩn bị cho Đấng Si-lô đến. Đó là Đấng mà mọi dân phải vâng phục!
sự chớ đặt tin cậy nơi những người như thế, nhưng dân sự bỏ ngoài tai. Cuối cùng, dân Do Thái bị lưu đày sang Ba-by-lôn, phục dịch ở đó 70 năm. (Đấng Si-lô đến
9. Đấng Si-lô là ai, và ngài là bậc thầy như thế nào?
9 Nhiều thế kỷ trôi qua. “Khi kỳ-hạn đã được trọn”, Đấng được gọi là Si-lô, tức Chúa Giê-su Christ, xuất hiện trên sân khấu trái đất. (Ga-la-ti 4:4; Hê-bơ-rơ 1:1, 2) Đức Giê-hô-va đã chỉ định bạn thân cận nhất của Ngài làm Phát Ngôn Viên cho Ngài đối với dân Do Thái. Sự kiện này cho thấy Ngài yêu thương dân Ngài biết chừng nào. Chúa Giê-su sẽ là loại phát ngôn viên như thế nào? Ngài là phát ngôn viên xuất sắc bậc nhất! Còn hơn cả một phát ngôn viên nữa, Chúa Giê-su là một thầy—một Bậc Thầy Lỗi Lạc. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, vì ngài có một Thầy phi thường—Thầy đó chính là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. (Giăng 5:30; 6:45; 7:15, 16, 46; 8:26) Những lời Chúa Giê-su tiên tri qua Ê-sai xác nhận điều này: “Chúa Giê-hô-va đã ban cho ta cái lưỡi của người được dạy-dỗ, hầu cho ta biết dùng lời nói nâng-đỡ kẻ mệt-mỏi. Ngài đánh thức ta mỗi buổi sớm mai, đánh thức tai ta để nghe lời Ngài dạy, như học-trò vậy”.—Ê-sai 50:4. *
10. Chúa Giê-su phản ánh tình yêu thương Đức Giê-hô-va dành cho dân Ngài như thế nào, và Chúa Giê-su nhận được sự đáp ứng nào?
10 Trước khi xuống trái đất, Chúa Giê-su làm việc bên cạnh Cha ngài ở trên trời. Mối quan hệ đầm ấm giữa Cha và Con được diễn tả bằng thơ nơi Châm-ngôn 8:30: “Ta ở bên [Đức Giê-hô-va] làm thợ cái,... thường thường vui-vẻ trước mặt Ngài”. Vâng theo Cha ngài đem lại cho Chúa Giê-su sự vui mừng lớn. Như Cha ngài, ngài cũng yêu thương “con-cái loài người”. (Châm-ngôn 8:31) Khi xuống đất, Chúa Giê-su “dùng lời nói nâng-đỡ kẻ mệt-mỏi”. Ngài bắt đầu thánh chức bằng việc đọc một đoạn thật an ủi từ lời tiên tri của Ê-sai: “Thần của Chúa ngự trên ta; vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo;... kẻ bị hà-hiếp được tự-do”. (Lu-ca 4:18, 19; Ê-sai 61:1) Tin mừng cho người nghèo! Sự tươi mát cho người mệt mỏi! Lời tuyên bố đó hẳn đem lại cho dân chúng sự vui mừng lớn lao! Một số người quả đã vui mừng—nhưng không phải tất cả. Cuối cùng nhiều người từ chối chấp nhận Chúa Giê-su là đấng được Đức Giê-hô-va dạy.
11. Ai cùng mang ách chung với Chúa Giê-su, và họ nghiệm được gì?
11 Tuy nhiên, một số người muốn nghe thêm. Họ sung sướng hưởng ứng lời mời nồng nhiệt của Chúa Giê-su: “Hỡi những kẻ mệt-mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên-nghỉ. Ta có lòng nhu-mì, khiêm-nhường; Ma-thi-ơ 11:28, 29) Trong số những người đến cùng Chúa Giê-su, một số trở thành sứ đồ của ngài. Họ biết rằng việc mang ách chung với Chúa Giê-su có nghĩa là họ phải làm nhiều việc vất vả. Công việc này bao gồm nhiều việc trong đó có việc rao giảng tin mừng Nước Trời đến cùng trái đất. (Ma-thi-ơ 24:14) Khi tham gia công việc này, các sứ đồ và môn đồ thấy nó quả đem lại sự tươi mát cho linh hồn họ. Các tín đồ trung thành của Đấng Christ ngày nay cũng đang thực hiện cùng công việc ấy và cũng được niềm vui tương tự.
nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh-hồn các ngươi sẽ được yên-nghỉ”. (Ngài không trái nghịch
12. Chúa Giê-su cho thấy ngài vâng phục Cha trên trời của ngài như thế nào?
12 Chúa Giê-su không bao giờ quên mục tiêu của ngài khi xuống trái đất—đó là thực thi ý muốn Đức Chúa Trời. Quan điểm của ngài về việc này đã được tiên tri: “Chúa Giê-hô-va đã mở tai ta, ta không trái-nghịch, cũng không giựt-lùi”. (Ê-sai 50:5) Chúa Giê-su luôn luôn vâng lời Đức Chúa Trời. Thật vậy, ngài còn nói: “Con chẳng tự mình làm việc gì được; chỉ làm điều chi mà Con thấy Cha làm; vì mọi điều Cha làm, Con cũng làm y như vậy”. (Giăng 5:19) Trước khi xuống thế gian làm người, chắc hẳn Chúa Giê-su đã làm việc bên cạnh Cha ngài hàng triệu, ngay cả hàng tỷ năm. Sau khi xuống trái đất, ngài tiếp tục vâng theo chỉ thị của Đức Giê-hô-va. Là những môn đồ bất toàn của Đấng Christ, chúng ta càng phải cẩn thận làm theo sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va biết bao!
13. Trước mặt Chúa Giê-su là gì, thế nhưng ngài tỏ ra can đảm như thế nào?
13 Một số trong những kẻ từ chối Con độc sanh của Đức Giê-hô-va bắt bớ ngài, và điều này cũng đã được tiên tri: “Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh ta, và đưa má cho kẻ nhổ râu ta; Ê-sai 50:6) Theo lời tiên tri, Đấng Mê-si sẽ phải chịu đau đớn và nhục nhã trong tay kẻ chống đối. Chúa Giê-su biết điều này. Và ngài biết ngài sẽ bị bắt bớ tới mức nào. Thế nhưng, khi sắp sửa kết thúc cuộc đời trên đất, ngài không hề tỏ ra sợ hãi. Với lòng cương quyết sắt đá, ngài đi lên thành Giê-ru-sa-lem, nơi ngài sẽ bị mất mạng sống làm người. Trên đường đi, Chúa Giê-su nói với môn đồ: “Nầy, chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, Con người sẽ bị nộp cho các thầy tế-lễ cả cùng các thầy thông-giáo; họ sẽ định Ngài phải bị tử-hình, và giao Ngài cho dân ngoại. Người ta sẽ nhạo-báng Ngài, nhổ trên Ngài, đánh-đập Ngài mà giết đi; sau ba ngày, Ngài sẽ sống lại”. (Mác 10:33, 34) Tất cả sự ngược đãi ác độc này là do sự xúi giục của những người đáng lẽ phải nhận biết Chúa Giê-su là Đấng Mê-si. Đó là các thầy tế lễ cả và thầy thông giáo.
ai mắng hoặc nhổ trên ta, ta chẳng hề che mặt”. (14, 15. Lời của Ê-sai về việc Chúa Giê-su sẽ bị đánh và bị sỉ nhục được ứng nghiệm như thế nào?
14 Vào đêm 14 tháng Ni-san năm 33 CN, Chúa Giê-su vẫn còn ở trong vườn Ghết-sê-ma-nê với một số môn đồ. Ngài đang cầu nguyện. Bỗng nhiên, một bọn người xuất hiện và bắt ngài. Nhưng ngài không sợ hãi. Ngài biết Đức Giê-hô-va ở với mình. Các sứ đồ khiếp sợ nhưng Chúa Giê-su trấn an họ là nếu ngài muốn, ngài có thể xin Cha ngài gửi hơn mười hai đạo binh thiên sứ đến cứu, nhưng ngài nói thêm: “Nếu vậy, thế nào cho ứng-nghiệm lời Kinh-thánh?”—Ma-thi-ơ 26:36, 47, 53, 54.
15 Mọi điều tiên tri về những thử thách và cái chết của Đấng Mê-si đều được ứng nghiệm. Sau một cuộc xét xử gian dối trước Tòa Công Luận, người ta giao ngài cho Bôn-xơ Phi-lát thẩm vấn và quan này đã cho đánh đòn Chúa Giê-su. Quân lính La Mã “lấy cây sậy đánh đầu Ngài, nhổ trên Ngài”. Do đó, lời của Ê-sai được ứng nghiệm. (Mác 14:65; 15:19; Ma-thi-ơ 26:67, 68) Mặc dù Kinh Thánh không nói gì đến việc râu của Chúa Giê-su bị nhổ theo nghĩa đen—một hành động khinh bỉ tột độ—nhưng điều này chắc chắn đã xảy ra, đúng như Ê-sai đã tiên tri. *—Nê-hê-mi 13:25.
16. Trước áp lực nặng nề, Chúa Giê-su vẫn giữ thái độ nào, và tại sao ngài không cảm thấy hổ thẹn?
16 Khi đứng trước Phi-lát, Chúa Giê-su không hề xin tha mạng sống, nhưng giữ im lặng với thái độ tự trọng, biết rằng ngài phải chết để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm. Khi tổng trấn La Mã cho biết là ông có quyền kết án tử hình hoặc tha Chúa Giê-su, ngài dạn dĩ trả lời: “Nếu chẳng phải từ trên cao đã ban cho ngươi, thì ngươi không có quyền gì trên ta”. (Giăng 19:11) Lính của Phi-lát đối xử tàn bạo với Chúa Giê-su, nhưng chúng không thể làm cho ngài hổ thẹn. Làm sao ngài phải hổ thẹn chứ? Ngài không hề phạm tội gì đáng bị trừng phạt. Đúng hơn, ngài bị bắt bớ vì sự công bình. Về điểm này, những lời tiên tri khác của Ê-sai được ứng nghiệm: “Chúa Giê-hô-va sẽ giúp ta, nên ta chẳng bị mất-cỡ; vậy ta làm cho mặt ta cứng như đá, vì biết mình sẽ chẳng có điều chi xấu-hổ”.—Ê-sai 50:7.
17. Đức Giê-hô-va ở bên cạnh Chúa Giê-su trong suốt thời gian ngài làm thánh chức như thế nào?
17 Sự can đảm của Chúa Giê-su bắt nguồn từ sự tin tưởng trọn vẹn nơi Đức Giê-hô-va. Cách ngài ứng xử cho thấy ngài hoàn toàn phù hợp với những lời của Ê-sai: “Đấng xưng ta công-bình đã đến gần; ai dám kiện với ta? Hãy cùng ta đều đứng lên! Ai là kẻ đối-địch ta? Hãy lại gần ta! Thật, Chúa Giê-hô-va sẽ đến giúp ta: Ai định tội-lỗi ta được?... Nầy, hết thảy chúng nó sẽ cũ đi như áo, bị sâu cắn rách”. (Ê-sai 50:8, 9) Vào ngày Chúa Giê-su làm báp têm, Đức Giê-hô-va tuyên bố ngài là công bình, con thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Thật vậy, chính tiếng của Đức Chúa Trời được nghe thấy trong dịp này: “Nầy là Con yêu-dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng”. (Ma-thi-ơ 3:17) Gần cuối đời trên đất, khi quỳ gối cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-nê, “một thiên-sứ từ trên trời hiện xuống cùng Ngài, mà thêm sức cho Ngài”. (Lu-ca 22:41-43) Như thế Chúa Giê-su biết là Cha ngài chấp nhận cuộc đời của ngài. Người Con hoàn toàn này của Đức Chúa Trời không hề phạm tội. (1 Phi-e-rơ 2:22) Kẻ thù của ngài cáo gian ngài là kẻ vi phạm ngày Sa-bát, kẻ say sưa, và kẻ bị quỉ ám, nhưng Chúa Giê-su không bị ô danh bởi những lời dối trá của họ. Đức Chúa Trời ở với ngài nên ai có thể chống lại ngài được?—Lu-ca 7:34; Giăng 5:18; 7:20; Rô-ma 8:31; Hê-bơ-rơ 12:3.
18, 19. Các tín đồ Đấng Christ được xức dầu trải qua những kinh nghiệm nào giống như của Chúa Giê-su?
18 Chúa Giê-su báo trước cho môn đồ ngài: “Nếu họ đã bắt-bớ ta, ắt cũng bắt-bớ các ngươi”. (Giăng 15:20) Những biến cố ngay sau đó chứng minh lời ngài là thật. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, thánh linh xuống trên các môn đồ trung thành của Chúa Giê-su, và hội thánh tín đồ Đấng Christ được thành lập. Hầu như ngay lập tức, các nhà lãnh đạo tôn giáo tìm cách đàn áp công việc rao giảng của những người đàn ông, đàn bà trung thành này nay được kết hợp với Chúa Giê-su với tư cách là thành phần thuộc “dòng-dõi của Áp-ra-ham” và được nhận làm con thiêng liêng của Đức Chúa Trời. (Ga-la-ti 3:26, 29; 4:5, 6) Từ thế kỷ thứ nhất cho đến nay, các tín đồ Đấng Christ được xức dầu, vì cương quyết ủng hộ sự công bình, đã phải tranh đấu với sự tuyên truyền gian dối và sự bắt bớ gay gắt từ phía kẻ thù Chúa Giê-su.
19 Tuy nhiên, họ nhớ những lời khích lệ của Chúa Giê-su: “Khi nào vì cớ ta mà người ta mắng-nhiếc, bắt-bớ, và lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi, thì các ngươi sẽ được phước. Hãy vui-vẻ, và nức lòng mừng-rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm”. (Ma-thi-ơ 5:11, 12) Do đó, dù dưới sự tấn công ác liệt nhất, tín đồ Đấng Christ được xức dầu vẫn ngẩng cao đầu. Dù kẻ thù nghịch nói gì đi nữa, họ vẫn biết họ được Đức Chúa Trời xưng là công bình. Dưới mắt Ngài, họ “thánh-sạch không vết, không chỗ trách được”.—Cô-lô-se 1:21, 22.
20. (a) Ai hỗ trợ tín đồ xức dầu của Đấng Christ, và họ đã trải qua điều gì? (b) Tín đồ xức dầu của Đấng Christ và “chiên khác” có lưỡi của những người được dạy dỗ như thế nào?
20 Thời nay, tín đồ xức dầu của Đấng Christ được một đám đông “vô-số người” thuộc các “chiên khác” hỗ trợ. Những người này cũng đứng về phía công bình. Kết quả là họ cũng chịu khổ cùng với anh em xức dầu của họ và đã “giặt và phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên Con”. Đức Giê-hô-va tuyên bố họ là công bình với triển vọng sống sót qua “cơn đại-nạn”. (Khải-huyền 7:9, 14, 15; Giăng 10:16; Gia-cơ 2:23) Cho dù hiện nay kẻ thù của họ có vẻ mạnh mẽ, nhưng lời tiên tri của Ê-sai cho thấy là vào đúng kỳ định của Đức Chúa Trời, kẻ thù đó sẽ chứng tỏ giống như áo bị mối mọt cắn rách, chỉ còn nước quăng đi mà thôi. Trong khi chờ đợi, cả tín đồ xức dầu lẫn “chiên khác” tiếp tục vững mạnh bằng cách thường xuyên cầu nguyện, học hỏi Lời Đức Chúa Trời, và tham dự các buổi họp để thờ phượng. Do đó, họ được Đức Giê-hô-va dạy dỗ và họ học nói bằng cái lưỡi của những người được dạy dỗ.
Trông cậy danh Đức Giê-hô-va
21. (a) Ai là những người bước đi trong sự sáng, và họ đạt kết quả nào? (b) Điều gì xảy ra cho những kẻ bước đi trong tối tăm?
21 Bây giờ hãy lưu ý đến một sự tương phản rõ rệt: “Trong vòng các ngươi nào có ai kính-sợ Đức Giê-hô-va, và nghe tiếng của tôi-tớ Ngài? Kẻ nào đi trong tối-tăm và không có sự sáng thì hãy trông-cậy danh Đức Giê-hô-va, hãy nương-nhờ Đức Chúa Trời mình”. (Ê-sai 50:10) Những người vâng nghe tiếng Đầy Tớ Đức Chúa Trời, tức Chúa Giê-su Christ, bước đi trong sự sáng. (Giăng 3:21) Họ không những dùng danh Đức Chúa Trời là Giê-hô-va, nhưng còn tin cậy nơi Đấng mang danh ấy nữa. Dù đã có thời họ bước đi trong tăm tối, nhưng nay họ không sợ hãi loài người. Họ nương tựa nơi Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, những người cứ bước đi trong tối tăm sẽ bị sự sợ hãi loài người khống chế, như trường hợp của Bôn-xơ Phi-lát. Dù biết Chúa Giê-su vô tội về những điều mà ngài bị vu cáo, nhưng sự sợ hãi đã khiến viên chức La Mã này không dám tha Chúa Giê-su. Lính La Mã giết Con Đức Chúa Trời, nhưng Đức Giê-hô-va làm Con Ngài sống lại và đội cho ngài mão triều thiên vinh hiển và tôn trọng. Còn về phần Phi-lát thì sao? Theo sử gia Do Thái Flavius Josephus, chỉ bốn năm sau khi Chúa Giê-su chết, Phi-lát mất chức tổng đốc La Mã và bị triệu hồi về Rô-ma để trả lời về những trọng tội bị cáo buộc. Còn những người Do Thái đã đưa Chúa Giê-su đến chỗ chết thì sao? Không đầy bốn thập kỷ sau đó, quân La Mã đã phá hủy Giê-ru-sa-lem và dân thành bị tàn sát hoặc bị bắt đi làm nô lệ. Không có tương lai xán lạn cho những kẻ ưa thích sự tối tăm!—Giăng 3:19.
22. Tại sao trông cậy nơi loài người để được cứu là rất rồ dại?
22 Trông cậy vào loài người để được cứu rỗi là rất rồ dại. Lời tiên tri của Ê-sai giải thích tại sao: “Kìa, hết thảy các ngươi là kẻ thắp lửa và đốt đuốc vây lấy mình [“bật tia lửa”, “NW”], thì hãy đi giữa ngọn lửa mình và giữa những đuốc mình đã đốt! Ấy là sự tay ta đã làm cho các ngươi, các ngươi sẽ nằm trong sự buồn-bực!” (Ê-sai 50:11) Các lãnh tụ loài người đến rồi đi. Một nhân vật tài ba có thể chiếm được trí tưởng tượng của quần chúng trong một thời gian. Nhưng ngay cả một người thành thật nhất cũng bị giới hạn trong những gì mình làm được. Thay vì nhóm lên đám lửa, như những người ủng hộ mình mong đợi, ông ta có thể chỉ thành công trong việc bật vài “tia lửa”, phát ra chút ánh sáng và hơi nóng nhưng rồi chẳng mấy chốc tắt ngấm. Ngược lại, những ai đặt sự tin cậy nơi Đấng Si-lô, tức Đấng Mê-si mà Đức Chúa Trời hứa, sẽ không bao giờ bị thất vọng.
[Chú thích]
^ đ. 2 Trong ba câu đầu của chương 50 câu 1-3 của sách Ê-sai, Đức Giê-hô-va tả dân Giu-đa, với tư cách tập thể, là vợ Ngài và dân cư là con cái.
^ đ. 9 Từ Ês 50 câu 4-11 đến cuối chương, hình như người viết nói về mình. Ê-sai có thể đã trải qua một số thử thách mà ông nhắc tới nơi những câu này. Tuy nhiên, lời tiên tri ứng nghiệm trọn vẹn nhất vào Chúa Giê-su Christ.
^ đ. 15 Một điểm đáng chú ý là trong bản Septuagint, câu Ê-sai 50:6 được dịch: “Ta đưa lưng ta cho người ta quất, và má ta cho người ta vả”.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 155]
Dân Do Thái trông cậy nơi các vua chúa loài người thay vì nơi Đức Giê-hô-va
[Hình nơi trang 156, 157]
Tại Biển Đỏ, Đức Giê-hô-va bảo vệ dân Ngài bằng cách đặt một trụ mây giữa họ và quân Ai Cập