‘Hãy cùng nhau trổi giọng hát mừng’!
Chương Mười Ba
‘Hãy cùng nhau trổi giọng hát mừng’!
1. Tại sao những lời tiên tri của chương 52 sách Ê-sai là một nguồn vui mừng, và chúng có hai sự ứng nghiệm nào?
GIẢI PHÓNG! Đối với dân phu tù, còn viễn tượng nào vui mừng hơn? Vì chủ đề chính của sách Ê-sai là giải phóng và khôi phục, nên không lấy làm ngạc nhiên khi thấy sách này chứa đựng nhiều lời nói vui mừng hơn các sách khác trong Kinh Thánh, ngoại trừ sách Thi-thiên. Chương 52 sách Ê-sai đặc biệt cho biết lý do vui mừng của dân Đức Chúa Trời. Những lời tiên tri của chương này được ứng nghiệm trên Giê-ru-sa-lem vào năm 537 TCN, nhưng cũng có một sự ứng nghiệm lớn hơn liên quan đến “Giê-ru-sa-lem ở trên cao”, tức tổ chức trên trời của Đức Giê-hô-va gồm các tạo vật thần linh, mà đôi khi được mô tả là một người mẹ hay vợ.—Ga-la-ti 4:26; Khải-huyền 12:1.
“Hỡi Si-ôn, hãy... mặc lấy sức-mạnh ngươi!”
2. Si-ôn thức dậy khi nào, và điều này xảy ra như thế nào?
2 Qua Ê-sai, Đức Giê-hô-va lên tiếng gọi Si-ôn, thành yêu dấu của Ngài: “Hỡi Si-ôn, hãy thức dậy, thức dậy, mặc lấy sức-mạnh ngươi! Hỡi Giê-ru-sa-lem, là thành thánh, hãy mặc lấy áo đẹp! Vì rày về sau kẻ không chịu phép cắt-bì và kẻ ô-uế sẽ không vào nơi ngươi nữa. Hỡi Giê-ru-sa-lem, hãy chỗi dậy, giũ bụi-bặm đi, và ngồi lên; hỡi con gái Si-ôn, là kẻ phu-tù, hãy cởi trói nơi cổ ngươi”. (Ê-sai 52:1, 2) Vì dân cư trêu cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nên Giê-ru-sa-lem bị hoang vu 70 năm. (2 Các Vua 24:4; 2 Sử-ký 36:15-21; Giê-rê-mi 25:8-11; Đa-ni-ên 9:2) Bây giờ là lúc để nó thức dậy sau một thời gian dài không hoạt động, để khoác lấy bộ áo tự do đẹp đẽ. Đức Giê-hô-va đã cảm động lòng Si-ru để giải phóng “con gái Si-ôn, là kẻ phu-tù” nhằm giúp dân gốc Giê-ru-sa-lem và con cháu họ có thể rời Ba-by-lôn, trở về Giê-ru-sa-lem, và tái lập sự thờ phượng thật. Những kẻ chưa chịu cắt bì và ô uế không được phép vào Giê-ru-sa-lem.—E-xơ-ra 1:1-4.
3. Tại sao hội thánh tín đồ Đấng Christ được xức dầu có thể được gọi là “con gái Si-ôn”, và họ được giải phóng theo nghĩa nào?
3 Những lời này của Ê-sai cũng ứng nghiệm trên hội thánh tín đồ Đấng Christ. Hội thánh tín đồ Đấng Christ được xức dầu có thể được miêu tả là “con gái Si-ôn” thời nay vì “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” là mẹ của họ. * Được giải thoát khỏi sự dạy dỗ ngoại giáo và các giáo lý bội đạo, những người xức dầu phải giữ một thế đứng trong sạch trước mặt Đức Giê-hô-va, không phải bởi cắt bì trong xác thịt nhưng bởi cắt bì trong lòng. (Giê-rê-mi 31:33; Rô-ma 2:25-29) Điều này bao gồm việc duy trì sự thanh sạch về thiêng liêng, tinh thần và đạo đức trước mắt Đức Giê-hô-va.—1 Cô-rinh-tô 7:19; Ê-phê-sô 2:3.
4. Mặc dù “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” chưa từng bất tuân Đức Giê-hô-va, nhưng lỗi lầm nào của các đại diện trên đất của nàng đã phản ánh lỗi lầm của dân cư Giê-ru-sa-lem thời xưa?
4 Thật vậy, “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” chưa từng bất tuân Đức Giê-hô-va. Tuy nhiên, trong thế chiến thứ nhất, các đại diện của nàng trên đất—tức các tín đồ Đấng Christ được xức dầu—vô tình vi phạm luật pháp của Đức Giê-hô-va vì không hiểu đúng đắn sự trung lập của tín đồ thật Đấng Christ. Mất ân huệ Đức Chúa Trời, họ bị làm phu Khải-huyền 17:5) Tình trạng thảm thương này lên đến tột đỉnh vào tháng 6 năm 1918 khi tám thành viên có trách nhiệm của Hội Tháp Canh bị vu khống và bị bắt giam, trong đó có tội mưu phản. Vào thời điểm này, công việc rao giảng chính thức hầu như đình trệ. Tuy nhiên, vào năm 1919, một lời kêu gọi khẩn thiết tỉnh thức về thiêng liêng được vang ra. Các tín đồ Đấng Christ được xức dầu bắt đầu tự tách ra khỏi sự ô uế về đạo đức và thiêng liêng của Ba-by-lôn Lớn một cách trọn vẹn hơn. Họ chỗi dậy từ bụi đất của sự phu tù, và “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” bắt đầu có sự chói lọi của một “thành thánh” là nơi, không có sự ô uế về thiêng liêng.
tù theo nghĩa thiêng liêng cho “Ba-by-lôn Lớn”, đế quốc tôn giáo giả thế giới. (5. Tại sao Đức Giê-hô-va có toàn quyền chuộc lại dân Ngài mà không cần bồi thường cho kẻ bắt giam?
5 Vào năm 537 TCN và năm 1919 CN, Đức Giê-hô-va có toàn quyền để giải phóng dân Ngài. Ê-sai giải thích: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Các ngươi đã bị bán nhưng-không; cũng sẽ được chuộc lại chẳng bằng tiền-bạc”. (Ê-sai 52:3) Cả Ba-by-lôn cổ xưa lẫn Ba-by-lôn Lớn đã không trả món tiền nào khi chiếm hữu dân trong giao ước của Đức Chúa Trời làm nô lệ. Vì thế nên Đức Giê-hô-va vẫn là Chủ hợp pháp của dân Ngài. Ngài có phải cảm thấy mắc nợ bất cứ ai không? Dĩ nhiên không. Cả hai trường hợp, Đức Giê-hô-va có quyền chuộc lại những người thờ phượng Ngài mà không cần bồi thường cho kẻ bắt giam.—Ê-sai 45:13.
6. Kẻ thù của Đức Giê-hô-va đã không rút được những bài học nào từ lịch sử?
6 Kẻ thù của Đức Giê-hô-va đã không rút được bài học nào từ lịch sử. Chúng ta đọc: “Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Xưa kia dân ta xuống Ê-díp-tô đặng trú-ngụ; song người A-si-ri vô-cớ mà hà-hiếp nó”. (Ê-sai 52:4) Pha-ra-ôn của Ai Cập đã bắt dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ, một dân được mời đến trú ngụ với tư cách là khách. Nhưng Đức Giê-hô-va đã làm cho Pha-ra-ôn và đạo binh của ông chết đuối tại Biển Đỏ. (Xuất Ê-díp-tô Ký 1:11-14; 14:27, 28) Khi Vua San-chê-ríp nước A-si-ri đe dọa Giê-ru-sa-lem, thiên sứ của Đức Giê-hô-va đã giết 185.000 lính của ông. (Ê-sai 37:33-37) Tương tự như thế, cả Ba-by-lôn cổ xưa lẫn Ba-by-lôn Lớn không thể thoát khỏi hậu quả của việc áp bức dân Đức Chúa Trời.
“Dân ta sẽ biết danh ta”
7. Việc dân Đức Giê-hô-va bị làm phu tù ảnh hưởng đến danh Ngài như thế nào?
7 Tình trạng tù đày của dân Đức Giê-hô-va ảnh hưởng đến danh Ngài như đã được tiên tri: “Đức Giê-hô-va phán: Bây giờ, ta làm gì đây? Vì dân ta đã vô-cớ bị đày đi. Đức Giê-hô-va phán: Những kẻ cai-trị nó cất tiếng van-la cả ngày, nói phạm đến danh ta không thôi. Vậy nên dân ta sẽ biết danh ta; thật, trong ngày đó, nó sẽ biết rằng chính ta là Đấng phán rằng: Nầy, ta đây!” (Ê-sai 52:5, 6) Tại sao Đức Giê-hô-va chú ý đến tình trạng này? Tại sao Ngài quan tâm đến việc Y-sơ-ra-ên bị làm nô lệ ở Ba-by-lôn? Đức Giê-hô-va phải hành động vì Ba-by-lôn đã bắt dân Ngài làm phu tù và đã cất tiếng la vang chiến thắng trên họ. Thái độ kiêu ngạo đó đã khiến Ba-by-lôn nói phạm đến danh của Đức Giê-hô-va. (Ê-xê-chi-ên 36:20, 21) Nó đã không nhận ra việc Giê-ru-sa-lem bị hoang vu là do Đức Giê-hô-va không bằng lòng về dân Ngài. Thay vì thế, Ba-by-lôn lại coi việc dân Do Thái bị làm nô lệ là bằng chứng về sự yếu đuối của Đức Chúa Trời của họ. Vua nhiếp chính Bên-xát-sa của Ba-by-lôn thậm chí nhạo báng Đức Giê-hô-va bằng cách dùng khí dụng đền thờ của Ngài trong bữa tiệc để tôn vinh các thần Ba-by-lôn.—Đa-ni-ên 5:1-4.
8. Danh Đức Giê-hô-va bị đối xử như thế nào từ khi các sứ đồ qua đời?
8 Tất cả những điều này được áp dụng như thế nào đối với “Giê-ru-sa-lem ở trên cao”? Kể từ khi sự bội đạo đâm rễ sâu nơi tín đồ Đấng Christ tự xưng thì có thể nói rằng “bởi cớ [những người đó] nên danh Đức Chúa Trời bị nói phạm trong vòng người ngoại”. (Rô-ma 2:24; Công-vụ 20:29, 30) Thật ra, vì mê tín, dân Do Thái dần dần không còn dùng danh Đức Chúa Trời nữa. Chẳng bao lâu sau khi các sứ đồ chết, các tín đồ bội đạo đã bắt chước người Do Thái và ngưng dùng tên riêng của Đức Chúa Trời. Sự bội đạo đưa đến việc phát triển khối đạo tự xưng theo Đấng Christ, một phần chính yếu của Ba-by-lôn Lớn. (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3, 7; Khải-huyền 17:5) Sự vô luân bừa bãi và tội làm đổ máu trắng trợn của tôn giáo tự xưng đã làm ô danh Đức Giê-hô-va.—2 Phi-e-rơ 2:1, 2.
9, 10. Dân trong giao ước của Đức Chúa Trời thời nay đạt được sự hiểu biết sâu xa nào về các tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va và danh Ngài?
9 Khi dân trong giao ước của Đức Chúa Trời được Si-ru Lớn, Chúa Giê-su Christ, giải phóng khỏi phu tù Ba-by-lôn Lớn vào năm 1919, họ đã hiểu biết rõ hơn về những đòi hỏi của Đức Giê-hô-va. Họ đã tự tẩy sạch khỏi nhiều dạy dỗ của khối đạo tự xưng theo Đấng Christ, những dạy dỗ bắt nguồn từ tà giáo trước thời đạo Đấng Christ, như Chúa Ba Ngôi, linh hồn bất tử và sự thống khổ đời đời
trong địa ngục nóng bỏng. Nay họ cương quyết loại bỏ tất cả mọi dấu vết ảnh hưởng của Ba-by-lôn. Họ cũng nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì vị thế trung lập triệt để về các vấn đề phe phái của thế gian. Thậm chí họ muốn tẩy sạch chính mình khỏi bất cứ nợ máu nào mà có lẽ một số người trong họ đã phải chịu trách nhiệm.10 Các tôi tớ thời nay của Đức Chúa Trời cũng có một sự hiểu biết sâu xa hơn về tầm quan trọng của danh Đức Giê-hô-va. Vào năm 1931, họ chấp nhận danh Nhân Chứng Giê-hô-va, và như thế họ công khai tuyên bố ủng hộ Đức Giê-hô-va và danh Ngài. Hơn nữa, nhờ xuất bản Bản dịch Thế Giới Mới (Anh ngữ) từ năm 1950, Nhân Chứng Giê-hô-va đã khôi phục danh Đức Chúa Trời vào đúng chỗ của danh ấy trong Kinh Thánh. Đúng vậy, họ quý trọng danh Đức Giê-hô-va và rao truyền danh ấy đến đầu cùng trái đất.
“Những kẻ đem tin tốt”
11. Tại sao lời tung hô “Đức Chúa Trời ngươi đã làm Vua!” thật phù hợp với những biến cố vào năm 537 TCN?
11 Bây giờ chúng ta tập trung sự chú ý vào Si-ôn khi nó vẫn còn trong tình trạng hoang vu. Một sứ giả đến, mang theo tin mừng: “Những kẻ đem tin tốt, rao sự bình-an, đem tin tốt về phước-lành, rao sự cứu-chuộc, bảo Si-ôn rằng: Đức Chúa Trời ngươi trị-vì [“đã làm Vua”, “NTT”], chân của những kẻ ấy trên các núi xinh-đẹp là dường nào!” (Ê-sai 52:7) Vào năm 537 TCN, làm sao có thể nói là Đức Chúa Trời của Si-ôn đã lên làm Vua? Chẳng phải Đức Giê-hô-va luôn luôn là Vua hay sao? Quả thật, Ngài là “Vua muôn đời”! (Khải-huyền 15:3) Nhưng lời tung hô “Đức Chúa Trời ngươi đã làm Vua!” là thích đáng vì việc Ba-by-lôn sụp đổ và lời vua tuyên bố cho tái thiết đền thờ ở Giê-ru-sa-lem và lập lại sự thờ phượng thanh sạch ở đó là một sự biểu dương mới về vương quyền của Đức Giê-hô-va.—Thi-thiên 97:1.
12. Ai dẫn đầu trong việc “đem tin tốt”, và dẫn đầu như thế nào?
Ma-thi-ơ 9:35) Chúa Giê-su nêu gương về lòng nhiệt thành trong việc rao giảng tin mừng tuyệt vời này, nắm lấy mọi cơ hội để dạy người ta về Nước Đức Chúa Trời. (Ma-thi-ơ 5:1, 2; Mác 6:34; Lu-ca 19:1-10; Giăng 4:5-26) Và các môn đồ ngài theo gương ngài.
12 Vào thời Ê-sai, không cá nhân hay nhóm người nào được nhận diện là “kẻ đem tin tốt”. Tuy vậy, ngày nay người ta nhận diện được người mang tin tốt. Chúa Giê-su Christ là sứ giả hòa bình lớn nhất của Đức Giê-hô-va. Khi còn trên đất, ngài giảng tin mừng về sự giải thoát khỏi mọi hậu quả của tội lỗi di truyền từ A-đam, gồm cả bệnh tật và sự chết. (13. (a) Sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc rao giảng như thế nào? (b) Tại sao có thể nói rằng bàn chân của sứ giả là “tốt-đẹp”?
13 Trong lá thư gửi cho người Rô-ma, sứ đồ Phao-lô trích Ê-sai 52:7 để nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc rao giảng tin mừng. Ông đặt ra một loạt câu hỏi gợi ý, trong đó có câu: ‘Nếu chẳng ai rao-giảng, thì người ta nghe làm sao?’ Rồi ông nói: “Như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao-truyền tin lành là tốt-đẹp biết bao!” (Rô-ma 10:14, 15) Noi gương Chúa Giê-su, tất cả tín đồ Đấng Christ là những sứ giả của tin mừng bình an. Bàn chân của họ “tốt-đẹp” như thế nào? Ê-sai nói như thể sứ giả đang từ những ngọn núi gần Giu-đa đi về phía Giê-ru-sa-lem. Từ xa khó có thể thấy được bàn chân của sứ giả. Nói đúng hơn, nơi đây sứ giả là trọng tâm, bàn chân tượng trưng cho chính sứ giả. Vào thế kỷ thứ nhất, Chúa Giê-su và môn đồ ngài được những người nhu mì coi là tốt đẹp, và các Nhân Chứng ngày nay cũng được những người khiêm nhường chú ý đến thông điệp tin mừng cứu người coi là đáng chuộng.
14. Thời nay Đức Giê-hô-va đã lên làm Vua như thế nào, và điều này được loan báo cho nhân loại kể từ khi nào?
14 Thời nay, từ khi nào người ta đã nghe được tiếng reo hò “Đức Chúa Trời ngươi đã làm Vua”? Từ năm 1919. Vào năm đó, tại một đại hội ở Cedar Point, Ohio, J. F. Rutherford, chủ tịch Hội Tháp Canh thời bấy giờ, đã làm nức lòng người nghe với bài giảng tựa đề “Ngỏ lời cùng các bạn đồng liêu”. Dựa trên Ê-sai 52:7 và Khải-huyền 15:2, bài giảng khuyến khích mọi người hiện diện tham gia vào công việc rao giảng. Vì vậy, ‘bàn chân xinh-đẹp’ bắt đầu xuất hiện trên “các núi”. Trước hết là tín đồ xức dầu và sau đó là bạn đồng hành của họ thuộc “chiên khác” sốt sắng đi rao giảng tin mừng Đức Giê-hô-va đã lên làm Vua. (Giăng 10:16) Ngài đã làm Vua như thế nào? Vương quyền của Ngài được biểu dương dưới hình thức mới khi Chúa Giê-su Christ, Con Ngài được lập làm Vua Nước Trời vừa được thành lập trên trời. Vương quyền của Ngài lại được biểu dương vào năm 1919 khi giải thoát “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời” khỏi Ba-by-lôn Lớn.—Ga-la-ti 6:16; Thi-thiên 47:8; Khải-huyền 11:15, 17; 19:6.
“Tiếng những kẻ canh của ngươi!”
15. Ai là “kẻ canh” cất tiếng vào năm 537 TCN?
15 Tiếng reo hò “Đức Chúa Trời ngươi đã làm Vua!” có được hưởng ứng không? Có. Ê-sai ghi lại: “Tiếng những kẻ canh của ngươi! họ cất tiếng, cùng nhau hát-xướng; vì họ sẽ thấy mắt đối mắt khi Đức Giê-hô-va trở về Si-ôn”. (Ê-sai 52:8) Không có người canh theo nghĩa đen nào được đặt ở Giê-ru-sa-lem vào năm 537 TCN để đón tiếp những người đầu tiên từ xứ phu tù trở về. Thành bị hoang vu 70 năm. (Giê-rê-mi 25:11, 12) Vậy “kẻ canh” cất tiếng phải là những người Y-sơ-ra-ên biết trước tin Si-ôn được khôi phục và có trách nhiệm loan báo cho những người con khác của Si-ôn. Khi thấy Đức Giê-hô-va trao Ba-by-lôn vào tay Si-ru năm 539 TCN, hẳn người canh không còn nghi ngờ gì về việc Đức Giê-hô-va giải thoát dân Ngài. Cùng với những người hưởng ứng lời kêu gọi của họ, người canh tiếp tục đồng thanh reo mừng và loan báo tin tốt cho người khác nghe.
16. Những người canh thấy ai “mắt đối mắt”, và theo nghĩa nào?
16 Những người canh tỉnh táo lập được một mối quan hệ mật thiết với Đức Giê-hô-va, như thể thấy Ngài “mắt đối mắt”, hay mặt đối mặt. (Dân-số Ký 14:14) Sự kết hợp mật thiết họ có với Ngài và giữa họ làm nổi bật sự hợp nhất của họ và bản chất vui mừng của thông điệp họ giảng.—1 Cô-rinh-tô 1:10.
17, 18. (a) Lớp người canh thời nay cất tiếng như thế nào? (b) Lớp người canh đồng thanh kêu gọi theo nghĩa nào?
17 Trong sự ứng nghiệm thời nay, lớp người canh, tức lớp “người đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”, cất tiếng kêu gọi không những người đã ở trong tổ chức hữu hình của Ma-thi-ơ 24:45-47) Vào năm 1919, lời kêu gọi được phát ra để thâu nhóm những người xức dầu còn sót lại, và vào năm 1922, lời kêu gọi lớn hơn nữa được phát ra tại đại hội ở Cedar Point, Ohio: “Hãy loan báo, loan báo, loan báo về Vua và Nước Trời”. Kể từ năm 1935, việc thâu nhóm một đám đông các chiên khác bắt đầu được chú ý đến. (Khải-huyền 7:9, 10) Trong những năm gần đây, sự công bố về vương quyền của Đức Giê-hô-va được đẩy mạnh. Như thế nào? Trong năm 2000, khoảng sáu triệu người đã tham dự vào việc rao báo vương quyền của Đức Giê-hô-va trong hơn 230 xứ và lãnh thổ. Ngoài ra, tờ Tháp Canh là dụng cụ quan trọng nhất mà lớp người canh dùng để phát ra thông điệp vui mừng này trong hơn 130 ngôn ngữ.
Đức Chúa Trời, mà còn người ngoài nữa. (18 Để tham dự một công việc có tính cách hợp nhất như thế cần khiêm nhường và yêu thương anh em. Để lời kêu gọi được hữu hiệu, mọi người tham dự phải giảng cùng một thông điệp, đề cao danh Đức Giê-hô-va, giá chuộc mà Ngài cung cấp, sự khôn ngoan, tình yêu thương của Ngài và Nước Ngài. Khi tất cả tín đồ Đấng Christ trên khắp thế giới cùng sát cánh làm việc, mối quan hệ cá nhân giữa họ với Đức Giê-hô-va được thắt chặt để đồng thanh rao vang tin mừng.
19. (a) “Những nơi hoang-vu của Giê-ru-sa-lem” trở nên mừng rỡ như thế nào? (b) Đức Giê-hô-va “tỏ trần cánh tay thánh Ngài” theo nghĩa nào?
19 Việc dân Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng khiến ngay cả những nơi họ sống dường như cũng reo mừng nữa. Lời tiên tri tiếp tục: “Hỡi những nơi hoang-vu của Giê-ru-sa-lem, hãy trổi giọng hát mừng chung-rập. Vì Đức Giê-hô-va đã yên-ủi dân Ngài, đã chuộc lại Giê-ru-sa-lem. Đức Giê-hô-va đã tỏ trần cánh tay thánh Ngài trước mắt mọi nước; mọi đầu-cùng đất đã thấy sự cứu-rỗi của Đức Chúa Trời chúng ta!” (Ê-sai 52:9, 10) Khi những người từ Ba-by-lôn trở về đặt chân đến Giê-ru-sa-lem thì những nơi trông buồn thảm của thành hoang tàn này sẽ có bộ mặt mừng rỡ vì sự thờ phượng thanh sạch của Đức Giê-hô-va giờ đây được tái lập. (Ê-sai 35:1, 2) Rõ ràng có bàn tay của Đức Giê-hô-va trong việc này. Ngài đã “tỏ trần cánh tay thánh Ngài”, như thể Ngài xắn tay áo lên để cứu dân Ngài.—E-xơ-ra 1:2, 3.
20. Việc Đức Giê-hô-va tỏ trần cánh tay thánh Ngài vào thời nay đã và sẽ đem lại kết quả gì?
20 Trong những “ngày sau-rốt” này, Đức Giê-hô-va đã tỏ 2 Ti-mô-thê 3:1; Khải-huyền 11:3, 7-13) Kể từ năm 1919, những người xức dầu này được đưa vào một địa đàng thiêng liêng, tình trạng thiêng liêng mà nay họ chia sẻ với hàng triệu cộng sự viên là các chiên khác. Cuối cùng, Đức Giê-hô-va sẽ tỏ trần cánh tay thánh Ngài để đem sự cứu rỗi đến cho dân Ngài tại “Ha-ma-ghê-đôn”. (Khải-huyền 16:14, 16) Rồi ‘mọi đầu-cùng đất phải thấy sự cứu-rỗi của Đức Chúa Trời chúng ta’.
trần cánh tay thánh Ngài để hồi sinh những người xức dầu còn sót lại, tức “hai người làm chứng” trong sách Khải-huyền. (Một điều kiện cấp bách
21. (a) Những người “mang khí-dụng Đức Giê-hô-va” phải có điều kiện nào? (b) Tại sao dân Do Thái không phải vội vàng hay sợ hãi khi rời Ba-by-lôn?
21 Những ai thoát khỏi Ba-by-lôn và trở về Giê-ru-sa-lem phải hội đủ một điều kiện. Ê-sai viết: “Các ngươi hãy đi, hãy đi, đi ra khỏi đó! Đừng động đến đồ ô-uế, hãy ra khỏi giữa nó. Các ngươi là kẻ mang khí-dụng Đức Giê-hô-va, hãy làm cho sạch mình! Vả, các ngươi đi ra không cần phải vội-vàng, cũng không cần phải trốn-tránh; vì Đức Giê-hô-va sẽ đi trước mặt các ngươi, và Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đi sau gìn-giữ ngươi”. (Ê-sai 52:11, 12) Những người Y-sơ-ra-ên lên đường phải bỏ lại ở Ba-by-lôn bất cứ dấu vết sự thờ phượng giả nào của Ba-by-lôn. Vì lẽ họ khiêng vác khí dụng của Đức Giê-hô-va thuộc đền thờ ở Giê-ru-sa-lem nên họ phải trong sạch, không chỉ bên ngoài, theo nghi thức, nhưng cả trong lòng họ nữa. (2 Các Vua 24:11-13; E-xơ-ra 1:7) Hơn nữa, Đức Giê-hô-va đi trước họ nên họ không phải vội vàng hay sợ hãi, cũng không phải chạy hối hả như thể bị những kẻ khát máu săn đuổi bén gót. Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đi sau gìn giữ họ.—E-xơ-ra 8:21-23.
22. Phao-lô nhấn mạnh việc tín đồ Đấng Christ được xức dầu cần phải trong sạch như thế nào?
Ê-sai 52:11: “Bởi vậy Chúa phán rằng: Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân-rẽ ra khỏi chúng nó, đừng đá-động đến đồ ô-uế”. (2 Cô-rinh-tô 6:14-17) Giống như dân Y-sơ-ra-ên từ Ba-by-lôn trở về quê hương, tín đồ Đấng Christ phải hoàn toàn từ bỏ sự thờ phượng giả thuộc Ba-by-lôn.
22 Những lời của Ê-sai về việc giữ trong sạch có sự ứng nghiệm chính yếu trên con cái của “Giê-ru-sa-lem trên cao”. Khi khuyên nhủ tín đồ Đấng Christ ở Cô-rinh-tô chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin, Phao-lô trích những lời nơi23. Tôi tớ Đức Giê-hô-va ngày nay cố gắng giữ mình thanh sạch như thế nào?
23 Điều này đặc biệt đúng với những tín đồ Đấng Christ được xức dầu nào thoát khỏi Ba-by-lôn Lớn vào năm 1919. Họ tuần tự làm cho mình sạch sẽ khỏi mọi dấu vết của sự thờ phượng giả. (Ê-sai 8:19, 20; Rô-ma 15:4) Họ cũng ý thức hơn về tầm quan trọng của sự trong sạch về đạo đức. Mặc dù Nhân Chứng Giê-hô-va luôn luôn ủng hộ tiêu chuẩn cao về đạo đức, nhưng vào năm 1952, tờ Tháp Canh (Anh ngữ) đăng một số bài nhấn mạnh việc cần phải sửa trị những thành phần vô luân hầu giữ cho hội thánh được trong sạch. Sự sửa trị đó cũng giúp chính người phạm tội nhận thức được việc phải ăn năn thành thật.—1 Cô-rinh-tô 5:6, 7, 9-13; 2 Cô-rinh-tô 7:8-10; 2 Giăng 10, 11.
24. (a) Thời nay “khí-dụng Đức Giê-hô-va” là gì? (b) Tại sao tín đồ Đấng Christ ngày nay tin tưởng rằng Đức Giê-hô-va sẽ tiếp tục đi trước và sau họ để gìn giữ họ?
24 Tín đồ Đấng Christ được xức dầu cùng với đám đông thuộc chiên khác cương quyết không đá động đến bất cứ điều gì ô uế về thiêng liêng. Tình trạng thanh khiết và trong sạch của họ khiến họ hội đủ điều kiện làm người mang “khí-dụng Đức Giê-hô-va”—tức những sự sắp đặt quý báu của Đức Giê-hô-va về thánh chức rao giảng từ nhà này sang nhà kia, hướng dẫn học hỏi Kinh Thánh và các hình thức khác trong hoạt động của tín đồ Đấng Christ. Bằng cách duy trì một thế đứng trong sạch, dân Đức Chúa Trời ngày nay có thể tin chắc rằng Đức Giê-hô-va sẽ tiếp tục đi trước và sau họ để gìn giữ họ. Là dân trong sạch của Đức Chúa Trời, họ có vô số lý do để ‘cùng nhau trổi giọng hát mừng’!
[Chú thích]
^ đ. 3 Xem nơi Chương 15 sách này, thảo luận chi tiết về mối quan hệ giữa “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” và con cái trên đất được xức dầu của nàng.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 183]
Si-ôn sẽ được thoát khỏi phu tù
[Hình nơi trang 186]
Bắt đầu từ năm 1919, ‘bàn chân xinh-đẹp’ lại xuất hiện một lần nữa trên “các núi”
[Hình nơi trang 189]
Nhân Chứng Giê-hô-va nói hợp nhất
[Hình nơi trang 192]
Những ai “mang khí-dụng Đức Giê-hô-va” phải trong sạch về đạo đức và thiêng liêng