“Hãy mừng-rỡ và vui-vẻ đời đời trong sự Ta dựng nên”
Chương Hai Mươi Sáu
“Hãy mừng-rỡ và vui-vẻ đời đời trong sự Ta dựng nên”
1. Sứ đồ Phi-e-rơ viết những lời trấn an nào, và câu hỏi nào được nêu lên?
CÓ BAO GIỜ chúng ta được thấy bất công và đau khổ chấm dứt không? Cách đây hơn 1.900 năm, sứ đồ Phi-e-rơ đã viết những lời trấn an sau: “Theo lời hứa của [Đức Chúa Trời], chúng ta chờ-đợi trời mới đất mới, là nơi sự công-bình ăn-ở”. (2 Phi-e-rơ 3:13) Trải qua hàng bao thế kỷ, Phi-e-rơ cùng với nhiều tôi tớ trung thành khác của Đức Chúa Trời đã trông đợi ngày lớn, khi sự bất hợp pháp, áp bức và bạo động sẽ chấm dứt, và sự công bình sẽ chiếm địa vị độc tôn. Chúng ta có thể nào chắc chắn lời hứa này sẽ được thực hiện không?
2. Nhà tiên tri nào đã nói về “trời mới đất mới”, và lời tiên tri xa xưa này có những sự ứng nghiệm nào?
2 Chắc chắn có! Khi nói về “trời mới đất mới”, Phi-e-rơ không đưa ra một ý tưởng mới mẻ. Khoảng 800 năm trước đó, Đức Giê-hô-va đã phán những lời tương tự qua nhà tiên tri Ê-sai. Lời hứa đó đã ứng nghiệm trong một phạm vi nhỏ vào năm 537 TCN, khi dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ của Ba-by-lôn trở về quê hương. Nhưng ngày nay, lời tiên tri của Ê-sai đang ứng nghiệm ở tầm mức rộng lớn, và chúng ta trông chờ một sự ứng nghiệm hào hứng hơn nữa trong thế giới mới sắp tới của Đức Chúa Trời. Qua lời tiên tri đầy khích lệ của Ê-sai,
chúng ta quả đã thoáng thấy được những ân phước Đức Chúa Trời dành cho những người yêu mến Ngài.Đức Giê-hô-va kêu gọi “một dân bội-nghịch”
3. Câu hỏi nào được giải đáp nơi chương 65 sách Ê-sai?
3 Hãy nhớ lại là Ê-sai 63:15–64:12 chứa đựng bài cầu nguyện mang nghĩa tiên tri của Ê-sai; ông nhân danh dân Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn mà cầu nguyện. Lời lẽ của Ê-sai cho thấy rõ là nhiều người Do Thái không hết lòng thờ phượng Đức Giê-hô-va, nhưng có một số ăn năn và trở lại với Ngài. Giờ đây, Đức Giê-hô-va có vì cớ những người sót lại biết ăn năn này mà khôi phục dân tộc Do Thái không? Câu trả lời của Đức Giê-hô-va được tìm thấy nơi chương 65 sách Ê-sai. Nhưng trước khi hứa giải thoát một số ít người Do Thái trung thành, Đức Giê-hô-va mô tả sự phán xét dành cho số đông không có đức tin.
4. (a) Trái với dân Do Thái bội nghịch, ai sẽ tìm kiếm Đức Giê-hô-va? (b) Sứ đồ Phao-lô áp dụng câu Ê-sai 65:1, 2 như thế nào?
4 Đức Giê-hô-va đã chịu đựng sự bội nghịch liên tục của dân Ngài. Tuy nhiên, giờ đến Ngài sẽ phó họ cho kẻ thù, và nhân từ đón nhận và ban ân huệ cho những người khác. Đức Giê-hô-va phán qua Ê-sai: “Những kẻ vốn chẳng cầu-hỏi ta thì đã hỏi thăm ta; những kẻ vốn chẳng tìm ta thì đã gặp được ta. Ta đã phán cùng một dân chưa kêu-cầu danh ta, mà rằng: Ta đây, ta đây!” (Ê-sai 65:1) Đây là một nhận định đáng buồn về dân trong giao ước với Đức Giê-hô-va vì dân các nước sẽ đến với Đức Giê-hô-va, trong khi dân Giu-đa cứng đầu nói chung, sẽ từ chối làm thế. Ê-sai không phải là nhà tiên tri duy nhất báo trước rằng một dân trước đó không được thừa nhận, rốt cuộc sẽ được Đức Chúa Trời lựa chọn. (Ô-sê 1:10; 2:23) Sứ đồ Phao-lô trích dẫn Ê-sai 65:1, 2 từ bản dịch Septuagint để chứng minh rằng dân các nước sẽ có được “sự công-bình đến bởi đức-tin”, dù rằng dân Do Thái xác thịt từ chối không làm thế.—Rô-ma 9:30; 10:20, 21.
5, 6. (a) Đức Giê-hô-va tha thiết muốn điều gì, nhưng dân Ngài đã đáp lại như thế nào? (b) Chúng ta có thể học được gì qua cách xử sự của Đức Giê-hô-va với dân Giu-đa?
5 Đức Giê-hô-va giải thích lý do Ngài sẽ để cho dân Ngài bị tai họa: “Ta đã dang tay ra trọn ngày hướng về một dân bội-nghịch, là những kẻ đi trong đường không tốt, theo ý riêng mình”. (Ê-sai 65:2) Dang tay hàm ý mời gọi hay khẩn khoản. Đức Giê-hô-va đã dang tay, không phải trong chốc lát, nhưng trọn cả ngày. Ngài thật lòng muốn dân Giu-đa trở lại với Ngài. Thế nhưng, dân cứng cổ này vẫn không đáp ứng.
6 Qua lời phán của Đức Giê-hô-va, chúng ta rút ra được một bài học đầy phấn khởi biết bao! Ngài muốn chúng ta đến với Ngài vì Ngài là Đức Chúa Trời dễ đến gần. (Gia-cơ 4:8) Những lời này cũng cho chúng ta thấy Đức Giê-hô-va khiêm nhường. (Thi-thiên 113:5, 6) Dẫu vậy, Ngài vẫn tiếp tục dang tay theo nghĩa bóng, kêu gọi dân Ngài trở lại, mặc dù sự cứng đầu của họ khiến Ngài “cảm thấy đau lòng”. (Thi-thiên 78:40, 41, NW) Chỉ sau nhiều thế kỷ kêu gọi, cuối cùng Ngài phó họ cho kẻ thù. Ngay cả lúc đó, Ngài vẫn không từ bỏ những người khiêm nhường trong dân sự.
7, 8. Dân Do Thái cứng cổ đã chọc giận Đức Giê-hô-va bằng những cách nào?
7 Vì hạnh kiểm xấu xa, dân Do Thái cứng đầu đã nhiều lần chọc giận Đức Giê-hô-va. Ngài mô tả những hành động ghê tởm của họ: “Một dân kia hằng chọc giận ta trước [“thẳng vào”, “NW”] mặt ta, tế trong vườn, đốt hương trên đống gạch, ngồi trong mồ-mả, trọ trong nơi kín, ăn thịt heo, đựng nước của vật gớm-ghiếc trong khí-mạnh nó, và dám nói rằng: Hãy đứng riêng ra, đừng lại Ê-sai 65:3-5) Những kẻ có vẻ sùng đạo này chọc giận ‘thẳng vào mặt Đức Giê-hô-va’—thành ngữ này có thể ám chỉ thái độ hỗn xược và vô lễ. Chúng trâng tráo không giấu giếm sự ghê tởm của mình. Chẳng phải chúng đáng bị khiển trách nặng nề vì phạm tội ngay trước mặt Đấng mà mình phải tôn vinh và vâng phục sao?
gần ta, vì ta thánh-sạch hơn ngươi! Bọn đó là khói nơi lỗ mũi ta, như lửa cháy cả ngày”. (8 Thật ra, những kẻ tội lỗi tự cho là công bình này nói với người Do Thái khác: ‘Hãy đứng xa ta, vì ta thánh thiện hơn ngươi’. Thật giả hình làm sao! Những kẻ “sùng đạo” này đang dâng của-lễ hy sinh và đốt hương cho các thần giả mà Luật Pháp Đức Chúa Trời lên án. (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:2-6) Họ ngồi giữa những mồ mả khiến bị ô uế theo Luật Pháp. (Dân-số Ký 19:14-16) Họ ăn thịt heo, một thức ăn không sạch. * (Lê-vi Ký 11:7) Tuy nhiên, các hoạt động tôn giáo của họ làm họ tự cảm thấy thánh thiện hơn người Do Thái khác, nên họ muốn người khác ở xa mình hầu những người này không được nên thánh, hay tinh sạch qua sự kết hợp với họ. Tuy nhiên, đó không phải là quan điểm của Đức Chúa Trời, Đấng đòi hỏi “sự thờ phượng chuyên độc”!—Phục-truyền Luật-lệ Ký 4:24, NW.
9. Đức Giê-hô-va có quan điểm nào đối với những kẻ phạm tội tự cho mình là công bình như thế nào?
9 Thay vì xem những kẻ tự cho mình là công bình này là thánh, Đức Giê-hô-va phán: “Bọn đó là khói nơi lỗ mũi ta”. Chữ Hê-bơ-rơ được dịch là “mũi” hay “lỗ mũi” thường được dùng để tượng trưng cơn giận. Khói cũng liên quan đến cơn nóng giận của Đức Giê-hô-va. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 29:20, NTT; NW) Sự thờ hình tượng gớm ghiếc mà dân sự thực hành càng khơi thêm lửa giận của Đức Giê-hô-va.
10. Đức Giê-hô-va sẽ báo trả những kẻ phạm tội ở Giu-đa như thế nào?
10 Theo công lý của Ngài, Đức Giê-hô-va không thể tha những kẻ cố tình phạm tội này. Ê-sai viết: “Nầy, đã ghi-chép trước mặt ta rằng ta sẽ không làm thinh đâu, song ta sẽ báo-trả, thật ta sẽ báo-trả vào ngực nó, tức là tội-ác các ngươi, luôn với tội-ác tổ-phụ các ngươi, là những kẻ đã đốt hương trên các núi, và nói phạm đến ta trên các gò: nên ta sẽ đo-lường việc trước chúng nó vào ngực chúng nó. Đức Giê-hô-va phán vậy”. (Ê-sai 65:6, 7) Khi tham gia sự thờ phượng giả, những người Do Thái này đã sỉ nhục Đức Giê-hô-va. Họ đã làm cho sự thờ phượng Đức Chúa Trời thật không tốt hơn gì sự thờ phượng của các nước chung quanh. ‘Vì tội-ác của chính họ’, bao gồm tội thờ hình tượng và ma thuật, Đức Giê-hô-va sẽ báo trả “vào ngực” họ. Từ “ngực” dường như nói đến nếp gấp ở phần trên chiếc áo choàng, tạo thành cái bao nhỏ để người bán có thể đong nông sản và đổ vào đó. (Lu-ca 6:38) Người Do Thái bội đạo hiểu rõ nghĩa của từ ngữ này—Đức Giê-hô-va sẽ đo lường sự “báo-trả”, hay trừng phạt họ. Đức Chúa Trời của sự chính trực đòi hỏi sự báo trả. (Thi-thiên 79:12; Giê-rê-mi 32:18) Vì lẽ Đức Giê-hô-va không thay đổi nên chúng ta có thể chắc chắn đến kỳ định, Ngài sẽ đo lường sự trừng phạt hệ thống gian ác này theo cách tương tự.—Ma-la-chi 3:6.
“Vì cớ các tôi-tớ ta”
11. Đức Giê-hô-va cho thấy Ngài sẽ cứu nhóm người trung thành như thế nào?
11 Đức Giê-hô-va có tỏ lòng thương xót đối với những người trung thành trong dân Ngài không? Ê-sai giải thích: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Khi người ta thấy rượu mới Ê-sai 65:8, 9) Khi ví dân Ngài với một chùm nho, Đức Giê-hô-va dùng một minh họa dễ hiểu đối với họ. Xứ họ đâu đâu cũng có nho, và đối với con người, rượu nho là một ân phước. (Thi-thiên 104:15) Hình ảnh được đưa ra làm ví dụ có lẽ là một chùm nho chỉ có vài trái tốt. Hoặc có thể một chùm thì tốt trong khi các chùm khác còn xanh hay hư thối. Dù sao chăng nữa, người trồng nho cũng giữ lại những trái tốt. Do đó, Đức Giê-hô-va bảo đảm với dân Ngài rằng Ngài sẽ không tuyệt diệt cả nước, nhưng sẽ chừa ra một số nhỏ người trung thành. Ngài tuyên bố nhóm người được ưu đãi này sẽ sở hữu “núi” của Ngài, tức Giê-ru-sa-lem và xứ Giu-đa, một nước có nhiều đồi núi mà Đức Giê-hô-va xác nhận là của riêng Ngài.
trong chùm nho, thì rằng: Đừng làm hư đi, vì trong trái đó có phước-lành; ta cũng sẽ làm như vậy vì cớ các tôi-tớ ta, hầu cho ta không hủy-diệt cả. Ta sẽ khiến một dòng-dõi ra từ Gia-cốp, và một kẻ kế-tự các núi ta ra từ Giu-đa; những kẻ lựa-chọn của ta sẽ được xứ nầy làm kỷ-vật, tôi-tớ ta sẽ ở đó”. (12. Những ân phước nào dành cho nhóm người trung thành?
12 Những ân phước nào dành cho nhóm người trung thành này? Đức Giê-hô-va giải thích: “Trong dân ta, những kẻ nào đã tìm-kiếm ta, sẽ được đồng Sa-rôn dùng làm chỗ chăn chiên, nơi trũng A-cô dùng làm đồng cỏ thả bò”. (Ê-sai 65:10) Bầy chiên đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của nhiều người Do Thái, và đồng cỏ phong phú giúp đem lại sự thịnh vượng trong thời bình. Đức Giê-hô-va mượn hai đầu đối nhau của vùng đất để phác họa bức tranh hòa bình và thịnh vượng. Về phía tây là đồng bằng Sa-rôn có tiếng là đẹp đẽ và màu mỡ, trải dài dọc theo Bờ Biển Địa Trung Hải. Thung Lũng A-cô cấu thành phần biên giới phía đông bắc của xứ. (Giô-suê 15:7) Trong thời kỳ lưu đày sắp tới, những vùng này cùng với toàn xứ sẽ bị bỏ hoang. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va hứa rằng sau thời kỳ lưu đày, những vùng trên sẽ trở thành đồng cỏ tuyệt đẹp cho dân hồi hương.—Ê-sai 35:2; Ô-sê 2:15.
Tin cậy nơi “thần Vận may”
13, 14. Những thực hành nào cho thấy dân Đức Chúa Trời đã bỏ Ngài, và họ phải gánh chịu hậu quả nào?
13 Giờ đây, lời tiên tri của Ê-sai hướng về những kẻ đã bỏ Đức Giê-hô-va và đắm mình trong việc thờ hình tượng. Ê-sai nói: “Còn như các ngươi, là kẻ đã bỏ Đức Giê-hô-va, đã quên núi thánh ta, đã đặt một bàn cho Gát [“thần Vận may”, “BDÝ”], và rót chén đầy kính Mê-ni [“thần Số mệnh”, “BDÝ”]”. (Ê-sai 65:11) Khi bày bàn thức ăn và thức uống trước “thần Vận may” và “thần Số mệnh”, những người Do Thái này đã rơi vào sự thờ hình tượng của dân ngoại. * Điều gì sẽ xảy đến cho những kẻ nhẹ dạ tin cậy các thần này?
14 Đức Giê-hô-va thẳng thắn cảnh cáo họ: “Ta định cho các ngươi phải gươm-dao, các ngươi thảy đều cúi xuống và bị giết; vì ta đã kêu, các ngươi không đáp lại; ta đã nói, các ngươi không lắng nghe, nhưng các ngươi đã làm điều ta ghét, và chọn điều ta chẳng đẹp lòng!” (Ê-sai 65:12) Khéo dùng chữ để gợi lên tên của thần Số Mệnh trong tiếng Hê-bơ-rơ nguyên thủy, Đức Giê-hô-va nói rằng những kẻ thờ thần giả này sẽ bị ‘định cho gươm-đao’, tức là bị hủy diệt. Qua các nhà tiên tri, Đức Giê-hô-va đã nhiều lần kêu gọi những kẻ này ăn năn, nhưng họ vẫn làm ngơ và còn ngoan cố thực hành những gì họ biết là xấu xa trước mặt Ngài. Họ tỏ ra khinh thường Đức Chúa Trời biết chừng nào! Khi lời báo trước của Đức Chúa Trời ứng nghiệm, cả nước sẽ bị đại họa vào năm 607 TCN, khi Đức Giê-hô-va để cho người Ba-by-lôn phá hủy Giê-ru-sa-lem và đền thờ. Bấy giờ, “thần Vận may” không thể che chở những kẻ tôn sùng nó tại Giu-đa và Giê-ru-sa-lem.—2 Sử-ký 36:17.
15. Tín đồ thật Đấng Christ ngày nay chú ý đến lời cảnh cáo nơi Ê-sai 65:11, 12 như thế nào?
15 Ngày nay tín đồ thật của Đấng Christ chú ý đến lời cảnh cáo nơi Ê-sai 65:11, 12. Họ không xem “Vận may” như một quyền lực siêu nhiên nào đó có thể ban ân huệ. Vì không muốn phí phạm tiền của để làm hài lòng “thần Vận may”, họ tránh mọi hình thức cờ bạc. Họ tin chắc rằng những ai phụng sự thần này cuối cùng sẽ mất tất cả, vì Đức Giê-hô-va nói với họ như sau: “Ta định cho các ngươi phải gươm-dao”.
“Nầy, tôi tớ ta sẽ hát mừng”
16. Đức Giê-hô-va sẽ ban phước cho các tôi tớ trung thành của Ngài qua những cách nào, còn những kẻ bỏ Ngài sẽ ra sao?
16 Trong khi khiển trách những kẻ bỏ Đức Giê-hô-va, lời tiên tri mô tả hai kết cuộc trái ngược, một dành cho những người chân thành thờ phượng Đức Chúa Trời và một cho những kẻ thờ phượng giả hình: “Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, các tôi-tớ ta sẽ ăn, còn các ngươi thì đói; nầy, tôi-tớ ta sẽ uống, còn các ngươi thì khát; nầy, tôi-tớ ta sẽ được vui-vẻ, còn các ngươi thì bị nhuốc-nhơ; nầy, tôi-tớ ta sẽ hát mừng vì lòng đầy vui-vẻ, còn các ngươi thì khóc-lóc vì lòng buồn-bực, kêu-than vì tâm thần phiền-não”. (Ê-sai 65:13, 14) Đức Giê-hô-va sẽ ban phước cho các tôi tớ trung thành của Ngài. Với lòng tràn đầy vui mừng, họ sẽ bật lên tiếng reo vui. Ăn, uống, và mừng rỡ là những từ ngữ hàm ý Đức Giê-hô-va sẽ thỏa mãn nhu cầu của người thờ phượng Ngài cách dư dật. Ngược lại, những kẻ quyết định bỏ Đức Giê-hô-va sẽ chịu đói khát về thiêng liêng. Nhu cầu của họ sẽ không được thỏa mãn. Họ sẽ kêu gào vì khổ sở và phiền não ập xuống.
17. Tại sao dân Đức Chúa Trời ngày nay có lý do chính đáng để reo mừng?
17 Lời của Đức Giê-hô-va mô tả thật xác đáng tình trạng thiêng liêng ngày nay của những kẻ chỉ tự nhận phụng sự Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trong khi hàng triệu người thuộc khối đạo tự xưng theo Đấng Christ bị suy sụp tinh thần, những người thờ phượng Đức Giê-hô-va reo vui mừng rỡ. Họ có lý do chính đáng để vui mừng. Họ được nuôi dưỡng đầy đủ về thiêng liêng. Qua các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh và các buổi họp đạo Đấng Christ, Đức Giê-hô-va đã cung cấp cho họ thức ăn thiêng liêng dư dật. Thật vậy, những lẽ thật xây dựng và những lời hứa đầy khích lệ trong Lời Đức Chúa Trời khiến chúng ta “lòng đầy vui-vẻ”!
18. Những kẻ bỏ Đức Giê-hô-va chỉ còn lại gì, và việc họ dùng tên để thề có thể gợi lên ý tưởng nào?
18 Đức Giê-hô-va tiếp tục nói với những kẻ bỏ Ngài: “Danh các ngươi sẽ còn lại làm tiếng rủa-sả cho những kẻ lựa-chọn của ta; Chúa Giê-hô-va sẽ giết ngươi; nhưng Ngài sẽ lấy danh khác đặt cho các tôi-tớ mình. Vì vậy, phàm ai ở trên đất chúc phước cho mình thì sẽ cầu phước-lành nơi danh Đức Chúa Trời chân-thật; còn ai ở trên đất mà thề-nguyền, thì sẽ chỉ Đức Chúa Trời chân-thật mà thề-nguyền; vì những sự khốn-nạn trước đã quên hết, và đã khuất khỏi mặt ta”. (Ê-sai 65:15, 16) Những kẻ bỏ Đức Giê-hô-va chẳng còn lại gì ngoài cái tên dùng để thề thốt hay rủa sả. Điều này có thể có nghĩa là những ai muốn dùng lời thề như một hình thức cam kết long trọng, thì chẳng khác nào nói rằng: ‘Nếu không làm tròn lời hứa, tôi sẽ chịu cùng hình phạt như những kẻ bội đạo đó’. Điều này ngay cả có thể xem như tên họ được dùng làm biểu tượng cho việc Đức Chúa Trời trừng phạt kẻ ác, như Sô-đôm và Gô-mô-rơ.
19. Tôi tớ Đức Chúa Trời được gọi bằng một tên khác như thế nào, và tại sao họ sẽ tin cậy nơi Đức Chúa Trời của sự trung tín? (Xem thêm phần cước chú).
19 Kết cuộc của tôi tớ Đức Chúa Trời thật khác biệt làm sao! Họ sẽ được gọi bằng một tên khác. Điều này có nghĩa là họ được ban phước và được vinh dự nơi quê hương mình. Họ sẽ không tìm ân phước nơi bất cứ thần giả nào, hay thề cùng bất cứ thần vô tri vô giác nào. Thay vì thế, họ tự chúc phước hay chỉ thề cùng Đức Chúa Trời chân thật mà thôi. (Ê-sai 65:16) Dân của xứ sẽ có lý do để tin tưởng hoàn toàn nơi Đức Chúa Trời, vì Ngài luôn chứng tỏ trung tín trong lời hứa. * Sống yên ổn nơi quê nhà, người Do Thái chẳng mấy chốc quên nỗi phiền muộn trước đây.
“Ta sẽ dựng trời mới đất mới”
20. Vào năm 537 TCN, lời hứa của Đức Giê-hô-va về “trời mới đất mới” được ứng nghiệm như thế nào?
20 Giờ đây, Đức Giê-hô-va triển khai lời hứa khôi phục những người còn sót lại biết ăn năn sau khi từ xứ phu tù Ba-by-lôn trở về. Đức Giê-hô-va phán qua Ê-sai: “Ta sẽ dựng trời mới đất mới; những việc trước sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc đến nữa”. (Ê-sai 65:17) Lời hứa về sự khôi phục chắc chắn được ứng nghiệm nên Đức Giê-hô-va mô tả sự khôi phục này trong tương lai như đã xảy ra. Lời tiên tri này đã ứng nghiệm lần đầu vào năm 537 TCN khi những người Do Thái còn sót lại được trở về Giê-ru-sa-lem. Vào lúc đó, yếu tố nào tạo thành “trời mới”? Đó là sự cai trị của tổng đốc Xô-rô-ba-bên, đặt trung tâm tại Giê-ru-sa-lem, được Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm Giê-hô-sua ủng hộ. Những người Do Thái còn sót lại trở về hợp thành “đất mới”, tức một xã hội được tẩy sạch, phục tùng sự cai trị đó và giúp tái lập sự thờ phượng thanh sạch trong xứ. (E-xơ-ra 5:1, 2) Niềm vui được khôi phục lấp đi mọi đau khổ trước đây; thậm chí mọi đau buồn khi trước không còn nhớ đến nữa.—Thi-thiên 126:1, 2.
21. Trời mới nào xuất hiện vào năm 1914?
21 Tuy nhiên, hãy nhớ lại là lời tiên tri của Ê-sai cũng được Phi-e-rơ lặp lại và cho thấy còn một lần ứng nghiệm trong tương lai. Sứ đồ viết: “Theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ-đợi trời mới đất mới, là nơi sự công-bình ăn-ở”. (2 Phi-e-rơ 3:13) Vào năm 1914, trời mới vốn được chờ đợi từ lâu xuất hiện. Nước Đấng Mê-si ra đời vào năm đó, cai trị từ trời và được Đức Giê-hô-va ban cho thẩm quyền trên toàn mặt đất. (Thi-thiên 2:6-8) Chính phủ Nước Trời, gồm Đấng Christ và 144.000 vua phó, là trời mới.—Khải-huyền 14:1.
22. Ai sẽ hợp thành đất mới, và ngay bây giờ họ đang được chuẩn bị để trở thành trung tâm của đất mới như thế nào?
22 Còn đất mới là gì? Theo khuôn mẫu của sự ứng nghiệm thời xưa, đất mới sẽ gồm những người vui mừng phục tùng sự cai trị của chính phủ mới trên trời. Ngay cả hiện nay, hàng triệu người có lòng hướng thiện sẵn lòng phục tùng chính phủ này và gắng sức tuân theo luật pháp Kinh Thánh. Những người này đến từ mọi nước, ngôn ngữ và chủng tộc, và cùng sát cánh phụng sự Vua Giê-su Mi-chê 4:1-4) Khi hệ thống gian ác hiện tại không còn nữa, nhóm người này sẽ tạo thành trung tâm của đất mới, mà cuối cùng sẽ là một xã hội toàn cầu gồm những người kính sợ Đức Chúa Trời và được thừa hưởng đất của Nước Trời.—Ma-thi-ơ 25:34.
Christ đang trị vì. (23. Sách Khải-huyền cung cấp những thông tin nào về “trời mới đất mới”, và lời tiên tri này sẽ được ứng nghiệm như thế nào?
23 Sách Khải-huyền mô tả sự hiện thấy của sứ đồ Giăng về ngày sắp đến của Đức Giê-hô-va, khi hệ thống này bị hủy diệt. Sau đó, Sa-tan sẽ bị giam vào vực sâu. (Khải-huyền 19:11–20:3) Tiếp theo đó, Giăng lặp lại những lời tiên tri của Ê-sai: “Tôi thấy trời mới và đất mới”. Những câu kế tiếp trong lời tường thuật về sự hiện thấy vinh quang này nói về thời kỳ Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ cải thiện toàn bộ tình trạng trái đất. (Khải-huyền 21:1, 3-5) Rõ ràng, lời hứa của Ê-sai về “trời mới đất mới” sẽ được ứng nghiệm một cách tuyệt diệu trong thế giới mới của Đức Chúa Trời! Dưới sự cai trị của trời mới, một xã hội mới trên đất sẽ được hưởng địa đàng, cả về mặt thiêng liêng lẫn vật chất. Lời hứa về “những việc trước [bệnh tật, đau khổ và nhiều tai ương khác mà nhân loại phải đối phó] sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc đến nữa” quả thật an ủi. Bất cứ điều gì hiện nay đang làm lòng nhiều người trĩu nặng mà chúng ta có thể nhớ vào lúc đó sẽ không khiến chúng ta đau lòng nữa.
24. Tại sao Đức Giê-hô-va sẽ vui mừng về việc khôi phục Giê-ru-sa-lem, và trên các đường phố của thành ấy sẽ không còn nghe thấy gì nữa?
24 Ê-sai tiếp tục tiên tri: “Các ngươi hãy mừng-rỡ và vui-vẻ đời đời trong sự ta dựng nên. Thật, ta dựng nên Giê-ru-sa-lem cho sự vui, và dân nó cho sự mừng-rỡ. Ta sẽ vui vì Giê-ru-sa-lem, ta sẽ mừng vì dân ta; tại đó sẽ chẳng còn nghe tiếng khóc-lóc kêu-la nữa”. (Ê-sai 65:18, 19) Không phải chỉ người Do Thái mừng rỡ vì được trở về quê hương, nhưng chính Đức Chúa Trời cũng sẽ vui mừng, vì Ngài sẽ tô điểm cho Giê-ru-sa-lem—một lần nữa là trung tâm của sự thờ phượng thật trên đất. Trên đường phố của thành này, người ta sẽ không còn nghe thấy tiếng khóc lóc vì tai họa như nhiều thập kỷ trước nữa.
25, 26. (a) Vào thời chúng ta, Đức Giê-hô-va làm cho Giê-ru-sa-lem trở thành cớ “cho sự vui” như thế nào? Đức Giê-hô-va sẽ dùng Giê-ru-sa-lem mới ra sao, và tại sao ngày nay chúng ta mừng rỡ?
25 Ngày nay Đức Giê-hô-va cũng làm cho Giê-ru-sa-lem trở thành cớ “cho sự vui”. Như thế nào? Như chúng ta đã thấy, trời mới ra đời vào năm 1914, cuối cùng sẽ có 144.000 vua đồng cai trị trong chính phủ trên trời. Họ được mô tả theo nghĩa tiên tri là “Giê-ru-sa-lem mới”. (Khải-huyền 21:2) Chính về Giê-ru-sa-lem mới này, Đức Giê-hô-va phán: “Ta dựng nên Giê-ru-sa-lem cho sự vui, và dân nó cho sự mừng-rỡ”. Đức Chúa Trời sẽ dùng Giê-ru-sa-lem mới để mưa muôn vàn ân phước xuống cho nhân loại biết vâng lời. Không còn nghe thấy tiếng khóc lóc hay than vãn, vì Đức Giê-hô-va sẽ thỏa mãn “điều lòng [chúng ta] ao-ước”.—Thi-thiên 37:3, 4.
26 Thật vậy, ngày nay chúng ta có vô số lý do để mừng rỡ! Chẳng bao lâu nữa, Đức Giê-hô-va sẽ làm danh vinh hiển của Ngài nên thánh bằng cách tiêu diệt mọi kẻ chống đối. (Thi-thiên 83:17, 18) Rồi trời mới sẽ nắm quyền trọn vẹn. Đây quả là những lý do tuyệt diệu để vui và mừng rỡ đời đời trong những gì Đức Chúa Trời dựng nên!
Lời hứa về một tương lai an toàn
27. Ê-sai mô tả thế nào về sự yên ổn mà dân Do Thái hồi hương sẽ được hưởng trong xứ?
27 Trong lần ứng nghiệm đầu, dưới sự cai trị của trời mới, đời sống của dân Do Thái hồi hương ra sao? Đức Giê-hô-va phán: “Tại đó sẽ không có trẻ con chết non, cũng Ê-sai 65:20) Quả là một hình ảnh đẹp đẽ về sự yên ổn mà những người bị lưu đày sẽ được hưởng khi trở về quê hương! Trẻ sơ sinh mới được vài ngày không còn bị chết non. Dù lớn tuổi đến đâu cũng không ai chết khi sống chưa trọn tuổi. * Đối với những người Do Thái sẽ trở về xứ Giu-đa, những lời này làm họ yên lòng biết bao! Sống an toàn trong xứ, họ không còn phải lo sợ kẻ thù bắt con cái mình hoặc tàn sát dân mình.
chẳng có ông già nào chẳng trọn đời mình; vì chết lúc trăm tuổi, còn là chết trẻ, và kẻ có tội lúc trăm tuổi, ấy là bị rủa-sả”. (28. Lời của Đức Giê-hô-va cho chúng ta biết gì về đời sống trong thế giới mới dưới sự cai trị của Nước Ngài?
28 Lời của Đức Giê-hô-va cho chúng ta biết gì về đời sống trong thế giới mới sắp đến? Dưới sự cai trị của Nước Trời, mọi trẻ em đều có triển vọng hưởng được một tương lai yên ổn. Một người kính sợ Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ chết giữa tuổi thanh xuân. Trái lại, nhân loại biết vâng lời sẽ an toàn, yên ổn, và vui sống. Còn những kẻ nhất định nghịch lại Đức Chúa Trời thì sao? Chúng sẽ mất đặc ân được sống. Ngay dù sống đến “trăm tuổi”, kẻ phạm tội cũng sẽ chết. Trong trường hợp này, so với sự sống mà lẽ ra có thể hưởng, tức là sự sống đời đời, người đó được xem như “chết trẻ”.
29. (a) Dân Đức Chúa Trời biết vâng lời sẽ được vui sướng như thế nào trong xứ Giu-đa được khôi phục? (b) Tại sao cây thích hợp cho sự minh họa về sự sống lâu? (Xem cước chú).
29 Đức Giê-hô-va tiếp tục mô tả tình trạng tốt đẹp ngự trị trong xứ Giu-đa được khôi phục: “Dân ta sẽ xây nhà và ở, trồng vườn nho và ăn trái. Họ chẳng xây nhà cho người khác ở, chẳng trồng vườn nho cho người khác ăn; Ê-sai 65:21, 22) Sau khi trở về xứ Giu-đa hoang vu, và hiển nhiên không còn nhà cửa và vườn nho, dân sự Đức Chúa Trời biết vâng lời sẽ vui sống trong nhà riêng và ăn trái từ chính vườn nho của mình. Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho việc họ làm, và họ sẽ sống lâu—như tuổi cây—để vui hưởng kết quả công lao mình. *
vì tuổi dân ta sẽ như tuổi cây, những kẻ lựa-chọn của ta sẽ hằng hưởng công-việc tay mình làm”. (30. Ngày nay tôi tớ Đức Giê-hô-va được hưởng tình trạng hạnh phúc nào, và họ sẽ được hưởng gì trong thế giới mới?
30 Vào thời chúng ta, lời tiên tri này đã ứng nghiệm. Vào năm 1919, dân Đức Giê-hô-va được thoát khỏi sự giam hãm về thiêng liêng và bắt đầu khôi phục “xứ”, hay lãnh vực hoạt động và thờ phượng của họ. Họ thành lập các hội thánh và vun trồng các bông trái thiêng liêng. Kết quả là ngay bây giờ, dân Đức Giê-hô-va được hưởng địa đàng thiêng liêng và sự bình an của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể chắc chắn là sự bình an này sẽ tiếp tục trong Địa Đàng thật. Chúng ta không thể nào tưởng tượng được những gì Đức Giê-hô-va sẽ thực hiện qua tấm lòng sẵn sàng và bàn tay tình nguyện của những người thờ phượng Ngài trong thế giới mới. Thật vui mừng biết bao khi được sống trong ngôi nhà tự tay mình xây cất! Dưới sự cai trị của Nước Trời, sẽ có vô vàn việc làm vừa ý. Thật vui sướng biết bao khi luôn luôn ‘được hưởng phước’ của công lao mình! (Truyền-đạo 3:13) Chúng ta sẽ có thời giờ rộng rãi để tận hưởng việc tay chúng ta làm không? Chắc chắn có! Đời sống bất tận của những người trung thành sẽ “như tuổi cây”—hàng ngàn năm, và hơn thế nữa!
31, 32. (a) Những người từ xứ phu tù trở về sẽ được hưởng những ân phước nào? (b) Nhân loại trung thành có triển vọng nào trong thế giới mới?
Ê-sai 65:23) Những người Do Thái hồi hương sẽ được Đức Giê-hô-va ban phước, vì thế họ sẽ không lao lực vô ích. Trẻ em sinh ra sẽ không bị chết non. Không phải chỉ dân nguyên là phu tù được hưởng ân phước từ sự khôi phục, nhưng con cháu của họ cũng được hưởng nữa. Vì nóng lòng muốn thỏa mãn nhu cầu của dân Ngài, Đức Chúa Trời hứa: “Ta sẽ nhậm lời họ trước khi kêu-cầu ta; họ còn nói, ta đã nghe rồi”.—Ê-sai 65:24.
31 Đức Giê-hô-va mô tả những ân phước khác chờ đón những người từ xứ phu tù trở về: “Họ sẽ không nhọc mình vô-ích nữa, không đẻ con ra để gặp sự họa, vì họ là dòng-dõi của kẻ được ban phước bởi Đức Giê-hô-va, con cháu họ cùng với họ nữa”. (32 Đức Giê-hô-va sẽ thực hiện những lời hứa này trong thế giới mới sắp đến như thế nào? Chúng ta phải chờ xem. Tuy Đức Giê-hô-va không cho biết mọi chi tiết, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng nhân loại trung thành sẽ không bao giờ phải “nhọc mình vô-ích nữa”. Đám đông vô số người sống qua Ha-ma-ghê-đôn và con cái tương lai của họ sẽ có triển vọng hưởng một đời sống lâu dài và vừa ý—sống đời đời! Những người được sống lại và chọn sống theo các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời cũng sẽ vui mừng trong thế giới mới. Đức Giê-hô-va sẽ nghe và đáp ứng nhu cầu của họ, thậm chí thấy trước các nhu cầu đó. Thật vậy, Đức Giê-hô-va sẽ xòe tay ra để thỏa mãn ‘nguyện vọng chính đáng của mọi loài sống’.—Thi-thiên 145:16.
33. Khi người Do Thái trở về quê hương, các thú vật sẽ được bình an theo nghĩa nào?
33 Sự bình an và yên ổn mà Đức Chúa Trời hứa sẽ đạt tới mức nào? Đức Giê-hô-va kết thúc phần này của lời Ê-sai 65:25) Khi trở về quê hương, những người Do Thái trung thành sẽ được Đức Giê-hô-va chăm sóc. Sư tử ăn rơm như bò có nghĩa chúng sẽ không làm hại người Do Thái hoặc gia súc của họ. Lời hứa này là chắc chắn, vì nó được kết thúc bằng câu “Đức Giê-hô-va đã phán vậy”. Và lời Ngài luôn luôn thành sự thật!—Ê-sai 55:10, 11.
tiên tri: “Muông-sói với chiên con sẽ ăn chung, sư-tử ăn rơm như bò, rắn ăn bụi-đất. Sẽ chẳng có ai làm tổn-hại, hay là hủy-phá trong khắp núi thánh ta, Đức Giê-hô-va đã phán vậy”. (34. Ngày nay và trong thế giới mới, lời Đức Giê-hô-va ứng nghiệm hào hứng như thế nào?
34 Lời của Đức Giê-hô-va đang được ứng nghiệm một cách hào hứng nơi những người thờ phượng thật ngày nay. Từ năm 1919, Đức Chúa Trời đã ban phước cho xứ thiêng liêng của dân Ngài, biến xứ này thành một địa đàng thiêng liêng. Những người vào địa đàng thiêng liêng này đã thay đổi đời sống mình rất nhiều. (Ê-phê-sô 4:22-24) Với sự giúp đỡ của thánh linh Đức Chúa Trời, những người trước kia có nhân cách giống như thú dữ—có lẽ bóc lột hoặc ngược đãi người đồng loại về các mặt khác—đã tiến bộ trong việc khắc phục các tính nết xấu. Vì thế họ được hưởng bình an và hợp nhất thờ phượng với người đồng đạo. Những ân phước hiện nay dân Đức Giê-hô-va đang hưởng trong địa đàng thiêng liêng sẽ kéo dài tới Địa Đàng thật; trong Địa Đàng này bình an ngự trị giữa con người với nhau sẽ đi đôi với bình an giữa người với thú vật. Chúng ta có thể chắc chắn là vào kỳ định của Đức Chúa Trời, sứ mạng nguyên thủy Ngài ban cho con người sẽ được thực thi đúng đắn: “Hãy sanh-sản, thêm nhiều, làm cho đầy-dẫy đất; hãy làm cho đất phục-tùng, hãy quản-trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành-động trên mặt đất”.—Sáng-thế Ký 1:28.
35. Tại sao chúng ta có mọi lý do để “vui-vẻ đời đời”?
35 Chúng ta biết ơn Đức Giê-hô-va về lời hứa dựng “trời mới đất mới” xiết bao! Lời hứa ấy đã ứng nghiệm một lần vào năm 537 TCN và ngày nay đang ứng nghiệm một lần nữa. Hai lần ứng nghiệm này cho thấy tương lai huy hoàng dành cho nhân loại biết vâng lời. Qua lời tiên tri của Ê-sai, Đức Giê-hô-va nhân từ cho chúng ta nhìn thoáng qua những gì Ngài dành cho người yêu mến Ngài. Thật vậy, chúng ta có mọi lý do để tuân theo lời Đức Giê-hô-va: “Các ngươi hãy mừng-rỡ và vui-vẻ đời đời trong sự ta dựng nên”.—[Chú thích]
^ đ. 8 Nhiều người nghĩ rằng những kẻ tội lỗi này có mặt tại nghĩa trang để tìm cách nói chuyện với người chết. Việc họ ăn thịt heo có thể liên quan đến việc thờ hình tượng.
^ đ. 13 Bình luận về câu này, dịch giả Kinh Thánh Jerome (sinh vào thế kỷ thứ tư CN) nói đến một phong tục thời xưa do những kẻ thờ hình tượng cử hành vào ngày cuối của tháng cuối cùng trong năm. Ông viết: “Họ bày ra trên bàn đủ loại thức ăn và một ly rượu nho pha ngọt để cầu sự may mắn cho mùa màng năm vừa qua hay năm sắp tới”.
^ đ. 19 Theo Ê-sai 65:16 trong bản Kinh Thánh Masoretic phần tiếng Hê-bơ-rơ, Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời A-men”. “A-men” có nghĩa là “mong được như vậy”, hoặc “chắc chắn như vậy”, và là một sự xác nhận hay bảo đảm điều đó là thật, và chắc chắn sẽ thành sự thật. Khi thực hiện mọi lời hứa, Đức Giê-hô-va cho thấy những gì Ngài nói là thật.
^ đ. 27 Bản The Jerusalem Bible dịch câu Ê-sai 65:20: “Không còn thấy trẻ sơ sinh nào chỉ sống được vài ngày, hoặc người già nào không sống đến ngày cuối cùng đời mình”.
^ đ. 29 Dùng cây để minh họa sự trường thọ là thích hợp, vì nó là một trong những vật sống lâu nhất. Chẳng hạn cây ô-liu ra trái suốt hàng trăm năm và có thể sống đến một ngàn năm.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 389]
Trong thế giới mới của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ có rộng rãi thời giờ để hưởng việc do tay mình làm