Một nhà tiên tri của Đức Chúa Trời đem ánh sáng đến cho nhân loại
Chương Một
Một nhà tiên tri của Đức Chúa Trời đem ánh sáng đến cho nhân loại
1, 2. Tình huống nào ngày nay khiến nhiều người lo âu?
CHÚNG TA đang sống trong một thời đại mà dường như mọi sự đều nằm trong tầm tay của con người. Du hành trong không gian, kỹ thuật vi tính, kỹ thuật di truyền, và những phát minh khác về khoa học đã mở ra nhiều cơ hội mới cho con người, đem lại hy vọng một đời sống tốt hơn—có lẽ ngay cả sống lâu hơn.
2 Những tiến bộ như thế có giúp bạn khỏi cần khóa cửa nhà không? Chúng có loại được sự đe dọa chiến tranh không? Chúng có chữa được bệnh tật hoặc xóa được đau buồn vì một người thân yêu chết không? Thật khó lòng! Sự tiến bộ của con người dù xem ra đáng kể nhưng chỉ có giới hạn. Một phúc trình của Viện Worldwatch phát biểu: “Chúng ta đã phát hiện cách để du hành lên mặt trăng, chế ra những con chíp điện tử tinh vi, và ghép gen, nhưng chúng ta lại không có thể cung cấp nước sạch cho một tỷ người, giảm thiểu nạn tuyệt giống nhiều ngàn sinh vật, hoặc đáp ứng nhu cầu về năng lượng của chúng ta mà không gây bất ổn cho bầu khí quyển”. Thật dễ hiểu khi thấy nhiều người nhìn về tương lai với cặp mắt lo âu, không biết quay về đâu để tìm được an ủi và hy vọng.
3. Tình trạng nào diễn ra ở nước Giu-đa vào thế kỷ thứ tám TCN?
3 Tình trạng mà ngày nay chúng ta phải đương đầu cũng tương tự như tình trạng của dân sự Đức Chúa Trời vào thế 2 Các Vua 16:7; 18:21.
kỷ thứ tám TCN. Vào thời đó, Đức Chúa Trời giao cho Ê-sai, tôi tớ Ngài, sứ mạng đem thông điệp an ủi cho dân Giu-đa, và sự an ủi chính là điều họ cần. Các biến cố hỗn loạn làm rung chuyển cả quốc gia. Đế Quốc A-si-ri tàn bạo sắp sửa đe dọa đất nước khiến nhiều người sợ hãi. Dân sự Đức Chúa Trời quay về đâu để được giải cứu? Họ kêu cầu danh Đức Giê-hô-va bằng môi miệng nhưng lại thích tin cậy nơi loài người hơn.—Ánh sáng chiếu trong nơi tối tăm
4. Ê-sai nhận được sứ mạng công bố thông điệp đôi nào?
4 Đường lối phản nghịch của dân Giu-đa đưa đến hậu quả là Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt và dân Giu-đa bị bắt sang Ba-by-lôn làm phu tù. Đúng vậy, những thời kỳ đen tối sẽ đến. Đức Giê-hô-va sai nhà tiên tri Ê-sai báo trước giai đoạn thảm khốc này, nhưng Ngài cũng chỉ thị ông công bố tin mừng. Sau 70 năm lưu đày, người Do Thái sẽ được phóng thích khỏi Ba-by-lôn! Một số người còn sót lại sẽ vui vẻ trở về Si-ôn và có đặc ân tái lập sự thờ phượng thật tại đó. Với thông điệp hạnh phúc này, qua nhà tiên tri của Ngài, Đức Giê-hô-va đã khiến cho ánh sáng chiếu trong nơi tối tăm.
5. Tại sao Đức Giê-hô-va đã tiết lộ ý định của Ngài trước quá xa?
5 Mãi đến hơn một thế kỷ sau khi Ê-sai ghi lại những lời tiên tri của ông, nước Giu-đa mới bị hoang vu. Vậy tại sao Đức Giê-hô-va tiết lộ ý định của Ngài trước quá xa như vậy? Vào lúc mà lời tiên tri được ứng nghiệm, những người chính tai được nghe lời công bố của Ê-sai đã chết từ lâu rồi phải không? Đúng vậy. Tuy nhiên, nhờ những điều Đức Giê-hô-va tiết lộ cho Ê-sai, những người sống vào lúc Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt năm 607 TCN có bản chép thông điệp mang nghĩa tiên tri của Ê-sai. Điều này sẽ cung cấp một bằng chứng không thể chối cãi được rằng Đức Giê-hô-va là Đấng “đã rao sự cuối-cùng từ buổi đầu-tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên”.—Ê-sai 46:10; 55:10, 11.
6. Đức Giê-hô-va vượt hẳn toàn thể những người tiên đoán như thế nào?
6 Chỉ mình Đức Giê-hô-va mới có quyền tự nhận như thế. Một người có thể tiên đoán tương lai gần dựa vào sự hiểu biết về xu hướng chính trị hay xã hội ngay lúc đó. Nhưng chỉ một mình Đức Giê-hô-va mới có thể thấy trước, tuyệt đối chắc chắn, những gì sẽ xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, thậm chí trong một tương lai xa. Ngài cũng có thể ban cho tôi tớ Ngài khả năng tiên tri những biến cố nhiều năm trước khi xảy ra. Kinh Thánh nói: “Chúa Giê-hô-va chẳng có làm một việc gì mà Ngài chưa tỏ sự kín-nhiệm Ngài ra trước cho tôi-tớ Ngài, là các đấng tiên-tri”.—Có bao nhiêu “Ê-sai”?
7. Nhiều học giả đặt nghi vấn về tác quyền của Ê-sai như thế nào và tại sao?
7 Chính vấn đề tiên tri đã gây cho nhiều học giả đặt nghi vấn về tác quyền của Ê-sai. Những nhà phê bình này nhất mực cho rằng phần sau của sách phải được viết bởi một người nào đó sống vào thế kỷ thứ sáu TCN, trong hoặc sau thời kỳ lưu đày tại Ba-by-lôn. Theo họ, những lời tiên tri về sự hoang vu của Giu-đa được viết sau khi đã được ứng nghiệm và do đó thật sự không phải là lời tiên tri. Những nhà phê bình cũng nêu ra là sau Ês chương 40, sách Ê-sai nói như thể Ba-by-lôn đã là cường quốc hùng mạnh và dân Y-sơ-ra-ên đã bị lưu đày tại đó rồi. Bởi thế, họ lý luận bất cứ người nào viết phần sau sách Ê-sai tất đã phải viết trong thời kỳ đó—trong thế kỷ thứ sáu TCN. Có căn bản vững chắc nào cho lập luận như thế không? Tuyệt đối không!
8. Người ta bắt đầu đặt nghi vấn về tác quyền của Ê-sai khi nào, và nó lan truyền như thế nào?
8 Cho đến mãi thế kỷ 12 CN, tác quyền của Ê-sai mới bị chất vấn, và do nhà bình luận người Do Thái là Abraham Ibn Ezra đưa ra. Cuốn Encyclopaedia Judaica (Bách khoa tự Ês chương 40 trở đi, là tác phẩm của một nhà tiên tri sống vào Thời Kỳ Lưu Đày ở Ba-by-lôn và vào đầu giai đoạn Hồi Hương về Si-ôn”. Vào thế kỷ 18 và 19, quan điểm của Ibn Ezra được một số học giả chấp nhận, trong đó có Johann Christoph Doederlein, một nhà thần học Đức từng xuất bản tác phẩm chú giải sách Ê-sai vào năm 1775, với ấn bản thứ hai vào năm 1789. Sách New Century Bible Commentary ghi nhận: “Ngoại trừ những học giả bảo thủ nhất, hầu hết các học giả giờ đây chấp nhận giả thuyết do Doederlein đề ra... theo đó, các lời tiên tri nằm trong các chương 40-66 của sách Ê-sai không phải là những lời của nhà tiên tri Ê-sai vào thế kỷ thứ tám nhưng được viết sau này”.
điển Do Thái) cho biết: “Trong lời bình luận về sách Ê-sai, [Abraham Ibn Ezra] nói rằng nửa phần sau, từ9. (a) Sách Ê-sai bị cắt xén như thế nào? (b) Một nhà bình luận Kinh Thánh tóm lược sự tranh luận chung quanh vấn đề tác quyền của Ê-sai như thế nào?
9 Tuy nhiên, những nghi vấn về tác quyền của sách Ê-sai không dừng tại đó. Giả định về một Ê-sai thứ hai lại làm nảy sinh ý niệm có thể có thêm một người viết thứ ba. * Rồi sách Ê-sai bị cắt xén thêm mãi, kết quả là một học giả quy Ês chương 15 và 16 cho một nhà tiên tri vô danh, trong khi người khác lại đặt nghi vấn về tác quyền của các Ês chương 23 đến 27. Có người lại cho rằng Ê-sai không viết những lời nơi Ês chương 34 và 35. Tại sao? Lấy lý do những chương này rất giống với tài liệu nơi các Ês chương 40 đến 66 vốn được quy cho một người nào đó chứ không phải cho Ê-sai vào thế kỷ thứ tám! Nhà bình luận Kinh Thánh, ông Charles C. Torrey, tóm lược kết quả của tiến trình lý luận này. Ông nói: “Từng là ‘Nhà Tiên Tri [vĩ đại] của Thời Kỳ Lưu Đày’ lại bị thu nhỏ thành một nhân vật tầm thường và gần như bị đống mảnh vụn sách của ông chôn vùi”. Tuy nhiên, không phải tất cả các học giả đều đồng ý với sự cắt xén như thế đối với sách Ê-sai.
Bằng chứng một người viết
10. Hãy cho một ví dụ về sự nhất quán trong lối diễn tả cho thấy chỉ có một người viết sách Ê-sai.
10 Có những lý do vững chắc để quả quyết sách Ê-sai là công trình của một người viết duy nhất. Một bằng chứng liên quan đến sự nhất quán trong lối diễn tả. Chẳng hạn, nhóm từ “Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên” được tìm thấy 12 lần trong các Ês chương từ 1 đến 39 và 13 lần trong các Ês chương từ 40 đến 66. Nhưng sự miêu tả như thế về Đức Giê-hô-va chỉ xuất hiện 6 lần trong phần còn lại của Kinh Thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ. Việc dùng đi dùng lại lối diễn đạt độc đáo này là bằng chứng về sự đồng nhất trong tác quyền của Ê-sai.
11. Có những điểm tương đồng nào giữa Ês chương 1 đến 39 và chương 40 đến 66?
11 Có những điểm tương đồng khác giữa Ês chương 1 đến 39 và Ês chương 40 đến 66. Cả hai phần đều thường xuyên dùng cùng lối nói ẩn dụ đặc biệt như người đàn bà đau đớn khi sinh đẻ và “đường” hoặc “đường cái”. * Từ “Si-ôn” cũng hay được nhắc đến, 29 lần từ Ês chương 1 đến 39 và 18 lần từ Ês chương 40 đến 66. Thật vậy, Si-ôn được sách Ê-sai nhắc đến nhiều hơn bất cứ sách nào của Kinh Thánh! Cuốn The International Standard Bible Encyclopedia ghi nhận là các bằng chứng như thế “khiến cho sách này rất độc đáo, đến độ khó có được như vậy” nếu sách do hai, ba hoặc nhiều người viết.
12, 13. Kinh Thánh phần tiếng Hy Lạp chứng tỏ sách Ê-sai do một người viết như thế nào?
12 Bằng chứng mạnh mẽ nhất về sách Ê-sai chỉ do một người viết được tìm thấy trong Kinh Thánh phần tiếng Hy Lạp. Phần này cho thấy rõ là tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất tin rằng sách Ê-sai do một người viết. Chẳng hạn, Lu-ca nói đến một viên chức người Ê-thi-ô-bi đang đọc tài liệu mà ngày nay là chương 53 sách Ê-sai, phần mà những nhà phê bình hiện đại cho là do Ê-sai thứ hai viết. Tuy nhiên Lu-ca nói là người Ê-thi-ô-bi “đọc tiên-tri Ê-sai”.—Công-vụ 8:26-28, Ghi-đê-ôn.
13 Kế tiếp, chúng ta hãy xem người viết sách Phúc Âm là Ma-thi-ơ giải thích thánh chức của Giăng Báp-tít đã làm ứng nghiệm những lời tiên tri mà ngày nay chúng ta thấy nơi Ê-sai 40:3 như thế nào. Ma-thi-ơ quy lời tiên tri cho ai? Cho Ê-sai thứ hai mà chẳng ai biết chăng? Không, ông nhận diện rõ ràng người viết là “đấng tiên-tri Ê-sai”. * (Ma-thi-ơ 3:1-3) Vào một dịp khác, Chúa Giê-su đọc những lời từ cuộn sách mà ngày nay chúng ta tìm thấy nơi Ê-sai 61:1, 2. Khi thuật lại, Lu-ca nói: “Có người trao sách tiên-tri Ê-sai cho Ngài”. (Lu-ca 4:17) Trong lá thư gửi cho người Rô-ma, Phao-lô nhắc đến cả hai phần trước và phần sau sách Ê-sai nhưng tuyệt nhiên ông không hề hàm ý người viết là một người nào khác hơn là chính Ê-sai. (Rô-ma 10:16, 20; 15:12) Rõ ràng tín đồ Đấng Christ thế kỷ thứ nhất không hề tin sách Ê-sai là công trình của hai, ba hoặc nhiều người viết.
14. Cuộn Biển Chết làm sáng tỏ vấn đề tác quyền của Ê-sai như thế nào?
14 Chúng ta cũng hãy xem xét bằng chứng của Cuộn Biển Chết. Đây là những tài liệu cổ xưa mà trong đó có nhiều tài liệu được viết trước thời Chúa Giê-su. Một bản thảo sách Ê-sai, gọi là Cuộn Ê-sai, được sao chép vào thế kỷ thứ hai TCN, và cuộn này bác bỏ luận điểm của các nhà phê bình cho là một Ê-sai thứ hai nào đó đã viết tiếp Ês chương 40. Như vậy là thế nào? Trong tài liệu cổ xưa này, Ês chương 40 mà chúng ta có ngày nay bắt đầu từ hàng cuối cùng của một cột, câu mở đầu chấm dứt trong cột kế. Người sao chép rõ ràng không hề hay biết bất cứ sự thay đổi nào về người viết hoặc là sự phân chia trong cuốn sách tại điểm đó.
từ15. Sử gia Do Thái thế kỷ thứ nhất Flavius Josephus đã nói gì về những lời tiên tri của Ê-sai liên quan đến Si-ru?
15 Cuối cùng, hãy xem xét chứng cớ của sử gia Do Thái thế kỷ thứ nhất Flavius Josephus. Ông không những cho thấy các lời tiên tri trong sách Ê-sai liên quan đến Si-ru được viết
vào thế kỷ thứ tám TCN mà còn nói Si-ru biết những lời tiên tri đó. Josephus viết: “Những điều này Si-ru đều biết cả khi đọc sách tiên tri mà Ê-sai đã để lại hai trăm mười năm trước đó”. Theo Josephus, có lẽ vì biết những lời tiên tri này nên Si-ru mới sẵn lòng cho dân Do Thái trở về quê hương, bởi Josephus viết là Si-ru “có một ước muốn và tham vọng mãnh liệt thực hiện những gì đã chép”.—Jewish Antiquities, Quyển XI, chương 1, đoạn 2.16. Người ta có thể nói gì về khẳng định của các nhà phê bình là Ba-by-lôn được mô tả như một cường quốc hùng mạnh trong phần sau của sách Ê-sai?
16 Như đã đề cập trước đây, nhiều nhà phê bình nêu ra rằng trong sách Ê-sai, từ chương 40 trở đi, Ba-by-lôn được mô tả như một cường quốc hùng mạnh, và dân Y-sơ-ra-ên được nói đến như đã bị lưu đày rồi. Chẳng phải điều này cho thấy người viết sống vào thế kỷ thứ sáu TCN hay sao? Không nhất thiết. Sự thật là ngay cả trước Ês chương 40, Ba-by-lôn đôi khi được miêu tả là cường quốc thế giới hùng mạnh. Chẳng hạn, nơi Ê-sai 13:19, Ba-by-lôn được gọi là “sự vinh-hiển các nước” hay theo Bản Diễn Ý là “đế quốc kiêu hùng nhất thế giới”. Những lời này rõ ràng có tính cách tiên tri, bởi vì hơn một thế kỷ sau thì Ba-by-lôn mới trở thành cường quốc thế giới. Một nhà phê bình “giải quyết” cái được gọi là vấn đề này bằng cách giản dị loại bỏ Ês chương 13 sách Ê-sai như là do một người khác viết! Thật ra, việc nói về các biến cố trong tương lai như đã xảy ra rồi rất thông thường trong lời tiên tri của Kinh Thánh. Lối hành văn này có tác dụng nhấn mạnh một lời tiên tri chắc chắn được ứng nghiệm. (Khải-huyền 21:5, 6) Thật vậy, chỉ Đức Chúa Trời của lời tiên tri thật mới có thể tuyên bố: “Những sự đầu-tiên đã ứng-nghiệm rồi, nay ta lại rao cho các ngươi sự mới; ta làm cho các ngươi biết trước khi nó nổ ra”.—Ê-sai 42:9.
Một sách tiên tri đáng tin cậy
17. Sự thay đổi trong lối viết từ Ês chương 40 trở đi trong sách Ê-sai có thể được giải thích như thế nào?
17 Vậy bằng chứng đưa đến kết luận nào? Đó là sách Ê-sai do một người được soi dẫn viết ra. Toàn thể cuốn sách đã được truyền lại qua nhiều thế kỷ như một tác phẩm của một người chứ không phải của hai hay nhiều người. Đành rằng một số người có thể nói rằng lối viết trong sách Ê-sai thay đổi phần nào từ Ês chương 40 trở đi, nhưng hãy nhớ Ê-sai phụng sự Đức Chúa Trời với tư cách là nhà tiên tri ít nhất 46 năm. Trong thời gian đó, nếu nội dung thông điệp và cách ông diễn tả thông điệp có sự thay đổi thì cũng là điều dễ hiểu. Thật vậy, Đức Chúa Trời giao cho Ê-sai sứ mạng không phải chỉ cảnh cáo nghiêm ngặt về sự đoán phạt. Ông cũng phải truyền đạt những lời của Đức Giê-hô-va: “Hãy yên-ủi, hãy yên-ủi dân ta”. (Ê-sai 40:1) Dân trong giao ước của Đức Chúa Trời thật sự được an ủi qua lời hứa của Ngài là sau 70 năm lưu đày, dân Do Thái sẽ được trở về quê hương của mình.
18. Một chủ đề trong sách Ê-sai sẽ được thảo luận trong sách này là gì?
18 Việc dân Do thái được giải thoát khỏi ách lưu đày ở Ba-by-lôn là chủ đề của nhiều chương trong sách Ê-sai và được thảo luận trong sách này. * Như chúng ta sẽ thấy, một số trong những lời tiên tri này có sự ứng nghiệm tân thời. Ngoài ra, chúng ta thấy nhiều lời tiên tri hào hứng trong sách Ê-sai đã ứng nghiệm vào đời sống—cũng như cái chết—của Con độc sanh Đức Chúa Trời. Chắc chắn việc học hỏi những lời tiên tri quan trọng chứa đựng trong sách Ê-sai sẽ đem lại lợi ích cho các tôi tớ Đức Chúa Trời và những người khác trên khắp đất. Những lời tiên tri này quả là ánh sáng cho toàn thể nhân loại.
[Chú thích]
^ đ. 9 Người viết thứ ba theo giả thuyết đã viết các Ês chương từ 56 đến 66.
^ đ. 11 Đàn bà đau đớn khi sinh đẻ: Ê-sai 13:8; 21:3; 26:17, 18; 42:14; 45:10; 54:1; 66:7. Một con “đường” hay “đường cái”: Ê-sai 11:16; 19:23; 35:8; 40:3; 43:19; 49:11; 57:14; 62:10.
^ đ. 13 Trong lời tường thuật về cùng một biến cố, Mác, Lu-ca, và Giăng đều dùng cùng một nhóm từ.—Mác 1:2; Lu-ca 3:4; Giăng 1:23.
^ đ. 18 Bốn mươi chương đầu của sách Ê-sai được thảo luận trong sách Lời tiên tri của Ê-sai—Ánh sáng cho toàn thể nhân loại I, do Hội Tháp Canh xuất bản.
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung nơi trang 9]
Bằng chứng từ sự phân tích về ngữ học
Sự nghiên cứu về ngữ học—tức truy nguyên những thay đổi tinh tế về ngôn ngữ qua nhiều năm—cung cấp thêm bằng chứng sách Ê-sai do một người viết. Nếu một phần sách Ê-sai được viết vào thế kỷ thứ tám TCN và phần kia vào 200 năm sau thì nhất định phải có sự khác biệt về loại chữ Hê-bơ-rơ dùng trong mỗi phần. Nhưng theo một cuộc nghiên cứu xuất bản trong tập san Westminster Theological Journal, “bằng chứng từ sự phân tích về ngữ học hoàn toàn ủng hộ chương 40-66 sách Ê-sai được viết trước thời kỳ lưu đày”. Tác giả của cuộc nghiên cứu kết luận: “Nếu những học giả nào nhất quyết cho rằng sách Ê-sai được viết trong hoặc sau thời kỳ lưu đày, thì tất họ đã bỏ qua bằng chứng từ sự phân tích về ngữ học”.
[Hình nơi trang 11]
Một phần sách Ê-sai trong Cuộn Biển Chết. Mũi tên đánh dấu Ês chương 39 chấm dứt
[Các hình nơi trang 12, 13]
Ê-sai đã tiên tri việc dân Do Thái được giải phóng từ khoảng 200 năm trước