Người nữ son sẻ mừng rỡ
Chương Mười Lăm
Người nữ son sẻ mừng rỡ
1. Tại sao Sa-ra khao khát có con, và hy vọng của bà có thành không?
SA-RA khao khát có con. Nhưng buồn là bà son sẻ, và điều này làm bà đau khổ vô cùng. Vào thời của bà, son sẻ bị xem như một sự sỉ nhục, nhưng đối với Sa-ra, còn đau khổ hơn thế. Bà mong mỏi được nhìn thấy lời Đức Chúa Trời hứa với chồng bà được thành tựu. Áp-ra-ham phải sinh ra một dòng dõi mang ân phước cho mọi gia đình trên đất. (Sáng-thế Ký 12:1-3) Tuy nhiên, nhiều thập niên sau khi Đức Chúa Trời hứa, bà vẫn không có con. Sa-ra già đi và vẫn son sẻ. Có thể đôi lúc bà tự hỏi phải chăng mình đã hy vọng luống công. Tuy nhiên, một ngày kia, nỗi tuyệt vọng đổi thành niềm vui mừng!
2. Tại sao chúng ta nên chú ý đến lời tiên tri trong chương 54 sách Ê-sai?
2 Hoàn cảnh đáng thương của Sa-ra giúp chúng ta hiểu lời tiên tri ghi nơi chương 54 sách Ê-sai. Nơi đây, Giê-ru-sa-lem được nói đến như một người đàn bà son sẻ nhưng sau này mừng rỡ khôn xiết khi sinh nhiều con. Khi gọi dân tộc thời xưa của Ngài là vợ, Đức Giê-hô-va cho thấy lòng ưu ái của Ngài đối với họ. Ngoài ra, chương này của sách Ê-sai cũng giúp chúng ta hiểu ra được một khía cạnh chính yếu của điều mà Kinh Thánh gọi là “lẽ mầu-nhiệm”. (Rô-ma 16:25, 26) Danh tánh và kinh nghiệm của “người nữ” được nói đến trong lời tiên tri này soi sáng thêm sự thờ phượng thanh sạch của chúng ta ngày nay.
“Người nữ” được nhận diện
3. Tại sao “người nữ” son sẻ sẽ có lý do để vui mừng?
3 Chương 54 mở đầu với lời vui mừng: “Hỡi kẻ [“người nữ”, “NW”] son-sẻ, không sanh-đẻ kia, hãy ca-hát. Hỡi ngươi là kẻ chưa biết sự đau-đớn sanh-nở, hãy hát-xướng reo-mừng, vì con-cái của vợ bị bỏ sẽ đông hơn con-cái của đàn-bà có chồng, Đức Giê-hô-va phán vậy”. (Ê-sai 54:1) Ê-sai hẳn phấn khởi biết bao khi nói những lời này! Và sự ứng nghiệm của những lời này sẽ khiến dân Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn được an ủi biết bao! Vào lúc đó, Giê-ru-sa-lem vẫn nằm trong cảnh điêu tàn. Dưới mắt loài người, dường như nó không còn hy vọng đông dân trở lại, giống như người đàn bà son sẻ thường không có hy vọng sinh con trong tuổi già. Nhưng “người nữ” này sẽ được phước lớn trong tương lai—nàng sẽ sinh con. Giê-ru-sa-lem sẽ nô nức vui mừng. Nó lại sẽ có đông “con-cái”, hay dân cư.
4. (a) Sứ đồ Phao-lô giúp chúng ta thấy được chương 54 sách Ê-sai phải có một sự ứng nghiệm lớn hơn sự ứng nghiệm xảy ra vào năm 537 TCN như thế nào? (b) “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” là gì?
4 Ê-sai có thể không biết lời tiên tri của ông còn một lần ứng nghiệm nữa. Sứ đồ Phao-lô trích chương 54 sách Ê-sai và giải thích là “người nữ” ở đây quan trọng hơn thành Giê-ru-sa-lem trên đất rất nhiều. Ông viết: “Thành Giê-ru-sa-lem ở trên cao là tự-do, và ấy là mẹ chúng ta”. (Ga-la-ti 4:26) “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” này là gì? Rõ ràng không phải là thành Giê-ru-sa-lem ở Đất Hứa. Thành đó ở trên đất chứ không phải ở “trên cao” hay trên trời. “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” là “người nữ” trên trời của Đức Chúa Trời, tức tổ chức của Ngài gồm các tạo vật thần linh quyền năng.
5. Trong vở kịch tượng trưng được diễn tả nơi Ga-la-ti 4:22-31, Áp-ra-ham, Sa-ra, Y-sác, A-ga và Ích-ma-ên là hình bóng của những gì?
5 Vậy làm sao Đức Giê-hô-va lại có thể có hai người nữ tượng trưng—một ở trên trời, một ở dưới đất? Có mâu thuẫn không? Hoàn toàn không. Sứ đồ Phao-lô cho thấy Ga-la-ti 4:22-31; xem “Gia đình của Áp-ra-ham—Một hình bóng tiên tri”, nơi trang 218). Sa-ra, “người nữ tự-chủ” và là vợ của Áp-ra-ham, làm hình bóng cho tổ chức gồm các tạo vật thần linh của Đức Giê-hô-va mà Ngài coi như người vợ. A-ga, đầy tớ gái và là vợ thứ của Áp-ra-ham, hay là nàng hầu, làm hình bóng cho Giê-ru-sa-lem trên đất.
câu trả lời nằm trong hình bóng tiên tri của gia đình Áp-ra-ham. (6. Tổ chức trên trời của Đức Chúa Trời đã son sẻ một thời gian dài theo nghĩa nào?
6 Với bối cảnh đó, chúng ta bắt đầu hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu Ê-sai 54:1. Sau nhiều thập niên son sẻ, Sa-ra lúc 90 tuổi sinh Y-sác. Tương tự như vậy, tổ chức trên trời của Đức Giê-hô-va đã son sẻ một thời gian dài. Ngay khi còn ở vườn Ê-đen, Đức Giê-hô-va đã hứa là “người nữ” của Ngài sẽ sinh ra “dòng-dõi”. (Sáng-thế Ký 3:15) Hơn 2.000 năm sau, Đức Giê-hô-va đã lập giao ước với Áp-ra-ham về Dòng Dõi được hứa. Nhưng “người nữ” trên trời của Đức Chúa Trời cũng phải đợi thêm nhiều thế kỷ nữa trước khi sinh ra Dòng Dõi đó. Tuy vậy, khi đến kỳ định, con cái của “người nữ” son sẻ trước đây đông hơn con cái của dân Y-sơ-ra-ên xác thịt. Minh họa về người nữ son sẻ giúp chúng ta thấy được lý do tại sao các thiên sứ rất nóng lòng muốn chứng kiến sự xuất hiện của Dòng Dõi được hứa. (1 Phi-e-rơ 1:12) Cuối cùng, điều đó đã xảy ra khi nào?
7. Khi nào “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” có lý do để vui mừng như được tiên tri nơi Ê-sai 54:1, và tại sao bạn trả lời thế?
7 Việc Chúa Giê-su sinh ra như một con trẻ chắc chắn là một dịp để các thiên sứ vui mừng. (Lu-ca 2:9-14) Nhưng đó lại không phải là biến cố tiên tri nơi Ê-sai 54:1. Chỉ khi được thánh linh sinh ra vào năm 29 CN, Chúa Giê-su mới trở thành người con thiêng liêng của “Giê-ru-sa-lem ở trên cao”, và được Đức Giê-hô-va công khai nhận là “Con yêu-dấu” của Ngài. (Mác 1:10, 11; Hê-bơ-rơ 1:5; 5:4, 5) Chính vào lúc đó, “người nữ” trên trời của Đức Chúa Trời mới có lý do để vui mừng, theo sự ứng nghiệm của Ê-sai 54:1. Cuối cùng, nàng đã sinh ra Dòng Dõi theo lời hứa, tức Đấng Mê-si! Sự son sẻ kéo dài nhiều thế kỷ đã chấm dứt. Tuy nhiên, nàng còn lý do khác nữa để vui mừng.
Con cái đông đúc của người đàn bà son sẻ
8. Tại sao “người nữ” trên trời của Đức Chúa Trời có lý do để mừng rỡ sau khi sinh ra Dòng Dõi được hứa?
8 Sau khi Chúa Giê-su chết và sống lại, “người nữ” trên trời Cô-lô-se 1:18) Rồi nàng sinh nhiều con thiêng liêng nữa. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN, khoảng 120 môn đồ Chúa Giê-su được xức dầu bằng thánh linh, và do đó được chấp nhận là người đồng kế tự với Đấng Christ. Sau đó, cùng trong ngày có thêm 3.000 người nữa. (Giăng 1:12; Công-vụ 1:13-15; 2:1-4, 41; Rô-ma 8:14-16) Nhóm con này tiếp tục gia tăng. Trong những thế kỷ đầu của các tôn giáo bội đạo, tự xưng theo Đấng Christ, sự phát triển chậm hẳn lại. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi vào thế kỷ 20.
của Đức Chúa Trời vui mừng nhận được lại người Con yêu quý “sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết”. (9, 10. Lệnh “hãy mở rộng nơi trại ngươi” có ý nghĩa gì đối với người đàn bà sinh sống trong lều ngày xưa, và tại sao đây là lúc nàng vui mừng?
9 Ê-sai tiên tri tiếp về một giai đoạn gia tăng đáng chú ý: “Hãy mở rộng nơi trại ngươi, giương màn chỗ ngươi ở. Chớ để chật-hẹp; hãy giăng dây cho dài, đóng nọc cho chắc! Vì ngươi sẽ lan rộng ra bên hữu và bên tả; dòng-dõi ngươi sẽ được các nước làm cơ-nghiệp, và sẽ làm cho các thành hoang-vu đông dân-cư. Đừng sợ chi; vì ngươi sẽ chẳng bị hổ-thẹn. Chớ mắc-cỡ; vì ngươi chẳng còn xấu-hổ nữa. Ngươi sẽ quên điều sỉ-nhục lúc còn thơ-ấu, và đừng nhớ lại sự nhơ-nhuốc trong khi mình đương góa-bụa”.—Ê-sai 54:2-4.
10 Ở đây, Giê-ru-sa-lem được nói đến như thể một người vợ và một người mẹ sống trong lều, giống như Sa-ra. Khi gia đình càng ngày càng đông thêm, đến lúc người mẹ lo mở rộng nhà mình: nới lều thêm rộng, thừng thêm dài và dời cọc lều ra xa. Đây là công việc khiến nàng vui sướng và trong thời gian bận rộn này, nàng có thể dễ dàng quên đi những năm tháng lo lắng không biết có bao giờ mình sinh con để nối dõi không.
11. (a) “Người nữ” trên trời của Đức Chúa Trời được ban phước như thế nào vào năm 1914? (Xem cước chú). (b) Từ năm 1919 trở đi, lớp người xức dầu trên đất nhận được ân phước gì?
11 Giê-ru-sa-lem trên đất đã được ban phước với một thời kỳ phục hồi như thế sau cuộc lưu đày ở Ba-by-lôn. “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” còn được ban phước nhiều hơn * Đặc biệt kể từ năm 1919, trong tình trạng thiêng liêng mới được khôi phục,“dòng-dõi” được xức dầu của nàng đã phát triển mạnh mẽ. (Ê-sai 61:4; 66:8) Họ đã “được các nước làm cơ-nghiệp”, theo nghĩa họ mở rộng đến nhiều xứ để tìm tất cả những người sẽ gia nhập gia đình thiêng liêng của họ. Kết quả là công việc thâu nhóm con cái được xức dầu gia tăng rất mau lẹ. Dường như con số 144.000 người được thâu nhóm xong vào khoảng giữa thập niên 1930. (Khải-huyền 14:3) Vào lúc đó, công việc rao giảng không còn đặt trọng tâm vào việc thâu nhóm lớp người xức dầu nữa. Tuy nhiên, lớp người xức dầu tiếp tục bành trướng hoạt động.
nữa.12. Ngoài lớp người xức dầu, những ai đã được thâu nhóm vào hội thánh tín đồ Đấng Christ kể từ thập niên 1930?
12 Chúa Giê-su đã tiên tri là ngoài “bầy nhỏ”, gồm anh em được xức dầu của ngài, còn có “chiên khác” phải được đem về bầy tín đồ thật của Đấng Christ nữa. (Lu-ca 12:32; Giăng 10:16) Mặc dù không thuộc về con được xức dầu của “Giê-ru-sa-lem ở trên cao”, nhưng những bạn đồng hành trung thành này của lớp người xức dầu giữ một vai trò quan trọng được tiên tri từ lâu. (Xa-cha-ri 8:23) Từ thập niên 1930 cho đến nay, một đám đông “vô-số người” đã được thâu nhóm; kết quả là hội thánh tín đồ Đấng Christ phát triển chưa từng thấy. (Khải-huyền 7:9, 10) Ngày nay, đám đông lên đến nhiều triệu người. Tất cả các sự phát triển này đã tạo ra một nhu cầu cấp bách là cần thêm Phòng Nước Trời, Phòng Hội Nghị và các trụ sở chi nhánh. Lời của Ê-sai dường như thích hợp hơn bao giờ hết. Thật là một đặc ân được góp phần trong sự phát triển đã được báo trước đó!
Một người mẹ cảm thương con cái mình
13, 14. (a) Chúng ta thấy dường như có sự khó hiểu nào về một số lời nói về “người nữ” trên trời của Đức Chúa Trời? (b) Chúng ta hiểu được gì qua việc Đức Giê-hô-va dùng quan hệ gia đình để minh họa?
13 Chúng ta vừa thấy là trong sự ứng nghiệm lớn hơn, “người nữ” trong lời tiên tri tượng trưng cho tổ chức trên trời của Đức Giê-hô-va. Nhưng sau khi đọc Ê-sai 54:4, chúng ta có thể tự hỏi làm sao tổ chức gồm các con thần linh đó lại từng chịu khổ sở và sỉ nhục. Những câu kế tiếp nói rằng “người nữ” ấy của Đức Chúa Trời sẽ bị chối bỏ, khốn khổ và bị tấn công. Nàng thậm chí trêu cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời nữa. Làm sao những điều như thế lại áp dụng cho một tổ chức gồm các tạo vật thần linh vốn hoàn toàn, không bao giờ phạm tội? Câu trả lời nằm trong bản chất của gia đình.
14 Đức Giê-hô-va dùng mối quan hệ gia đình—vợ chồng, mẹ con—để truyền đạt những lẽ thật sâu xa về thiêng liêng vì những biểu tượng đó có ý nghĩa đối với con người. Bất kể mức độ tốt xấu của gia đình, dường như chúng ta đều có khái niệm thế nào là một hôn nhân thành công hoặc mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái. Sự dạy dỗ của Đức Giê-hô-va về mối quan hệ nồng ấm, thân thiện và đáng tin cậy của Ngài với các tạo vật thần linh quả là một bài học sống động cho chúng ta! Ngài cũng tạo cho chúng ta ấn tượng sâu sắc biết bao khi dạy tổ chức trên trời của Ngài chăm sóc con cái trên đất được thánh linh xức dầu! Khi các tôi tớ loài người của Ngài đau khổ thì các tôi tớ trung thành trên trời, tức “Giê-ru-sa-lem ở trên cao”, cũng đau khổ theo. Tương tự như thế, Chúa Giê-su nói: “Hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn-mọn nầy của anh em [được thánh Ma-thi-ơ 25:40.
linh xức dầu] ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy”.—15, 16. Ê-sai 54:5, 6 có sự ứng nghiệm đầu tiên và lần ứng nghiệm lớn hơn nào?
15 Vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy nhiều điều nói về “người nữ” trên trời của Đức Giê-hô-va phản ánh tình trạng con cái nàng trên đất. Hãy xem xét những lời này: “Vì chồng ngươi tức là Đấng đã tạo-thành ngươi; danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn-quân. Đấng chuộc ngươi tức là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, sẽ được xưng là Đức Chúa Trời của cả đất. Đức Giê-hô-va đã gọi ngươi, như gọi vợ đã bị bỏ và phiền-rầu trong lòng, như vợ cưới lúc còn trẻ và đã bị để, Đức Chúa Trời ngươi phán vậy”.—Ê-sai 54:5, 6.
16 Người vợ nói ở đây là ai? Trong sự ứng nghiệm lần đầu, đó là Giê-ru-sa-lem, tượng trưng cho dân Đức Chúa Trời. Trong 70 năm phu tù ở Ba-by-lôn, họ sẽ cảm thấy như thể bị Đức Giê-hô-va hoàn toàn hắt hủi và ruồng bỏ. Trong lần ứng nghiệm lớn hơn, những lời đó ám chỉ “Giê-ru-sa-lem ở trên cao”, và việc nàng cuối cùng sinh ra “dòng-dõi” làm ứng nghiệm Sáng-thế Ký 3:15.
Sửa phạt trong chốc lát đưa lại ân phước đời đời
17. (a) Giê-ru-sa-lem trên đất trải qua “một cơn lũ” nóng giận của Đức Chúa Trời như thế nào? (b) Con cái của “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” trải qua “cơn lũ” nào?
17 Lời tiên tri tiếp tục: “Ta đã bỏ ngươi trong một lát; nhưng ta sẽ lấy lòng thương-xót cả-thể mà thâu ngươi lại. Trong cơn [“một cơn lũ”, “NW”] nóng-giận, ta ẩn mặt với ngươi một lúc, nhưng vì lòng nhân-từ vô-cùng, ta sẽ thương đến ngươi, Đấng Cứu-chuộc ngươi là Đức Giê-hô-va phán vậy”. (Ê-sai 54:7, 8) Giê-ru-sa-lem trên đất bị tràn ngập bởi “một cơn lũ” nóng giận của Đức Chúa Trời khi bị các đạo quân Ba-by-lôn tấn công vào năm 607 TCN. Bảy mươi năm làm phu tù dường như một thời gian dài. Dù sao những sự thử thách đó chẳng khác nào “một lúc” khi so sánh với ân phước đời đời dành cho những ai sẵn lòng chịu sửa phạt. Tương tự như thế, con cái của “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” cảm thấy như bị tràn ngập bởi một cơn lũ thịnh nộ của Đức Chúa Trời, khi Ngài để cho các thành phần chính trị, do Ba-by-lôn Lớn xúi bẩy, tấn công họ. Nhưng sau này họ thấy biện pháp sửa phạt ấy quả thật ngắn ngủi khi so sánh với kỷ nguyên ân phước về thiêng liêng theo sau kể từ năm 1919!
18. Chúng ta có thể nhận ra được nguyên tắc quan trọng nào trong việc Đức Giê-hô-va nổi giận với dân Ngài, và điều này có thể ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta như thế nào?
18 Những câu này còn mô tả một lẽ thật quan trọng khác—cơn giận của Đức Chúa Trời qua đi mau chóng, nhưng lòng thương xót của Ngài còn đến đời đời. Ngài nổi giận với sự gian ác, nhưng cơn giận của Ngài luôn luôn được kiềm chế và nhằm một mục đích. Và nếu chúng ta chấp nhận sự sửa phạt của Đức Giê-hô-va, cơn giận của Ngài chỉ kéo dài “một lúc” rồi nguội đi. Nó được thay thế bởi “lòng thương-xót cả-thể”—tức sự tha thứ và lòng yêu thương nhân từ của Ngài. Những điều này kéo dài đến “vô-cùng”. Khi phạm Gia-cơ 5:14) Quả thật, sự sửa phạt có thể là cần thiết và khó chấp nhận. (Hê-bơ-rơ 12:11) Nhưng nó sẽ ngắn ngủi khi so với những ân phước vĩnh cửu đến từ sự tha thứ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời!
tội, chúng ta chớ bao giờ do dự trong việc ăn năn và tìm cách hàn gắn lại với Đức Chúa Trời. Nếu là tội nặng, chúng ta nên đến gặp các trưởng lão của hội thánh ngay. (19, 20. (a) Giao ước cầu vồng là gì, và nó liên quan thế nào với dân phu tù ở Ba-by-lôn? (b) “Giao-ước bình-an” đem lại sự bảo đảm nào cho tín đồ Đấng Christ được xức dầu và bạn đồng hành của họ ngày nay?
19 Bây giờ Đức Giê-hô-va cho dân Ngài sự cam đoan đầy an ủi: “Điều đó cũng như nước lụt về đời Nô-ê, như khi ta thề rằng nước lụt của Nô-ê sẽ không tràn ra trên đất nữa; thì ta cũng thề rằng ta sẽ không giận ngươi nữa, và cũng không trách-phạt ngươi. Dầu núi dời, dầu đồi chuyển, nhưng lòng nhân-từ ta đối với ngươi chẳng dời khỏi ngươi, lời giao-ước bình-an của ta chẳng chuyển, Đức Giê-hô-va, là Đấng thương-xót ngươi, phán vậy”. (Ê-sai 54:9, 10) Sau trận Nước Lụt, Đức Chúa Trời lập một giao ước—đôi khi còn gọi là giao ước cầu vồng—với Nô-ê và mọi vật sống. Đức Giê-hô-va hứa là Ngài sẽ không hủy hoại mặt đất bằng trận nước lụt toàn cầu nữa. (Sáng-thế Ký 9:8-17) Điều đó có nghĩa gì với Ê-sai và dân sự ông?
20 Thật an ủi khi biết hình phạt mà họ phải chịu—70 năm phu tù ở Ba-by-lôn—sẽ xảy ra chỉ một lần. Khi nó qua rồi thì sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Sau đó, “giao-ước bình-an” của Đức Chúa Trời sẽ có hiệu lực. Chữ Hê-bơ-rơ dịch là “bình-an” truyền đạt ý tưởng không chỉ là tình trạng không có chiến tranh mà còn hạnh phúc về mọi mặt. Về phần Đức Chúa Trời, giao ước này là vĩnh cửu. Núi đồi dù tan biến nhưng lòng nhân từ thương xót Ngài đối với dân sự trung thành của Ngài vẫn còn mãi. Đáng buồn là dân tộc trên đất của Ngài cuối cùng không thi hành bổn phận của bên kết
ước và làm tiêu tan sự bình an của chính mình vì khước từ Đấng Mê-si. Tuy nhiên, con cái của “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” tốt hơn nhiều. Một khi giai đoạn khó khăn vì bị sửa trị qua rồi, họ nhận chân rằng Đức Chúa Trời đã che chở họ đúng như lời Ngài cam đoan.Sự an toàn về thiêng liêng của dân Đức Chúa Trời
21, 22. (a) Tại sao có thể nói “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” bị cùng khốn và bị bão lung lay? (b) Tình trạng hạnh phúc của “người nữ” trên trời của Đức Giê-hô-va có ý nghĩa gì đối với “dòng-dõi” của nàng trên đất?
21 Đức Giê-hô-va tiếp tục báo trước về sự an toàn của dân sự trung thành của Ngài: “Hỡi ngươi [“người nữ”, “NW”] đương cùng-khốn, bị bão lung-lay, mất sự yên-ủi, nầy, ta sẽ lấy đơn-sa lát đá ngươi, sẽ lập nền ngươi bằng thanh-ngọc. Ta sẽ lấy hồng-ngọc làm tường xép ngươi, lấy san-hô làm các cửa ngươi, và cả bờ-cõi ngươi đều làm bằng đá quí. Hết thảy con-cái ngươi sẽ được Đức Giê-hô-va dạy-dỗ, và sự bình-an của con-cái ngươi sẽ lớn. Ngươi sẽ được đứng vững trong sự công-bình, tránh khỏi sự hiếp-đáp, vì chẳng sợ chi hết. Ngươi sẽ xa sự kinh-hãi, vì nó chẳng hề đến gần ngươi. Nầy, nếu người ta lập mưu hại ngươi, ấy chẳng phải bởi ta. Kẻ nào lập mưu hại ngươi sẽ vì cớ ngươi mà sa-ngã”.—Ê-sai 54:11-15.
22 Dĩ nhiên, “người nữ” của Đức Giê-hô-va trong lãnh vực thần linh không bao giờ bị cùng khốn hay bị bão lung lay. Nhưng nàng đau khổ khi “dòng-dõi” được xức dầu trên đất của nàng đau khổ, đặc biệt khi bị phu tù về thiêng liêng trong giai đoạn 1918-1919. Ngược lại, khi “người nữ” trên trời được tôn lên cao thì điều này phản ảnh một tình trạng tương tự được thấy rõ nơi con cái của nàng. Vậy hãy xem xét sự miêu tả nồng ấm về “Giê-ru-sa-lem ở trên cao”. Một tài liệu tham khảo ghi nhận là đá quý trên các cửa, “đơn-sa” mắc tiền, nền và ngay cả đến bờ cõi, nói lên “sự đẹp đẽ, lộng
lẫy, tinh khiết, sức mạnh và sự vững chắc”. Điều gì đã dẫn tín đồ Đấng Christ được xức dầu đến một tình trạng an toàn và hạnh phúc như thế?23. (a) Việc “được Đức Giê-hô-va dạy-dỗ” đã có hiệu quả nào trên các tín đồ Đấng Christ được xức dầu trong những ngày cuối cùng? (b) Dân Đức Chúa Trời được ban phước với “bờ-cõi... đều làm bằng đá quí” theo nghĩa nào?
23 Câu Ê-sai 54:13 trả lời: Hết thảy sẽ “được Đức Giê-hô-va dạy-dỗ”. Chúa Giê-su đã áp dụng lời này cho các môn đồ được xức dầu của ngài. (Giăng 6:45) Nhà tiên tri Đa-ni-ên báo trước là trong “kỳ cuối-cùng”, lớp người xức dầu sẽ được ban phước với sự hiểu biết chính xác và phong phú cùng sự thông sáng về thiêng liêng. (Đa-ni-ên 12:3, 4) Sự thông sáng ấy giúp họ dẫn đầu công cuộc giáo dục vĩ đại nhất trong lịch sử, đó là phổ biến sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời ra khắp mặt đất. (Ma-thi-ơ 24:14) Đồng thời sự thông sáng ấy cũng giúp họ thấy được sự khác biệt giữa tôn giáo thật và tôn giáo giả. Ê-sai 54:12 có nói đến “bờ-cõi... đều làm bằng đá quí”. Kể từ năm 1919, Đức Giê-hô-va đã ban cho lớp người xức dầu một sự hiểu biết ngày càng rõ ràng hơn về bờ cõi—tức ranh giới về thiêng liêng—khiến họ phân rẽ khỏi tôn giáo giả và các thành phần không tin kính của thế gian. (Ê-xê-chi-ên 44:23; Giăng 17:14; Gia-cơ 1:27) Do đó, họ đứng tách biệt với tư cách là dân riêng của Đức Chúa Trời.—1 Phi-e-rơ 2:9.
24. Làm sao chúng ta có thể chắc rằng chúng ta được Đức Giê-hô-va dạy dỗ?
24 Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta nên tự hỏi: ‘Tôi có đang được Đức Giê-hô-va dạy dỗ không?’ Chúng ta không tự động nhận được sự dạy dỗ đó, nhưng phải cố gắng. Nếu đều đặn đọc và suy ngẫm Lời Đức Chúa Trời, học hỏi bằng cách đọc sách báo dựa trên Kinh Thánh do lớp người “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” xuất bản, sửa soạn và tham dự các buổi họp của tín đồ Đấng Christ, chúng ta sẽ thật sự Ma-thi-ơ 24:45-47) Nếu chúng ta cố gắng áp dụng những gì học được và tỉnh thức về thiêng liêng thì sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời sẽ làm cho chúng ta khác hẳn với những người trong thế gian không tin kính này. (1 Phi-e-rơ 5:8, 9) Hơn thế nữa, sự dạy dỗ ấy sẽ giúp chúng ta “đến gần Đức Chúa Trời”.—Gia-cơ 1:22-25; 4:8.
được Đức Giê-hô-va dạy dỗ. (25. Lời hứa về sự bình an của Đức Chúa Trời có nghĩa gì đối với dân sự Ngài thời nay?
25 Lời tiên tri của Ê-sai cũng cho thấy lớp người xức dầu được ban phước với sự bình an dư dật. Phải chăng điều này có nghĩa là họ không bao giờ bị tấn công? Không, nhưng Đức Chúa Trời bảo đảm rằng sự tấn công đó không phải từ Ngài và Ngài cũng không cho kẻ tấn công được thành công. Chúng ta đọc: “Nầy, chính ta đã tạo-thành người thợ rèn thổi lửa than, chế ra khí-dụng để dùng; và cũng chính ta đã tạo-thành kẻ phá-diệt đặng làm sự phá-diệt. Phàm binh-khí chế ra nghịch cùng ngươi sẽ chẳng thạnh-lợi, và ngươi sẽ định tội mọi lưỡi dấy lên để xét-đoán ngươi. Đức Giê-hô-va phán: Ấy là phần cơ-nghiệp của các tôi-tớ Đức Giê-hô-va, và sự công-bình bởi ta ban cho họ”.—Ê-sai 54:16, 17.
26. Tại sao chúng ta được an lòng khi biết Đức Giê-hô-va là Đấng Tạo Hóa của toàn thể nhân loại?
26 Trong chương này của sách Ê-sai, đây là lần thứ hai Đức Giê-hô-va nhắc nhở các tôi tớ Ngài rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa. Trước đó, Ngài nói với vợ tượng trưng của Ngài rằng Ngài là “Đấng đã tạo-thành” nàng. Giờ đây Ngài nói rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa của toàn thể nhân loại. Câu 16 miêu tả một thợ rèn đang hun đốt lò để chế tạo vũ khí sát hại và một chiến binh, “kẻ phá-diệt đặng làm sự phá-diệt”. Thợ rèn cũng như chiến binh có thể là những hình ảnh đáng sợ đối với loài người, nhưng làm sao chúng có thể hy vọng thắng được Đấng Tạo Hóa của chúng? Ngày nay cũng vậy, ngay cả những lực lượng hùng mạnh nhất của thế gian này, khi tấn công dân sự Đức Chúa Trời, cũng không có chút hy vọng nào để chiến thắng tối hậu. Tại sao vậy?
27, 28. Trong thời kỳ khó khăn này, chúng ta có thể chắc chắn về điều gì, và tại sao chúng ta biết rằng những cuộc tấn công của Sa-tan sẽ vô hiệu?
27 Thời kỳ tấn công nhằm hủy diệt dân Đức Chúa Trời và sự thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật đã qua đi. (Giăng 4:23, 24) Đức Giê-hô-va đã để cho Ba-by-lôn Lớn mở cuộc tấn công và tạm thời được thành công. Trong một chốc lát, “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” thấy con cái mình gần như im tiếng khi công việc rao giảng trên đất hầu như bị đình trệ. Không bao giờ bị như vậy nữa! Bây giờ nàng mừng rỡ vì con cái mình bất khuất, theo nghĩa thiêng liêng. (Giăng 16:33; 1 Giăng 5:4) Đúng là trong quá khứ, khí giới đã được chế ra để chống họ, mà tương lai cũng sẽ có nữa. (Khải-huyền 12:17) Nhưng những khí giới này đã và sẽ thất bại. Sa-tan không có khí giới nào thắng nổi đức tin và lòng nhiệt thành của lớp người xức dầu và bạn đồng hành của họ. Sự bình an về thiêng liêng là “phần cơ-nghiệp của các tôi-tớ Đức Giê-hô-va”, vì thế không ai có thể cướp mất của họ.—Thi-thiên 118:6; Rô-ma 8:38, 39.
28 Không, thế gian của Sa-tan không thể làm gì để ngăn chặn thánh chức và sự thờ phượng thanh sạch kiên trì của các tôi tớ dâng mình của Đức Chúa Trời. Sự bảo đảm đó an ủi “Giê-ru-sa-lem ở trên cao” rất nhiều. Những người thuộc đám đông cũng vậy. Càng biết về tổ chức trên trời của Đức Giê-hô-va và mối quan hệ của tổ chức ấy với những người thờ phượng trên đất bao nhiêu, đức tin của chúng ta càng mạnh hơn bấy nhiêu. Bao lâu đức tin chúng ta mạnh thì bấy lâu các khí giới Sa-tan dùng để chống lại chúng ta sẽ đều vô hiệu!
[Chú thích]
^ đ. 11 Theo Khải-huyền 12:1-17, “người nữ” của Đức Chúa Trời được phước lớn là sinh ra một “dòng-dõi” quan trọng nhất—không phải là một con thần linh duy nhất, nhưng là Nước Đấng Mê-si ở trên trời. Sự sinh đẻ này xảy ra vào năm 1914. (Xem sách Revelation—Its Grand Climax At Hand!, trang 177-186). Lời tiên tri của Ê-sai chú ý nhiều đến niềm vui mừng của nàng khi Đức Giê-hô-va ban phước cho các con xức dầu của nàng trên đất.
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung nơi trang 218, 219]
Gia đình của Áp-ra-ham—Một hình bóng tiên tri
Theo sự giải thích của sứ đồ Phao-lô, gia đình Áp-ra-ham chẳng khác nào một vở kịch tượng trưng, một hình bóng tiên tri về mối quan hệ của Đức Giê-hô-va với tổ chức trên trời và với dân tộc Y-sơ-ra-ên trên đất, dưới giao ước Luật Pháp Môi-se.—Ga-la-ti 4:22-31.
Áp-ra-ham, trưởng gia đình, tượng trưng Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Việc Áp-ra-ham sẵn lòng dâng Y-sác, người con yêu dấu, làm của-lễ hy sinh là hình bóng cho việc Đức Giê-hô-va sẵn lòng dâng con yêu dấu của Ngài làm của-lễ hy sinh vì tội lỗi nhân loại.—Sáng-thế Ký 22:1-13; Giăng 3:16.
Sa-ra làm hình bóng cho người “vợ” trên trời của Đức Giê-hô-va, tức tổ chức gồm các tạo vật thần linh của Ngài. Tổ chức trên trời ấy được miêu tả một cách thích đáng như vợ của Đức Giê-hô-va vì nàng kết hợp mật thiết với Ngài, phục tùng quyền làm đầu của Ngài, và hoàn toàn hợp tác trong việc thực hiện ý định của Ngài. Nàng cũng được gọi là “Giê-ru-sa-lem ở trên cao”. (Ga-la-ti 4:26) Cũng “người nữ” này được nói đến nơi Sáng-thế Ký 3:15, và nàng được miêu tả trong sự hiện thấy nơi Khải-huyền 12:1-6, 13-17.
Y-sác làm hình bóng cho Dòng Dõi thiêng liêng của người nữ của Đức Chúa Trời. Chính yếu là Chúa Giê-su Christ. Tuy nhiên, dòng dõi đó sau này bao gồm cả các anh em được xức dầu của Đấng Christ, những người được nhận làm con thiêng liêng và được kế tự với Đấng Christ.—Rô-ma 8:15-17; Ga-la-ti 3:16, 29.
A-ga, vợ thứ hay nàng hầu của Áp-ra-ham, là một người nô lệ. Nàng là hình bóng thích hợp cho Giê-ru-sa-lem trên đất, nằm dưới Luật Pháp Môi-se, một bộ luật nhằm cho mọi người thấy họ là tôi mọi của tội lỗi và sự chết. Phao-lô nói rằng “A-ga, ấy là núi Si-na-i, trong xứ A-ra-bi”, vì giao ước Luật Pháp được lập tại đó.—Ga-la-ti 3:10, 13; 4:25.
Ích-ma-ên, con của A-ga, là hình bóng cho dân Do Thái vào thế kỷ thứ nhất, tức con cái của Giê-ru-sa-lem vẫn làm nô lệ cho Luật Pháp Môi-se. Như Ích-ma-ên bắt bớ Y-sác, những người Do Thái cũng bắt bớ tín đồ Đấng Christ là những con cái được xức dầu của Sa-ra tượng trưng, tức “Giê-ru-sa-lem ở trên cao”. Cũng như Áp-ra-ham đuổi A-ga và Ích-ma-ên đi, Đức Giê-hô-va cuối cùng đã từ bỏ Giê-ru-sa-lem và con cái bội nghịch của nó.—Ma-thi-ơ 23:37, 38.
[Hình nơi trang 220]
Sau khi báp têm, Chúa Giê-su được xức dầu bằng thánh linh, và Ê-sai 54:1 bắt đầu có sự ứng nghiệm quan trọng nhất
[Hình nơi trang 225]
Đức Giê-hô-va ẩn mặt Ngài khỏi Giê-ru-sa-lem “một lúc”
[Các hình nơi trang 231]
Làm sao chiến binh và người thợ rèn có thể thắng được Đấng Tạo Hóa của họ?