Niềm an ủi cho dân Đức Chúa Trời
Chương Mười Hai
Niềm an ủi cho dân Đức Chúa Trời
1. Viễn tượng u buồn nào chờ đón Giê-ru-sa-lem và dân cư nó, song có hy vọng gì?
BẢY MƯƠI năm—tuổi thọ của một người bình thường—đó là thời gian mà dân Giu-đa sẽ bị lưu đày ở Ba-by-lôn. (Thi-thiên 90:10; Giê-rê-mi 25:11; 29:10) Những người Y-sơ-ra-ên bị bắt đi làm phu tù, phần lớn già và chết ở Ba-by-lôn. Hãy tưởng tượng họ sẽ bị nhục nhã như thế nào trước sự nhạo báng và chế giễu của kẻ thù. Cũng hãy nghĩ đến biết bao sỉ nhục sẽ gây cho Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của họ, khi thành mang danh Ngài nằm trong cảnh điêu tàn quá lâu. (Nê-hê-mi 1:9; Thi-thiên 132:13; 137:1-3) Đền thờ yêu dấu, từng đầy dẫy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời khi Sa-lô-môn khánh thành, sẽ không còn nữa. (2 Sử-ký 7:1-3) Thật là một viễn tượng u buồn! Nhưng qua Ê-sai, Đức Giê-hô-va báo trước một sự khôi phục. (Ê-sai 43:14; 44:26-28) Trong chương 51 sách Ê-sai, chúng ta thấy có thêm lời tiên tri về chủ đề an ủi và đầy tính cách trấn an này.
2. (a) Qua Ê-sai, Đức Giê-hô-va nói thông điệp an ủi cho ai? (b) Những người Do Thái trung thành “theo sự công-bình” như thế nào?
2 Đức Giê-hô-va nói với những người ở Giu-đa hướng lòng về Ngài: “Các ngươi là kẻ theo sự công-bình, là kẻ tìm Đức Giê-hô-va, hãy nghe ta!” (Ê-sai 51:1a) “Theo sự công-bình” bao hàm hành động. Những người “theo sự công-bình” sẽ không chỉ nhận mình là dân Đức Chúa Trời mà còn nhiệt thành cố gắng sống công bình và phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. (Thi-thiên 34:15; Châm-ngôn 21:21) Họ sẽ trông vào Đức Giê-hô-va như Nguồn công bình duy nhất, và họ sẽ “tìm Đức Giê-hô-va”. (Thi-thiên 11:7; 145:17) Không phải là họ chưa biết Đức Giê-hô-va là ai hoặc chưa biết cầu nguyện với Ngài như thế nào. Nhưng đúng hơn, họ sẽ cố gắng đến gần Ngài, thờ phượng Ngài, cầu nguyện với Ngài, và tìm kiếm sự hướng dẫn của Ngài trong mọi việc họ làm.
3, 4. (a) Ai là “vầng đá” mà từ đó dân Do Thái được đục ra và ai là “cái lỗ của hang” mà họ được đào lên? (b) Tại sao dân Do Thái được an ủi khi nhớ lại nguồn gốc của mình?
3 Tuy nhiên, trong nước Giu-đa tương đối không có nhiều người thật sự theo đuổi công bình, và điều này có thể khiến họ nhút nhát và nản chí. Vì vậy, dùng minh họa về việc đục đá, Đức Giê-hô-va khuyến khích họ: “Khá nhìn-xem vầng đá mà các ngươi đã được đục ra, và cái lỗ của hang mà các ngươi đã được đào lên! Hãy nghĩ đến tổ ngươi là Áp-ra-ham, cùng Sa-ra, là người đã sanh-sản các ngươi [“trong sự đau đớn”, “NW”]; ta đã gọi Áp-ra-ham khi người chỉ có một mình; ta đã ban phước cho người nên nhiều”. (Ê-sai 51:1b, 2) “Vầng đá” từ đó dân Do Thái được đục ra là Áp-ra-ham, một khuôn mặt lịch sử mà dân tộc Y-sơ-ra-ên rất hãnh diện. (Ma-thi-ơ 3:9; Giăng 8:33, 39) Ông là tổ tiên của dân tộc. “Cái lỗ của hang” chính là Sa-ra, từ tử cung bà mà tổ tiên của Y-sơ-ra-ên là Y-sác được sinh ra.
4 Áp-ra-ham và Sa-ra đã quá tuổi sinh đẻ và không có con. Thế nhưng, Đức Giê-hô-va hứa ban phước cho Áp-ra-ham và “cho người nên nhiều”. (Sáng-thế Ký 17:1-6, ) Nhờ Đức Chúa Trời phục hồi khả năng sinh sản của họ, Áp-ra-ham và Sa-ra đã sinh được một người con trong tuổi già, và dân tộc trong giao ước của Đức Chúa Trời ra từ người con này. Do đó, Đức Giê-hô-va đã làm cho người đàn ông đó thành cha của một nước lớn mà số dân trở nên đông đảo không đếm xuể như sao trên trời. ( 15-17Sáng-thế Ký 15:5; Công-vụ 7:5) Vậy nếu Đức Giê-hô-va đã có thể đem Áp-ra-ham từ một vùng đất xa xôi và tạo ông thành một dân tộc hùng mạnh, thì chắc chắn Ngài có thể thực hiện lời hứa của Ngài là giải thoát những người trung thành còn sót lại khỏi cảnh phu tù ở Ba-by-lôn, đưa họ trở về quê hương, và một lần nữa tạo họ thành một nước lớn. Lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham đã thành tựu thì lời hứa với dân Do Thái bị phu tù cũng sẽ được thực hiện.
5. (a) Áp-ra-ham và Sa-ra là hình bóng cho ai? Hãy giải thích. (b) Trong sự ứng nghiệm sau cùng, ai bắt nguồn từ “vầng đá”?
Ê-sai 51:1, 2 hẳn có một sự áp dụng khác. Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:18 (NW) gọi Đức Giê-hô-va là “Hòn Đá” sinh ra Y-sơ-ra-ên và “Đấng đã sinh [Y-sơ-ra-ên] trong sự đau đớn”. Động từ tiếng Hê-bơ-rơ được dịch là ‘sinh trong sự đau đớn’ cũng xuất hiện nơi Ê-sai 51:2 (NW) khi nói về việc Sa-ra sinh ra Y-sơ-ra-ên. Bởi thế, theo nghĩa tiên tri, Áp-ra-ham là hình bóng cho Đức Giê-hô-va, Áp-ra-ham Lớn. Sa-ra, vợ của Áp-ra-ham, là hình bóng thích hợp cho tổ chức hoàn vũ của Đức Giê-hô-va ở trên trời gồm các tạo vật thần linh, được tượng trưng trong Kinh Thánh là vợ hay người nữ của Đức Chúa Trời. (Sáng-thế Ký 3:15; Khải-huyền 12:1, 5) Trong sự ứng nghiệm sau cùng của những lời tiên tri này của Ê-sai, dân tộc sinh ra từ “vầng đá” là “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời”, tức hội thánh gồm những tín đồ Đấng Christ được xức dầu, được sinh ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN. Như đã thảo luận trong các chương trước của sách này, dân tộc ấy đã bị Ba-by-lôn cầm tù vào năm 1918, nhưng được trở lại tình trạng thịnh vượng về thiêng liêng vào năm 1919.—Ga-la-ti 3:26-29; 4:28; 6:16.
5 Việc đục đá tượng trưng nơi6. (a) Triển vọng nào chờ đón xứ Giu-đa, và sẽ có sự khôi phục nào? (b) Ê-sai 51:3 nhắc nhở chúng ta về sự khôi phục nào vào thời nay?
6 Sự an ủi Đức Giê-hô-va dành cho Si-ôn hay Giê-ru-sa-lem không chỉ bao gồm lời hứa dựng nên một nước đông dân. Chúng ta đọc: “Đức Giê-hô-va đã yên-ủi Si-ôn; Ngài đã yên-ủi mọi nơi đổ-nát của nó. Ngài đã khiến đồng-vắng nên như vườn Ê-đen, nơi sa-mạc nên như vườn Đức Giê-hô-va; giữa vườn ấy sẽ có sự vui-vẻ, mừng-rỡ, tạ-ơn, và tiếng ca-hát”. (Ê-sai 51:3) Trong 70 năm hoang vu, xứ Giu-đa sẽ tàn lụi thành đồng vắng, đầy bụi gai, bụi cây mâm xôi và cỏ hoang khác. (Ê-sai 64:10; Giê-rê-mi 4:26; ) Vì thế, ngoài việc tái định cư dân Giu-đa, sự khôi phục sẽ bao gồm việc phục hồi xứ thành như vườn Ê-đen với những cánh đồng xanh tươi và vườn cây sai trái. Đất sẽ dường như mừng rỡ. So với tình trạng hoang vu trong thời gian lưu đày, xứ sẽ giống như địa đàng. Vào năm 1919, những người xức dầu còn sót lại thuộc Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời đã được vào một địa đàng giống như thế theo nghĩa thiêng liêng.— 9:10-12Ê-sai 11:6-9; 35:1-7.
Lý do để tin nơi Đức Giê-hô-va
7, 8. (a) Việc Đức Giê-hô-va kêu gọi lắng nghe Ngài có nghĩa gì? (b) Tại sao việc dân Giu-đa chú ý đến Đức Giê-hô-va là điều quan trọng?
7 Kêu gọi dân sự chăm chú trở lại, Đức Giê-hô-va phán: “Hỡi dân ta, hãy chăm-chỉ mà nghe ta; hỡi nước ta, hãy lắng tai cho ta! Vì sẽ có luật-pháp ra từ ta, và ta sẽ lập sự công-bình làm sự sáng cho các dân. Sự công-bình của ta đã gần; sự cứu-rỗi của ta đã ra, cánh tay ta sẽ xét-đoán các dân. Các cù-lao sẽ trông-đợi ta, và chúng nó sẽ nhờ-cậy cánh tay ta”.—Ê-sai 51:4, 5.
8 Đức Giê-hô-va kêu gọi lắng nghe Ngài; điều này không có nghĩa là chỉ nghe thông điệp của Ngài mà thôi. Nó còn có nghĩa là chú tâm nhằm làm theo những gì nghe được. (Thi-thiên 49:1; 78:1) Dân sự phải hiểu rằng Đức Giê-hô-va là Nguồn dạy dỗ, công lý và cứu rỗi. Ngài là Nguồn soi sáng thiêng liêng duy nhất. (2 Cô-rinh-tô 4:6) Ngài cũng là Quan Án tối hậu của loài người. Luật pháp do Đức Giê-hô-va ban ra là ánh sáng cho những ai muốn được luật pháp ấy hướng dẫn.—Thi-thiên 43:3; 119:105; Châm-ngôn 6:23.
9. Ngoài dân tộc trong giao ước của Đức Chúa Trời, ai sẽ được hưởng lợi ích từ sự giải cứu của Đức Giê-hô-va?
9 Tất cả những điều này được nghiệm đúng, không những đối với dân trong giao ước với Đức Chúa Trời Ê-sai 40:10; Lu-ca 1:51, 52) Ngày nay cũng vậy, sự rao giảng sốt sắng của những thành viên trong Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời còn sót lại đã khiến hàng triệu người, trong đó có nhiều người từ các đảo xa xôi ngoài đại dương, quay về với Đức Giê-hô-va và đặt đức tin nơi Ngài.
mà còn với những người có lòng ngay thẳng ở khắp nơi, ngay cả những hải đảo xa xôi nhất ở đại dương. Họ sẽ không bị thất vọng khi đặt niềm tin nơi Đức Giê-hô-va, nơi khả năng hành động và giải cứu của Ngài đối với các tôi tớ trung thành. Quyền năng hay quyền lực của Ngài, tượng trưng bởi cánh tay Ngài, là chắc chắn; không ai có thể ngăn cản được. (10. (a) Vua Nê-bu-cát-nết-sa buộc phải học biết sự thật nào? (b) “Các từng trời” và “đất” nào sẽ bị đưa đến chỗ chấm dứt?
10 Kế tiếp, Đức Giê-hô-va đề cập đến một sự thật mà Vua Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn sẽ phải học biết. Không gì trên trời hay dưới đất có thể ngăn cản Đức Giê-hô-va thực hiện ý muốn của Ngài. (Đa-ni-ên 4:34, 35) Chúng ta đọc: “Hãy ngước mắt lên các từng trời, và cúi xem dưới đất; vì các từng trời sẽ tan ra như khói, đất sẽ cũ như áo, dân-cư trên đất sẽ chết như ruồi: nhưng sự cứu-rỗi của ta còn đời đời, sự công-bình của ta chẳng hề bị bỏ đi”. (Ê-sai 51:6) Mặc dù các vua Ba-by-lôn không hề có chính sách cho dân phu tù trở về quê hương, nhưng không ai ngăn cản được việc Đức Giê-hô-va giải cứu dân Ngài. (Ê-sai 14:16, 17) “Các từng trời” Ba-by-lôn, hay là các quyền lực cai trị, sẽ bị tan ra hay là bị đánh bại. “Đất” Ba-by-lôn, tức thần dân của các quyền lực cai trị đó, sẽ dần dần đi đến chỗ chấm dứt. Đúng vậy, ngay cả quyền lực mạnh mẽ nhất của thời đại này cũng không thể đứng nổi trước quyền năng của Đức Giê-hô-va hay ngăn cản hành động cứu rỗi của Ngài.
11. Tại sao các tín đồ Đấng Christ ngày nay được khuyến khích khi thấy lời tiên tri về sự chấm dứt “các từng trời” và “đất” của Ba-by-lôn được ứng nghiệm trọn vẹn?
11 Tín đồ Đấng Christ ngày nay được khích lệ biết bao khi biết rằng những lời tiên tri này đã được ứng nghiệm trọn vẹn! Tại sao? Vì sứ đồ Phi-e-rơ cũng dùng những từ ngữ tương tự về một biến cố còn nằm trong tương lai. Ông nói về ngày của Đức Giê-hô-va đang đến mau chóng, “ngày các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu-tán, các thể-chất sẽ bị thiêu mà tan-chảy đi!” Rồi ông tiếp: “Theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ-đợi trời mới đất mới, là nơi sự công-bình ăn-ở”. (2 Phi-e-rơ 3:12, 13; Ê-sai 34:4; Khải-huyền 6:12-14) Mặc dù các nước hùng mạnh và giới cai trị có quyền hành cao cả giống như sao trên trời có thể khinh thường Đức Giê-hô-va, nhưng vào thời điểm của Ngài, chúng sẽ bị hủy diệt—dễ dàng giống như đập nát một con muỗi. (Thi-thiên 2:1-9) Chỉ chính phủ công bình của Đức Chúa Trời sẽ cai trị đời đời, trên một xã hội loài người công bình.—Đa-ni-ên 2:44; Khải-huyền 21:1-4.
12. Tại sao tôi tớ Đức Chúa Trời không sợ hãi khi bị kẻ thù lăng mạ?
12 Bây giờ Đức Giê-hô-va phán với những người “theo sự công-bình”: “Hỡi dân biết điều công-nghĩa, ghi luật-pháp ta trong lòng, hãy nghe ta! Chớ e người ta chê-bai, đừng sợ họ nhiếc-móc. Vì sâu sẽ cắn nuốt họ như cắn áo, Ê-sai 51:7, 8) Vì lập trường can đảm của mình, những người đặt sự tin cậy nơi Đức Giê-hô-va sẽ bị lăng mạ, khinh miệt, nhưng họ không có gì phải sợ. Bọn người khinh miệt ấy chỉ là người phàm, sẽ bị “ăn” giống như áo len bị mối mọt xông. * Giống những người Do Thái trung thành thuở xưa, tín đồ thật Đấng Christ ngày nay không có lý do gì để sợ bất cứ người nào chống đối họ. Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời muôn đời, là sự cứu rỗi của họ. (Thi-thiên 37:1, 2) Việc bị kẻ thù của Đức Chúa Trời khinh miệt là bằng chứng cho thấy dân Đức Giê-hô-va có thánh linh của Ngài.—Ma-thi-ơ 5:11, 12; 10:24-31.
mọt sẽ ăn họ như ăn lông chiên; nhưng sự công-bình của ta sẽ còn mãi, sự cứu-rỗi của ta còn đến muôn đời”. (13, 14. Những từ ngữ “Ra-háp” và “con quái-vật lớn” tượng trưng cho gì, và nó bị “đâm” và “phân thây” như thế nào?
13 Như thể xin Đức Giê-hô-va hành động vì dân phu tù của Ngài, Ê-sai nói: “Hỡi cánh tay Đức Giê-hô-va, hãy thức dậy, thức dậy! Hãy mặc lấy sức-mạnh đi! Hãy thức dậy như ngày xưa, như các đời thượng-cổ! Há chẳng phải Ngài là Đấng đã phân thây Ra-háp và đâm con quái-vật lớn sao? Há chẳng phải Ngài là Đấng đã làm cạn biển, tắt nước vực lớn, làm cho biển sâu ra một con đường, hầu cho dân đã được chuộc đi qua sao?”—Ê-sai 51:9, 10.
14 Ê-sai nói về những tấm gương lịch sử mà ông đã lựa chọn cẩn thận. Mọi người Y-sơ-ra-ên đều biết về cuộc giải cứu dân tộc khỏi Ai Cập và việc băng qua Biển Đỏ. (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:24-27; 14:26-31) Các từ ngữ “Ra-háp” và “con quái-vật lớn” ám chỉ Ai Cập dưới sự cai trị của Pha-ra-ôn, người đã chống đối Cuộc Xuất Hành của Y-sơ-ra-ên khỏi xứ Ai Cập. (Thi-thiên 74:13; 87:4; Ê-sai 30:7) Với đầu ở Châu thổ Sông Ni-lơ và thân trải dài hàng trăm kilômét đến tận Thung Lũng Ni-lơ màu mỡ, Ai Cập cổ xưa giống như con rắn khổng lồ. (Ê-xê-chi-ên 29:3) Nhưng con quái vật này đã bị phân thây từng miếng khi Đức Giê-hô-va đổ Mười Tai Vạ xuống trên nó. Nó bị đâm, bị thương tích trầm trọng, và mất hết sức lực khi đạo quân của nó bị hủy diệt dưới nước của Biển Đỏ. Đúng vậy, Đức Giê-hô-va đã biểu dương cánh tay quyền năng của Ngài khi đối xử với Ai Cập. Chẳng lẽ Ngài lại không sẵn sàng như thế để chiến đấu cho dân Ngài bị phu tù ở Ba-by-lôn sao?
15. (a) Sự buồn bực và than vãn của Si-ôn sẽ biến mất như thế nào? (b) Đối với dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời thời nay, sự buồn bực và than vãn biến mất khi nào?
15 Bây giờ hướng tới việc Y-sơ-ra-ên được giải cứu khỏi xứ Ba-by-lôn, lời tiên tri tiếp tục: “Dân mà Đức Giê-hô-va đã chuộc sẽ trở về, sẽ hát mà đến Si-ôn. Sự hỉ-lạc vô-cùng sẽ đội trên đầu họ, họ sẽ được vui-vẻ mừng-rỡ; sự buồn-bực than-vãn sẽ tránh đi”. (Ê-sai 51:11) Tuy nhiên, dù tình trạng của họ ở Ba-by-lôn u buồn thật, nhưng những ai tìm kiếm sự công bình của Đức Giê-hô-va có viễn tượng tươi sáng. Sẽ đến thời điểm mà mọi buồn bực và than vãn đều biến mất. Tiếng reo vui mừng, hân hoan, hớn hở phát ra từ môi của những người được chuộc. Trong sự ứng nghiệm thời nay của những lời tiên tri này, dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời được giải thoát khỏi sự cầm tù của Ba-by-lôn vào năm 1919. Họ được phục hồi tình trạng thiêng liêng với sự vui mừng lớn—sự vui mừng mà đến nay vẫn còn.
16. Giá phải trả để chuộc dân Do Thái là gì?
16 Giá để chuộc dân Do Thái sẽ là gì? Lời tiên tri của Ê-sai đã tiết lộ là Đức Giê-hô-va ban “Ê-díp-tô làm giá chuộc ngươi, Ê-thi-ô-bi và Sê-ba làm của thay ngươi”. (Ê-sai 43:1-4) Điều này sẽ xảy ra sau này. Sau khi chinh phục Ba-by-lôn và giải thoát dân Do Thái khỏi ách phu tù, Đế Quốc Phe-rơ-sơ chinh phục Ai Cập, Ê-thi-ô-bi và Sê-ba. Những nước này thay thế cho dân Y-sơ-ra-ên. Điều này phù hợp với nguyên tắc nói nơi Châm-ngôn 21:18: “Kẻ ác là một giá chuộc người công-bình; và kẻ dối-gạt thế chỗ cho người ngay-thẳng”.
Trấn an thêm
17. Tại sao dân Do Thái không cần phải sợ cơn giận của Ba-by-lôn?
17 Đức Giê-hô-va trấn an dân Ngài thêm: “Ta, chính ta, là Đấng yên-ủi các ngươi. Ngươi là ai, mà sợ loài người hay chết, sợ con trai loài người là kẻ sẽ trở nên như cỏ? mà lại quên Đức Giê-hô-va, Đấng tạo ngươi, đã giương các từng trời và lập nền đất, và trọn ngày cứ run-sợ về cơn giận của kẻ ức-hiếp [“bao vây”, “NW”] khi nó toan hủy-diệt ngươi? Vậy thì bây giờ chớ nào cơn giận của kẻ ức-hiếp [“bao vây”, “NW”] ấy ở đâu?” (Ê-sai 51:12, 13) Những năm tháng làm phu tù vẫn nằm trước mắt. Dù vậy, không có lý do gì để sợ cơn giận dữ của Ba-by-lôn. Dù nước đó, cường quốc thứ ba theo lịch sử Kinh Thánh, sẽ khuất phục dân Đức Chúa Trời và tìm cách “bao vây” họ, hay là chặn đường không cho họ trốn thoát, những người Do Thái trung thành biết rằng Đức Giê-hô-va đã báo trước Ba-by-lôn sẽ rơi vào tay Si-ru. (Ê-sai 44:8, 24-28) Khác hẳn với Đấng Tạo Hóa—Đức Chúa Trời muôn đời, Đức Giê-hô-va—dân cư Ba-by-lôn sẽ bị tiêu diệt giống như cỏ, héo đi dưới ánh nắng chói chang của mặt trời vào mùa khô. Lúc đó thì sự đe dọa và cơn giận của chúng ở đâu? Thật thiếu khôn ngoan biết bao khi sợ loài người và quên Đức Giê-hô-va, Đấng dựng nên trời đất!
18. Mặc dù dân Ngài bị tù đày một thời gian, nhưng Đức Giê-hô-va cho họ sự bảo đảm nào?
18 Mặc dù dân Đức Giê-hô-va bị lưu đày, hay “bắt đem Thi-thiên 30:3; 88:3-5) Đức Giê-hô-va bảo đảm với họ: “Kẻ bị bắt đem đi sẽ chóng được tha ra; sẽ chẳng chết trong hầm, và cũng không thiếu lương-thực”.—Ê-sai 51:14.
đi” một thời gian, họ sẽ được giải thoát bất ngờ. Họ sẽ không bị tuyệt diệt ở Ba-by-lôn, không bị chết đói trong cảnh tù đày—để xác nơi âm phủ, tức huyệt. (19. Tại sao những người Do Thái trung thành có thể tin tưởng tuyệt đối nơi lời của Đức Giê-hô-va?
19 Đức Giê-hô-va tiếp tục an ủi Si-ôn: “Vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đấng làm cho biển động, sóng bổ ầm-ầm. Đức Giê-hô-va vạn-quân là danh Ngài. Ta đã để lời nói ta trong miệng ngươi, và cho ngươi núp dưới bóng bàn tay ta, đặng dựng các từng trời và lập nền đất, cùng nói với Si-ôn rằng: Ngươi là dân ta!” (Ê-sai 51:15, 16) Kinh Thánh nhiều lần nói đến quyền lực của Đức Chúa Trời trên biển. (Gióp 26:12; Thi-thiên 89:9; Giê-rê-mi 31:35) Ngài hoàn toàn kiểm soát được các lực thiên nhiên như Ngài đã cho thấy khi giải cứu dân Ngài khỏi Ai Cập. Ai có thể sánh được, dù ở mức độ nhỏ nhất, với “Đức Giê-hô-va vạn-quân”?—Thi-thiên 24:10.
20. “Trời” và “đất” nào sẽ thành hình khi Đức Giê-hô-va khôi phục Si-ôn, và Ngài phán những lời an ủi nào?
20 Dân Do Thái tiếp tục là dân trong giao ước của Đức Chúa Trời, và Đức Giê-hô-va bảo đảm với họ là họ sẽ trở về quê hương để sống một lần nữa dưới Luật Pháp của Ngài. Tại đó, họ sẽ tái thiết Giê-ru-sa-lem và đền thờ, và tiếp tục thi hành trách nhiệm theo giao ước mà Ngài đã lập với họ qua Môi-se. Khi người Y-sơ-ra-ên cùng với bầy gia súc hồi hương ngày một đông thêm, một “đất mới” đã bắt đầu thành hình. “Trời mới”, tức hệ thống cầm quyền mới, sẽ được đặt trên đất mới đó. (Ê-sai 65:17-19; A-ghê 1:1, 14) Đức Giê-hô-va một lần nữa sẽ nói với Si-ôn: “Ngươi là dân ta”.
Kêu gọi hành động
21. Đức Giê-hô-va kêu gọi Si-ôn hành động như thế nào?
21 Sau khi trấn an Si-ôn, Đức Giê-hô-va kêu gọi nó hành động. Xem sự khổ cực của Si-ôn như đã đến chỗ chấm dứt, Ngài phán: “Hỡi Giê-ru-sa-lem, hãy thức dậy, thức dậy, và đứng lên! Ngươi đã uống chén thạnh-nộ từ tay Đức Giê-hô-va; đã uống cạn chén xoàng-ba, uống cho tới cặn”. (Ê-sai 51:17) Vâng, Giê-ru-sa-lem phải đứng dậy từ tình trạng thảm thương và phục hồi địa vị và sự rực rỡ trước đây của mình. Sẽ đến lúc nó uống cạn chén thạnh nộ tượng trưng của Đức Chúa Trời. Ngài đã thôi giận nó.
22, 23. Giê-ru-sa-lem sẽ trải qua điều gì khi uống chén thạnh nộ của Đức Giê-hô-va?
22 Tuy nhiên, trong lúc Giê-ru-sa-lem bị trừng phạt, không người dân nào, hay “con trai”, của nó có thể ngăn chặn điều đang xảy ra. (Ê-sai 43:5-7; Giê-rê-mi 3:14) Lời tiên tri nói: “Trong vòng các con trai mà Giê-ru-sa-lem đã sanh ra, chẳng một đứa nào để dắt nó; trong vòng các con trai nó đã nuôi, chẳng một đứa nào đến cầm lấy tay”. (Ê-sai 51:18) Nó sẽ bị đau khổ trong tay người Ba-by-lôn là dường nào! “Hai sự nầy, tức là diệt-vong và hủy-phá, đói-kém và gươm-dao, đã đến cho ngươi, mà ai là kẻ sầu-não vì ngươi? Ta sẽ lấy gì yên-ủi ngươi? Các con trai ngươi đều hao-mòn, nằm ngổn-ngang nơi ngã ba đường phố, như con nai mắc trong lưới, đầy cơn giận của Đức Giê-hô-va và sự quở-trách của Đức Chúa Trời ngươi!”—Ê-sai 51:19, 20.
23 Thật tội nghiệp Giê-ru-sa-lem! Nó sẽ phải chịu “diệt-vong và hủy-phá” cũng như “đói-kém” và “gươm-dao”. Vì không thể hướng dẫn nó và nuôi nó sống và mạnh, “các con trai” nó sẽ bất lực, gầy mòn, không còn đủ sức mạnh để đẩy lui quân Ba-by-lôn xâm lăng. Người ta thấy chúng nằm sải ngất xỉu, yếu ớt, và kiệt sức ở ngã ba đường phố. (Ca-thương 2:19; 4:1, 2) Chúng phải uống chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời và sẽ không còn sức lực, giống như thú vật mắc vào lưới vậy.
24, 25. (a) Điều gì sẽ không xảy ra lần nữa cho Giê-ru-sa-lem? (b) Sau Giê-ru-sa-lem, ai là người kế tiếp uống chén thạnh nộ của Đức Giê-hô-va?
Ê-sai 51:21-23) Sau khi sửa phạt Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-hô-va sẵn sàng thương xót và tha thứ nó.
24 Nhưng tình trạng đau thương này sẽ chấm dứt. Ê-sai an ủi: “Vậy, bây giờ, hỡi ngươi là kẻ khốn-nạn, là kẻ say nhưng không vì rượu, hãy nghe điều nầy. Chúa Giê-hô-va ngươi, Đức Chúa Trời ngươi, là Đấng binh-vực dân mình, phán như vầy: Nầy, ta đã lấy lại chén xoàng-ba từ tay ngươi, tức là cặn của chén thạnh-nộ ta, rày về sau ngươi sẽ không uống nó nữa. Ta sẽ để chén ấy trong tay các kẻ hà-hiếp ngươi, tức là các kẻ bảo ngươi rằng: Hãy cúi xuống, đặng chúng ta bước ngang qua! Rồi ngươi cong lưng sát đất, như con đường cho người ta qua lại”. (25 Bây giờ Đức Giê-hô-va xoay cơn giận Ngài khỏi Giê-ru-sa-lem và đổ xuống Ba-by-lôn. Ba-by-lôn đã phá tan và làm nhục Giê-ru-sa-lem. (Thi-thiên 137:7-9) Nhưng Giê-ru-sa-lem sẽ không phải uống chén thạnh nộ lần nữa từ tay của Ba-by-lôn hay đồng minh của nó. Thay vì thế, chén sẽ được cất khỏi tay của Giê-ru-sa-lem và trao cho những kẻ mừng rỡ trước sự nhục nhã của nó. (Ca-thương 4:21, 22) Ba-by-lôn sẽ bị bại trận, sẽ say sưa mê mẩn. (Giê-rê-mi 51:6-8) Trong khi đó, Si-ôn sẽ trỗi dậy! Thật là một sự đảo ngược lạ lùng! Một viễn tượng như thế quả có thể an ủi Si-ôn. Và các tôi tớ Đức Giê-hô-va có thể được bảo đảm là danh Ngài sẽ nên thánh qua các hành động giải cứu của Ngài.
[Chú thích]
^ đ. 12 Mối mọt nói đến ở đây rất có thể là con nhậy cắn quần áo, đặc biệt khi còn là ấu trùng thì rất tai hại.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 167]
Đức Giê-hô-va, Áp-ra-ham Lớn, là “vầng đá” từ đó dân Ngài được “đục ra”
[Hình nơi trang 170]
Những kẻ thù nghịch của dân Đức Chúa Trời sẽ biến mất, giống như cái áo bị mối mọt ăn
[Hình nơi trang 176, 177]
Đức Giê-hô-va đã bày tỏ quyền năng của Ngài trong việc kiểm soát các lực thiên nhiên
[Hình nơi trang 178]
Chén mà Giê-ru-sa-lem sẽ uống được chuyền qua Ba-by-lôn và đồng minh của nó