Sự giả hình bị vạch trần!
Chương Mười Chín
Sự giả hình bị vạch trần!
1. Chúa Giê-su và Đức Giê-hô-va coi sự giả hình như thế nào, và vào thời Ê-sai sự giả hình này đã được phô diễn ra sao?
CHÚA GIÊ-SU nói với các nhà lãnh đạo tôn giáo thời ngài: “Các ngươi cũng vậy, bề ngoài ra dáng công-bình, nhưng ở trong thì chan-chứa sự giả-hình và tội-lỗi”. (Ma-thi-ơ 23:28) Việc Chúa Giê-su lên án sự giả hình phản ánh quan điểm Cha trên trời của ngài. Chương 58 sách Ê-sai đặc biệt tập trung vào sự giả hình lan tràn khắp xứ Giu-đa. Tranh chấp, áp bức, và bạo động là chuyện thường ngày. Việc giữ ngày Sa-bát đã lỏng lẻo trở thành một tập tục vô nghĩa. Dân sự chỉ phụng sự Đức Giê-hô-va chiếu lệ và phô trương lòng mộ đạo bằng sự kiêng ăn không thành thật. Bảo sao Đức Giê-hô-va không vạch trần bộ mặt thật của họ!
‘Rao-bảo cho dân sự biết về tội-lỗi họ’
2. Ê-sai biểu lộ tinh thần nào khi công bố thông điệp của Đức Giê-hô-va, và ngày nay những ai có cùng tinh thần này?
2 Mặc dù Đức Giê-hô-va gớm ghiếc hạnh kiểm của dân Giu-đa nhưng lời Ngài cũng hàm ý tha thiết kêu gọi họ ăn năn. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va không muốn khiển trách mơ hồ. Do đó, Ngài ra lệnh cho Ê-sai: “Hãy kêu to lên, đừng dứt; hãy cất tiếng lên như cái loa; rao-bảo tội-lỗi dân ta cho nó, và rao-bảo sự gian-ác nhà Gia-cốp cho nhà ấy!” (Ê-sai 58:1) Việc dạn dĩ công bố lời Đức Giê-hô-va có thể khiến dân sự oán giận Ê-sai, nhưng không làm ông thối chí. Ông vẫn có cùng tinh thần tận tụy như lúc ông nói: “Có tôi đây; xin hãy sai tôi”. (Ê-sai 6:8) Đối với các Nhân Chứng Giê-hô-va thời nay, những người có cùng sứ mạng giảng Lời Đức Chúa Trời và vạch trần sự giả hình về tôn giáo, Ê-sai quả là một gương tốt tuyệt vời về sự chịu đựng!—Thi-thiên 118:6; 2 Ti-mô-thê 4:1-5.
3, 4. (a) Dân sự thời Ê-sai có bề ngoài giả dối nào? (b) Tình trạng thật sự trong thời Ê-sai ra sao?
3 Dân sự thời Ê-sai bề ngoài có vẻ tìm kiếm Đức Giê-hô-va và yêu chuộng sự đoán xét công bình của Ngài. Chúng ta đọc lời của Đức Giê-hô-va: “Ngày ngày họ tìm-kiếm ta và muốn biết đường-lối ta; như dân đã theo sự công-bình và chưa từng bỏ luật-pháp của Đức Chúa Trời mình! Họ cầu-hỏi ta sự đoán-xét công-bình; và vui lòng gần-gũi Đức Chúa Trời”. (Ê-sai 58:2) Họ tự nhận là yêu chuộng đường lối của Đức Giê-hô-va, nhưng có đúng không? Không. Họ “như dân đã theo sự công-bình”, nhưng chỉ hời hợt bề ngoài. Thật ra, dân tộc này đã “bỏ luật-pháp của Đức Chúa Trời mình”.
4 Tình trạng này chẳng khác gì tình trạng mà nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên sau này được Đức Chúa Trời tiết lộ. Đức Giê-hô-va cho Ê-xê-chi-ên biết rằng dân Do Thái đang nói với nhau: “Xin hãy đến nghe lời ra từ Đức Giê-hô-va là thể nào!” Nhưng Ngài cũng báo trước cho Ê-xê-chi-ên về sự thiếu thành thật của họ: “Chúng nó kéo cả đoàn cả lũ mà đến cùng ngươi... và nghe lời ngươi; nhưng chúng nó không làm theo. Miệng chúng nó tỏ ra nhiều sự yêu-mến, mà lòng chúng nó chỉ tìm lợi. Nầy, chúng nó coi ngươi như là kẻ hát hay có tiếng vui và kẻ đàn giỏi; chúng nó nghe lời ngươi, nhưng không làm theo”. (Ê-xê-chi-ên 33:30-32) Những người đương thời với Ê-sai cũng tự nhận luôn tìm kiếm Đức Giê-hô-va, nhưng lại bất tuân lời Ngài.
Kiêng ăn giả hình
5. Dân Do Thái cố gắng làm gì để nhận lãnh ân huệ của Đức Chúa Trời, và Đức Giê-hô-va phản ứng ra sao?
5 Dân Do Thái thực hành nghi thức kiêng ăn cốt để nhận lãnh ân huệ của Đức Chúa Trời, nhưng sự công bình giả trá chỉ khiến họ thêm xa cách Đức Giê-hô-va. Họ tỏ ra bối rối và hỏi: “Sao chúng tôi kiêng ăn mà Chúa chẳng đoái xem? sao chúng tôi chịu dằn lòng mà Chúa chẳng biết đến?” Đức Giê-hô-va thẳng thắn đáp lại: “Nầy, trong ngày các ngươi kiêng ăn, cũng cứ tìm sự đẹp ý mình, và làm khổ cho kẻ làm thuê. Thật, các ngươi kiêng ăn để tìm sự cãi-cọ tranh-cạnh, đến nỗi nắm tay đánh nhau cộc-cằn; các ngươi kiêng ăn trong ngày như vậy, thì tiếng các ngươi chẳng được nghe thấu nơi cao. Đó há phải là sự kiêng ăn mà ta chọn-lựa, há phải là ngày người ta dằn lòng mình đâu? Cúi đầu như cây sậy, nằm trên bao gai và trên tro, đó há phải điều ngươi gọi là kiêng ăn, là ngày đẹp lòng Đức Giê-hô-va sao?”—Ê-sai 58:3-5.
6. Hành động nào của người Do Thái khiến việc kiêng ăn của họ bị xem là giả hình?
6 Trong khi kiêng ăn, giả vờ công bình và thậm chí cầu xin sự đoán xét công bình của Đức Giê-hô-va, dân sự lại theo đuổi thú vui ích kỷ và lợi lộc. Họ say mê tranh chấp, áp bức, và bạo động. Nhằm che đậy cách ăn ở của mình, họ tham gia vào những hình thức than khóc màu mè—gập đầu như cây sậy, ngồi trong bao gai và tro—tỏ vẻ ăn năn về tội lỗi của mình. Tất cả những điều này có giá trị gì nếu họ cứ tiếp tục phản nghịch? Họ đã không biểu lộ sự buồn bã và ăn năn theo ý Đức Chúa Trời là những điều phải đi đôi với sự kiêng ăn thành thật. Dù họ có lớn tiếng than vãn, cũng không thấu đến trời cao.
7. Người Do Thái vào thời Chúa Giê-su hành động giả hình ra sao, và nhiều người ngày nay cũng có cùng hành động như thế nào?
Ma-thi-ơ 6:16-18; Lu-ca 18:11, 12) Như những người đương thời Ê-sai, nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo tỏ ra khắc nghiệt và áp bức. Vì thế, Chúa Giê-su can đảm vạch trần sự giả hình về tôn giáo này, cho họ biết hình thức thờ phượng của họ là vô ích. (Ma-thi-ơ 15:7-9) Ngày nay cũng vậy, nhiều triệu người “xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì đều từ-chối Ngài, thật là đáng ghét, trái-nghịch và không thể làm một việc lành nào hết”. (Tít 1:16) Có thể những người như thế hy vọng được Đức Chúa Trời thương xót, nhưng sự thiếu thành thật đã lộ rõ ra trong chính hạnh kiểm của họ. Ngược lại, các Nhân Chứng Giê-hô-va bày tỏ sự tin kính thật đối với Đức Chúa Trời và tình yêu thương chân thành đối với anh em.—Giăng 13:35.
7 Người Do Thái vào thời Chúa Giê-su cũng phô trương nghi thức kiêng ăn tương tự; một số kiêng ăn hai lần một tuần! (Thế nào là ăn năn thật?
8, 9. Sự ăn năn thành thật phải kèm theo những hành động tích cực nào?
8 Đức Giê-hô-va muốn dân Ngài làm nhiều hơn là chỉ kiêng ăn vì tội lỗi; Ngài muốn họ phải ăn năn nữa để nhận được ân huệ Ngài. (Ê-xê-chi-ên 18:23, 32) Ngài giải thích rằng việc kiêng ăn chỉ có ý nghĩa khi kèm theo sự sửa sai lỗi lầm đã phạm. Hãy xem xét câu hỏi mà Đức Giê-hô-va nêu ra nhằm dò xét lòng họ: “Sự kiêng ăn mà ta chọn-lựa, há chẳng phải là bẻ những xiềng hung-ác, mở những trói của ách, thả cho kẻ bị ức-hiếp được tự-do, bẻ gãy mọi ách, hay sao?”—Ê-sai 58:6.
9 Xiềng và ách là những biểu tượng thích hợp cho ách nô lệ khắc nghiệt. Bởi thế, thay vì vừa kiêng ăn vừa áp bức người đồng đạo, dân sự phải vâng theo mệnh lệnh: “Hãy yêu-thương kẻ lân-cận ngươi như mình”. (Lê-vi Ký 19:18) Họ phải phóng thích tất cả những người bị áp bức và bắt làm nô lệ một cách bất công. * Các hành động về tôn giáo có tính cách phô trương, như kiêng ăn, không thể thay thế lòng tin kính chân thành và các hành động thể hiện tình yêu thương anh em. Nhà tiên tri Mi-chê, một người đương thời với Ê-sai, viết: “Cái điều mà Đức Giê-hô-va đòi ngươi há chẳng phải là làm sự công-bình, ưa sự nhân-từ và bước đi cách khiêm-nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao?”—Mi-chê 6:8.
10, 11. (a) Đối với người Do Thái, điều gì tốt hơn là kiêng ăn? (b) Tín đồ Đấng Christ ngày nay có thể áp dụng lời khuyên của Đức Giê-hô-va cho dân Do Thái như thế nào?
10 Sự chính trực, nhân từ và khiêm tốn phải đi đôi với việc thực hành điều tốt cho người khác, đó là bản chất của Luật Pháp Đức Giê-hô-va. (Ma-thi-ơ 7:12) Việc chia sẻ sự dư dật của mình với người túng quẫn tốt hơn việc kiêng ăn rất nhiều. Đức Giê-hô-va hỏi: “Há [sự kiêng ăn mà ta chọn-lựa] chẳng phải là chia bánh cho kẻ đói, đem những kẻ nghèo-khổ đã bị đuổi đi về nhà mình, khi thấy kẻ trần-truồng thì mặc cho, và chớ hề trớ-trinh những kẻ cốt-nhục mình, hay sao?” (Ê-sai 58:7) Đúng vậy, thay vì kiêng ăn để phô trương, những người có điều kiện nên giúp đỡ bằng cách cung cấp đồ ăn, quần áo, hoặc chỗ ở cho những người Giu-đa nghèo khó—những người cốt nhục của họ.
11 Những nguyên tắc cao đẹp về tình yêu thương anh em và lòng thương xót mà Đức Giê-hô-va nói đến, không chỉ áp dụng cho dân Do Thái vào thời Ê-sai. Chúng cũng áp dụng cho tín đồ Đấng Christ nữa. Do đó, sứ đồ Phao-lô viết: “Vậy, Ga-la-ti 6:10) Hội thánh tín đồ Đấng Christ phải là nơi thể hiện tình yêu thương và tình yêu mến anh em, đặc biệt trong thời kỳ ngày càng khó khăn hiện nay.—2 Ti-mô-thê 3:1; Gia-cơ 1:27.
đương lúc có dịp-tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhứt là cho anh em chúng ta trong đức-tin”. (Vâng lời đem lại ân phước dồi dào
12. Đức Giê-hô-va sẽ làm gì nếu dân sự vâng lời Ngài?
12 Ước gì dân Đức Giê-hô-va có sự thông sáng chú tâm đến sự khiển trách đầy yêu thương của Ngài! Đức Giê-hô-va nói: “Bấy giờ sự sáng ngươi sẽ hừng lên như sự sáng ban mai, ngươi sẽ được chữa lành lập-tức; sự công-bình ngươi đi trước mặt ngươi, sự vinh-hiển của Đức Giê-hô-va sẽ gìn-giữ sau ngươi. Bấy giờ ngươi cầu, Đức Giê-hô-va sẽ ứng; ngươi kêu, Ngài sẽ phán rằng: Có ta đây!” (Ê-sai 58:8, 9a) Những lời này thật ấm lòng và cảm động biết bao! Đức Giê-hô-va ban phước và che chở những ai ưa chuộng sự nhân từ thương xót và sự công bình. Nếu dân sự ăn năn về tội khắc nghiệt và giả hình cùng vâng lời Ngài, thì tình trạng của họ sẽ sáng sủa hơn nhiều. Đức Giê-hô-va sẽ “chữa lành” họ, nghĩa là họ được hồi phục về thiêng liêng và vật chất. Ngài sẽ che chở họ như đã từng che chở tổ phụ họ khi rời xứ Ai Cập. Ngài sẽ mau lẹ đáp lời kêu cầu giúp đỡ của họ.—Xuất Ê-díp-tô Ký 14:19, 20, 31.
13. Dân Do Thái sẽ nhận lãnh ân phước nào nếu đáp lại lời khuyên của Đức Giê-hô-va?
13 Bây giờ Đức Giê-hô-va khuyên thêm: “Nếu ngươi cất-bỏ cái ách [nô lệ bất công, khắc nghiệt] khỏi giữa ngươi, không chỉ tay [có thể là tỏ ý khinh miệt hay tố cáo gian] và không nói bậy; nếu ngươi mở lòng cho kẻ đói, và làm no kẻ khốn-khó, thì sự sáng ngươi sẽ sáng ra trong tối-tăm, và sự Ê-sai 58:9b, 10) Ích kỷ và hà khắc chỉ có hại và khiến Đức Giê-hô-va thịnh nộ. Tuy nhiên, lòng nhân từ, rộng lượng, nhất là khi đối xử với người đói khát và người nghèo khổ, sẽ được Đức Chúa Trời ban phước dồi dào. Ước gì người Do Thái để những lẽ thật này vào lòng! Được thế, sự thịnh vượng về thiêng liêng của họ sẽ làm cho họ chói sáng như mặt trời giữa trưa, làm tan biến mọi u ám. Trên hết mọi sự, họ sẽ làm cho Đức Giê-hô-va, Nguồn vinh dự và ân phước của họ, được tôn vinh và ngợi khen.—1 Các Vua 8:41-43.
tối-tăm ngươi sẽ như ban trưa”. (Một dân tộc được khôi phục
14. (a) Trước lời tuyên bố của Ê-sai, những người đương thời với ông phản ứng thế nào? (b) Đức Giê-hô-va tiếp tục ban phước ra sao?
14 Đáng tiếc là dân Do Thái làm ngơ trước lời kêu gọi của Đức Giê-hô-va và ngày lại càng chìm sâu hơn nữa trong sự gian ác. Cuối cùng, Đức Giê-hô-va đành để họ bị bắt đi làm phu tù, y như Ngài đã cảnh cáo. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:15, 36, 37, 64, 65) Tuy nhiên, qua Ê-sai, những lời phán kế tiếp của Đức Giê-hô-va tiếp tục đem lại hy vọng. Đức Chúa Trời báo trước rằng một nhóm người sống sót, ăn năn và chịu sửa phạt sẽ vui mừng trở về Giu-đa mặc dù xứ bị hoang vu.
15. Đức Giê-hô-va báo trước sự khôi phục đầy vui mừng nào?
15 Hướng đến sự khôi phục của dân Ngài vào năm 537 TCN, Đức Giê-hô-va phán qua Ê-sai: “Đức Giê-hô-va sẽ cứ dắt-đưa ngươi; làm cho ngươi no lòng giữa nơi khô-hạn lớn; làm cho cứng-mạnh các xương ngươi, ngươi sẽ như vườn năng tưới, như nước [“nguồn nước”, “NW”] chẳng hề khô vậy”. (Ê-sai 58:11) Đức Giê-hô-va sẽ khôi phục quê hương khô cằn của dân Y-sơ-ra-ên thành nơi màu mỡ tươi tốt. Tuyệt diệu hơn nữa, Ngài sẽ ban phước cho dân sự biết ăn năn, sẽ làm cứng mạnh “xương” của họ từ tình trạng chết về thiêng liêng chuyển sang đầy sức sống. (Ê-xê-chi-ên ) Chính dân sự sẽ trở thành một “vườn năng tưới” đầy hoa quả thiêng liêng. 37:1-14
16. Xứ sẽ được khôi phục ra sao?
16 Sự khôi phục sẽ bao gồm việc tái thiết những thành bị quân xâm lăng Ba-by-lôn phá hủy vào năm 607 TCN. “Những kẻ ra từ ngươi sẽ dựng lại nơi đổ-nát ngày xưa; ngươi sẽ lập lại các nền của nhiều đời trước. Người ta sẽ xưng ngươi là Kẻ tu-bổ sự hư-hoại, và Kẻ sửa đường lại cho người ở”. (Ê-sai 58:12) Hai nhóm từ tương đương: “nơi đổ-nát ngày xưa” và “nền của nhiều đời trước” (hay là những nền bị hoang tàn qua nhiều thế hệ), cho thấy những người hồi hương sẽ xây dựng lại các thành đổ nát của Giu-đa, đặc biệt là Giê-ru-sa-lem. (Nê-hê-mi 2:5; 12:27; Ê-sai 44:28) Họ sẽ tu bổ mọi chỗ “hư-hoại”—ám chỉ những chỗ thủng trên tường thành Giê-ru-sa-lem và hiển nhiên trên tường các thành khác nữa.—Giê-rê-mi 31:38-40; A-mốt 9:14.
Trung thành giữ ngày Sa-bát đem lại ân phước
17. Đức Giê-hô-va kêu gọi dân Ngài giữ luật ngày Sa-bát như thế nào?
17 Ngày Sa-bát thể hiện lòng quan tâm sâu xa của Đức Giê-hô-va đối với sự an toàn về thể chất và thiêng liêng của dân sự Ngài. Chúa Giê-su nói: “Vì loài người mà lập ngày Sa-bát”. (Mác 2:27) Ngày này được Đức Giê-hô-va làm nên thánh, nhằm giúp dân Y-sơ-ra-ên có cơ hội đặc biệt để biểu lộ tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời. Đáng buồn thay, đến thời Ê-sai nó chỉ còn là những tập tục trống rỗng, và là ngày để người ta đắm mình vào sự vui chơi ích kỷ. Bởi vậy, một lần nữa, Đức Giê-hô-va thấy cần phải khiển trách dân sự và cố động đến lòng họ. Ngài phán: “Nếu ngươi ngừa-giữ chân mình trong ngày Sa-bát, không làm vừa ý mình trong ngày thánh của ta; nếu ngươi xưng ngày Sa-bát là ngày vui-thích, coi ngày thánh của Đức Giê-hô-va là đáng kính; nếu ngươi tôn-trọng ngày đó, không đi đường riêng mình, không theo ý riêng mình, và không nói lời riêng mình, bấy giờ ngươi sẽ lấy Đức Giê-hô-va làm vui-thích, ta sẽ làm cho ngươi cỡi lên các nơi cao trên đất, và lấy sản-nghiệp của Gia-cốp, tổ-phụ ngươi, mà nuôi ngươi; vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán vậy”.—Ê-sai 58:13, 14.
18. Việc dân Giu-đa không tôn trọng ngày Sa-bát sẽ đưa đến hậu quả nào?
18 Sa-bát là một ngày để suy ngẫm về thiêng liêng, cầu nguyện và cùng thờ phượng với gia đình. Lẽ ra nó phải giúp người Do Thái suy nghĩ về các việc lạ lùng Đức Giê-hô-va đã làm cho họ, cũng như về sự chính trực, yêu thương của Luật Pháp Ngài. Như thế, việc trung thành giữ ngày thánh này sẽ giúp dân sự đến gần Đức Chúa Trời hơn. Thay vì thế, ý nghĩa ngày Sa-bát đã bị làm sai lệch khiến họ có nguy cơ mất đi ân phước Đức Giê-hô-va.—Lê-vi Ký 26:34; 2 Sử-ký 36:21.
19. Dân Đức Chúa Trời sẽ được những ân phước dồi dào nào nếu giữ ngày Sa-bát trở lại?
Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:1-14; Thi-thiên 19:7-11) Chẳng hạn, Đức Giê-hô-va sẽ làm cho dân sự “cỡi lên các nơi cao trên đất”. Nhóm từ này diễn tả sự an ninh và chiến thắng kẻ nghịch thù. Bất cứ ai kiểm soát được các nơi cao—đồi và núi—sẽ kiểm soát được xứ. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:13; 33:29) Có thời dân Y-sơ-ra-ên vâng lời Đức Giê-hô-va, nên họ được Ngài che chở và được các nước khác tôn trọng, thậm chí sợ hãi nữa. (Giô-suê 2:9-11; 1 Các Vua 4:20, 21) Nếu họ vâng lời Đức Giê-hô-va trở lại thì một số vinh hiển trước kia của họ sẽ được phục hồi. Đức Giê-hô-va sẽ cho dân Ngài được hưởng trọn vẹn “sản-nghiệp của Gia-cốp”—tức các ân phước được hứa trong giao ước Ngài lập với tổ phụ họ, đặc biệt ân phước được yên ổn làm chủ Đất Hứa.—Thi-thiên 105:8-11.
19 Tuy vậy, nếu người Do Thái chịu sửa phạt và giữ ngày Sa-bát trở lại, họ sẽ được ban phước dồi dào. Sự thờ phượng thật và việc giữ ngày Sa-bát sẽ có hiệu quả tốt trên mọi khía cạnh trong đời sống họ. (20. Tín đồ Đấng Christ có “ngày yên-nghỉ” nào?
20 Tín đồ Đấng Christ có rút tỉa được bài học nào từ điều này không? Cái chết của Chúa Giê-su Christ đã chấm dứt Luật Môi-se, bao gồm những điều khoản về ngày Sa-bát. (Cô-lô-se 2:16, 17) Tuy nhiên, tinh thần của việc giữ ngày Sa-bát mà lẽ ra phải được khuyến khích ở Giu-đa—đó là đặt quyền lợi thiêng liêng lên hàng đầu và đến gần Đức Giê-hô-va—ngày nay hiện vẫn là cần yếu đối với những người thờ phượng Ngài. (Ma-thi-ơ 6:33; Gia-cơ 4:8) Ngoài ra, trong lá thư gửi cho người Hê-bơ-rơ, sứ đồ Phao-lô nói: “Còn lại một ngày yên-nghỉ cho dân Đức Chúa Trời”. Tín đồ Đấng Christ vào “ngày yên-nghỉ” này bằng cách vâng lời Đức Giê-hô-va và theo đuổi sự công bình dựa trên đức tin nơi huyết Chúa Giê-su đổ ra. (Hê-bơ-rơ 3:12, 18, 19; 4:6, 9-11, 14-16) Tín đồ Đấng Christ giữ loại ngày Sa-bát này, không phải mỗi tuần một ngày, nhưng mỗi ngày.—Cô-lô-se 3:23, 24.
Y-sơ-ra-ên thiêng liêng “cỡi lên các nơi cao trên đất”
21, 22. Đức Giê-hô-va làm cho dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời “cỡi lên các nơi cao trên đất” như thế nào?
21 Từ khi được giải thoát khỏi sự cầm tù về thiêng liêng của Ba-by-lôn vào năm 1919, tín đồ xức dầu của Đấng Christ đã trung thành giữ những gì được xem là hình bóng của ngày Sa-bát. Kết quả là Đức Giê-hô-va cho họ “cỡi lên các nơi cao trên đất”. Theo nghĩa nào? Trở lại năm 1513 TCN, Đức Giê-hô-va lập giao ước với con cháu Áp-ra-ham là nếu họ vâng lời, họ sẽ trở thành một nước thầy tế lễ và một dân tộc thánh. (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5, 6) Suốt 40 năm trong đồng vắng, Đức Giê-hô-va bồng ẵm họ an toàn như chim đại bàng cõng con; Ngài ban cho họ thức ăn dư dật. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:10-12) Tuy nhiên, vì thiếu đức tin, dân này cuối cùng mất mọi đặc ân mà họ lẽ ra đã nhận được. Dù vậy, Đức Giê-hô-va ngày nay vẫn có một nước thầy tế lễ. Đó là dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng của Đức Chúa Trời.—Ga-la-ti 6:16; 1 Phi-e-rơ 2:9.
22 Trong “kỳ sau-rốt”, dân tộc thiêng liêng này đã thực hiện những gì mà dân tộc Y-sơ-ra-ên xưa không làm. Họ giữ đức tin nơi Đức Giê-hô-va. (Đa-ni-ên 8:17) Vì các thành viên của dân tộc thiêng liêng đã triệt để giữ các tiêu chuẩn cao và đường lối tôn quý của Đức Giê-hô-va, nên theo nghĩa thiêng liêng, Đức Giê-hô-va đã nâng họ lên cao. (Châm-ngôn 4:4, 5, 8; Khải-huyền 11:12) Được bảo vệ khỏi sự ô uế bao quanh, họ vui hưởng một lối sống cao thượng, và thay vì khăng khăng đi theo đường lối riêng, họ tìm thấy sự “khoái-lạc nơi Đức Giê-hô-va” và nơi Lời Ngài. (Thi-thiên 37:4) Đức Giê-hô-va đã gìn giữ họ an toàn về thiêng liêng trước sự chống đối dữ dội trên khắp thế giới. Từ năm 1919, “nước” thiêng liêng của họ không hề bị tổn hại. (Ê-sai 66:8) Họ tiếp tục là một dân tộc mang danh cao cả của Ngài, vui mừng rao truyền danh ấy trên khắp thế giới. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:3; Công-vụ 15:14) Hơn nữa, hiện nay số người nhu mì từ mọi nước ngày càng gia tăng, đang cùng họ chia sẻ đặc ân vĩ đại được dạy dỗ về đường lối Đức Giê-hô-va và được giúp để bước theo các nẻo của Ngài.
23. Đức Giê-hô-va đã “lấy sản-nghiệp của Gia-cốp” mà nuôi các tôi tớ xức dầu của Ngài như thế nào?
23 Đức Giê-hô-va đã “lấy sản-nghiệp của Gia-cốp” mà nuôi các tôi tớ xức dầu của Ngài. Khi ban phước cho Gia-cốp thay vì Ê-sau, tộc trưởng Y-sác báo trước những ân phước cho tất cả những ai đặt đức tin nơi Dòng Dõi Áp-ra-ham được hứa trước. (Sáng-thế Ký 27:27-29; Ga-la-ti 3:16, 17) Giống Gia-cốp—chứ không giống Ê-sau—tín đồ Đấng Christ được xức dầu và bạn đồng hành của họ ‘quý trọng những điều thánh’, đặc biệt thức ăn thiêng liêng được Đức Chúa Trời cung cấp dư dật. (Hê-bơ-rơ 12:16, 17, NW; Ma-thi-ơ 4:4) Thức ăn thiêng liêng này—bao gồm sự hiểu biết về những gì Đức Giê-hô-va đang thực hiện qua Dòng Dõi được hứa và các phụ tá Dòng Dõi đó—cần yếu cho đời sống thiêng liêng của họ, cho họ sức mạnh và năng lực. Thế nên điều quan trọng là họ phải đều đặn dùng thức ăn thiêng liêng bằng cách đọc và suy ngẫm Lời Đức Chúa Trời. (Thi-thiên 1:1-3) Họ phải kết hợp với những người đồng đạo tại các buổi nhóm họp của tín đồ Đấng Christ. Khi vui mừng chia sẻ thức ăn đó với người khác, họ cần phải ủng hộ các tiêu chuẩn cao của sự thờ phượng thanh sạch.
24. Tín đồ thật của Đấng Christ ngày nay cần có hạnh kiểm như thế nào?
24 Trong khi háo hức trông chờ các lời hứa của Đức Giê-hô-va được ứng nghiệm, mong sao mọi tín đồ thật của Đấng Christ tiếp tục bác bỏ sự giả hình dưới mọi hình thức. Được nuôi dưỡng bởi “sản-nghiệp của Gia-cốp”, mong sao họ tiếp tục vui hưởng sự yên ổn về thiêng liêng tại “các nơi cao trên đất”.
[Chú thích]
^ đ. 9 Đối với những người thuộc dân Ngài rơi vào cảnh nợ nần phải bán mình làm nô lệ—thực chất là trở nên người làm thuê—Đức Giê-hô-va có sự sắp đặt để trả nợ. (Lê-vi Ký 25:39-43) Tuy nhiên, Luật Pháp đòi hỏi người nô lệ phải được đối xử tử tế. Phải trả tự do cho người nô lệ nào bị đối xử tàn nhẫn.—Xuất Ê-díp-tô Ký 21:2, 3, 26, 27; Phục-truyền Luật-lệ Ký 15:12-15.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 278]
Người Do Thái kiêng ăn và cúi đầu ăn năn giả dối —nhưng họ không thay đổi đường lối của mình
[Hình nơi trang 283]
Những kẻ có điều kiện nên cung cấp chỗ ở, quần áo, hoặc thực phẩm cho người túng thiếu
[Hình nơi trang 286]
Nếu ăn năn, dân Giu-đa sẽ xây cất lại các thành đổ nát