Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Chuyện ví dụ về tiệc cưới

Chuyện ví dụ về tiệc cưới

Chương 107

Chuyện ví dụ về tiệc cưới

GIÊ-SU đã lột mặt nạ các thầy thông giáo và thầy tế lễ cả bằng hai chuyện ví dụ, và họ muốn giết Ngài. Nhưng ngài vẫn còn chưa để họ xong đâu. Ngài nói tiếp cho họ nghe một chuyện ví dụ khác nữa:

“Nước thiên-đàng giống như một vua kia làm tiệc cưới cho con mình. Vua sai đầy-tớ đi nhắc những người đã được mời đến dự tiệc; nhưng họ không chịu đến”.

Giê-hô-va Đức Chúa Trời chính là vị Vua sửa soạn tiệc cưới cho Con mình là Giê-su Christ. Cuối cùng, nàng dâu sẽ là 144.000 tín đồ xức dầu và được kết hợp với Giê-su ở trên trời. Thần dân của Vua là dân Y-sơ-ra-ên. Họ đã được cho vào giao ước Luật pháp vào năm 1513 trước công nguyên và có cơ hội trở thành “một nước thầy tế lễ”. Vậy, vào dịp đó, họ là những người đầu tiên đã được mời đến dự tiệc cưới.

Tuy nhiên, lời kêu gọi những người được mời chỉ ban ra bắt đầu từ mùa thu năm 29 công nguyên, khi Giê-su và môn đồ ngài (đầy-tớ của Vua) khởi sự rao giảng về Nước Trời. Các “đầy-tớ” kêu gọi dân gốc Y-sơ-ra-ên từ năm 29 đến năm 33 công nguyên, nhưng họ không chịu đến. Vì thế, Đức Chúa Trời cho dân ấy thêm một cơ hội nữa, như Giê-su kể:

“Vua lại sai đầy-tớ khác mà dặn rằng: Hãy nói với người được mời như vầy: Nầy, ta đã sửa-soạn tiệc rồi; bò và thú béo đã giết xong, mọi việc đã sẵn cả, hãy đến mà dự tiệc cưới”. Lời kêu gọi thứ hai và cũng là lần chót ban ra cho những người được mời đã bắt đầu từ Lễ Ngũ tuần năm 33 công nguyên, khi thánh linh đổ trên các môn đồ của Giê-su, và chấm dứt năm 36 công nguyên.

Tuy nhiên, đại đa số dân Y-sơ-ra-ên vẫn làm ngơ trước lời kêu gọi đó. Giê-su nói: “Nhưng họ không đếm-xỉa đến, cứ việc đi đường mình; kẻ nầy đi ra ruộng, kẻ kia đi buôn-bán; còn những kẻ khác bắt đầy-tớ của vua, mắng-chưởi và giết đi. Vua nổi giận, bèn sai quân-lính diệt những kẻ giết người đó, và đốt phá thành của họ”. Điều này đã xảy ra năm 70 công nguyên, khi Giê-ru-sa-lem bị quân đội La Mã hủy phá, và những kẻ giết người đó bị diệt.

Rồi Giê-su giải thích điều xảy ra trong lúc đó: “Đoạn, vua phán cùng đầy-tớ mình rằng: Tiệc cưới đã dọn xong rồi; song những người được mời không xứng dự tiệc đó. Vậy, các ngươi hãy đi khắp các ngã tư, hễ gặp người nào thì mời cả đến dự-tiệc”. Các người đầy tớ làm vậy và “trong phòng đầy những người dự tiệc”.

Công việc thâu nhóm những người ngoài đường đã bắt đầu năm 36 công nguyên. Đội trưởng Cọt-nây trong quân đội La Mã cùng gia đình là những người ngoại đầu tiên không phải dân Do Thái cắt bì đã được thâu nhóm lại. Và công việc thâu nhóm những người không phải Do Thái này tiếp tục đến tận thế kỷ 20 ngày nay, để thay chỗ những người được mời thời xưa nhưng đã từ chối.

Chính vào thế kỷ 20 này, mà phòng đầy những người dự tiệc. Giê-su kể điều gì xảy ra sau đó: “Vua vào xem khách dự tiệc, chợt thấy một người không mặc áo lễ, thì phán cùng người rằng: Hỡi bạn, sao ngươi vào đây mà không mặc áo lễ? Người đó làm thinh. Vua bèn truyền cho đầy-tớ rằng: Hãy trói tay chơn nó lại, và quăng ra ngoài nơi tối-tăm, là nơi sẽ có khóc-lóc và nghiến răng”.

Người không mặc áo lễ tượng trưng cho tín đồ của các tôn giáo tự xưng theo đấng Christ... Đức Chúa Trời không bao giờ nhìn nhận họ là dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng. Ngài không hề xức dầu cho họ bằng thánh linh để trở thành những người kế tự Nước Trời. Cho nên họ bị quăng ra ngoài nơi tối tăm, là nơi họ bị hủy diệt.

Giê-su kết luận chuyện ví dụ: “Bởi vì có nhiều kẻ được gọi, mà ít người được chọn”. Đúng vậy, có rất nhiều người Do Thái được mời làm thành viên lớp người vợ mới cưới của đấng Christ, nhưng chỉ một số ít người Do Thái xác thịt được chọn. Phần lớn trong số 144.000 khách nhận được phần thưởng trên trời đều không phải là người Do Thái. (Ma-thi-ơ 22:1-14; Xuất Ê-díp-tô Ký 19:1-6; Khải-huyền 14:1-3).

▪ Ai là những người đầu tiên được mời dự tiệc cưới, và họ được mời khi nào?

▪ Lời kêu gọi đầu tiên cho những người được mời đã ban ra khi nào, và ai là những người đầy tớ được dùng để ban ra lời kêu gọi?

▪ Lời kêu gọi thứ hai là khi nào, và sau đó ai được mời?

▪ Người không mặc áo lễ tượng trưng cho ai?

▪ Nhiều kẻ được gọi là ai, và ít người được chọn là ai?