Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Các đế quốc tấn công Đất Hứa

Các đế quốc tấn công Đất Hứa

Sa-ma-ri, thủ đô của vương quốc Y-sơ-ra-ên phía bắc, bị A-si-ri xâm chiếm vào năm 740 TCN. Thế nên, dân Y-sơ-ra-ên rơi vào tay một đế quốc độc ác. A-si-ri tọa lạc ở phía bắc của đồng bằng Mê-sô-bô-ta-mi, gần sông Ti-gơ-rơ, một trong những con sông lớn của vùng Lưỡi Liềm Màu Mỡ. Nim-rốt đã lập nên những thành phố chính của A-si-ri, đó là Ni-ni-ve và Ca-lách (Sa 10:8-12). Vào thời Sanh-ma-na-sa III, A-si-ri mở rộng lãnh thổ về phía tây, tiến vào những miền xanh tươi, màu mỡ thuộc Sy-ri và miền bắc Y-sơ-ra-ên.

Dưới triều vua Tiếc-la-phi-lê-se III (Phu-lơ), được nói đến trong Kinh Thánh, A-si-ri bắt đầu đàn áp Y-sơ-ra-ên. Cuộc chinh phục của ông cũng ảnh hưởng đến vương quốc Giu-đa phía nam (2V 15:19; 16:5-18). Với thời gian, “dòng nước” của A-si-ri cũng tràn xuống Giu-đa, cuối cùng tràn đến thủ đô là Giê-ru-sa-lem.—Ês 8:5-8.

Vua A-si-ri là San-chê-ríp xâm lăng Giu-đa vào năm 732 TCN (2V 18:13, 14). Hắn xâm chiếm và cướp phá 46 thành của người Giu-đa, kể cả thành La-ki, nằm ở vị trí chiến lược trong vùng Sơ-phê-la. Như bản đồ cho thấy, quân đội của hắn đã đi vòng xuống phía tây nam Giê-ru-sa-lem, nhờ thế bao quanh thủ đô này của Giu-đa. Trong biên niên sử của San-chê-ríp, hắn khoác lác rằng đã nhốt Ê-xê-chia “như nhốt chim trong lồng”, nhưng các sử liệu của A-si-ri lại không đề cập đến việc quân của San-chê-ríp bị thiên sứ Đức Chúa Trời hủy diệt.—2V 18:17-36; 19:35-37.

Ngày tàn của đế quốc A-si-ri đã đến. Dân Mê-đi, là dân chủ yếu sống trên cao nguyên hiểm trở nay thuộc nước I-ran, bắt đầu gây chiến với tàn quân của A-si-ri. Điều này khiến A-si-ri không tập trung vào các tỉnh phía tây cũng bắt đầu nổi loạn. Trong khi đó, quân Ba-by-lôn ngày càng hùng mạnh, thậm chí còn chiếm lấy cả thành A-su-rơ. Vào năm 632 TCN, “thành gây đổ máu” là Ni-ni-ve đã thất thủ trước liên minh Ba-by-lôn, Mê-đi và Sy-the (dân tộc hiếu chiến sống ở phía bắc Biển Đen). Sự kiện này làm ứng nghiệm lời tiên tri của Na-hum và Xô-phô-ni.—Na 3:1; Xô 2:13.

Cuối cùng, A-si-ri thất bại hoàn toàn ở Cha-ran. Khi bị đạo quân Ba-by-lôn tấn công, A-si-ri cố cầm cự chờ Ai Cập đến cứu viện. Nhưng trên đường tiến lên phía bắc, Pha-ra-ôn Nê-cô bị vua Giô-si-a chặn lại ở Mê-ghi-đô (2V 23:29). Khi Nê-cô đến được Cha-ran thì đã quá muộn: Đế quốc A-si-ri đã sụp đổ.

Đế quốc Ba-by-lôn

Khi nghe cụm từ “vườn treo”, anh chị nghĩ đến thành nào? Đó là Ba-by-lôn, thủ đô của đế quốc mang cùng tên. Trong một lời tiên tri, đế quốc này được miêu tả giống con sư tử có cánh (Đa 7:4). Thành Ba-by-lôn nổi tiếng về sự giàu có, thương mại và sự phát triển về tôn giáo và thuật chiêm tinh. Đế quốc này nằm giữa vùng đồng bằng đầm lầy ở miền nam Mê-sô-bô-ta-mi, giữa sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát. Thành Ba-by-lôn thì nằm dọc hai bên bờ sông Ơ-phơ-rát, và các tường kiên cố khiến cho thành dường như không thể thất thủ.

Người Ba-by-lôn phát triển những tuyến đường thương mại xuyên qua sa mạc sỏi đá ở miền bắc Ả Rập. Có một thời điểm, vua Na-bô-nê-đô ngự ở Thê-ma, giao cho Ben-sát-xa cai trị Ba-by-lôn.

Ba-by-lôn xâm chiếm Ca-na-an ba lần. Sau khi Nê-bu-cát-nết-xa chiến thắng quân Ai Cập ở Cạt-kê-mít vào năm 625 TCN, quân Ba-by-lôn tiến về phía nam đến Ha-mát, là nơi mà một lần nữa họ đánh bại tàn quân Ai Cập đang rút lui. Rồi quân Ba-by-lôn tiến dọc theo bờ biển xuống phía nam đến suối cạn Ai Cập, trên đường họ cũng hủy diệt Ách-ca-lôn (2V 24:7; Giê 47:5-7). Trong giai đoạn này, Giu-đa trở thành nước chư hầu của Ba-by-lôn.—2V 24:1.

Năm 618 TCN, vua Giê-hô-gia-kim của Giu-đa nổi loạn. Ba-by-lôn phái quân của các nước láng giềng đến đánh Giu-đa, và chính quân Ba-by-lôn cũng vây hãm rồi bắt Giê-ru-sa-lem thần phục. Không lâu sau, việc vua Xê-đê-kia liên minh với Ai Cập khiến Ba-by-lôn nổi cơn thịnh nộ. Ba-by-lôn lại xâm lăng và hủy phá các thành Giu-đa (Giê 34:7). Cuối cùng, Nê-bu-cát-nết-xa tiến quân đến Giê-ru-sa-lem, chinh phục thành ấy vào năm 607 TCN.—2Sử 36:17-21; Giê 39:10.

[Bản đồ nơi trang 23]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

Các đế quốc A-si-ri/Ba-by-lôn

Đế quốc A-si-ri

B4 Mem-phi (Nốp)

B4 Xô-an

B5 AI CẬP

C2 SÍP (KÍT-TIM)

C3 Si-đôn

C3 Ty-rơ

C3 Mê-ghi-đô

C3 Sa-ma-ri

C4 Giê-ru-sa-lem

C4 Ách-ca-lôn

C4 La-ki

D2 Cha-ran

D2 Cạt-kê-mít

D2 Ạt-bát

D2 Ha-mát

D3 Ríp-la

D3 SY-RI

D3 Đa-mách

E2 Gô-xan

E2 MÊ-SÔ-BÔ-TA-MI

F2 MIN-NI

F2 A-SI-RI

F2 Kô-sa-bát

F2 Ni-ni-ve

F2 Ca-lách

F2 A-su-rơ

F3 BA-BY-LÔN

F3 Ba-by-lôn

F4 CANH-ĐÊ

F4 Ê-rết

F4 U-rơ

G3 Su-san

G4 Ê-LAM

Đế quốc Ba-by-lôn

C3 Si-đôn

C3 Ty-rơ

C3 Mê-ghi-đô

C3 Sa-ma-ri

C4 Giê-ru-sa-lem

C4 Ách-ca-lôn

C4 La-ki

D2 Cha-ran

D2 Cạt-kê-mít

D2 Ạt-bát

D2 Ha-mát

D3 Ríp-la

D3 SY-RI

D3 Đa-mách

D5 Thê-ma

E2 Gô-xan

E2 MÊ-SÔ-BÔ-TA-MI

E4 Ả RẬP

F2 MIN-NI

F2 A-SI-RI

F2 Kô-sa-bát

F2 Ni-ni-ve

F2 Ca-lách

F2 A-su-rơ

F3 BA-BY-LÔN

F3 Ba-by-lôn

F4 CANH-ĐÊ

F4 Ê-rết

F4 U-rơ

G3 Su-san

G4 Ê-LAM

[Các vùng khác]

G2 MÊ-ĐI

Các đường chính (Xin xem ấn phẩm)

[Các vùng biển]

B3 Địa Trung Hải (Biển Lớn)

C5 Biển Đỏ

H1 Biển Ca-xpi

H5 Vịnh Ba Tư

[Các sông]

B5 Nin

E2 Ơ-phơ-rát

F3 Ti-gơ-rơ

[Hình nơi trang 22]

Đồi La-ki

[Hình nơi trang 22]

Mô hình thành cổ Mê-ghi-đô

[Hình nơi trang 23]

Hình minh họa vườn treo Ba-by-lôn