Các vùng đất thời tộc trưởng
Ê-tiên mở đầu bài giảng nổi tiếng của ông bằng cách nêu lên một số địa danh: “[Đức Giê-hô-va] đã hiện ra với tổ phụ chúng ta là Áp-ra-ham lúc người còn ở Mê-sô-bô-ta-mi, trước khi đến cư ngụ tại Cha-ran. Ngài phán với người: ‘Hãy... đến xứ ta sẽ chỉ cho’” (Cv 7:1-4). Mệnh lệnh này là khởi đầu của những sự kiện then chốt trong Đất Hứa có liên quan đến Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, là những sự kiện gắn liền với ý định của Đức Chúa Trời nhằm ban phước cho nhân loại.—Sa 12:1-3; Gs 24:3.
Đức Chúa Trời đã gọi Áp-ra-ham (hay Áp-ram) ra khỏi U-rơ của người Canh-đê, lúc ấy là một thành thịnh vượng tọa lạc trên bờ phía đông của sông Ơ-phơ-rát. Áp-ra-ham sẽ đi theo lộ trình nào đây? Từ xứ Canh-đê, cũng được gọi là Su-me hoặc Si-nê-a, dường như đi thẳng về hướng tây thì dễ hơn. Tại sao lại phải đi vòng lên Cha-ran?
U-rơ nằm gần rìa phía đông của vùng Lưỡi Liềm Màu Mỡ, tựa như nửa vòng tròn trải từ Pa-lét-tin cho đến tận lưu vực sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát. Có lẽ vùng này trước đây có khí hậu ôn hòa hơn. Bên dưới đường cong của vùng hình lưỡi liềm đó có sa mạc Sy-ri Ả Rập, với địa hình đặc trưng là đồi đá vôi và đồng bằng đầy cát. Bách khoa từ điển Anh Quốc (The Encyclopædia Britannica) cho biết sa mạc này là một chướng ngại gần như không thể vượt qua giữa bờ biển Địa Trung Hải và vùng Mê-sô-bô-ta-mi. Một số đoàn lữ hành có thể từ sông Ơ-phơ-rát đi đến Tát-mốt và rồi tới Đa-mách, nhưng Áp-ra-ham không dẫn gia đình và bầy súc vật băng qua vùng hoang mạc đó.
Thay vì thế, Áp-ra-ham đi dọc theo thung lũng sông Ơ-phơ-rát lên tận Cha-ran. Từ đó, ông có thể đi theo một tuyến giao thương đến con suối ở Cạt-kê-mít, rồi tiến về phía nam qua Đa-mách và tiếp tục đến nơi mà sau này được gọi là biển Ga-li-lê. Dù có con đường Vi-a Ma-rít, tức “Đường Ven Biển”, chạy qua Mê-ghi-đô và dẫn đến Ai Cập, nhưng Áp-ra-ham băng qua các núi Sa-ma-ri, và cuối cùng dựng trại ở Si-chem. Sau đó, ông tiếp tục đi theo lộ trình cao nguyên ấy. Hãy theo dõi cuộc hành trình này khi đọc Sáng thế 12:8–13:4. Hãy lưu ý đến những nơi mà ông từng đi qua: Đan, Đa-mách, Hô-ba, Mam-rê, Sô-đôm, Ghê-ran, Bê-e-sê-ba và Mô-ri-a (Giê-ru-sa-lem).—Sa 14:14-16; 18:1-16; 20:1-18; 21:25-34; 22:1-19.
Việc hiểu một số đặc điểm địa lý giúp chúng ta thấy rõ hơn những sự kiện trong cuộc đời Y-sác và Gia-cốp. Chẳng hạn, khi ở Bê-e-sê-ba, Áp-ra-ham phái người tôi tớ đi đâu để tìm vợ cho Y-sác? Sa 24:10, 62-64.
Tận Mê-sô-bô-ta-mi (có nghĩa là “Vùng đất giữa các sông”), tận Pha-đan-a-ram. Rồi hãy tưởng tượng cuộc hành trình dài đằng đẵng của Rê-bê-ca trên lưng lạc đà đến vùng Nê-ghép, có lẽ gần Ca-đe, để gặp Y-sác.—Về sau, con trai họ là Gia-cốp (Y-sơ-ra-ên) cũng đi đường xa như vậy để cưới một người thờ phượng Đức Giê-hô-va. Gia-cốp đi theo một con đường hơi khác một chút để trở về nguyên quán. Sau khi băng qua chỗ nông của suối cạn Gia-bốc gần Phê-nu-ên, Gia-cốp vật lộn với thiên sứ (Sa 31:21-25; 32:2, 22-30). Ê-sau gặp Gia-cốp trong vùng ấy, và sau đó mỗi người cư ngụ một nơi.—Sa 33:1, 15-20.
Sau khi con gái của Gia-cốp là Đi-na bị hãm hiếp ở Si-chem, Gia-cốp dọn đến Bê-tên. Các con trai của Gia-cốp đi bao xa để chăn bầy, và cuối cùng Giô-sép tìm gặp các anh mình ở đâu? Bản đồ này (và bản đồ nơi trang 18, 19) cho anh chị thấy khoảng cách giữa Hếp-rôn và Đô-than (Sa 35:1-8; 37:12-17). Các anh của Giô-sép bán ông cho những lái buôn đang trên đường đến Ai Cập. Anh chị nghĩ các lái buôn đi theo đường nào để tới Ai Cập, là sự kiện dẫn đến việc dân Y-sơ-ra-ên dọn đến Ai Cập và sau đó rời khỏi xứ ấy?—Sa 37:25-28.
[Các bản đồ nơi trang 7]
(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
Hành trình của Áp-ra-ham (xin xem ấn phẩm)
Hành trình của Y-sác (xin xem ấn phẩm)
Hành trình của Gia-cốp (xin xem ấn phẩm)
Các đường chính (xin xem ấn phẩm)
Thời các tộc trưởng (khái quát)
A4 GÔ-SEN
A5 AI CẬP
B4 SU-RƠ
B5 PHA-RAN
C3 Đa-mách
C3 Đan (La-ít)
C4 Si-chem
C4 Bê-tên
C4 Hếp-rôn (Ki-ri-át-ạc-ba)
C4 Ghê-ran
C4 Bê-e-sê-ba
C4 SÊ-I-RƠ
C4 Ca-đe
C5 Ê-ĐÔM
D1 Cạt-kê-mít
D2 Tát-mốt
D3 Hô-ba
E1 PHA-ĐAN-A-RAM
E1 Cha-ran
F2 MÊ-SÔ-BÔ-TA-MI
G1 Ni-ni-ve
G2 LƯỠI LIỀM MÀU MỠ
G3 Ba-by-lôn
H4 CANH-ĐÊ
H4 U-rơ
[Các núi]
C4 Mô-ri-a
[Các vùng biển]
B3 Địa Trung Hải (Biển Lớn)
[Các sông]
E2 Ơ-phơ-rát
G2 Ti-gơ-rơ
Thời các tộc trưởng (trong Đất Hứa)
CA-NA-AN
Mê-ghi-đô
GA-LA-ÁT
Đô-than
Si-chem
Su-cốt
Ma-ha-na-im
Phê-nu-ên
Bê-tên (Lu-xơ)
A-i
Giê-ru-sa-lem (Sa-lem)
Bết-lê-hem (Ép-ra)
Mam-rê
Hếp-rôn (Mặc-bê-la)
Ghê-ran
Bê-e-sê-ba
Sô-đôm?
NÊ-GHÉP
Rê-hô-bốt?
Bê-e-la-chai-roi
Ca-đe
Các đường chính
Vi-a Ma-rít
Đường Vua
[Các núi]
Mô-ri-a
[Vùng biển]
Biển Muối
[Các sông và suối]
Gia-bốc
Giô-đanh
[Hình nơi trang 6]
Sông Ơ-phơ-rát gần Ba-by-lôn
[Hình nơi trang 6]
Áp-ra-ham sống ở Bê-e-sê-ba và chăn bầy gần đó
[Hình nơi trang 6]
Suối cạn Gia-bốc