Dân Đức Chúa Trời hồi hương
Hai dãy núi lớn En-buôc-zơ (ở phía nam biển Ca-xpi) và Za-giốt (chạy theo hướng đông nam về phía Vịnh Ba Tư) bao quanh cao nguyên của nước I-ran hiện nay. Xen kẽ giữa các núi là thung lũng dài, màu mỡ với những ngọn đồi nhiều cây cối. Thung lũng có khí hậu ôn hòa, còn những đồng bằng khô cằn, lộng gió ở vùng cao hơn thì rét buốt vào mùa đông. Trên cao nguyên đó, cũng có sa mạc thưa thớt người. Tại khu vực rộng lớn này ở phía đông của Mê-sô-bô-ta-mi, đế quốc Mê-đi Ba Tư đã trỗi dậy.
Người Mê-đi sống tập trung ở miền bắc cao nguyên, sau này họ mở rộng lãnh thổ đến Ac-mê-ni-a và Si-li-si. Còn người Ba Tư thì sống tập trung ở miền tây nam cao nguyên, phía đông thung lũng Ti-gơ-rơ. Dưới triều đại Si-ru vào giữa thế kỷ thứ sáu TCN, hai vương quốc này hợp lại thành đế quốc Mê-đi Ba Tư.
Năm 539 TCN, Si-ru chiếm Ba-by-lôn. Phía đông, lãnh thổ của đế quốc Mê-đi Ba Tư trải dài đến tận Ấn Độ. Còn phía tây thì bao gồm Ai Cập và vùng đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Đa-ni-ên miêu tả thật thích hợp rằng đế quốc này ‘giống như gấu ăn thật nhiều thịt’ (Đa 7:5). Si-ru thiết lập một nền cai trị nhân đạo, khoan dung. Si-ru chia đế quốc ra thành nhiều tỉnh. Mỗi tỉnh do một phó vương cai trị, thường là người Ba Tư, nhưng dưới quyền họ cũng có một quan người địa phương nắm một số quyền hành. Các dân thuộc đế quốc này được khuyến khích giữ phong tục và tôn giáo riêng.
Phù hợp với điều đó, Si-ru cho phép người Do Thái hồi hương để khôi phục sự thờ phượng thật và xây lại Giê-ru-sa-lem như Ê-xơ-ra và Nê-hê-mi miêu tả. Anh chị nghĩ đoàn người đông đảo này hồi hương theo con đường mà Áp-ra-ham đã đi dọc sông Ơ-phơ-rát đến Cạt-kê-mít, hay theo đường tắt xuyên qua Tát-mốt và Đa-mách? Kinh Thánh không cho biết. (Xem trang 6, 7). Với thời gian, người Do Thái cũng định cư ở những miền khác thuộc đế quốc, như châu thổ sông Nin và những nơi xa hơn về phía nam. Một cộng đồng người Do Thái tương đối lớn tiếp tục sinh sống ở Ba-by-lôn, rất có thể vì thế mà nhiều thế kỷ sau đó, sứ đồ Phi-e-rơ đi thăm thành ấy (1Ph 5:13). Thật thế, đế quốc Mê-đi Ba Tư đóng một vai trò trong việc người Do Thái sinh sống tại nhiều nơi khác nhau vào thời của những đế quốc kế tiếp là Hy Lạp và La Mã.
Sau khi chinh phục Ba-by-lôn, nơi có khí hậu nóng bức vào mùa hè, người Mê-đi Ba Tư sử dụng thành này làm trung tâm hành chính. Su-san, thủ đô cũ của xứ Ê-lam, là một trong những thành thuộc hoàng gia. Về sau, đây chính là nơi vua Ba Tư là A-suê-ru (hẳn là Xét-xe I) lập Ê-xơ-tê làm hoàng hậu và cản trở âm mưu tuyệt diệt dân Đức Chúa Trời trong khắp đế quốc rộng lớn. Hai thủ đô khác của Mê-đi Ba Tư là Éc-ba-tan (ở độ cao hơn 1.900m, có mùa hè dễ chịu) và Pa-sa-ga-đê (ở cùng độ cao, cách đó chừng 650km về hướng đông nam).
Đế quốc này sụp đổ như thế nào? Vào thời điểm vinh quang nhất, Mê-đi Ba Tư phải đối phó với những cuộc nổi dậy của người Hy Lạp ở biên giới tây bắc. Lúc ấy, Hy Lạp bị phân chia thành những thành phố tự trị xung khắc nhau, nhưng biết liên kết để chiến thắng lực lượng Ba Tư trong những trận chiến quyết định như trận Ma-ra-tông và Sa-la-min. Đó là khởi đầu cho việc Hy Lạp đoàn kết để toàn thắng Mê-đi Ba Tư.
[Bản đồ nơi trang 24]
(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)
Đế quốc Mê-đi Ba Tư
A2 MA-XÊ-ĐÔ-NI-A
A2 TRA-XƠ
A4 Sy-ren
A4 LI-BI
B2 Bi-xan-ti-um
B2 LY-ĐI
B3 Sạt-đe
B4 Mem-phi (Nốp)
B4 AI CẬP
B5 Nô-a-môn (Thê-bê)
B5 Sy-e-nê
C3 SI-LI-SI
C3 Tạt-sơ
C3 I-sớt
C3 Cạt-kê-mít
C3 Tát-mốt
C3 SY-RI
C3 Si-đôn
C3 Đa-mách
C3 Ty-rơ
C4 Giê-ru-sa-lem
D2 Pha-sít
D2 AC-MÊ-NI-A
D3 A-SI-RI
D3 Ni-ni-ve
D4 Ba-by-lôn
E3 MÊ-ĐI
E3 Éc-ba-tan (Ách-mê-tha)
E3 HY-CA-NI-A
E4 Su-san (Su-sa)
E4 Ê-LAM
E4 Pa-sa-ga-đê
E4 Pê-sô-pô-lít
E4 BA TƯ
F3 BẠT-THÊ
F4 ĐƠ-RAN-GIA-NA
G2 Ma-ra-can-đa (Sa-ma-can)
G3 SÔ-ĐI-A-NA
G3 BAC-TRI-A
G3 A-RI-A
G4 A-RA-CÔ-SI-A
G4 GHÊ-RÔ-SI-A
H5 ẤN ĐỘ
[Các vùng khác]
A2 HY LẠP
A3 Ma-ra-tông
A3 A-thên
A3 Sa-la-min
C1 SY-THE
C4 Ê-lách (Ê-lốt)
C4 Thê-ma
D4 Ả RẬP
[Các dãy núi]
E4 DÃY ZA-GIỐT
E3 DÃY EN-BUÔC-ZƠ
[Các vùng biển]
B3 Địa Trung Hải (Biển Lớn)
C2 Biển Đen
C5 Biển Đỏ
E2 Biển Ca-xpi
E4 Vịnh Ba Tư
[Các sông]
B4 Nin
C3 Ơ-phơ-rát
D3 Ti-gơ-rơ
H4 Sông Ấn
[Hình nơi trang 24]
Đội quân của Si-ru phải băng qua dãy núi Za-giốt để tiến đến Ba-by-lôn
[Hình nơi trang 25]
Hình trên: Cổng Mọi Nước ở Pê-sô-pô-lít
[Hình nơi trang 25]
Hình nhỏ: Lăng mộ của Si-ru ở Pa-sa-ga-đê