Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Giê-ru-sa-lem và đền thờ của Sa-lô-môn

Giê-ru-sa-lem và đền thờ của Sa-lô-môn

Giê-ru-sa-lem từng được gọi là “vẻ đẹp hoàn mỹ” và “thành Vua Vĩ Đại” (Th 48:2; 50:2; Ai 2:15). Giê-ru-sa-lem là thủ đô của nước Y-sơ-ra-ên xưa, là dân Đức Chúa Trời (Th 76:2). Sau khi Đa-vít chiếm lấy thành này từ tay người Giê-bu và chọn làm thủ đô của nước mình, thành được gọi là “Thành Đa-vít”, hoặc đơn giản là “Si-ôn”.—2Sa 5:7.

Dù không có vị thế chiến lược, Giê-ru-sa-lem nổi tiếng vì Đức Chúa Trời chọn đặt danh ngài ở đó (Phu 26:2). Thành ấy là trung tâm tôn giáo và hành chính của nước Y-sơ-ra-ên.

Giê-ru-sa-lem tọa lạc ở độ cao 750m, trên dãy núi thuộc Giu-đê. Kinh Thánh miêu tả thành cổ này nằm ở vị trí “cao ngất” và những người thờ phượng “đi lên” đó (Th 48:2; 122:3, 4). Thành nằm giữa các thung lũng: thung lũng Hi-nôm ở phía tây và phía nam, và thung lũng Kít-rôn ở phía đông (2V 23:10; Giê 31:40). Suối Ghi-hôn a trong thung lũng Kít-rôn cùng với Ên-rô-ghên ở phía nam là nguồn cung cấp nước ngọt, là điều rất cần thiết khi quân thù tấn công.—2Sa 17:17.

Trong  sơ đồ trang 21, Thành Đa-vít được tô màu đỏ. Dưới triều của vua Đa-vít và Sa-lô-môn, thành được mở rộng về phía bắc bao gồm cả Ô-phên (xanh lá cây) và núi Mô-ri-a (xanh dương) (2Sa 5:7-9; 24:16-25). Sa-lô-môn xây một đền thờ nguy nga tráng lệ cho Đức Giê-hô-va trên ngọn núi cao hơn ấy. Hãy tưởng tượng đoàn dân lũ lượt đi lên “núi của Đức Giê-hô-va” để thờ phượng ngài vào các kỳ lễ hằng năm! (Xa 8:3). Hệ thống đường sá (nơi trang 17) giúp họ đi lại dễ dàng hơn.

Đền thờ của Sa-lô-môn, được trang hoàng bằng vàng và đá quý, là một trong những công trình có chi phí xây dựng lớn nhất từ trước tới nay. Chính Đức Giê-hô-va đã cung cấp sơ đồ kiến trúc của đền thờ. Như hình cho thấy, xung quanh đền thờ là những sân rộng lớn và các tòa nhà hành chính nguy nga. Hãy dành thời gian nghiên cứu các chi tiết đáng chú ý của đền thờ!—1V 6:1–7:51; 1Sử 28:11-19; Hê 9:23, 24.

[Chú thích]

a Vua Ê-xê-chia đã chặn dòng suối này và đào đường hầm dẫn nước đến một cái hồ ở phía tây.—2Sử 32:4, 30.

 Biểu đồ/​Hình nơi trang 21]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem thời Sa-lô-môn

KHU ĐỀN THỜ THỜI SA-LÔ-MÔN

Đặc điểm đền thờ

1. Gian Chí Thánh

2. Gian Thánh

3. Sảnh

4. Bô-ô

5. Gia-kin

6. Bàn thờ bằng đồng

7. Bể đúc bằng kim loại

8. Các cỗ xe

9. Các phòng xung quanh

10. Các phòng ăn

11. Sân trong

KHU ĐỀN THỜ

Núi Mô-ri-a

Các phòng ăn

Các cỗ xe

Các phòng xung quanh

Gian Chí Thánh

Bô-ô

Gian Thánh

Sảnh

Bàn thờ bằng đồng

Gia-kin

Sân trong

Các cỗ xe

Bể đúc bằng kim loại

Ô-phên

Quảng trường?

Cổng Nước?

THÀNH ĐA-VÍT

Núi Si-ôn

Cung điện Đa-vít

Cổng Suối

Tường Ma-na-se?

Tháp Ha-na-nê-ên

Tháp Mê-a

Cổng Cừu

Cổng Lính Canh

Cổng Duyệt Binh

Cổng Ngựa

THUNG LŨNG KÍT-RÔN

Tường dưới?

Ghi-hôn

Đường hầm dẫn nước sau này

THUNG LŨNG TY-RO-PÊ-ÔNG

Cổng Đống Tro (Mảnh Gốm) (Phân)

Ên-rô-ghên

Cổng Thung Lũng

THUNG LŨNG HI-NÔM

Cổng Góc

Tháp Lò

Tường Rộng

Cổng Ép-ra-im

Quảng trường

Cổng Thành Cổ

Tường Bắc thời đầu

QUẬN NHÌ

Cổng Cá

[Hình]

Ô-phên

Cung của con gái Pha-ra-ôn

Cung điện Sa-lô-môn

Tòa Nhà Rừng Li-băng

Sảnh Trụ

Sảnh Ngai

Núi Mô-ri-a

Sân lớn

Đền thờ

[Hình nơi trang 20]

Phía trước là nơi “Thành Đa-vít” từng tọa lạc. Đền thờ từng nằm trên vùng đất phẳng phía xa

[Hình nơi trang 20]

Hình minh họa “Thành Đa-vít” và đền thờ của Sa-lô-môn vào thời xưa được vẽ bằng máy vi tính