Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Y-sơ-ra-ên vào thời Đa-vít và Sa-lô-môn

Y-sơ-ra-ên vào thời Đa-vít và Sa-lô-môn

Đức Chúa Trời hứa ban cho dòng dõi Áp-ram vùng đất “từ sông của Ai Cập cho đến... sông Ơ-phơ-rát” (Sa 15:18; Xu 23:31; Phu 1:7, 8; 11:24). Khoảng bốn thế kỷ sau khi Giô-suê vào Ca-na-an, Đất Hứa được nới rộng đến những ranh giới ấy.

Vua Đa-vít lật đổ vương quốc Xô-ba thuộc A-ram, giáp ranh với sông Ơ-phơ-rát ở miền bắc Sy-ri. a Đa-vít cũng đánh bại dân Phi-li-tia nên lãnh thổ của vua được nới rộng về phía nam đến biên giới Ai Cập.—2Sa 8:3; 1Sử 18:1-3; 20:4-8; 2Sử 9:26.

Sau đó, Sa-lô-môn cai trị “từ sông Ơ-phơ-rát đến lãnh thổ của dân Phi-li-tia và ranh giới của Ai Cập”, là hình bóng cho triều đại thanh bình của Đấng Mê-si (1V 4:21-25; 8:65; 1Sử 13:5; Th 72:8; Xa 9:10). Dù vậy, lãnh thổ của Y-sơ-ra-ên thường được miêu tả là trải dài “từ Đan đến Bê-e-sê-ba”.—2Sa 3:10; 2Sử 30:5.

Vua Sa-lô-môn đã không vâng lời Đức Chúa Trời khi tích trữ các cỗ xe và ngựa (Phu 17:16; 2Sử 9:25). Vua có thể chuyển các cỗ xe và ngựa nhờ hệ thống đường sá (Gs 2:22; 1V 11:29; Ês 7:3; Mat 8:28). Chúng ta chỉ biết một vài lộ trình chi tiết liên quan đến những con đường này, như “đường cái từ Bê-tên lên Si-chem và phía nam Lê-bô-na”.—Qu 5:6; 21:19.

Sách nói về đường sá ở Y-sơ-ra-ên xưa (The Roads and Highways of Ancient Israel) cho biết: “Hiển nhiên, điều gây khó khăn nhất cho việc khảo sát đường sá ở Y-sơ-ra-ên xưa là không còn dấu vết rõ ràng của những con đường có từ thời Cựu ước, vì [thời ấy] đường không được tráng nhựa”. Thế nhưng, địa hình và tàn tích của các thành được khai quật cho thấy nhiều con đường trong số ấy chạy từ đâu đến đâu.

Đường sá thường ảnh hưởng đến những cuộc tiến quân (1Sa 13:17, 18; 2V 3:5-8). Để tấn công Y-sơ-ra-ên, người Phi-li-tia hành quân từ Éc-rôn và Ga-tha đến “giữa Sô-khô và A-xê-ca”. Quân đội của Sau-lơ gặp chúng ở đấy “trong thung lũng Ê-lát”. Sau khi Đa-vít hạ gục Gô-li-át, người Phi-li-tia chạy trốn về Ga-tha và Éc-rôn, còn Đa-vít đi lên Giê-ru-sa-lem.—1Sa 17:1-54.

La-ki (D10), A-xê-ca (D9) và Bết-sê-mết (D9) nằm dọc trên những tuyến đường tự nhiên xuyên qua đồng bằng Sơ-phê-la và hướng về các ngọn đồi Giu-đa. Thế nên, các thành này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản kẻ thù tấn công trung tâm của Y-sơ-ra-ên từ phía đường Vi-a Ma-rít.—1Sa 6:9, 12; 2V 18:13-17.

[Chú thích]

a Lãnh thổ Ru-bên kéo dài đến tận sa mạc Sy-ri, và rìa phía đông của sa mạc này là sông Ơ-phơ-rát.—1Sử 5:9, 10.

[Các bản đồ nơi trang 17]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

Lãnh thổ và đường xá dưới triều đại thống nhất

Các địa phận ranh giới (thời Sa-lô-môn)

Típ-sắc

Ha-mát

Tát-mốt

Bê-rô-tôi (Cun?)

Si-đôn

Đa-mách

Ty-rơ

Đan

Giê-ru-sa-lem

Ga-xa

A-rô-e

Bê-e-sê-ba

Tát-mốt

Ê-xi-ôn-ghê-be

Ê-lách (Ê-lốt)

[Các sông và suối]

Ơ-phơ-rát

Suối cạn Ai Cập

Đa-vít và Sa-lô-môn (các đường)

B10 Ga-xa

C8 Gia-phô

C9 Ách-đốt

C10 Ách-ca-lôn

C11 Xiếc-lác

C12 HOANG MẠC PHA-RAN

D5 Đô-rơ

D6 Hê-phe

D8 A-phéc

D8 Ra-ma

D9 Sa-an-bim

D9 Ghê-xe

D9 Ma-kát

D9 Éc-rôn

D9 Bết-sê-mết

D9 Ga-tha

D9 A-xê-ca

D10 Sô-cô (Sô-khô)

D10 A-đu-lam

D10 Kê-i-la

D10 La-ki

D11 Giạt-thia

D12 Bê-e-sê-ba

E2 Ty-rơ

E4 Ca-bun

E5 Giốc-nê-am (Giốc-mê-am?)

E5 Mê-ghi-đô

E6 Tha-a-nác

E6 A-ru-bốt

E7 Phi-ra-thôn

E8 Lê-bô-na

E8 Xê-rê-đa

E8 Bê-tên

E9 Hạ Bết-hô-rôn

E9 Thượng Bết-hô-rôn

E9 Ghê-ba

E9 Ga-ba-ôn

E9 Ghi-bê-át

E9 Ki-ri-át-giê-a-rim

E9 Nóp

E9 Ba-anh-phê-rát-xim

E9 Giê-ru-sa-lem

E9 Bết-lê-hem

E10 Thê-cô-a

E10 Hếp-rôn

E11 Xíp

E11 Hô-rết?

E11 Cạt-mên

E11 Ma-ôn

E11 Ếch-tê-mô-a

F5 Ên-đô-rơ

F5 Su-nem

F5 Gít-rê-ên

F6 Bết-sê-an

F7 Tiệt-xa

F7 Si-chem

F8 Xa-rê-than

F8 Si-lô

F8 Óp-ra?

F9 Giê-ri-cô

F11 Ên-ghê-đi

G2 A-bên-bết-ma-ca

G2 Đan

G3 Hát-xo

G3 MA-A-CA

G5 Lô-đê-ba (Đê-bia)

G5 Rô-ghê-lim

G6 A-bên-mê-hô-la

G7 Su-cốt

G7 Ma-ha-na-im

H1 SY-RI

H4 GHÊ-SU-RƠ

H6 Ra-mốt-ga-la-át

H8 Ráp-ba

H9 Mê-đê-ba

H11 A-rô-e

H12 MÔ-ÁP

I4 Hê-lam?

I9 AM-MÔN

[Các đường chính]

C10 Vi-a Ma-rít

H6 Đường Vua

[Các núi]

F5 Núi Ghinh-bô-a

[Các vùng biển]

C8 Địa Trung Hải (Biển Lớn)

F10 Biển Muối (Biển Chết)

G4 Biển Ga-li-lê

[Suối hay nguồn nước]

E9 Ên-Rô-ghên

[Các hình nơi trang 16]

Hình phải: Thung lũng Ê-lát, nhìn về phía đông là những ngọn đồi Giu-đa

Hình dưới: Nhờ hệ thống đường sá, người ta có thể đi lại trong Đất Hứa