Niềm an ủi cho những người buồn nản
Niềm an ủi cho những người buồn nản
“Muôn vật đều than-thở và chịu khó-nhọc cho đến ngày nay”. (Rô-ma 8:22) Loài người đau khổ rất nhiều vào lúc những lời này được viết ra cách đây hơn 1.900 năm về trước. Nhiều người bị buồn nản. Vì thế, các tín đồ Đấng Christ được khuyên: “[Hãy] yên-ủi những kẻ ngã lòng”.—1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:14.
Ngày nay, sự đau thương của loài người lại càng trầm trọng hơn nữa, và càng nhiều người bị buồn nản hơn bao giờ hết. Nhưng điều này có làm chúng ta ngạc nhiên không? Thật ra không, vì Kinh Thánh cho biết đây là “ngày sau-rốt” và gọi đó là “những thời-kỳ khó-khăn”. (2 Ti-mô-thê 3:1-5) Chúa Giê-su Christ tiên tri rằng trong những ngày cuối cùng này người ta “thất-kinh mất vía”.—Lu-ca 21:7-11; Ma-thi-ơ 24:3-14.
Khi người ta bị lo lắng, sợ hãi, buồn bã lâu dài, hoặc có những cảm nghĩ tiêu cực đó, thì họ thường đâm ra buồn nản. Nguyên nhân của sự buồn nản hoặc buồn bã sâu xa có thể là vì người thân qua đời, ly dị, mất việc làm, hoặc bị bệnh không thuyên giảm. Người ta cũng thường bị buồn nản khi họ cảm thấy mình vô dụng không đáng sống, làm gì cũng thất bại và làm mọi người thất vọng. Ai cũng có thể bị nát lòng vì một tình trạng căng thẳng, nhưng khi một người nuôi nỗi tuyệt vọng trong lòng và không thể thấy được giải pháp nào để thoát khỏi tình trạng bi quan đó. Hậu quả là người ta đâm ra buồn nản trầm trọng.
Những người thời xưa cũng đã trải qua những cảm giác tương tự như thế. Gióp đau khổ vì mang bệnh và bị bất hạnh. Ông có cảm nghĩ Đức Chúa Trời đã từ bỏ ông, vì vậy ông cảm thấy không thiết sống nữa. (Gióp 10:1; 29:2, 4, 5) Gia-cốp buồn nản vì tưởng con ông đã chết, ông không muốn ai an ủi và chỉ muốn chết. (Sáng-thế Ký 37:33-35) Vua Đa-vít cảm thấy tội lỗi vì phạm tội nặng nên đã than thở: “Trọn ngày tôi đi buồn-thảm. Tôi mệt-nhọc và rêm nhiều quá”.—Thi-thiên 38:6, 8; 2 Cô-rinh-tô 7:5, 6.
Ngày nay, nhiều người trở nên chán nản vì làm việc quá sức, họ cố theo một nếp sống hàng ngày quá khả năng tinh thần, tình cảm và thể xác của họ. Dường như sự căng thẳng cùng với những tư tưởng và tình cảm tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thân thể và góp phần làm mất đi sự quân bình trong hóa chất của bộ não, vì thế mà gây nên sự buồn nản.—So sánh Châm-ngôn 14:30.
Sự giúp đỡ mà họ cần
Ép-ba-phô-đích là một tín đồ Đấng Christ trong thế kỷ thứ nhất tại thành Phi-líp, đã “lo về anh em nghe mình bị đau-ốm”. Ép-ba-phô-đích đã bị bệnh sau khi anh em cử ông đem đồ tiếp tế cho Phao-lô tại Rô-ma, và có lẽ ông cảm thấy là đã làm cho họ thất vọng và nghĩ rằng họ xem ông là kẻ thất bại. (Phi-líp 2:25-27; 4:18) Sứ đồ Phao-lô đã giúp ông thế nào?
Ông đã gọi Ép-ba-phô-đích đem một lá thư về cho những người bạn ở thành Phi-líp nói rằng: “Thế thì, hãy lấy sự vui-mừng trọn-vẹn mà tiếp-rước người trong Chúa, và tôn-kính những người như vậy”. (Phi-líp 2:28-30) Sự kiện sứ đồ Phao-lô khen Ép-ba-phô-đích và việc anh em ở đó đón tiếp người thật nồng nhiệt và ưu ái chắc chắn đã an ủi Ép-ba-phô-đích và giúp cho ông khỏi buồn nản.
Lời khuyên “yên-ủi những kẻ ngã lòng” trong Kinh Thánh chắc chắn là lời khuyên tốt nhất. Một người đàn bà bị buồn nản đã nói: “Mình cần biết là người khác quan tâm đến mình và cần được nghe người khác nói: ‘Tôi hiểu hoàn cảnh bạn; bạn cứ yên tâm, mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đó’ ”.
Người bị buồn nản trước hết cần tìm một người biết thông cảm để tâm sự. Người bạn này cần phải là người biết lắng nghe và kiên nhẫn. Người ấy nên tránh quở trách người bị buồn nản hoặc có những lời xét đoán như ‘Có gì đâu mà buồn’ hoặc, ‘Thái độ đó là sai’. Người bị buồn nản rất dễ xúc cảm, và những lời chỉ trích như thế chỉ làm cho người đó càng thêm ngã lòng.
Giô-na 4:3) Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ việc Đức Chúa Trời nghĩ gì về chúng ta mới thật là quan trọng. Người ta xem Chúa Giê-su Christ “chẳng ra gì”, nhưng điều đó không làm Đức Chúa Trời xem nhẹ Chúa Giê-su. (Ê-sai 53:3) Hãy an tâm, Đức Chúa Trời yêu Con yêu dấu của Ngài thế nào thì Ngài cũng yêu bạn thể ấy.—Giăng 3:16.
Người bị buồn nản cảm thấy mình vô dụng. (Chúa Giê-su thương xót những người khốn khổ và cố gắng giúp họ biết giá trị riêng của họ. (Ma-thi-ơ 9:36; 11:28-30; 14:14) Ngài giải thích rằng Đức Chúa Trời coi trọng dù một con chim sẻ nhỏ bé không ra gì. Ngài nói: “Đức Chúa Trời không quên một con nào hết”. Vậy những người cố gắng làm theo ý muốn của Ngài còn được trọng hơn biết bao! Chúa Giê-su nói về những người này: “Dầu đến tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm cả rồi”.—Lu-ca 12:6, 7.
Thật vậy, một người bị buồn nản trầm trọng, trong lòng nặng trĩu với những sự yếu kém và lầm lỗi riêng, thì khó có thể tin rằng Đức Chúa Trời lại coi trọng mình. Người ấy có thể nghĩ rằng mình không xứng đáng với tình yêu thương và sự chăm sóc của Ngài. Lời của Đức Chúa Trời nói rằng: “Lòng mình cáo-trách mình”, nhưng đây có phải là yếu tố quyết định lòng chúng ta là đúng không? Không. Đức Chúa Trời biết rằng nhân loại tội lỗi có thể có những ý tưởng tiêu cực và ngay cả tự trách mình nữa. Vì thế, Lời của Ngài an ủi họ: “Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa, và biết cả mọi sự”.—1 Giăng 3:19, 20.
Đúng vậy, Cha yêu thương trên trời hiểu chúng ta nhiều hơn là chỉ thấy tội lỗi và những lầm lẫn của chúng ta. Ngài biết những trường hợp giảm khinh, và cả cuộc đời, động lực và ý định của chúng ta. Ngài biết rằng chúng ta gánh chịu tội lỗi, bệnh tật và sự chết. Vì vậy mà chúng ta bị hạn chế rất nhiều. Sự kiện chúng ta cảm thấy buồn rầu và khó chịu với riêng mình chính là bằng chứng cho thấy chúng ta không muốn phạm tội và chưa đi đến độ quá trớn. Kinh Thánh nói rằng chúng ta bị “bắt phục sự hư-không” ngược lại với ý muốn của chúng ta. Vì vậy, Đức Chúa Trời thấu triệt cảnh ngộ khốn khổ của chúng ta, và với lòng đầy thương xót Ngài quan tâm đến sự yếu kém của chúng ta.—Rô-ma 5:12; 8:20.
Thi-thiên 103:8, 12, 14) Thật vậy, Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời ban mọi sự yên-ủi, Ngài yên-ủi chúng tôi trong mọi sự khốn-nạn”.—2 Cô-rinh-tô 1:3, 4.
Kinh Thánh cam đoan với chúng ta: “Đức Giê-hô-va có lòng thương-xót, hay làm ơn. Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi-phạm chúng [ta] khỏi xa chúng [ta] bấy nhiêu. Vì Ngài biết chúng [ta] nắn nên bởi giống gì, Ngài nhớ lại rằng chúng [ta] bằng bụi-đất”. (Sự giúp đỡ mà người chán nản cần nhất đến từ việc gần gũi Đức Chúa Trời đầy thương xót và chấp nhận lời mời của Ngài là ‘hãy trao gánh-nặng cho Ngài’. Ngài quả thật có thể “làm tươi-tỉnh lòng người ăn-năn đau-đớn”. (Thi-thiên 55:22; Ê-sai 57:15) Vì thế, Lời Đức Chúa Trời khuyến khích cầu nguyện: “Hãy trao mọi điều lo-lắng mình cho [Đức Giê-hô-va], vì Ngài hay săn-sóc anh em”. (1 Phi-e-rơ 5:7) Đúng vậy, qua lời cầu nguyện và nài xin, người ta có thể đến gần Đức Chúa Trời và có được “sự bình-an của Đức Chúa Trời vượt-quá mọi sự hiểu-biết”.—Phi-líp 4:6, 7; Thi-thiên 16:8, 9.
Điều chỉnh lối sống cho thực tế cũng có thể giúp một người vượt qua được tâm trạng buồn nản. Tập thể dục, ăn đồ ăn bổ dưỡng, thở không khí trong lành và nghỉ ngơi đầy đủ, và tránh xem vô tuyến truyền hình quá độ đều là quan trọng. Một bà nọ khuyến khích những người bị buồn nản đi bách bộ thật nhanh. Khi phụ nữ bị buồn nản nói: “Tôi không muốn đi bách bộ”, người đàn bà kia trả lời dịu dàng nhưng cương quyết: “Cô phải đi”. Sau đó, bà nói: “Chúng tôi đi được hơn sáu cây số. Về tới nhà, cô rất mệt, nhưng cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn không thể biết tập thể dục một cách hăng hái có lợi đến mức nào cho tới khi bạn tập thử”.
Tuy nhiên, đôi khi không có thể nào vượt hẳn được chứng buồn nản, cho dù đã thử đủ mọi thứ, gồm cả những phương cách trị liệu y học. Một người đàn bà trung tuần đã nói: “Tôi đã thử đủ mọi thứ nhưng vẫn còn bị buồn nản”. Tương tự như thế, ngày nay những chứng bệnh mù, điếc, hay tàn tật thường không thể nào chữa lành được. Tuy nhiên, những người bị buồn nản có thể tìm được nguồn an ủi và hy vọng bằng cách thường xuyên Rô-ma 12:12; 15:4.
đọc Lời Đức Chúa Trời, là Lời cung cấp một hy vọng chắc chắn về sự giải cứu loài người vĩnh viễn hết mọi bệnh tật.—Khi không còn ai sẽ bị buồn nản nữa
Khi miêu tả tình trạng khốn đốn sẽ xảy ra trên đất trong ngày cuối cùng, Chúa Giê-su nói thêm: “Chừng nào các việc đó khởi xảy đến, hãy đứng thẳng lên, ngước đầu lên, vì sự giải-cứu của các ngươi gần tới”. (Lu-ca 21:28) Chúa Giê-su đang nói về sự giải cứu để vào hệ thống mới công bình của Đức Chúa Trời, trong đó “muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải-cứu khỏi làm tôi sự hư-nát, đặng dự phần trong sự tự-do vinh-hiển của con-cái Đức Chúa Trời”.—Rô-ma 8:21.
Thật là một điều vui mừng biết bao cho nhân loại khi được thoát khỏi những gánh nặng trong quá khứ và thức dậy mỗi sáng với một tinh thần tỉnh táo, sẵn sàng bắt tay vào công việc hàng ngày! Sẽ không còn ai bị chứng bệnh buồn nản nữa. Lời hứa chắc chắn sẽ thực hiện cho nhân loại là Đức Chúa Trời “sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than-khóc, kêu-ca hay là đau-đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi”.—Khải-huyền 21:3, 4.
Trừ khi được ghi rõ, bản dịch Kinh Thánh dùng trong tờ giấy này là của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội.