Đức Chúa Trời chấp nhận sự thờ phượng của ai?
Chương 5
Đức Chúa Trời chấp nhận sự thờ phượng của ai?
1. Người đàn bà Sa-ma-ri muốn biết gì về vấn đề thờ phượng?
BẠN có bao giờ tự hỏi: “Đức Chúa Trời chấp nhận sự thờ phượng của ai?” Một bà nọ có thể đã nghĩ đến câu hỏi đó khi bà nói chuyện với Giê-su Christ ở gần núi Ga-ri-xim tại xứ Sa-ma-ri. Vì muốn nêu ra điều khác biệt giữa sự thờ phượng của dân Sa-ma-ri và dân Do Thái, bà nói: “Tổ-phụ chúng tôi đã thờ-lạy trên hòn núi này; còn dân Giu-đa [các ông] lại nói rằng nơi đáng thờ-lạy là tại thành Giê-ru-sa-lem” (Giăng 4:20). Có phải Giê-su nói với người đàn bà Sa-ma-ri rằng Đức Chúa Trời chấp nhận mọi sự thờ phượng không? Hoặc ngài nói cần phải có những điều đặc biệt để làm hài lòng Đức Chúa Trời?
2. Giê-su nói gì khi trả lời người đàn bà Sa-ma-ri?
2 Người đàn bà đó rất ngạc nhiên khi nghe Giê-su trả lời: “Giờ đến, khi các ngươi thờ-lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi này, cũng chẳng tại thành Giê-ru-sa-lem” (Giăng 4:21). Đã từ lâu, dân Sa-ma-ri kính sợ Đức Giê-hô-va và thờ phượng các thần khác ở trên núi Ga-ri-xim (II Các Vua 17:33). Thế mà lúc ấy Giê-su Christ lại nói rằng nơi đó hoặc Giê-ru-sa-lem không phải là quan trọng trong sự thờ phượng thật.
THỜ PHƯỢNG VỚI TÂM THẦN VÀ LẼ THẬT
3. a) Tại sao dân Sa-ma-ri không thật sự biết Đức Chúa Trời? b) Làm sao những người Do Thái trung thành và những người khác biết Đức Chúa Trời?
3 Giê-su tiếp tục nói với người đàn bà Sa-ma-ri: “Các Giăng 4:22). Dân Sa-ma-ri có những ý tưởng sai lầm về tôn giáo và chỉ chấp nhận năm cuốn sách đầu của Kinh-thánh là do Đức Chúa Trời soi dẫn—và chỉ riêng các bản này do họ duyệt lại được gọi là Samaritan Pentateuch (Năm quyển đầu của người Sa-ma-ri). Vì thế, họ không thật sự biết Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã giao phó cho người Do Thái sự hiểu biết về Kinh-thánh (Rô-ma 3:1, 2). Kinh-thánh cho những người Do Thái trung thành và bất cứ người nào khác muốn nghe những điều họ cần để biết Đức Chúa Trời.
ngươi thờ-lạy sự các ngươi không biết, chúng ta thờ-lạy sự chúng ta biết, vì sự cứu-rỗi bởi người Giu-đa mà đến” (4. Theo Giê-su, thì cả dân Do Thái lẫn dân Sa-ma-ri cần phải làm gì nếu họ muốn sự thờ phượng của họ được Đức Chúa Trời chấp nhận?
4 Thực ra, Giê-su cho thấy rằng cả dân Do Thái lẫn dân Sa-ma-ri đều phải sửa đổi lối thờ phượng để làm hài lòng Đức Chúa Trời. Ngài nói: “Giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ-phượng thật lấy tâm-thần và lẽ thật mà thờ-phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ-phượng mà Cha ưa-thích vậy. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ-lạy Ngài thì phải lấy tâm-thần và lẽ thật mà thờ-lạy” (Giăng 4:23, 24). Chúng ta cần phải thờ phượng Đức Chúa Trời với “tâm-thần”, thúc đẩy bởi tấm lòng đầy đức tin và tình yêu thương. Chúng ta có thể ‘lấy lẽ thật’ để thờ phượng Đức Chúa Trời bằng cách học Lời Ngài, tức Kinh-thánh, và bằng cách thờ phượng Ngài theo lẽ thật mà Ngài cho chúng ta biết. Bạn có sốt sắng làm điều đó không?
5. a) “Sự thờ phượng” có nghĩa gì? b) Chúng ta phải làm gì nếu muốn Đức Chúa Trời chấp nhận sự thờ phượng của chúng ta?
5 Giê-su nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời muốn sự thờ phượng thật. Điều này cho thấy có những hình thức thờ phượng mà Đức Giê-hô-va không chấp nhận. Thờ phượng Đức Chúa Trời có nghĩa hết lòng tôn kính và phụng sự Ngài. Nếu muốn bày tỏ sự kính trọng đối với một vị vua đầy quyền lực, có lẽ bạn sốt sắng phụng sự và làm những điều mà vua hài lòng. Vậy thì chúng ta chắc chắn muốn làm hài lòng Đức Chúa Trời. Cho nên thay vì chỉ nói: “Tôi thích đạo
tôi”, chúng ta cần phải biết chắc sự thờ phượng của mình phù hợp với những điều mà Đức Chúa Trời đòi hỏi.LÀM THEO Ý MUỐN CỦA CHA
6, 7. Tại sao Giê-su không thừa nhận một số người tự cho mình là môn đồ ngài?
6 Chúng ta hãy đọc Ma-thi-ơ 7:21-23 và xem chúng ta có thể nhận ra yếu tố quan trọng cho thấy Đức Chúa Trời có chấp nhận mọi sự thờ phượng hay không. Giê-su phán: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên-đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý-muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên-tri sao? nhơn danh Chúa mà trừ quỉ [các tạo vật thần linh độc ác] sao? và lại nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy ta sẽ phán rõ-ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian-ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!”
7 Công nhận Giê-su Christ là Chúa là yếu tố cần thiết trong sự thờ phượng thật. Nhưng câu Kinh-thánh nói trên cho thấy có điều gì đó thiếu sót trong sự thờ phượng của nhiều người tự xưng là môn đồ của Giê-su. Ngài nói một số người sẽ làm “phép lạ”, chẳng hạn như việc chữa bệnh mà người ta cho là kỳ diệu. Tuy nhiên, họ không làm điều mà Giê-su nói là quan trọng. Họ không “làm theo ý-muốn của Cha [ngài]”. Nếu chúng ta muốn làm hài lòng Đức Chúa Trời, chúng ta phải biết ý muốn của Cha là gì và rồi làm theo ý muốn đó.
HIỂU BIẾT CHÍNH XÁC—MỘT SỰ CHE CHỞ
8. Nếu muốn làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải làm gì, và chúng ta phải tránh quan điểm sai lầm nào?
8 Làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời đòi hỏi sự hiểu biết chính xác về cả Giê-hô-va Đức Chúa Trời lẫn Giê-su Christ. Sự hiểu biết đó đưa chúng ta đến sự sống đời đời. Vì thế, tất cả chúng ta đều chắc chắn muốn coi trọng sự kiện có được sự hiểu biết chính xác về Lời Đức Chúa Trời, tức Ê-phê-sô 4:13; Phi-líp 1:9; Cô-lô-se 1:9).
Kinh-thánh. Một số người nói rằng chúng ta không cần phải bận tâm miễn sao chúng ta thành tâm và sốt sắng trong sự thờ phượng là được rồi. Những người khác cho rằng “nếu biết ít thì không bị đòi hỏi phải làm nhiều”. Tuy nhiên, Kinh-thánh khuyến khích chúng ta gia tăng sự hiểu biết về Đức Chúa Trời và ý định của Ngài (9. Sự hiểu biết chính xác che chở chúng ta thế nào, và tại sao chúng ta cần có sự che chở đó?
9 Sự hiểu biết đó che chở chúng ta không bị ô uế trong sự thờ phượng. Sứ đồ Phao-lô nói đến một thần linh giả mạo làm “thiên-sứ sáng-láng” (II Cô-rinh-tô 11:14). Tạo vật thần linh giả mạo này là Sa-tan và hắn cố lừa chúng ta để làm những điều trái với ý muốn của Đức Chúa Trời. Những tạo vật thần linh khác kết hợp với Sa-tan cũng làm ô uế sự thờ phượng của người ta, vì Phao-lô nói: “Đồ người ngoại-đạo cúng-tế là cúng-tế các quỉ, chớ không phải cúng-tế Đức Chúa Trời” (I Cô-rinh-tô 10:20). Có thể nhiều người nghĩ là họ thờ phượng đúng cách, tuy họ không làm điều Đức Chúa Trời muốn. Họ bị lường gạt nên họ thờ phượng sai lầm và không thanh sạch. Chúng ta sẽ biết thêm về Sa-tan và các quỉ trong một chương sau, nhưng những kẻ thù này của Đức Chúa Trời đã rõ ràng làm ô uế sự thờ phượng của nhân loại.
10. Bạn sẽ làm gì nếu có người cố tình bỏ thuốc độc vào nguồn cung cấp nước của bạn, và sự hiểu biết chính xác về Kinh-thánh giúp chúng ta làm gì?
10 Nếu bạn biết có người cố tình bỏ thuốc độc vào nguồn cung cấp nước của bạn, liệu bạn còn tiếp tục uống nước lấy từ nơi đó không? Chắc chắn bạn sẽ lập tức đi tìm nước tốt và tinh khiết. Sự hiểu biết chính xác về Kinh-thánh giúp chúng ta nhận biết tôn giáo thật và loại bỏ những sự ô uế làm sự thờ phượng không được Đức Chúa Trời chấp nhận.
ĐIỀU RĂN DO NGƯỜI TA ĐẶT RA
11. Có điều gì sai lầm trong sự thờ phượng của nhiều người Do Thái?
11 Khi Giê-su còn ở trên đất, nhiều người Do Thái đã Rô-ma 10:2, NW). Họ đã tự mình quyết định cách thờ phượng Đức Chúa Trời thay vì làm theo điều Ngài dạy.
không hành động phù hợp với sự hiểu biết chính xác về Đức Chúa Trời. Vì thế, họ mất cơ hội có vị thế thanh sạch trước mặt Đức Giê-hô-va. Phao-lô viết về những người đó như sau: “Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ có lòng sốt sắng về Đức Chúa Trời, nhưng lòng sốt sắng đó là không phải theo sự hiểu biết chính xác” (12. Điều gì làm ô uế sự thờ phượng của dân Y-sơ-ra-ên, và hậu quả là gì?
12 Ban đầu, dân Y-sơ-ra-ên thực hành tôn giáo tinh sạch mà Đức Chúa Trời ban cho, nhưng rồi tôn giáo đó bị nhiễm những sự dạy dỗ và triết lý của loài người (Giê-rê-mi 8:8, 9; Ma-la-chi 2:8, 9; Lu-ca 11:52). Mặc dù những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái mà người ta gọi là người Pha-ri-si nghĩ Đức Chúa Trời chấp nhận sự thờ phượng của họ, nhưng Giê-su nói với họ: “Hỡi kẻ giả-hình, Ê-sai đã nói tiên-tri về việc các ngươi phải lắm, như có chép rằng: Dân này lấy môi miếng tôn-kính ta, nhưng lòng chúng nó cách xa ta lắm. Sự chúng nó thờ-lạy ta là vô-ích, vì chúng nó dạy theo những điều-răn mà chỉ bởi người ta đặt ra” (Mác 7:6, 7).
13. Chúng ta có thể làm giống như người Pha-ri-si như thế nào?
13 Chúng ta có thể làm những điều mà người Pha-ri-si đã làm không? Điều này có thể xảy ra nếu chúng ta theo phong tục tôn giáo của tổ tiên để lại thay vì xem xét Đức Chúa Trời nói gì về sự thờ phượng. Phao-lô khuyên chúng ta phải cảnh giác về mối nguy hiểm này khi ông viết: “Lời được soi dẫn nói tỏ tường rằng trong thời sau rốt có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các lời lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ” (I Ti-mô-thê 4:1, NW). Vì thế, chỉ giản dị cho rằng Đức Chúa Trời hài lòng với sự thờ phượng của chúng ta là không đủ. Giống như người đàn bà Sa-ma-ri mà Giê-su gặp, chúng ta có thể thờ phượng theo lối ông bà truyền lại. Nhưng chúng ta cần phải biết chắc là Đức Chúa Trời chấp nhận những điều chúng ta làm.
COI CHỪNG XÚC PHẠM ĐẾN ĐỨC CHÚA TRỜI
14, 15. Dù chúng ta có một số hiểu biết về ý muốn của Đức Chúa Trời, tại sao chúng ta cần phải cẩn thận?
14 Nếu không cẩn thận, chúng ta có thể làm điều Đức Chúa Trời không chấp nhận. Thí dụ, sứ đồ Giăng gieo mình xuống dưới chân một thiên sứ “đặng thờ-lạy”. Nhưng vị thiên sứ đó dặn: “Hãy giữ lấy, đừng làm vậy; ta là bạn tôi-tớ với ngươi và với anh em ngươi là người cùng giữ lời chứng của Đức Chúa Giê-su. Ngươi hãy thờ-lạy Đức Chúa Trời” (Khải-huyền 19:10). Vì vậy, bạn có thấy là bạn cần phải biết chắc rằng sự thờ phượng của bạn không bị nhiễm bất cứ sự thờ hình tượng nào không? (I Cô-rinh-tô 10:14).
15 Khi một số tín đồ đấng Christ bắt đầu thực hành những tục lệ tôn giáo không làm Đức Chúa Trời hài lòng, Phao-lô hỏi: “Sao [anh em] còn trở hướng về lề-thói hèn-yếu nghèo-nàn đó mà suy-phục nữa ư? Anh em hãy còn giữ ngày, tháng, mùa, năm ư! Tôi lo cho anh em, e tôi đã làm việc luống-công giữa anh em” (Ga-la-ti 4:8-11). Những người đó đã có được sự hiểu biết về Đức Chúa Trời nhưng về sau lại lầm lỗi bằng cách giữ những phong tục tôn giáo và những ngày thánh mà Đức Giê-hô-va không chấp nhận. Như Phao-lô nói, chúng ta cần “[tiếp tục] xét điều chi vừa lòng Chúa” (Ê-phê-sô 5:10).
16. Làm sao Giăng 17:16 và I Phi-e-rơ 4:3 giúp chúng ta biết được Đức Chúa Trời có hài lòng hay không với những phong tục và những ngày lễ?
16 Chúng ta phải biết chắc chắn chúng ta tránh dự những ngày lễ về tôn giáo và những phong tục trái với nguyên tắc của Đức Chúa Trời (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:21). Thí dụ, Giê-su nói về môn đồ ngài: “Họ không thuộc về thế-gian, cũng như Con không thuộc về thế-gian” (Giăng 17:16). Đối với các vấn đề của thế gian, đạo của bạn có liên quan đến những nghi lễ và ngày lễ trái với nguyên tắc trung lập không? Hoặc phải chăng những người theo đạo của bạn thỉnh thoảng tham dự vào các phong tục và ngày lễ khiến họ làm những điều giống như sứ đồ Phi-e-rơ miêu tả? Ông viết: “Ngày trước cũng đã đủ làm theo ý-muốn người ngoại-đạo rồi, mà ăn-ở theo tà-tịch, tư-dục, say rượu, ăn-uống quá-độ, chơi-bời, và thờ hình-tượng đáng gớm-ghiếc” (I Phi-e-rơ 4:3).
17. Tại sao chúng ta nên tránh bất cứ điều gì phản ảnh tinh thần của thế gian?
17 Sứ-đồ Giăng nhấn mạnh việc cần phải tránh những thực hành phản ảnh tinh thần của thế gian không tin kính ở chung quanh chúng ta. Giăng viết: “Chớ yêu thế-gian, cũng đừng yêu các vật ở thế-gian nữa; nếu ai yêu thế-gian, thì sự kính-mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. Vì mọi sự trong thế-gian, như sự mê-tham của xác-thịt, mê-tham của mắt, và sự kiêu-ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế-gian mà ra. Vả thế-gian với sự tham-dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (I Giăng 2:15-17). Bạn có chú ý thấy rằng những ai “làm theo ý-muốn của Đức Chúa Trời” sẽ còn lại đời đời không? Đúng vậy, nếu chúng ta làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời và tránh những hoạt động phản ảnh tinh thần của thế gian này, thì chúng ta có thể có hy vọng sống đời đời!
GIỮ TIÊU CHUẨN CAO CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
18. Một số người ở thành Cô-rinh-tô có sự hiểu lầm nào về hạnh kiểm, và chúng ta rút tỉa được bài học nào qua chuyện này?
18 Đức Chúa Trời muốn những người thờ phượng Ngài phải là những người tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức cao của Ngài. Một số người tại thành Cô-rinh-tô xưa lầm tưởng rằng Đức Chúa Trời dung thứ hạnh kiểm vô luân. Chúng ta có thể thấy họ sai lầm biết bao khi đọc I Cô-rinh-tô 6:9, 10. Nếu muốn thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách Ngài chấp nhận, chúng ta phải làm vui lòng Ngài qua lời nói và việc làm. Cách bạn thờ phượng có giúp bạn làm điều đó không? (Ma-thi-ơ 15:8; 23:1-3).
19. Sự thờ phượng thật ảnh hưởng chúng ta thế nào trong cách cư xử với người khác?
Ma-thi-ơ 7:12). Hãy lưu ý đến điều ngài nói về việc bày tỏ tình yêu thương anh em: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên-hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn-đồ ta” (Giăng 13:35). Môn đồ của Giê-su phải yêu thương nhau và làm điều lành cho anh em cùng thờ phượng Đức Giê-hô-va và cho người khác nữa (Ga-la-ti 6:10).
19 Cách chúng ta cư xử với người khác cũng phải phản ảnh tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời. Giê-su Christ khuyến khích chúng ta đối xử với người khác như cách chúng ta muốn họ đối xử với chúng ta, vì đây là một phần của sự thờ phượng thật (HẾT LÒNG THỜ PHƯỢNG
20, 21. a) Đức Chúa Trời đòi hỏi sự thờ phượng nào? b) Tại sao Đức Giê-hô-va không chấp nhận sự thờ phượng của dân Y-sơ-ra-ên vào thời Ma-la-chi?
20 Trong lòng bạn, có lẽ bạn muốn thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách Ngài chấp nhận. Nếu vậy, bạn phải có quan điểm của Đức Chúa Trời về sự thờ phượng. Môn đồ Gia-cơ nhấn mạnh rằng quan điểm của Đức Chúa Trời mới là quan trọng, chứ không phải quan điểm của chúng ta. Gia-cơ nói: “Sự tin đạo thanh-sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là: thăm-viếng kẻ mồ-côi, người góa-bụa trong cơn khốn-khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô-uế của thế-gian” (Gia-cơ 1:27). Vì mong muốn làm vui lòng Đức Chúa Trời, mỗi cá nhân chúng ta cần phải xem xét để biết chắc sự thờ phượng của mình không bị nhiễm những thực hành không tin kính hoặc để biết rõ chúng ta không bỏ qua điều nào đó mà Ngài cho là quan trọng (Gia-cơ 1:26).
21 Chỉ có sự thờ phượng thanh sạch và hết lòng mới làm vui lòng Đức Giê-hô-va (Ma-thi-ơ 22:37; Cô-lô-se 3:23). Khi dân tộc Y-sơ-ra-ên không làm đầy đủ như vậy, Ngài nói: “Con trai tôn-kính cha mình, đầy-tớ tôn-kính chủ mình. Vậy nếu ta là cha, nào sự tôn-kính thuộc về ta ở đâu? và nếu ta là chủ, nào sự kính-sợ ta ở đâu?” Họ xúc phạm Đức Chúa Trời vì dâng những con vật mù, què và bệnh tật để làm của-lễ cho Ngài, và Ngài không chấp nhận những cách thờ phượng đó (Ma-la-chi 1:6-8). Đức Giê-hô-va xứng đáng được người ta thờ phượng một cách thanh sạch nhất và Ngài chỉ chấp nhận người ta thờ phượng một mình Ngài mà thôi (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:5; Châm-ngôn 3:9; Khải-huyền 4:11).
22. Nếu muốn Đức Chúa Trời chấp nhận sự thờ phượng của chúng ta, chúng ta phải tránh gì, và phải làm gì?
22 Người đàn bà Sa-ma-ri có vẻ muốn thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách Ngài chấp nhận. Nếu đó là điều chúng ta mong muốn, chúng ta sẽ tránh mọi sự dạy dỗ và thực hành ô uế (II Cô-rinh-tô 6:14-18). Ngoài ra, chúng ta sẽ cố gắng hết sức để có được sự hiểu biết chính xác về Đức Chúa Trời và làm theo ý muốn của Ngài. Chúng ta sẽ làm đúng theo những điều Ngài đòi hỏi để Ngài chấp nhận sự thờ phượng của chúng ta (I Ti-mô-thê 2:3, 4). Nhân-chứng Giê-hô-va cố gắng làm y như thế, và họ nhiệt thành khuyến khích bạn cùng họ thờ phượng Đức Chúa Trời “[với] tâm-thần và lẽ-thật” (Giăng 4:24). Giê-su nói: “Đó là những kẻ thờ-phượng mà Cha ưa-thích vậy” (Giăng 4:23). Chúng tôi hy vọng bạn là người như thế. Giống như người đàn bà Sa-ma-ri nói trên, chắc chắn bạn thích được sống đời đời (Giăng 4:13-15). Nhưng bạn thấy người ta già đi và chết. Chương tới sẽ giải thích cho chúng ta biết lý do tại sao.
TRẮC NGHIỆM SỰ HIỂU BIẾT CỦA BẠN
Như chúng ta thấy nơi Giăng 4:23, 24, Đức Chúa Trời chấp nhận sự thờ phượng nào?
Làm sao chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời hài lòng hay không với những phong tục và những ngày lễ nào đó?
Sự thờ phượng mà Đức Chúa Trời chấp nhận cần phải hội đủ một số điều kiện nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Trang hình ảnh nơi trang 44]