Bạn nên nhận biết uy quyền của ai?
Chương 14
Bạn nên nhận biết uy quyền của ai?
1, 2. Có phải mọi thứ uy quyền đều tai hại không? Hãy giải thích.
“UY QUYỀN” là chữ làm nhiều người không thích. Điều này cũng dễ hiểu, vì người ta thường lạm dụng uy quyền ở chỗ làm, trong gia đình, và trong chính phủ. Kinh-thánh nói rất thực tế: “Người nầy cai-trị trên người kia mà làm tai-hại cho người ấy” (Truyền-đạo 8:9). Đúng vậy, nhiều người đã cai trị người khác bằng cách hành động bạo ngược và tự phục vụ cho quyền lợi của mình.
2 Nhưng không phải mọi quyền đều tai hại. Thí dụ, chúng ta có thể nói rằng thân thể của chúng ta có quyền trên mình. Thân thể “bảo” chúng ta thở, ăn, uống và ngủ. Điều này có khó chịu không? Chiều theo những sự đòi hỏi này có lợi cho chúng ta. Trong khi chúng ta có lẽ vâng theo nhu cầu của thân thể một cách vô ý thức, thì lại có những hình thức khác của uy quyền đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng vâng theo. Hãy xem vài thí dụ.
UY QUYỀN TỐI THƯỢNG
3. Tại sao gọi Đức Giê-hô-va “Chúa Tối thượng” là chính đáng?
3 Hơn 300 lần trong Kinh-thánh (Bản dịch Thế giới Mới), Đức Giê-hô-va được gọi là “Chúa Tối thượng.” Đấng tối thượng là một vị có quyền lực cao cả. Điều gì cho Đức Giê-hô-va được quyền có địa vị đó? Khải-huyền 4:11 trả lời: “Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh-hiển, tôn-quí và quyền-lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý-muốn Chúa mà muôn-vật mới có và đã được dựng nên”.
4. Đức Giê-hô-va chọn sử dụng uy quyền của Ngài như thế nào?
Ê-sai 40:26; Sáng-thế Ký 17:1). Nhưng Đức Giê-hô-va bày tỏ sức mạnh của Ngài một cách nhân đức, vì đức tính chính của Ngài là yêu thương (I Giăng 4:16).
4 Là Đấng Tạo hóa của chúng ta, Đức Giê-hô-va có quyền sử dụng uy quyền theo ý Ngài muốn. Điều này có vẻ đáng sợ, nhất là khi chúng ta nghĩ đến việc Đức Chúa Trời có “sức-mạnh... lớn lắm”. Ngài được gọi là “Đức Chúa Trời toàn-năng”—một từ trong tiếng Hê-bơ-rơ gợi cho ta nghĩ đến một sức mạnh rất lớn (5. Tại sao vâng phục uy quyền của Đức Giê-hô-va không phải là khó?
5 Mặc dù Đức Giê-hô-va báo trước là Ngài sẽ trừng phạt người phạm tội không ăn năn, Môi-se biết Ngài chủ yếu là “Đức Chúa Trời [thật], tức Đức Chúa Trời thành-tín, giữ sự giao-ước và nhơn-từ đến ngàn đời cho những người yêu-mến Ngài và vâng-giữ các điều-răn Ngài” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 7:9). Hãy thử tưởng tượng! Đấng có uy quyền tối thượng trong vũ trụ không ép buộc chúng ta phụng sự Ngài. Thay vì thế, chúng ta đến gần Ngài bởi vì lòng yêu thương của Ngài (Rô-ma 2:4; 5:8). Việc vâng phục uy quyền của Đức Giê-hô-va thậm chí là một sự vui thích, vì luật pháp của Ngài luôn luôn đem lợi ích tối hậu cho chúng ta (Thi-thiên 19:7, 8).
6. Vấn đề về uy quyền phát sinh trong vườn Ê-đen như thế nào, và kết quả ra sao?
6 Tổ phụ đầu tiên của chúng ta đã bác bỏ quyền thống trị của Đức Chúa Trời. Họ muốn tự ý quyết định điều gì là thiện và điều gì là ác (Sáng-thế Ký 3:4-6). Kết quả là họ bị đuổi ra khỏi nhà họ trong vườn địa đàng. Sau đó, Đức Giê-hô-va cho phép nhân loại lập ra những cơ cấu cầm quyền để giúp họ sống trong một xã hội trật tự, dù là bất toàn. Một số uy quyền này là gì, Đức Chúa Trời muốn chúng ta vâng phục họ đến mức nào?
BẬC “CẦM QUYỀN”
7. “Đấng cầm quyền trên mình” là ai, và địa vị của họ so với uy quyền Đức Chúa Trời như thế nào?
7 Sứ đồ Phao-lô viết: “Mọi người phải vâng-phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời”. “Đấng cầm quyền trên mình” là ai? Lời Rô-ma 13:1-7; Tít 3:1). Chính Đức Giê-hô-va không lập ra những nhà cầm quyền của loài người, nhưng Ngài cho phép họ tồn tại. Vì vậy Phao-lô có thể viết: “Các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ-định”. Điều này cho thấy gì về uy quyền của người ta trên đất? Quyền đó chỉ là phụ, hoặc thấp kém so với quyền của Đức Chúa Trời (Giăng 19:10, 11). Vì vậy, khi có sự mâu thuẫn giữa luật pháp của loài người và luật pháp của Đức Chúa Trời, tín đồ đấng Christ phải để cho lương tâm được rèn luyện theo Kinh-thánh hướng dẫn họ. Họ “phải vâng-lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng-lời người ta” (Công-vụ các Sứ-đồ 5:29).
của Phao-lô trong những câu sau đó cho thấy họ là chính phủ loài người (8. Bậc cầm quyền đem lợi ích cho bạn như thế nào, và làm sao bạn tỏ ra vâng phục họ?
8 Tuy nhiên, nhiều khi các bậc cầm quyền trong chính phủ hành động với tư cách là ‘chức-việc của Đức Chúa Trời để Rô-ma 13:4). Qua những cách nào? Chúng ta hãy nghĩ đến nhiều dịch vụ mà nhà cầm quyền lập ra như là hệ thống bưu điện, cảnh sát, cứu hỏa, vệ sinh và giáo dục. Phao-lô viết: “Ấy cũng bởi lẽ đó mà anh em nộp thuế, vì các quan-quyền là đầy-tớ của Đức Chúa Trời, hằng giữ việc ấy” (Rô-ma 13:6). Vì thế, về vấn đề thuế má hoặc bất cứ bổn phận hợp pháp nào khác, chúng ta nên “ăn ở lương thiện trong mọi sự” (Hê-bơ-rơ 13:18, NW).
làm ích cho chúng ta’ (9, 10. a) Bậc cầm quyền thích ứng với sự sắp đặt của Đức Chúa Trời như thế nào? b) Tại sao chống lại bậc cầm quyền là sai?
9 Đôi khi những bậc cầm quyền lạm dụng quyền hành của họ. Điều này có miễn cho ta trách nhiệm vâng phục họ không? Không. Đức Giê-hô-va biết các tội của những bậc cầm quyền này (Châm-ngôn 15:3). Ngài chịu đựng cho phép loài người cai trị không có nghĩa là Ngài bỏ qua sự tham nhũng của họ; và Ngài cũng không mong chúng ta làm như thế. Thật vậy, Đức Chúa Trời sắp sửa “đánh tan và hủy-diệt hết các nước trước kia”, thay thế bằng sự cai trị công bình của chính phủ Ngài (Đa-ni-ên 2:44). Cho đến khi điều đó xảy ra, các nhà cầm quyền hiện nay cũng có vai trò hữu dụng.
10 Phao-lô giải thích: “Kẻ nào chống cự uy quyền, tức là chống lại sự sắp đặt của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 13:2, NW). Bậc cầm quyền là “sự sắp đặt” Đức Chúa Trời để duy trì trật tự phần nào, nếu không sẽ có hỗn loạn và tình trạng vô chính phủ. Chống lại các nhà cầm quyền tức là nghịch lại với Kinh-thánh và điên rồ. Để thí dụ: Hãy tưởng tượng là bạn trải qua một cuộc giải phẫu và vết thương được may lại bằng chỉ. Dù những đường chỉ này là xa lạ đối với cơ thể, chúng giúp ích trong một thời gian có hạn. Cắt bỏ những đường chỉ này quá sớm có thể gây tai hại. Tương tự như thế, lúc đầu Đức Chúa Trời không có ý định lập các chính phủ loài người. Tuy nhiên, đến khi Nước Trời hoàn toàn cai trị trái đất, các chính phủ loài người giữ cho xã hội liên kết lại với nhau, làm những nhiệm vụ phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời trong lúc này. Vì thế, chúng ta nên giữ sự vâng phục đối với bậc cầm quyền, trong khi chúng ta đặt luật pháp và uy quyền của Đức Chúa Trời lên hàng ưu tiên.
UY QUYỀN TRONG GIA ĐÌNH
11. Bạn giải thích nguyên tắc làm đầu như thế nào?
11 Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội loài người. Trong đó vợ chồng tìm được tình bạn ấm cúng, con cái được bảo vệ và dạy dỗ nên người (Châm-ngôn 5:15-21; Ê-phê-sô 6:1-4). Sự sắp đặt cao quí đó cần được tổ chức sao cho cả gia đình sống trong bình yên và hòa hợp. Cách Đức Giê-hô-va thực hiện điều này là qua nguyên tắc làm đầu, được tóm tắt qua những lời này nơi I Cô-rinh-tô 11:3: “Đấng Christ là đầu mọi người; người đờn-ông là đầu người đờn-bà; và Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ”.
12, 13. Ai đứng đầu gia đình, và chúng ta học được gì qua cách Giê-su sử dụng quyền làm đầu?
12 Người chồng đứng đầu gia đình. Tuy nhiên, có một đấng trên người chồng, đó là Giê-su Christ. Phao-lô viết: “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội-thánh, phó chính mình vì Hội-thánh” (Ê-phê-sô 5:25). Người chồng phản ảnh sự vâng phục đối với đấng Christ khi người đối xử với vợ theo cách mà Giê-su luôn luôn đối xử với hội thánh (I Giăng 2:6). Giê-su được ban cho nhiều quyền, nhưng ngài xử dụng uy quyền rất mực mềm mại, yêu thương và phải lẽ (Ma-thi-ơ 20:25-28). Khi làm người, Giê-su không bao giờ lạm dụng quyền thế của ngài. Ngài “có lòng nhu-mì, khiêm-nhường”, và ngài gọi các môn đồ là “bạn-hữu” thay vì “đầy tớ”. Ngài hứa với họ là “ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ”, và ngài đã làm đúng như thế (Ma-thi-ơ 11:28-29; Giăng 15:15).
13 Gương mẫu của Giê-su dạy người chồng là quyền làm đầu của tín đồ đấng Christ không phải là một địa vị để đàn áp khắc nghiệt. Thay vì thế, đó là một địa vị đáng trọng và có tình yêu thương bất vị kỷ. Điều này rõ ràng không cho phép chồng đối xử tệ bạc với vợ bằng hành động hoặc lời nói (Ê-phê-sô 4:29, 31, 32; 5:28, 29; Cô-lô-se 3:19). Nếu người nam tín đồ đấng Christ đối xử tệ bạc với vợ thì những điều tốt lành mà anh làm trở nên vô giá trị, và lời cầu nguyện của anh sẽ bị cản trở (I Cô-rinh-tô 13:1-3; I Phi-e-rơ 3:7).
14, 15. Sự hiểu biết về Đức Chúa Trời giúp vợ vâng phục chồng như thế nào?
14 Khi chồng noi theo gương mẫu của đấng Christ, thì dễ cho vợ làm theo lời Ê-phê-sô 5:22, 23: “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng-phục chồng mình như vâng-phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội-thánh”. Y như người chồng phải vâng phục đấng Christ, người vợ cũng phải vâng phục chồng mình. Kinh-thánh nói rõ là người vợ tài đức đáng được tôn trọng và khen ngợi về sự khôn ngoan theo Đức Chúa Trời và sự cần mẫn (Châm-ngôn 31:10-31).
15 Người vợ tín đồ đấng Christ vâng phục chồng một cách tương đối. Điều này có nghĩa là nếu việc vâng phục trong một vấn đề nào đó làm cho họ vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời, thì họ phải vâng lời Đức Chúa Trời hơn là vâng lời người ta. Ngay cả trong lúc đó, người vợ nên có “tâm-thần dịu-dàng im-lặng” khi giữ vững lập trường. Người vợ nên cho thấy rõ là sự hiểu biết về Đức Chúa Trời đã giúp mình trở thành người vợ tốt hơn (I Phi-e-rơ 3:1-4). Điều này cũng áp dụng cho trường hợp của một nam tín đồ đấng Christ có vợ không tin đạo. Việc anh làm theo nguyên tắc Kinh-thánh phải làm anh trở nên người chồng tốt hơn.
16. Trẻ con có thể noi gương của Giê-su khi ngài còn trẻ như thế nào?
Ê-phê-sô 6:1 nói rõ về vai trò của con cái: “Hỡi kẻ làm con-cái, hãy vâng-phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm”. Con cái tín đồ đấng Christ noi theo gương mẫu của Giê-su, ngài vâng phục cha mẹ trong lúc lớn lên. Là người con ngoan, ngài “khôn-ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta” (Lu-ca 2:51, 52).
1617. Cách cha mẹ sử dụng uy quyền có thể ảnh hưởng đến con cái thế nào?
17 Cách mà cha mẹ đảm nhận trách nhiệm có thể có ảnh hưởng trên con cái về việc giúp chúng tôn trọng uy quyền hoặc là chống lại uy quyền (Châm-ngôn 22:6). Vậy cha mẹ nên tự hỏi: ‘Tôi sử dụng uy quyền một cách yêu thương hay là khắt khe? Tôi có dễ dãi không?’ Cha mẹ tin kính phải có lòng yêu thương và ân cần, nhưng cứng rắn theo sát những nguyên tắc của Đức Chúa Trời. Phao-lô viết một cách thích hợp: “Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con-cái mình giận-dữ, hãy dùng sự sửa-phạt khuyên-bảo của Chúa mà nuôi-nấng chúng nó” (Ê-phê-sô 6:4; Cô-lô-se 3:21).
18. Cha mẹ nên sửa trị con cái như thế nào?
18 Cha mẹ phải xem xét kỹ lưỡng phương cách dạy dỗ con cái, nhất là nếu họ muốn con cái họ vâng lời và đem lại vui mừng cho họ (Châm-ngôn 23:24, 25). Trong Kinh-thánh sự sửa phạt vốn là cách chỉ dạy (Châm-ngôn 4:1; 8:33). Sự sửa phạt đi kèm với tình yêu thương và sự mềm mại, không giận dữ và hung bạo. Vì vậy, cha mẹ tín đồ đấng Christ cần hành động với sự khôn ngoan và tự chủ khi sửa trị con cái (Châm-ngôn 1:7).
UY QUYỀN TRONG HỘI THÁNH
19. Đức Chúa Trời ban gì cho hội thánh tín đồ đấng Christ để có được trật tự?
19 Vì Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời trật tự, vậy điều hợp lý là Ngài ban cho dân tộc Ngài sự lãnh đạo có uy quyền và có tổ chức chu đáo. Vì vậy, Ngài bổ nhiệm Giê-su I Cô-rinh-tô 14:33, 40; Ê-phê-sô 1:20-23). Dưới sự lãnh đạo vô hình của đấng Christ, Đức Chúa Trời đã có một sự sắp đặt là ủy quyền cho các trưởng lão được bổ nhiệm trong mỗi hội thánh để họ chăn bầy một cách sốt sắng, sẵn lòng và yêu thương (I Phi-e-rơ 5:2, 3). Các tôi tớ thánh chức giúp họ trong nhiều cách khác nhau và làm công việc hữu ích trong hội thánh (Phi-líp 1:1).
làm Đầu hội thánh tín đồ đấng Christ (20. Tại sao chúng ta nên vâng phục các trưởng lão được bổ nhiệm của tín đồ đấng Christ, và tại sao điều này có lợi?
20 Nói về các trưởng lão tín đồ đấng Christ, Phao-lô viết: “Hãy vâng lời kẻ dắt-dẫn anh em và chịu phục các người ấy,—bởi các người ấy tỉnh-thức về linh-hồn anh em, dường như phải khai-trình,—hầu cho các người ấy lấy lòng vui-mừng mà làm xong chức-vụ mình, không phàn-nàn chi, vì ấy chẳng ích-lợi gì cho anh em” (Hê-bơ-rơ 13:17). Điều khôn ngoan là Đức Chúa Trời đã giao cho các giám thị tín đồ đấng Christ trách nhiệm để chăm sóc những nhu cầu thiêng liêng cho những người trong hội thánh. Những trưởng lão không họp thành hàng giáo phẩm. Họ là kẻ giúp việc và đầy tớ của Đức Chúa Trời, phục vụ cho các nhu cầu của những anh em đồng thờ phượng với họ, như Chủ của họ là Giê-su Christ đã làm (Giăng 10:14, 15). Biết được các người hội đủ điều kiện theo Kinh-thánh chú ý đến sự tiến bộ và sự lớn mạnh về thiêng liêng của chúng ta thì điều đó sẽ khuyến khích chúng ta tỏ ra hợp tác và vâng phục (I Cô-rinh-tô 16:16).
21. Các trưởng lão được bổ nhiệm tìm cách giúp anh em tín đồ đấng Christ về mặt thiêng liêng như thế nào?
21 Đôi khi chiên có thể đi lạc hoặc gặp nguy hiểm vì những điều tai hại trong thế gian. Dưới sự lãnh đạo của Đấng Chăn chiên Chính yếu, các trưởng lão với tư cách là những người chăn chiên phó phải mau mắn nhận thức nhu cầu của những người dưới sự trông nom của họ và hết lòng chú ý đến các người ấy (I Phi-e-rơ 5:4). Họ viếng thăm những người khác trong hội thánh và cho lời khuyến khích. Biết rằng Ma-quỉ tìm cách để phá sự bình an của dân tộc Đức Chúa Trời, các trưởng lão dùng sự khôn ngoan từ trên xuống để đối phó với bất cứ vấn đề nào (Gia-cơ 3:17, 18). Họ hết sức cố gắng để giữ sự hợp nhất và sự hiệp một của đức tin, ấy là điều mà chính Giê-su đã cầu nguyện (Giăng 17:20-22; I Cô-rinh-tô 1:10).
22. Trưởng lão giúp đỡ thế nào trong trường hợp có sự phạm tội?
22 Nhưng nếu một tín đồ đấng Christ bị đau khổ hoặc bị chán nản bởi vì phạm một tội thì sao? Lời khuyên xoa dịu của Kinh-thánh và sự cầu nguyện chân thành của các trưởng lão có thể giúp phục hồi tình trạng sức khỏe thiêng liêng của người đó (Gia-cơ 5:13-15). Những người này, được bổ nhiệm bởi thánh linh, cũng có quyền sửa trị và quở trách bất cứ người nào đang theo con đường sai trái hoặc gây nguy hiểm cho tình trạng thanh sạch về thiêng liêng và luân lý của hội thánh (Công-vụ các Sứ-đồ 20:28; Tít 1:9; 2:15). Để giữ cho hội thánh được thanh sạch, những người trong hội thánh cần phải báo cáo những vụ phạm tội nghiêm trọng (Lê-vi Ký 5:1). Nếu một tín đồ đấng Christ đã phạm một tội trọng nhưng chấp nhận sự sửa phạt và khiển trách của Kinh-thánh và cho thấy là có lòng ăn năn thật sự, người đó sẽ được giúp đỡ. Dĩ nhiên, người cứ tiếp tục vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời mà không ăn năn thì sẽ bị khai trừ (I Cô-rinh-tô 5:9-13).
23. Các giám thị tín đồ đấng Christ làm gì cho lợi ích của hội thánh?
23 Kinh-thánh báo trước dưới sự cai trị của Vua Giê-su Christ, những người thành thục về thiêng liêng sẽ được bổ nhiệm để an ủi, che chở và đem lại sự thoải mái cho dân sự của Đức Chúa Trời (Ê-sai 32:1, 2). Họ sẽ dẫn đầu trong công việc rao giảng, chăn chiên và dạy dỗ nhằm đẩy mạnh sự phát triển về thiêng liêng (Ê-phê-sô 4:11, 12, 16). Dù những giám thị tín đồ đấng Christ đôi khi phải quở trách, sửa trị và khuyên nhủ anh em đồng đức tin, nhưng việc áp dụng sự dạy dỗ tốt lành của trưởng lão được căn cứ trên Lời Đức Chúa Trời sẽ giúp tất cả mọi người đi trên con đường sự sống (Châm-ngôn 3:11, 12; 6:23; Tít 2:1).
CHẤP NHẬN QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA VỀ UY QUYỀN
24. Hằng ngày chúng ta bị thử thách về vấn đề nào?
24 Người đàn ông và người đàn bà đầu tiên đã bị thử thách về vấn đề vâng phục uy quyền. Vậy nếu hằng ngày chúng ta phải đương đầu với thử thách tương tự như thế thì cũng chẳng lạ gì. Sa-tan Ma-quỉ xúi giục tinh thần phản nghịch trong nhân loại (Ê-phê-sô 2:2). Đường lối sống theo ý riêng được xem là cao trọng, quyến rũ hơn đường lối vâng phục.
25. Chúng ta được lợi ích nào khi bác bỏ tinh thần phản nghịch của thế gian và vâng phục uy quyền mà Đức Chúa Trời sử dụng hoặc cho phép?
25 Tuy nhiên, chúng ta phải bác bỏ tinh thần phản nghịch của thế gian. Làm như thế, chúng ta sẽ thấy sự vâng phục Đức Chúa Trời đem lại những phần thưởng dồi dào. Thí dụ, chúng ta sẽ tránh những lo âu và bực bội thường xảy ra cho những người tìm cách gây rắc rối với các nhà cầm quyền. Chúng ta sẽ được giảm bớt sự xích mích mà mình thường thấy xảy ra trong nhiều gia đình. Chúng ta sẽ hưởng được những lợi ích nhờ sự kết hợp nồng ấm, yêu thương với các anh em tín đồ đấng Christ. Trên hết mọi sự, việc vâng phục Đức Chúa Trời sẽ đưa đến một sự liên lạc tốt với Đức Giê-hô-va, Đấng Cầm quyền Tối thượng.
TRẮC NGHIỆM SỰ HIỂU BIẾT CỦA BẠN
Đức Giê-hô-va sử dụng uy quyền của Ngài ra sao?
“Đấng cầm-quyền trên mình” là ai, và chúng ta giữ sự vâng phục đối với họ như thế nào?
Theo nguyên tắc làm đầu, mỗi người trong gia đình có trách nhiệm nào?
Chúng ta có thể bày tỏ sự vâng phục trong hội thánh tín đồ đấng Christ như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung nơi trang 134]
VÂNG PHỤC CHỨ KHÔNG LẬT ĐỔ
Qua hoạt động rao giảng công khai, Nhân-chứng Giê-hô-va nói rõ Nước Đức Chúa Trời là hy vọng duy nhất để mang lại hòa bình và an ninh thật cho nhân loại. Nhưng những người sốt sắng công bố về Nước Trời này chắc chắn không lật đổ chính phủ nước họ. Trái lại, các Nhân-chứng là những công dân lễ phép và tôn trọng luật pháp. Một viên chức tại một xứ Phi Châu nói: “Nếu mọi giáo phái đều giống như Nhân-chứng Giê-hô-va, chúng ta sẽ không có kẻ giết người, trộm cắp, những vụ phạm pháp, tù nhân và bom nguyên tử. Không cần khóa cửa ngày này qua ngày khác”.
Nhận biết được điều này, viên chức chính quyền trong nhiều xứ đã cho phép các Nhân-chứng tiếp tục công việc rao giảng. Tại những xứ khác, giới cầm quyền đã bãi bỏ lệnh ngăn cấm hoặc hạn chế khi họ nhận thấy các Nhân-chứng Giê-hô-va là ảnh hưởng tác động tốt. Điều này giống như điều Phao-lô viết về việc vâng phục các bậc cầm quyền: “Hãy làm đều lành, [anh em] sẽ được khen-thưởng” (Rô-ma 13:1, 3).