Tìm được sự an toàn trong vòng dân tộc Đức Chúa Trời
Chương 17
Tìm được sự an toàn trong vòng dân tộc Đức Chúa Trời
1, 2. Tình trạng của nhân loại giống như những người ở trong vùng bị trận bão tàn phá như thế nào?
HÃY TƯỞNG TƯỢNG có một trận bão tai hại tàn phá vùng bạn ở. Nhà bạn bị hư hại, và tất cả đồ đạc, của cải bị mất. Thực phẩm khan hiếm. Tình thế có vẻ tuyệt vọng. Nhưng rồi đồ cứu trợ đến bất ngờ, thức ăn và quần áo được tiếp tế dư dật. Người ta xây nhà mới cho bạn. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy biết ơn người mà đã cung cấp cho bạn những điều đó.
2 Ngày nay có một điều tương tự như thế đang xảy ra. Như trận bão đó, sự phản nghịch của A-đam và Ê-va đã gây ra sự tai hại lớn lao cho nhân loại. Địa đàng của nhân loại bị mất. Từ đó trở đi, các chính phủ của loài người đã thất bại trong việc che chở dân chúng khỏi chiến tranh, tội ác và sự bất công. Tôn giáo bỏ mặc nhiều người trong tình trạng đói khát thức ăn thiêng liêng lành mạnh. Tuy nhiên, nói về mặt thiêng liêng, Giê-hô-va Đức Chúa Trời giờ đây đang cung cấp thức ăn, quần áo và nơi ẩn trú. Ngài làm điều đó như thế nào?
“ĐẦY-TỚ TRUNG-TÍN VÀ KHÔN-NGOAN”
3. Đức Giê-hô-va cung cấp gì cho nhân loại, như được thấy qua các gương nào?
3 Đồ cứu trợ thường được phân phát qua một cơ quan có tổ chức, và Đức Giê-hô-va cũng có một cơ quan tương I Sử-ký 28:8; II Sử-ký 17:7-9). Trong thế kỷ thứ nhất, Đức Giê-hô-va thành lập tổ chức tín đồ đấng Christ. Các hội thánh được thành lập và họ hoạt động dưới sự chỉ huy của hội đồng lãnh đạo trung ương gồm có các sứ đồ và trưởng lão (Công-vụ các Sứ-đồ 15:22-31). Ngày nay cũng vậy Đức Giê-hô-va tiếp xúc với dân tộc Ngài qua một nhóm có tổ chức. Làm sao chúng ta biết được điều này?
tự như thế để cung cấp thức ăn thiêng liêng cho dân tộc của Ngài. Thí dụ, dân Y-sơ-ra-ên là “hội chúng của Đức Giê-hô-va” trong khoảng 1.500 năm. Trong số đó, có những người phụng sự với tư cách là cơ quan của Đức Chúa Trời để dạy dỗ luật pháp của Ngài (4. Ai tỏ ra là “đầy tớ trung-tín và khôn-ngoan” thời nay và làm sao chúng ta có được sự ban cho thiêng liêng của Đức Chúa Trời?
4 Giê-su nói rằng vào lúc ngài hiện diện trong vương quyền Nước Trời, “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” sẽ cung cấp “đồ-ăn đúng giờ” cho môn đồ ngài (Ma-thi-ơ 24:45-47). Khi Giê-su được lên ngôi Vua trên trời năm 1914, ai tỏ ra là người “đầy-tớ” này? Chắc chắn không phải là hàng giáo phẩm của các đạo tự xưng theo đấng Christ, vì phần đông đều giảng cho tín đồ những lời tuyên truyền ủng hộ chính phủ của xứ họ trong Thế chiến I. Nhưng nhóm tín đồ thật của đấng Christ được xức dầu bằng thánh linh của Đức Chúa Trời đã phân phát thức ăn thiêng liêng đúng giờ, họ thuộc về nhóm mà Giê-su gọi là “bầy nhỏ” (Lu-ca 12:32). Những tín đồ đấng Christ được xức dầu này rao giảng Nước của Đức Chúa Trời thay vì chính phủ của loài người. Kết quả là trong những năm qua, hàng triệu người ưa chuộng sự công bình, thuộc lớp “chiên khác”, đã hợp tác với “đầy-tớ” được xức dầu để thực hành tôn giáo thật (Giăng 10:16). Bằng cách dùng “đầy-tớ trung-tín” và Hội đồng Lãnh đạo Trung ương thời nay, Đức Chúa Trời hướng dẫn dân tộc có tổ chức của Ngài để phân phát thức ăn, quần áo và nơi ẩn náu về mặt thiêng liêng cho những người nào muốn có.
“ĐỒ-ĂN ĐÚNG GIỜ”
5. Thế gian ngày nay có tình trạng thiêng liêng ra sao, nhưng Đức Giê-hô-va làm gì về vấn đề này?
5 Giê-su nói: “Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời” (Ma-thi-ơ 4:4). Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đại đa số dân chúng không chú ý đến lời của Đức Chúa Trời. Như nhà tiên tri của Đức Giê-hô-va là A-mốt báo trước sẽ có “sự đói kém..., chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Đức Giê-hô-va” (A-mốt 8:11). Thậm chí những người rất sùng đạo cũng bị đói kém về thiêng liêng. Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va muốn là “mọi người được cứu-rỗi và hiểu-biết lẽ thật” (I Ti-mô-thê 2:3, 4). Vì vậy, Ngài ban cho thức ăn thiêng liêng dư dật. Nhưng tìm đâu ra những thức ăn này?
6. Trong quá khứ, Đức Giê-hô-va nuôi dưỡng dân tộc Ngài về thiêng liêng như thế nào?
6 Trong suốt lịch sử, Đức Giê-hô-va đã phân phát thức ăn thiêng liêng cho dân tộc Ngài, cho chung cả nhóm chứ không riêng từng người (Ê-sai 65:13). Thí dụ, các thầy tế lễ Y-sơ-ra-ên nhóm lại các người đàn ông, đàn bà và con trẻ để dạy dỗ luật pháp Đức Chúa Trời cho cả nhóm (Phục-truyền Luật-lệ Ký 31:9, 12). Dưới sự hướng dẫn của hội đồng lãnh đạo trung ương, tín đồ đấng Christ trong thế kỷ thứ nhất tổ chức hội thánh và mở các buổi họp để dạy dỗ và khuyến khích mọi người (Rô-ma 16:5; Phi-lê-môn 1, 2). Nhân-chứng Giê-hô-va theo mẫu mực đó. Chúng tôi thành thật mời bạn đến dự tất cả các buổi họp của họ.
7. Việc đều đặn đi dự buổi họp tín đồ đấng Christ có liên hệ đến sự hiểu biết và đức tin như thế nào?
7 Dĩ nhiên, có lẽ bạn đã học được nhiều điều qua sự học hỏi cá nhân, hoặc một Nhân-chứng đã giúp bạn (Công-vụ các Sứ-đồ 8:30-35). Nhưng đức tin của bạn có thể được ví như một cây sẽ bị héo tàn và chết nếu không được chăm sóc đúng cách. Vì thế, bạn phải tiếp nhận đúng chất bổ thiêng liêng (I Ti-mô-thê 4:6). Buổi họp của tín đồ đấng Christ cung cấp một chương trình dạy dỗ liên tục để nuôi dưỡng bạn về thiêng liêng và giúp bạn lớn lên trong đức tin khi bạn gia tăng sự hiểu biết về Đức Chúa Trời (Cô-lô-se 1:9, 10).
8. Tại sao chúng ta được khuyến khích đi dự các buổi họp của Nhân-chứng Giê-hô-va?
8 Các buổi họp có một mục đích quan trọng khác. Phao-lô viết: “Ai nấy hãy coi-sóc nhau để khuyên-giục về lòng yêu-thương và việc tốt-lành; chớ bỏ sự nhóm lại” (Hê-bơ-rơ 10:24, 25). Chữ Hy Lạp được dịch là “khuyên-giục” cũng có nghĩa là “mài bén”. Một câu châm ngôn trong Kinh-thánh nói: “Sắt mài nhọn sắt. Cũng vậy người bổ-dưỡng diện-mạo bạn-hữu mình” (Châm-ngôn 27:17). Tất cả chúng ta cần được ‘mài giũa’ không ngừng. Những áp lực hằng ngày trong thế gian có thể làm yếu mòn đức tin của chúng ta. Khi chúng ta dự các buổi họp của tín đồ đấng Christ thì sẽ có sự khích lệ lẫn nhau (Rô-ma 1:11, 12). Những người trong hội thánh làm theo lời khuyên của sứ đồ Phao-lô là “khuyên-bảo nhau, gây dựng cho nhau”, và điều này sẽ làm tăng đức tin của chúng ta (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:11). Sự hiện diện đều đặn tại buổi họp của tín đồ đấng Christ cũng cho thấy rằng chúng ta yêu thương Đức Chúa Trời và cho chúng ta cơ hội để ca ngợi Ngài (Thi-thiên 35:18).
“PHẢI MẶC LẤY LÒNG YÊU-THƯƠNG”
9. Đức Giê-hô-va nêu gương về việc bày tỏ tình yêu thương như thế nào?
9 Phao-lô viết: “Phải mặc lấy lòng yêu-thương, vì là dây liên lạc của sự trọn-lành” (Cô-lô-se 3:14). Đức Giê-hô-va đã nhân từ ban cho chúng ta đức tính này. Bằng cách nào? Tín đồ đấng Christ có thể bày tỏ lòng yêu thương bởi vì đó là một trong những trái của thánh linh Đức Giê-hô-va (Ga-la-ti 5:22, 23). Chính Đức Giê-hô-va đã bày tỏ lòng yêu thương cao cả nhất bằng cách ban Con một của Ngài để cho chúng ta có thể được sống đời đời (Giăng 3:16). Việc biểu lộ tình yêu thương cao thượng của Ngài cho chúng ta một gương mẫu trong việc bày tỏ đức tính này. Sứ đồ Giăng viết: “Nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau” (I Giăng 4:11).
10. Làm sao chúng ta được lợi ích qua “toàn thể hiệp hội anh em”?
10 Dự các buổi họp tại Phòng Nước Trời sẽ cho bạn một cơ hội rất tốt để biểu lộ tình yêu thương. Tại đó bạn sẽ gặp nhiều người khác nhau. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy muốn đến gần một số người ngay lập tức. Dĩ nhiên, những người phụng sự Đức Giê-hô-va có những cá tính khác nhau. Có thể trong quá khứ, bạn chỉ việc tránh những người mà không có cùng ý thích hoặc đặc điểm giống bạn. Tuy nhiên, các tín đồ đấng Christ phải “yêu toàn thể hiệp hội anh em” (I Phi-e-rơ 2:17, NW). Do đó, bạn hãy đặt mục tiêu để làm quen với những người ở Phòng Nước Trời—ngay cả những người có tuổi tác, cá tính, chủng tộc hoặc trình độ học vấn khác với bạn. Có thể bạn sẽ thấy mỗi người xuất sắc về đức tính đáng quí nào đó.
11. Tại sao chúng ta không nên khó chịu khi thấy nhiều cá tính khác nhau trong vòng dân tộc Đức Giê-hô-va?
11 Sự kiện hội thánh có nhiều cá tính khác biệt chớ nên làm cho bạn khó chịu. Để thí dụ, hãy tưởng tượng có nhiều xe cộ đang chạy cùng đường với bạn. Không phải mọi xe đều có cùng một vận tốc, hoặc có tình trạng giống nhau. Một số xe đã đi nhiều dặm rồi nhưng có những xe khác giống như bạn mới bắt đầu chạy. Tuy nhiên, bất kể những sự khác biệt này, tất cả đều đi cùng một con đường. Cũng tương tự như thế đối với những người hợp thành một hội thánh. Không phải tất cả đều phát triển đức tính của tín đồ đấng Christ trong cùng một mực độ như nhau. Hơn nữa, không phải ai cũng giống nhau về mặt thể chất và cảm xúc. Một số người đã thờ phượng Đức Giê-hô-va nhiều năm rồi; còn những người khác thì mới bắt đầu. Tuy nhiên, tất cả đều cùng đi trên con đường dẫn đến sự sống đời đời, “phải hiệp một ý một lòng cùng nhau” (I Cô-rinh-tô 1:10). Vì vậy, hãy cố tìm những ưu điểm hơn là những khuyết điểm của những người trong hội thánh. Bạn sẽ cảm thấy ấm lòng khi làm thế, vì bạn sẽ nhận thấy rằng Đức Chúa Trời thật sự ở với dân tộc này. Và chắc chắn đây là nơi mà bạn muốn có mặt (I Cô-rinh-tô 14:25).
12, 13. a) Nếu có người trong hội thánh làm bạn phật lòng, bạn có thể làm gì? b) Tại sao chớ giữ lòng căm giận là điều quan trọng?
12 Vì tất cả mọi người đều bất toàn, đôi khi người nào đó trong hội thánh có thể nói hay làm một điều khiến bạn khó chịu (Rô-ma 3:23). Môn đồ Gia-cơ viết rất thực tế: “Chúng ta thảy đều vấp-phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp-phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn-vẹn” (Gia-cơ 3:2). Bạn sẽ phản ứng ra sao nếu một người nào đó làm bạn phật lòng? Một câu châm ngôn trong Kinh-thánh nói: “Sự khôn ngoan của người khiến cho người chậm nóng-giận; và người lấy làm danh-dự mà bỏ qua tội phạm” (Châm-ngôn 19:11). Người khôn ngoan nghĩa là người nhìn sâu vào một tình thế, cố hiểu những yếu tố bên trong đã khiến cho một người nói hoặc hành động theo cách nào đó. Đa số chúng ta đều dùng sự khôn ngoan để bào chữa cho lỗi lầm của chính mình. Tại sao không làm vậy để hiểu và bỏ qua cho sự bất toàn của người khác? (Ma-thi-ơ 7:1-5; Cô-lô-se 3:13).
13 Chớ bao giờ quên rằng chúng ta phải tha thứ người khác nếu chính mình muốn được Đức Giê-hô-va tha thứ (Ma-thi-ơ 6:9, 12, 14, 15). Nếu chúng ta thực hành lẽ thật, chúng ta phải đối xử với người khác theo cách yêu thương (I Giăng 1:6, 7; 3:14-16; 4:20, 21). Vậy, nếu bạn có vấn đề với một người trong hội thánh, hãy cố dẹp bỏ sự căm giận. Nếu bạn mặc lấy tình yêu thương, bạn sẽ cố giải quyết vấn đề, và bạn sẽ không ngần ngại xin lỗi nếu bạn đã gây ra sự xích mích (Ma-thi-ơ 5:23, 24; 18:15-17).
14. Chúng ta nên mặc lấy những đức tính nào?
14 Y phục thiêng liêng của chúng ta phải bao hàm những đức tính khác có liên hệ chặt chẽ với tình yêu thương. Phao-lô viết: “Hãy mặc lấy sự nhơn-từ, khiêm-nhường, mềm-mại, nhịn-nhục”. Những đặc điểm nầy, bao gồm Cô-lô-se 3:10, 12). Bạn sẽ cố gắng mặc lấy nhân cách mới này không? Nhất là nếu bạn mặc lấy tình yêu anh em thì bạn sẽ mang dấu hiệu là môn đồ của Giê-su, vì ngài nói: “Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên-hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn-đồ ta” (Giăng 13:35).
trong tình yêu thương, là một phần của “nhân cách mới” giống như Đức Chúa Trời (MỘT NƠI AN TOÀN
15. Hội thánh giống như một nơi ẩn trú như thế nào?
15 Hội thánh cũng dùng làm nơi ẩn trú, nơi mà bạn có thể cảm thấy an toàn vì được che chở. Trong hội thánh, bạn sẽ thấy những người có lòng chân thật, cố gắng làm điều đúng theo mắt Đức Chúa Trời. Nhiều người trong số đó đã từ bỏ những thực hành và thái độ xấu xa, các điều mà bạn cũng đang cố gắng từ bỏ (Tít 3:3). Họ có thể giúp bạn vì chúng ta được bảo là “hãy mang lấy gánh nặng cho nhau” (Ga-la-ti 6:2). Dĩ nhiên, đi theo đường lối dẫn đến sự sống đời đời cuối cùng là trách nhiệm riêng của bạn (Ga-la-ti 6:5; Phi-líp 2:12). Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va đã dùng hội thánh tín đồ đấng Christ như một phương tiện tuyệt diệu để giúp đỡ và ủng hộ chúng ta. Dù vấn đề của bạn đau buồn đến độ nào, bạn có được nguồn an ủi quí giá này—một hội thánh yêu thương sẽ ở bên cạnh bạn trong những lúc khổ sở hoặc mất mát. (So sánh Lu-ca 10:29-37; Công-vụ các Sứ-đồ 20:35).
16. Những trưởng lão trong hội thánh cho chúng ta sự giúp đỡ nào?
16 Trong vòng những người sẽ giúp bạn, có “các người được ban cho”, tức là các trưởng lão được bổ nhiệm trong hội thánh, hoặc giám thị, là những người chăn bầy một cách sẵn lòng và sốt sắng (Ê-phê-sô 4:8, 11, 12, NW; Công-vụ các Sứ-đồ 20:28; I Phi-e-rơ 5:2, 3). Ê-sai tiên tri về họ: “[Mỗi] người như nơi núp gió và chỗ che bão-táp, như suối nước trong nơi đất khô, như bóng vầng đá lớn trong xứ mòn-mỏi” (Ê-sai 32:2).
17. a) Giê-su đặc biệt muốn giúp đỡ về phương diện nào? b) Đức Chúa Trời hứa ban gì cho dân tộc Ngài?
Ma-thi-ơ 9:36). Những lời này miêu tả thật đúng tình trạng ngày nay của nhiều người đang trải qua những vấn đề khổ não mà không ai cho họ sự giúp đỡ và an ủi về thiêng liêng! Nhưng dân tộc của Đức Giê-hô-va có sự giúp đỡ về thiêng liêng vì Ngài hứa: “Ta sẽ lập lên những kẻ chăn nuôi chúng nó; thì sẽ chẳng sợ chẳng hãi nữa, và không thiếu một con nào” (Giê-rê-mi 23:4).
17 Khi Giê-su ở trên đất, những người lãnh đạo tôn giáo đã thiếu sự chăm sóc yêu thương như thế. Tình trạng của dân chúng làm cho ngài rất là thương tâm, và ngài đặc biệt muốn giúp họ về phương diện thiêng liêng. Giê-su thương hại họ bởi vì “họ cùng-khốn, và tan-lạc như chiên không có kẻ chăn” (18. Tại sao chúng ta nên đến với trưởng lão nếu chúng ta cần sự giúp đỡ về thiêng liêng?
18 Hãy làm quen với các trưởng lão được bổ nhiệm trong hội thánh. Họ có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng sự hiểu biết về Đức Chúa Trời, vì họ đã hội đủ điều kiện để làm giám thị như Kinh-thánh đòi hỏi (I Ti-mô-thê 3:1-7; Tít 1:5-9). Chớ nên ngần ngại đến với trưởng lão vì bạn cần sự giúp đỡ về thiêng liêng để từ bỏ một thói xấu hoặc tính tình trái với sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Bạn sẽ thấy các trưởng lão làm theo lời khuyên nhủ của Phao-lô: “Yên-ủi những kẻ ngã lòng, nâng-đỡ những kẻ yếu-đuối, phải nhịn-nhục đối với mọi người” (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:7, 8; 5:14).
HƯỞNG SỰ AN TOÀN VỚI DÂN TỘC ĐỨC GIÊ-HÔ-VA
19. Đức Giê-hô-va ban ân phước nào cho những người tìm sự an toàn trong tổ chức của Ngài?
19 Mặc dầu ngày nay chúng ta sống trong tình trạng bất toàn, Đức Giê-hô-va cung cấp cho chúng ta thức ăn, quần áo và nơi trú ẩn về mặt thiêng liêng. Dĩ nhiên, chúng ta phải chờ đợi cho đến thế giới mới mà Đức Chúa Trời đã hứa thì mới hưởng được những lợi ích trong vườn địa Ê-xê-chi-ên 34:28; Thi-thiên 4:8).
đàng. Nhưng những người thuộc về tổ chức của Đức Giê-hô-va hiện nay đang hưởng sự an toàn trong một địa đàng thiêng liêng. Ê-xê-chi-ên tiên tri về họ: “Chúng nó sẽ ở yên-ổn, chẳng ai làm cho sợ-hãi” (20. Làm sao Đức Giê-hô-va sẽ đền bù lại bất cứ những gì mà chúng ta đã hy sinh cho sự thờ phượng Ngài?
20 Chúng ta thật biết ơn Đức Giê-hô-va biết bao về những sự ban cho yêu thương về mặt thiêng liêng qua Kinh-thánh và tổ chức của Ngài! Hãy đến gần dân tộc của Đức Chúa Trời. Chớ nên trì hoãn vì sợ bạn bè hoặc bà con thân thuộc nghĩ gì về việc bạn thu thập sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Một số người có thể phản đối bởi vì bạn kết hợp với Nhân-chứng Giê-hô-va và dự các buổi họp tại Phòng Nước Trời. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ đền bù lại nhiều hơn những gì mà bạn đã hy sinh cho sự thờ phượng Ngài (Ma-la-chi 3:10). Hơn nữa, Giê-su nói: “Chẳng một người nào vì ta và Tin-lành từ-bỏ nhà-cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con-cái, đất-ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà-cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất-ruộng, với sự bắt-bớ và sự sống đời đời trong đời sau” (Mác 10:29, 30). Đúng vậy, dù bạn đã bỏ lại hoặc phải chịu đựng điều gì, bạn cũng có thể tìm được tình bạn vui vẻ và sự an toàn về thiêng liêng trong vòng dân tộc của Đức Giê-hô-va.
TRẮC NGHIỆM SỰ HIỂU BIẾT CỦA BẠN
“Đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” là ai?
Đức Giê-hô-va ban cho điều gì để nuôi dưỡng chúng ta về thiêng liêng?
Những người trong hội thánh tín đồ đấng Christ có thể giúp chúng ta như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Trang hình ảnh nơi trang 165]