Tại sao chúng ta lại già và chết?
Chương 6
Tại sao chúng ta lại già và chết?
1. Các nhà khoa học đã không thể giải thích được điều gì về sự sống của loài người?
CÁC NHÀ KHOA HỌC không biết tại sao loài người lại già và chết. Dường như các tế bào của chúng ta phải tiếp tục được phục hồi và chúng ta phải được sống đời đời. Cuốn Hyojun Soshikigaku (Tiêu chuẩn Mô học) nói: “Việc các tế bào già đi có liên quan thế nào đến việc người ta già đi và chết là cả một điều bí mật to lớn”. Nhiều nhà khoa học tin rằng đời sống chỉ có hạn vì lý do “tự nhiên và bẩm sinh”. Bạn nghĩ họ có lý không?
2. Vì đời sống của loài người trôi đi quá nhanh chóng, một số người đã làm gì?
2 Nhân loại luôn luôn ao ước được sống lâu và thậm chí còn cố tìm cách sống đời đời. Từ thế kỷ thứ tư trước công nguyên, nhiều loại thuốc được coi như có thể làm người ta sống mãi đã thu hút giới quí tộc Trung Hoa. Vài hoàng đế Trung Hoa sau đó đã uống những thứ thuốc mà người ta gọi là thuốc trường sinh—chế từ thủy ngân—và bị chết! Trên toàn thế giới, người ta tin rằng sự chết không phải là hết. Những người theo Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và những đạo khác đều có những hy vọng sáng ngời về sự sống sau khi chết. Trong những đạo tự xưng theo đấng Christ, nhiều người tưởng tượng được lên trời sống vui sướng sau khi chết.
3. a) Tại sao người ta ao ước được sống đời đời? b) Những câu hỏi nào về sự chết cần được giải đáp?
3 Khái niệm về hạnh phúc sau khi chết phản ảnh lòng người ta trông mong được sống đời đời. Về ý tưởng sống Truyền-đạo 3:11). Ngài tạo ra cặp vợ chồng đầu tiên với triển vọng là họ có thể sống đời đời trên đất (Sáng-thế Ký 2:16, 17). Vậy thì tại sao người ta lại chết? Sự chết được đưa vào thế gian như thế nào? Sự hiểu biết mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sẽ làm sáng tỏ những câu hỏi này (Thi-thiên 119:105).
đời đời mà Đức Chúa Trời đã in sâu vào tâm trí chúng ta, Kinh-thánh nói: “Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người” (MỘT ÂM MƯU NHAM HIỂM
4. Giê-su Christ chỉ rõ kẻ phạm tội đưa loài người đến chỗ chết như thế nào?
4 Một kẻ phạm tội cố che đậy dấu vết của mình. Một kẻ gây ra tội ác làm hàng tỷ người phải chết cũng đã làm như vậy. Hắn đã dùng thủ đoạn để che giấu sự chết của loài người trong một tấm màn bí mật. Giê-su Christ cho biết kẻ phạm tội này là ai khi ngài nói với những người tìm cách giết ngài: “Các ngươi bởi cha mình, là ma-quỉ mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa-muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu” (Giăng 8:31, 40, 44).
5. a) Kẻ trở thành Sa-tan Ma quỉ có gốc tích từ đâu? b) Những từ “Sa-tan” và “Ma-quỉ” có nghĩa gì?
5 Vâng, Ma-quỉ là “kẻ giết người” hiểm độc. Kinh-thánh cho thấy hắn là một kẻ có thật, chứ không phải là sự gian ác trong lòng người ta (Ma-thi-ơ 4:1-11). Mặc dù được tạo ra là một thiên sứ công bình, nhưng “[hắn] chẳng bền giữ được lẽ thật”. Thật phù hợp làm sao khi người ta gọi hắn là Sa-tan Ma-quỉ! (Khải-huyền 12:9). Người ta gọi hắn là “Sa-tan”, hay “kẻ chống đối”, vì hắn chống đối và cưỡng lại Đức Giê-hô-va. Kẻ phạm tội này cũng được gọi là “Ma-quỉ”, có nghĩa là “kẻ vu khống”, vì hắn lăng mạ và xuyên tạc Đức Chúa Trời.
6. Tại sao Sa-tan chống lại Đức Chúa Trời?
6 Động cơ nào đã thúc đẩy Sa-tan phản nghịch lại Đức Chúa Trời? Đó là sự tham lam. Hắn tham lam thèm muốn sự thờ phượng mà người ta dâng cho Đức Giê-hô-va. Ê-xê-chi-ên 28:12-19). Ngược lại, thiên sứ đó trở thành Sa-tan và cưu mang lòng ham muốn này cho đến khi nó sinh ra tội lỗi (Gia-cơ 1:14, 15).
Ma-quỉ không gạt bỏ lòng ao ước muốn được người ta thờ phượng, mặc dù sự thờ phượng đó chỉ dành cho Đấng Tạo hóa mà thôi (So sánh7. a) Nguyên nhân nào đưa con người đến sự chết? b) Tội lỗi là gì?
7 Chúng ta đã nhận diện được thủ phạm đưa loài người đến chỗ chết qua hành vi phạm tội của hắn. Nhưng nguyên nhân đặc biệt nào đã gây ra sự chết trong nhân loại? Kinh-thánh nói: “Cái nọc sự chết là tội-lỗi” (I Cô-rinh-tô 15:56). Và tội lỗi là gì? Để hiểu chữ tội lỗi, chúng ta hãy xem ý nghĩa của chữ này trong tiếng nguyên thủy của Kinh-thánh. Các động từ của tiếng Hê-bơ-rơ và Hy Lạp thường được dịch ra là “phạm tội” có nghĩa là “trật”. Đây có ý nói trật mục tiêu hoặc không đạt được mục đích. Tất cả chúng ta trật mục tiêu nào? Mục tiêu của việc hoàn toàn vâng lời Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, tội lỗi được đưa vào thế gian như thế nào?
ÂM MƯU ĐƯỢC THỰC HIỆN THẾ NÀO
8. Sa-tan cố gắng làm người ta thờ phượng hắn như thế nào?
8 Sa-tan cẩn thận bày ra một âm mưu mà hắn nghĩ sẽ cho hắn quyền cai trị loài người và được họ thờ phượng. Hắn quyết định xui khiến cặp vợ chồng đầu tiên, là A-đam và Ê-va, phạm tội cùng Đức Chúa Trời. Đức Giê-hô-va đã cho tổ phụ đầu tiên của chúng ta sự hiểu biết dẫn đến sự sống đời đời. Họ biết rằng Đấng Tạo hóa của họ tốt vì Ngài đặt họ ở trong vườn Ê-đen đẹp đẽ. A-đam đặc biệt cảm thấy Cha trên trời của ông rất tốt khi Ngài ban cho ông một người vợ xinh đẹp và để phụ giúp ông (Sáng-thế Ký 1:26, 29; 2:7-9, 18-23). Sự sống của cặp vợ chồng đầu tiên tùy thuộc vào việc họ vâng lời Đức Chúa Trời.
9. Đức Chúa Trời cho người đầu tiên điều răn nào, và tại sao điều này là phải lẽ?
9 Đức Chúa Trời phán cùng A-đam: “Ngươi được tự-do ăn hoa-quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai [vào ngày] Sáng-thế Ký 2:16, 17). Với tư cách là Đấng Tạo hóa, Giê-hô-va Đức Chúa Trời có quyền đặt các tiêu chuẩn đạo đức và định rõ điều gì là tốt và điều gì là xấu cho các tạo vật của Ngài. Điều răn của Ngài là hợp lý vì A-đam và Ê-va được tự do ăn trái của tất cả các cây khác trong vườn. Họ có thể coi trọng quyền cai trị của Đức Giê-hô-va bằng cách tuân theo luật đó thay vì tự kiêu đặt ra các tiêu chuẩn đạo đức riêng.
ngươi ăn, chắc sẽ chết” (10. a) Sa-tan nói gì với cặp vợ chồng đầu tiên để lôi kéo họ đứng về phía hắn? b) Sa-tan đổ lỗi cho Đức Giê-hô-va có những động cơ nào? c) Bạn nghĩ gì về việc Sa-tan công kích Đức Chúa Trời?
10 Ma-quỉ âm mưu lôi kéo cặp vợ chồng đầu tiên lìa xa Đức Chúa Trời. Sa-tan nói dối để quyến rũ họ đứng về phía hắn. Giống như người có tài nói bằng bụng dùng người nộm để nói, Ma-quỉ dùng con rắn để hỏi Ê-va: “Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?” Khi Ê-va nói cho hắn biết điều Đức Chúa Trời phán, Sa-tan tuyên bố: “Hai ngươi chẳng chết đâu”. Rồi hắn đổ lỗi cho Đức Giê-hô-va có những động cơ xấu khi hắn nói: “Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác” (Sáng-thế Ký 3:1-5). Vì thế, Ma-quỉ có ý nói rằng Đức Chúa Trời không cho họ biết điều tốt nào đó. Thật là một vụ đả kích nhằm vu khống Đức Giê-hô-va, Cha thành thật và đầy yêu thương!
11. Làm sao A-đam và Ê-va đã trở thành những kẻ đồng lõa với Sa-tan?
11 Ê-va nhìn lại cây, và bấy giờ trái có vẻ đặc biệt hấp dẫn và vì thế bà hái trái ăn. Sau đó, chồng bà tự ý cùng bà đi theo con đường tội lỗi, không vâng lời Đức Chúa Trời (Sáng-thế Ký 3:6). Mặc dù Ê-va bị phỉnh gạt, cả bà và A-đam đều ủng hộ Sa-tan trong âm mưu cai trị loài người. Trên thực tế, họ trở thành những kẻ đồng lõa với Sa-tan (Rô-ma 6:16; I Ti-mô-thê 2:14).
12. Việc loài người chống lại Đức Chúa Trời đem lại hậu quả nào?
12 A-đam và Ê-va phải gánh hậu quả của hành động mình. Sáng-thế Ký 3:19). “Một mai [vào ngày]” tổ phụ đầu tiên của chúng ta ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác, họ bị Đức Chúa Trời kết án và theo quan điểm của Ngài thì họ đã chết. Rồi họ bị đuổi ra khỏi vườn Địa đàng, thân thể họ bắt đầu suy yếu và chết.
Họ không trở nên giống như Đức Chúa Trời, không có sự hiểu biết đặc biệt. Ngược lại, họ cảm thấy xấu hổ và ẩn mình. Đức Giê-hô-va khiển trách A-đam và tuyên án: “Ngươi sẽ làm đổ mồ-hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (TỘI LỖI VÀ SỰ CHẾT LAN TRÀN THẾ NÀO
13. Tội lỗi truyền cho hết thảy mọi người như thế nào?
13 Sa-tan dường như đã thành công trong âm mưu chiếm được sự sùng bái của loài người. Tuy nhiên, hắn không thể giúp những kẻ thờ phượng hắn sống lâu được. Khi tội lỗi bắt đầu ảnh hưởng đến cặp vợ chồng đầu tiên, họ không thể nào truyền sự hoàn toàn cho con cái họ. Giống như chữ được khắc vào đá, tội lỗi đã khắc sâu vào các gien (genes) của tổ phụ đầu tiên của chúng ta. Vì vậy, họ chỉ có thể sinh ra con cái bất toàn. Vì Ê-va thụ thai sau khi bà và A-đam phạm tội, nên họ truyền tội lỗi và sự chết sang con cái (Thi-thiên 51:5; Rô-ma 5:12).
14. a) Chúng ta có thể dùng ai để ví kẻ không chấp nhận mình có tội? b) Làm thế nào dân Y-sơ-ra-ên biết họ có tội?
14 Tuy nhiên, ngày nay nhiều người không tin rằng họ có tội. Tại vài nơi trên thế giới, người ta thường không biết đến khái niệm về tội bẩm sinh. Nhưng đó không phải là bằng chứng cho thấy không có tội lỗi. Một đứa trẻ có gương mặt bẩn thỉu có thể nói là em sạch sẽ, và chỉ sau khi soi gương em mới có thể tin là mặt em bẩn. Dân Y-sơ-ra-ên xưa cũng giống như đứa trẻ đó khi họ nhận Luật pháp của Đức Chúa Trời qua nhà tiên tri của Ngài là Môi-se. Luật pháp nói rõ là có tội lỗi. Sứ đồ Phao-lô giải thích: “Tôi chỉ bởi luật-pháp mà biết tội-lỗi” (Rô-ma 7:7-12). Giống như đứa trẻ dùng gương để soi mặt, dân Y-sơ-ra-ên có thể thấy rằng nhờ dùng luật pháp để tự xét mình, họ hiểu họ không thanh sạch trước mắt Đức Giê-hô-va.
15. Như một tấm gương để soi, Kinh-thánh cho chúng ta thấy rõ điều gì?
15 Giống như nhìn gương để soi mình, chúng ta dùng Kinh-thánh để xem xét và chú ý đến những tiêu chuẩn trong đó, chúng ta có thể thấy rằng mình bất toàn (Gia-cơ 1:23-25). Thí dụ, hãy xem xét điều Giê-su Christ nói với môn đồ ngài về việc yêu thương Đức Chúa Trời và người lân cận, như được ghi nơi Ma-thi-ơ 22:37-40. Thật là khó cho người ta làm được điều này làm sao! Nhiều người lại còn không cảm thấy lương tâm bị cắn rứt một chút nào khi họ không bày tỏ lòng yêu thương đối với Đức Chúa Trời và người lân cận (Lu-ca 10:29-37).
COI CHỪNG MƯU KẾ CỦA SA-TAN!
16. Chúng ta có thể làm gì để tránh trở thành nạn nhân của những mưu kế của Sa-tan, và tại sao đây là điều khó khăn?
16 Sa-tan tìm cách khiến chúng ta cố ý thực hành tội lỗi (I Giăng 3:8). Vậy, có cách nào tránh trở thành nạn nhân của những mưu kế của hắn không? Có, nhưng điều này đòi hỏi chúng ta phải chống lại khuynh hướng cố tình phạm tội. Chuyện này không phải dễ vì chúng ta sẵn có khuynh hướng rất mạnh thúc đẩy mình phạm tội (Ê-phê-sô 2:3). Phao-lô phải gắng hết sức chống lại khuynh hướng đó. Tại sao vậy? Bởi vì tội lỗi ở trong ông. Nếu muốn được Đức Chúa Trời chấp nhận, chúng ta cũng phải chống lại khuynh hướng tội lỗi trong chúng ta (Rô-ma 7:14-24, NW; II Cô-rinh-tô 5:10).
17. Điều gì gây khó khăn cho chúng ta trong việc chống lại những khuynh hướng tội lỗi?
17 Vì Sa-tan luôn luôn tìm cơ hội cám dỗ chúng ta vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời, nên việc chúng ta đấu tranh chống lại tội lỗi không phải là điều dễ dàng (I Phi-e-rơ 5:8). Phao-lô bày tỏ mối quan tâm đến tín đồ đấng Christ khi ông nói: “Tôi ngại rằng như xưa Ê-va bị cám-dỗ bởi mưu-chước con rắn kia, thì ý-tưởng anh em cũng hư đi, mà dời-đổi lòng thật-thà tinh-sạch đối với Đấng Christ chăng” (II Cô-rinh-tô 11:3). Ngày nay Sa-tan cũng dùng mưu kế tương tự. Hắn cố gieo vào lòng người ta mầm nghi ngờ về lòng nhân từ của Đức Giê-hô-va và lợi ích của việc tuân theo điều răn của Đức Chúa Trời. Ma quỉ cố lợi dụng khuynh hướng tội lỗi bẩm sinh của chúng ta và khiến chúng ta theo đuổi con đường kiêu căng, tham lam, thù hằn và đầy thành kiến.
18. Sa-tan dùng thế gian để đẩy mạnh tội lỗi như thế nào?
18 Một trong những phương kế mà Ma quỉ dùng để chống lại chúng ta là thế gian, vì thế gian nằm dưới quyền của hắn (I Giăng 5:19). Nếu không cẩn thận, những kẻ đồi bại và bất lương trong thế gian chung quanh chúng ta sẽ ép chúng ta vào con đường tội lỗi, vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của Đức Chúa Trời (I Phi-e-rơ 4:3-5). Nhiều người coi thường luật pháp của Đức Chúa Trời và thậm chí còn bỏ qua tiếng nói của lương tâm, khiến lương tâm họ cuối cùng trở thành chai đá (Rô-ma 2:14, 15; I Ti-mô-thê 4:1, 2). Một số người dần dần chấp nhận đi theo con đường mà ngay cả lương tâm bất toàn của họ trước đó không cho phép (Rô-ma 1:24-32; Ê-phê-sô 4:17-19).
19. Tại sao sống một đời sống thanh sạch là không đủ?
19 Sống đạo đức là một thành quả trong thế gian này. Tuy nhiên, muốn làm Đức Chúa Trời hài lòng, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa. Chúng ta cũng phải tin nơi Đức Chúa Trời và cảm thấy có trách nhiệm đối với Ngài (Hê-bơ-rơ 11:6). Môn đồ Gia-cơ viết: “Kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội” (Gia-cơ 4:17). Đúng vậy, chính sự cố ý coi thường Đức Chúa Trời và những điều răn của Ngài là một hình thức của tội lỗi.
20. Sa-tan có thể cố ngăn cản bạn làm điều phải như thế nào, nhưng điều gì sẽ giúp bạn chống lại những áp lực đó?
20 Sa-tan rất có thể khích động người ta chống lại việc bạn học hỏi Kinh-thánh để có được sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Chúng tôi thành tâm hy vọng bạn sẽ không Giăng 16:2). Mặc dù nhiều người cai trị tin Giê-su trong khi ngài làm thánh chức, nhưng họ không dám thừa nhận ngài vì họ sợ bị cộng đồng tránh xa họ (Giăng 12:42, 43). Sa-tan tàn nhẫn trong những nỗ lực nhằm hăm dọa bất cứ ai muốn tìm kiếm sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, bạn nên luôn luôn nhớ và biết ơn những sự tuyệt diệu mà Đức Giê-hô-va đã làm. Bạn lại còn có thể giúp những người chống đối bạn phát triển lòng biết ơn đó.
để những áp lực đó ngăn cản bạn làm điều phải (21. Làm sao chúng ta có thể thắng thế gian và khuất phục khuynh hướng tội lỗi của chính chúng ta?
21 Hễ chừng nào chúng ta còn bất toàn, thì chúng ta còn phạm tội (I Giăng 1:8). Tuy nhiên, chúng ta được giúp đỡ để đương đầu với sự khó khăn này. Đúng vậy, chúng ta có thể chiến thắng trong cuộc phấn đấu chống lại kẻ gian ác là Sa-tan Ma quỉ (Rô-ma 5:21). Vào cuối thời kỳ Giê-su làm thánh chức trên đất, ngài khuyến khích các môn đồ bằng những lời này: “Các người sẽ có sự hoạn-nạn trong thế-gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế-gian rồi!” (Giăng 16:33). Ngay cả những người bất toàn cũng có thể thắng thế gian với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Sa-tan không làm hại được những người chống lại hắn và “phục Đức Chúa Trời” (Gia-cơ 4:7; I Giăng 5:18). Như chúng ta sẽ thấy, Đức Chúa Trời mở cho chúng ta một cách để thoát khỏi sự giam cầm của tội lỗi và sự chết.
TRẮC NGHIỆM SỰ HIỂU BIẾT CỦA BẠN
Sa-tan Ma quỉ là ai?
Tại sao người ta già và chết?
Tội lỗi là gì?
Sa-tan lôi kéo người ta để cố ý phạm tội với Đức Chúa Trời như thế nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Trang hình ảnh nơi trang 54]