Đức Giê-hô-va điều khiển tổ chức Ngài như thế nào?
Chương 14
Đức Giê-hô-va điều khiển tổ chức Ngài như thế nào?
1. Kinh Thánh tiết lộ gì về tổ chức của Đức Giê-hô-va, và tại sao điều này quan trọng đối với chúng ta?
ĐỨC CHÚA TRỜI có một tổ chức không? Kinh Thánh được soi dẫn cho chúng ta biết là có. Qua Lời Ngài, Đức Chúa Trời cho chúng ta khái niệm về tổ chức trên trời đáng kính phục ấy. (Ê-xê-chi-ên 1:1, 4-14; Đa-ni-ên 7:9, 10, 13, 14) Dù chúng ta không thấy được phần vô hình này, nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến những người thờ phượng thật ngày nay. (2 Các Vua 6:15-17) Tổ chức của Đức Giê-hô-va cũng có một phần hữu hình trên đất. Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu tổ chức đó là gì và Đức Giê-hô-va điều khiển tổ chức ấy như thế nào.
Nhận diện tổ chức hữu hình
2. Đức Chúa Trời thành lập hội thánh mới nào?
2 Suốt 1.545 năm dân Y-sơ-ra-ên từng là hội chúng của Đức Chúa Trời. (Công-vụ 7:38) Nhưng họ đã không giữ luật pháp Đức Chúa Trời và chối bỏ chính Con của Ngài. Hậu quả là hội chúng bị Đức Giê-hô-va loại trừ và lìa bỏ. Chúa Giê-su phán với những người Do Thái: “Nầy, nhà các ngươi sẽ bỏ hoang”. (Ma-thi-ơ 23:38) Tiếp đến, Đức Chúa Trời thành lập một hội thánh mới và lập giao ước mới với họ. Hội thánh này gồm 144.000 người do Đức Chúa Trời chọn để kết hợp với Con Ngài ở trên trời.—Khải-huyền 14:1-4.
3. Điều gì xảy ra vào Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN cho thấy bằng chứng rõ ràng rằng giờ đây Đức Chúa Trời dùng một hội thánh mới?
3 Những người đầu tiên của hội thánh mới ấy được Đức Công-vụ 2:1-4) Qua cách này thánh linh Đức Chúa Trời trưng bằng chứng rõ ràng rằng giờ đây nhóm người này dưới quyền điều khiển của Chúa Giê-su ở trên trời sẽ được Đức Chúa Trời dùng để thực hiện ý định Ngài.
Giê-hô-va xức dầu bằng thánh linh vào Lễ Ngũ Tuần năm 33 CN. Liên quan đến sự kiện đáng ghi nhớ đó, chúng ta đọc: “Đến ngày lễ Ngũ-tuần, môn-đồ nhóm-họp tại một chỗ. Thình-lình, có tiếng từ trời đến như tiếng gió thổi ào-ào, đầy khắp nhà môn-đồ ngồi. Các môn-đồ thấy lưỡi rời-rạc từng cái một, như lưỡi bằng lửa hiện ra, đậu trên mỗi người trong bọn mình. Hết thảy đều được đầy-dẫy Đức Thánh-Linh”. (4. Ngày nay ai hợp thành tổ chức hữu hình của Đức Giê-hô-va?
4 Ngày nay, trên đất chỉ còn một phần sót lại của số 144.000 người. Nhưng để ứng nghiệm lời tiên tri Kinh Thánh, “vô-số người” thuộc “chiên khác”, hàng triệu người, đã được đưa đến kết hợp với lớp người được xức dầu còn sót lại. Chúa Giê-su, Đấng Chăn Chiên Hiền Lành, đã nhập chiên khác với những người được xức dầu còn sót lại để hợp thành chỉ một bầy dưới sự dìu dắt của ngài, một Người Chăn mà thôi. (Khải-huyền 7:9; Giăng 10:11, 16) Tất cả những người này hợp thành một hội thánh hợp nhất, tổ chức hữu hình của Đức Giê-hô-va.
Cơ cấu thần quyền
5. Ai điều khiển hội thánh của Đức Chúa Trời, và điều khiển như thế nào?
5 Cụm từ “Hội-thánh của Đức Chúa Trời hằng sống” được dùng trong Kinh Thánh biểu lộ rõ rệt ai điều khiển tổ chức này. Đây là tổ chức thần quyền, hay do Đức Chúa Trời cai trị. Đức Giê-hô-va ban chỉ thị cho dân Ngài qua trung gian Chúa Giê-su, đấng do Ngài bổ nhiệm làm Đầu vô hình của hội thánh, và qua trung gian Lời được soi dẫn 1 Ti-mô-thê 3:14, 15; Ê-phê-sô 1:22, 23; 2 Ti-mô-thê 3:16, 17.
của Ngài, Kinh Thánh.—6. (a) Sự điều khiển hội thánh từ trên trời được thể hiện rõ như thế nào vào thế kỷ thứ nhất? (b) Điều gì cho thấy Chúa Giê-su vẫn còn là Đầu của hội thánh?
6 Sự điều khiển như thế được thể hiện rõ rệt vào Lễ Ngũ Tuần. (Công-vụ 2:14-18, 32, 33) Điều này biểu lộ rõ khi thiên sứ Đức Giê-hô-va hướng dẫn việc truyền bá tin mừng đến Phi Châu, khi Chúa Giê-su ra chỉ thị trực tiếp vào lúc Sau-lơ người đất Tạt-sơ cải đạo, và khi Phi-e-rơ bắt đầu công việc rao giảng giữa Dân Ngoại. (Công-vụ 8:26, 27; 9:3-7; 10:9-16, 19-22) Nhưng với thời gian, người ta không còn nghe tiếng nói từ trời, không thấy thiên sứ hiện ra, không có các sự ban cho mầu nhiệm của thánh linh nữa. Tuy thế, Chúa Giê-su hứa: “Nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận-thế”. (Ma-thi-ơ 28:20; 1 Cô-rinh-tô 13:8) Ngày nay, Nhân Chứng Giê-hô-va thừa nhận quyền điều khiển của Chúa Giê-su. Nếu không có sự hướng dẫn của ngài, không thể rao truyền thông điệp Nước Trời trước sự chống đối kịch liệt.
7. (a) Ai hợp thành lớp người “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”, và tại sao? (b) Nhiệm vụ nào được giao cho “đầy-tớ” này?
7 Ít lâu trước khi chết, Chúa Giê-su nói với môn đồ về lớp người “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan” sẽ được ngài lấy quyền làm Chủ mà giao phó trách nhiệm đặc biệt. Người “đầy-tớ” đó có mặt khi Chúa về trời và vẫn còn chăm chỉ làm việc đến lúc Đấng Christ trở lại cách vô hình với quyền lực Nước Trời. Lời miêu tả như thế không thể thích hợp cho một người nào, nhưng thích hợp cho hội thánh được xức dầu của Đấng Christ. Vì Chúa Giê-su chuộc hội thánh bằng chính huyết của mình nên ngài ám chỉ đó là “đầy-tớ”. Ngài giao cho các thành viên của hội thánh nhiệm vụ đào tạo môn đồ và dần dần nuôi dưỡng, cung cấp cho họ Ma-thi-ơ 24:45-47; 28:19; Ê-sai 43:10; Lu-ca 12:42; 1 Phi-e-rơ 4:10.
“đồ ăn [thiêng liêng] đúng giờ”.—8. (a) Hiện nay lớp đầy tớ có trách nhiệm nào? (b) Tại sao việc chúng ta đáp ứng sự giáo huấn qua cơ quan của Đức Chúa Trời là quan trọng?
8 Bởi vì lớp người đầy tớ đang trung thành làm công việc Chủ giao khi Chủ trở lại cách vô hình vào năm 1914, có bằng chứng cho thấy vào năm 1919 lớp người này đã được tin cậy giao nhiệm vụ lớn hơn. Những năm sau đó là thời kỳ làm chứng về Nước Trời trên khắp đất, và một đám đông những người thờ phượng Đức Giê-hô-va được tập hợp lại với triển vọng được cứu thoát qua khỏi hoạn nạn lớn. (Ma-thi-ơ 24:14, 21, 22; Khải-huyền 7:9, 10) Những người này cũng cần thức ăn thiêng liêng, và thức ăn ấy do lớp đầy tớ dọn ra cho họ. Thế nên, để làm vui lòng Đức Giê-hô-va, chúng ta cần phải chấp nhận sự giáo huấn Ngài cung cấp qua cơ quan này và hành động phù hợp.
9, 10. (a) Vào thế kỷ thứ nhất có sự sắp đặt nào để giải quyết các vấn đề về giáo lý và ban chỉ thị liên hệ đến việc rao giảng tin mừng? (b) Có sự sắp đặt nào trong việc điều phối các hoạt động của dân tộc Đức Giê-hô-va ngày nay?
9 Đôi khi có những vấn đề được nêu ra về giáo lý và thủ tục. Vậy phải làm sao? Chương 15 của sách Công-vụ cho chúng ta biết vấn đề về việc Dân Ngoại cải đạo được giải quyết ra sao. Vấn đề được báo cáo lại cho các sứ đồ và trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem, phục vụ với tư cách một hội đồng lãnh đạo trung ương. Những người đó không phải là không phạm sai lầm, nhưng Đức Chúa Trời dùng họ. Họ xem xét những câu Kinh Thánh nói gì về vấn đề đó cũng như bằng chứng rõ rệt về tác dụng của thánh linh khi mở đường cho việc rao giảng giữa Dân Ngoại. Rồi họ đi đến quyết định. Đức Chúa Trời ban phước cho sự sắp đặt đó. (Công-vụ 15:1-29; 16:4, 5) Có những người được hội đồng trung ương đó phái đi để bành trướng việc rao giảng về Nước Trời.
10 Ngày nay Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương của tổ chức hữu hình Đức Giê-hô-va gồm có những anh được thánh linh xức dầu từ nhiều nước khác nhau. Hội đồng này hoạt động tại trụ sở trung ương quốc tế của Nhân Chứng Giê-hô-va. Dưới sự lãnh đạo của Chúa Giê-su Christ, Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương đẩy mạnh sự thờ phượng thanh sạch trong mỗi xứ, điều phối các hoạt động rao giảng của Nhân Chứng Giê-hô-va trong hàng chục ngàn hội thánh. Những anh trong Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương có cùng quan điểm với sứ đồ Phao-lô khi ông viết cho những anh em tín đồ: “Không phải chúng tôi muốn cai-trị đức-tin anh em, nhưng chúng tôi muốn giúp thêm sự vui của anh em, vì anh em đứng vững-vàng trong đức-tin”.—2 Cô-rinh-tô 1:24.
11. (a) Các trưởng lão và tôi tớ thánh chức được bổ nhiệm thế nào? (b) Tại sao chúng ta nên hợp tác chặt chẽ với những anh được bổ nhiệm này?
11 Nhân Chứng Giê-hô-va trên khắp thế giới tin cậy vào Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương chọn lựa những anh có khả năng, để họ được quyền bổ nhiệm trưởng lão và tôi tớ thánh chức chăm sóc hội thánh. Những điều kiện mà các anh được bổ nhiệm này phải hội đủ được ghi trong Kinh Thánh và không đòi hỏi họ phải là người hoàn toàn, không nhầm lẫn. Các trưởng lão đưa ra đề cử và những người có thẩm quyền bổ nhiệm đều gánh trọng trách trước mặt Đức Chúa Trời. (1 Ti-mô-thê 3:1-10, 12, 13; Tít 1:5-9) Vì thế, họ dâng lời cầu nguyện để xin sự giúp đỡ của thánh linh Đức Chúa Trời và tìm kiếm sự hướng dẫn của Lời được soi dẫn của Ngài. (Công-vụ 6:2-4, 6; 14:23) Chúng ta hãy tỏ lòng biết ơn “món quà dưới hình thức người” (NW) giúp chúng ta đạt đến sự “hiệp một trong đức-tin”.—Ê-phê-sô 4:8, 11-16.
12. Đức Giê-hô-va dùng những người nữ như thế nào trong sắp đặt thần quyền?
12 Kinh Thánh ra chỉ thị rằng công việc giám thị trong hội thánh phải để cho người nam đảm nhiệm. Điều này không hạ thấp phẩm giá người nữ, vì một số chị là người thừa kế Nước Trời ở trên trời, và họ góp phần nhiều cho công việc rao giảng. (Thi-thiên 68:11) Ngoài ra, qua việc thường xuyên chu toàn trách nhiệm chăm sóc gia đình, các chị cũng góp phần gây thêm tiếng tốt cho hội thánh. (Tít 2:3-5) Nhưng việc giảng dạy trong hội thánh là phận sự của những người nam được bổ nhiệm.—1 Ti-mô-thê 2:12, 13.
13. (a) Kinh Thánh khuyên các trưởng lão nên có quan điểm nào về chức vụ của họ? (b) Tất cả chúng ta có thể dự phần vào đặc ân nào?
13 Ngoài thế gian, người nào có địa vị cao được xem là quan trọng, nhưng trong tổ chức Đức Chúa Trời qui tắc là: “Kẻ nào hèn-mọn hơn hết trong vòng các ngươi, ấy chính người đó là kẻ cao-trọng”. (Lu-ca 9:46-48; 22:24-26) Kinh Thánh khuyên các trưởng lão phải cẩn thận, đừng cai quản khắc nghiệt trên những người là cơ nghiệp của Đức Chúa Trời, nhưng thay vì thế, hãy trở nên gương mẫu cho bầy chiên. (1 Phi-e-rơ 5:2, 3) Không phải chỉ một số ít người được chọn, nhưng tất cả Nhân Chứng Giê-hô-va, cả nam lẫn nữ, đều có đặc ân được đại diện Đấng Thống Trị Hoàn Vũ, khiêm tốn nói về danh Ngài và báo cho mọi người ở khắp nơi biết đến Nước Trời.
14. Dùng các câu Kinh Thánh được nêu ra, thảo luận những câu hỏi ghi ở cuối đoạn.
14 Chúng ta nên tự hỏi: ‘Tôi có thật sự hiểu và biết ơn cách Đức Giê-hô-va điều khiển tổ chức hữu hình của Ngài không? Thái độ, lời nói và hành động của tôi có phản ánh điều đó không?’ Lý luận về những điểm sau đây có thể giúp mỗi người chúng ta phân tích việc này.
Nếu tôi thật sự phục tùng Đấng Christ là đấng làm Đầu hội thánh, thì tôi sẽ làm gì chiếu theo những câu Kinh Thánh sau đây? (Ma-thi-ơ 24:14; 28:19, 20; Giăng 13:34, 35)
Khi tôi chấp nhận với lòng biết ơn những sự sắp đặt thiêng liêng đến qua lớp người đầy tớ và Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương, tôi tỏ ra tôn trọng ai? (Lu-ca 10:16)
Mỗi người trong hội thánh, đặc biệt là các trưởng lão, nên đối xử với nhau như thế nào? (15. (a) Qua thái độ đối với tổ chức hữu hình của Đức Giê-hô-va, chúng ta chứng tỏ gì? (b) Chúng ta có cơ hội nào chứng tỏ Ma-quỉ là kẻ nói dối và làm vui lòng Đức Giê-hô-va?
15 Ngày nay, Đức Giê-hô-va hướng dẫn chúng ta qua tổ chức hữu hình của Ngài dưới quyền Đấng Christ. Thái độ đối với sắp đặt này biểu lộ cảm nghĩ của chúng ta về cuộc tranh chấp quyền tối thượng. (Hê-bơ-rơ 13:17) Sa-tan cho rằng chúng ta chỉ nghĩ đến chính mình. Nhưng nếu chúng ta phụng sự bằng bất cứ cách nào cần thiết và tránh khiến người khác chú ý quá đáng đến mình, chúng ta chứng tỏ Ma-quỉ là kẻ nói dối. Nếu yêu mến và tôn trọng những người dẫn dắt và từ chối việc ‘vì lợi mà nịnh-hót người ta’, chúng ta làm vui lòng Đức Giê-hô-va. (Giu-đe 16; Hê-bơ-rơ 13:7) Bằng cách trung thành với tổ chức của Ngài, chúng ta cho thấy Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chúng ta và chúng ta hợp nhất trong sự thờ phượng Ngài.—1 Cô-rinh-tô 15:58.
Thảo luận để ôn lại
• Tổ chức hữu hình của Đức Giê-hô-va ngày nay là gì? Mục đích của tổ chức đó là gì?
• Ai được bổ nhiệm làm Đầu của hội thánh, và qua trung gian những sắp đặt hữu hình nào ngài cung cấp chỉ thị đầy yêu thương cho chúng ta?
• Chúng ta nên vun trồng thái độ lành mạnh nào đối với những người trong tổ chức của Đức Giê-hô-va?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 133]
Đức Giê-hô-va hướng dẫn chúng ta qua tổ chức hữu hình của Ngài dưới quyền Đấng Christ