Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bài học từ việc Đức Chúa Trời cho phép có sự gian ác

Bài học từ việc Đức Chúa Trời cho phép có sự gian ác

Chương 7

Bài học từ việc Đức Chúa Trời cho phép có sự gian ác

1, 2. (a) Nếu Đức Giê-hô-va xử tử ngay những kẻ phản nghịch trong vườn Ê-đen, việc đó ảnh hưởng thế nào đến chúng ta? (b) Đức Giê-hô-va đã có sự sắp đặt yêu thương gì cho chúng ta?

TỘC TRƯỞNG Gia-cốp nói: “Các năm của đời tôi lấy làm ngắn-ngủi và lại nhọc-nhằn”. (Sáng-thế Ký 47:9) Tương tự thế, Gióp nói rõ loài người “sống tạm ít ngày, bị đầy-dẫy sự khốn-khổ”. (Gióp 14:1) Giống như họ, phần đông chúng ta đều trải qua những khó khăn, bất công, ngay cả thảm kịch. Nhưng việc chúng ta sinh ra không phải là sự bất công về phía Đức Chúa Trời. Đành rằng chúng ta không như A-đam và Ê-va lúc nguyên thủy có tổ ấm là Địa Đàng, có sự hoàn toàn về trí tuệ và thể chất, nhưng điều gì xảy ra nếu như Đức Giê-hô-va xử tử họ ngay khi họ phản nghịch? Hẳn sẽ không có bệnh tật, đau khổ hay sự chết nhưng cũng không có loài người nữa. Chúng ta không được sinh ra. Tuy nhiên với lòng thương xót, Đức Giê-hô-va đã để A-đam và Ê-va có thời gian xây dựng gia đình dù con cháu họ phải gánh chịu sự bất toàn. Và qua trung gian Đấng Christ, Đức Giê-hô-va đã sắp đặt cho chúng ta lấy lại điều mà A-đam đánh mất—sự sống vĩnh cửu trong địa đàng.—Giăng 10:10; Rô-ma 5:12.

2 Chúng ta được khích lệ biết bao khi trông chờ một đời sống vĩnh cửu trong thế giới mới ở giữa Địa Đàng, nơi chúng ta sẽ thoát khỏi bệnh tật, buồn rầu, đau đớn và sự chết, cũng thoát khỏi kẻ ác nữa! (Châm-ngôn 2:21, 22; Khải-huyền 21:4, 5) Mặc dù sự cứu rỗi cá nhân là rất quan trọng đối với chúng ta và đối với Đức Giê-hô-va nhưng lời tường thuật của Kinh Thánh còn cho biết một điều khác có liên quan còn quan trọng hơn nhiều.

Vì danh cao cả của Ngài

3. Điều gì liên hệ đến việc thực hiện ý định của Đức Giê-hô-va đối với trái đất và nhân loại?

3 Danh của Đức Chúa Trời liên hệ đến việc thực hiện ý định của Ngài đối với trái đất và nhân loại. Danh Giê-hô-va có nghĩa là “Đấng làm cho thành tựu”. Như thế, danh Ngài biểu hiện tiếng tăm của Ngài là Đấng Thống Trị Hoàn Vũ, Đấng Hoàn Thành Ý Định, và Đức Chúa Trời của lẽ thật. Vì cớ địa vị của Đức Giê-hô-va, hòa bình và sự an lạc trong khắp vũ trụ tùy thuộc vào sự kiện danh Ngài và điều mà danh ấy bao hàm phải được kính trọng một cách trọn vẹn, nên tất cả đều phải vâng phục Ngài.

4. Ý định của Đức Giê-hô-va đối với trái đất bao gồm điều gì?

4 Sau khi tạo ra A-đam và Ê-va, Đức Giê-hô-va giao họ thực hiện một công việc. Ngài nói rõ ý định là không những họ phải vỡ hoang toàn thể trái đất—hầu mở rộng ranh giới Địa Đàng—mà còn phải sinh sản con cháu cho đầy dẫy đất. (Sáng-thế Ký 1:28) Ý định này có thất bại vì tội lỗi của họ không? Thật là một sỉ nhục cho danh của Đức Giê-hô-va toàn năng nếu như Ngài không thể thực hiện ý định này đối với trái đất và nhân loại!

5. (a) Nếu ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác, khi nào cặp vợ chồng đầu tiên sẽ chết? (b) Đức Giê-hô-va đã làm ứng nghiệm lời Ngài nơi Sáng-thế Ký 2:17 như thế nào trong khi vẫn tôn trọng ý định của Ngài đối với trái đất?

5 Đức Giê-hô-va đã cảnh báo A-đam và Ê-va nếu bất tuân, ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác thì “trong ngày” họ ăn, họ sẽ chết. (Sáng-thế Ký 2:17, NW) Đúng như lời Ngài phán, Đức Giê-hô-va buộc họ chịu trách nhiệm ngay trong ngày họ phạm tội và tuyên án tử hình. Theo quan điểm Đức Chúa Trời, A-đam và Ê-va đã chết trong ngày ấy. Nhưng để thực hiện ý định của Ngài đối với trái đất, Đức Giê-hô-va đã cho phép họ xây dựng một gia đình trước khi chết về phương diện thể chất. Tuy nhiên, vì Đức Chúa Trời xem 1.000 năm như một ngày nên A-đam chết lúc 930 tuổi, tức là nằm trong thời hạn một “ngày”. (2 Phi-e-rơ 3:8; Sáng-thế Ký 5:3-5) Như thế Đức Giê-hô-va giữ sự trung thực của Ngài khi thi hành án phạt và sự chết của họ không gây trở ngại nào cho ý định của Ngài đối với trái đất. Nhưng như vậy có nghĩa là những người bất toàn, kể cả kẻ ác, được phép sống một thời gian.

6, 7. (a) Theo Xuất Ê-díp-tô Ký 9:15, 16, tại sao Đức Giê-hô-va cho phép những kẻ ác tiếp tục sống một thời gian? (b) Trong trường hợp của Pha-ra-ôn, Đức Giê-hô-va đã chứng tỏ quyền năng và khiến mọi người biết đến danh Ngài như thế nào? (c) Sẽ có kết quả gì khi hệ thống ác hiện tại chấm dứt?

6 Điều Đức Giê-hô-va phán với vua Ai Cập vào thời Môi-se cho thấy rõ hơn tại sao Đức Chúa Trời cho phép kẻ ác tiếp tục sống. Khi Pha-ra-ôn ngăn cấm người Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, Đức Giê-hô-va không đánh bại vua ấy ngay. Mười tai vạ giáng xuống xứ đó biểu thị quyền năng của Đức Giê-hô-va bằng nhiều cách phi thường. Khi báo trước về tai vạ thứ bảy, Đức Giê-hô-va cho biết Ngài có thể dễ dàng diệt trừ Pha-ra-ôn và dân tộc của ông khỏi mặt đất. Đức Giê-hô-va phán: “Nhưng vì cớ nầy ta để ngươi còn sống, là cho ngươi thấy quyền-năng của ta, hầu cho danh ta đồn khắp cả thiên-hạ”.—Xuất Ê-díp-tô Ký 9:15, 16.

7 Khi Đức Giê-hô-va giải cứu dân Y-sơ-ra-ên, quả thật danh Ngài được biết đến tận phương xa. (Giô-suê 2:1, 9-11) Ngày nay, gần 3.500 năm sau, người ta vẫn không quên những điều Ngài đã thực hiện thời bấy giờ. Không những tên riêng của Đức Giê-hô-va mà sự thật về Đấng mang tên ấy cũng được đồn ra. Điều này củng cố danh tiếng Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời giữ lời hứa và là Đấng hành động để bênh vực các tôi tớ Ngài. (Giô-suê 23:14) Nó chứng tỏ không gì có thể ngăn cản được ý định Ngài, vì quyền năng của Ngài là vô hạn. (Ê-sai 14:24, 27) Thế nên chúng ta có lòng tin chắc vì lợi ích của những tôi tớ trung thành, không lâu nữa Ngài sẽ hủy diệt toàn bộ hệ thống ác của Sa-tan. Người ta sẽ nhớ mãi việc biểu thị uy quyền toàn năng và sự vinh hiển mà việc ấy mang lại cho danh Đức Giê-hô-va. Những lợi ích sẽ vô tận.—Ê-xê-chi-ên 38:23; Khải-huyền 19:1, 2.

‘Ôi! sâu nhiệm thay là sự khôn-ngoan của Đức Chúa Trời!’

8. Phao-lô khuyên chúng ta nên xem xét những yếu tố nào?

8 Trong lá thư gửi người Rô-ma, sứ đồ Phao-lô nêu ra câu hỏi: “Có sự không công-bình trong Đức Chúa Trời sao?” Ông trả lời bằng cách nhấn mạnh: “Chẳng hề như vậy!” Tiếp đến ông nêu bật lòng thương xót của Đức Chúa Trời và nhắc lại điều Đức Giê-hô-va phán về việc cho phép Pha-ra-ôn sống thêm một thời gian nữa. Phao-lô cũng chỉ cho thấy loài người chúng ta giống như đất sét trong tay người thợ gốm. Rồi ông nói: “Nếu Đức Chúa Trời muốn tỏ ra cơn thạnh-nộ và làm cho biết quyền-phép Ngài, đã lấy lòng khoan-nhẫn lớn chịu những bình đáng giận sẵn cho sự hư-mất, để cũng làm cho biết sự giàu-có của vinh-hiển Ngài bởi những bình đáng thương-xót mà Ngài đã định sẵn cho sự vinh-hiển, thì còn nói chi được ư? Đó tôi nói về chúng ta, là kẻ Ngài đã gọi, chẳng những từ trong người Giu-đa, mà cũng từ trong dân ngoại nữa”.—Rô-ma 9:14-24.

9. (a) Ai là “những bình đáng giận sẵn cho sự hư-mất”? (b) Tại sao Đức Giê-hô-va tỏ ra kiên nhẫn đối với những kẻ chống đối Ngài, và cuối cùng những người yêu mến Ngài sẽ nhận kết quả tốt nào?

9 Kể từ cuộc phản loạn trong vườn Ê-đen, kẻ nào đối kháng với Đức Giê-hô-va và luật pháp của Ngài là “những bình đáng giận sẵn cho sự hư-mất”. Trong suốt thời gian đó Đức Giê-hô-va tỏ ra kiên nhẫn. Kẻ ác đã nhạo báng đường lối Ngài, bắt bớ các tôi tớ Ngài, thậm chí giết chết Con Ngài. Rất tự chủ, Đức Giê-hô-va cho phép toàn thể tạo vật có đủ thời gian nhìn thấy đầy đủ những hậu quả thảm khốc của việc phản nghịch chống lại Đức Chúa Trời và việc loài người cai trị độc lập. Đồng thời, sự chết của Chúa Giê-su cung cấp phương tiện để giải cứu nhân loại biết vâng lời và để “hủy-phá công-việc của Ma-quỉ”.—1 Giăng 3:8; Hê-bơ-rơ 2:14, 15.

10. Tại sao Đức Giê-hô-va tiếp tục chịu đựng kẻ ác trong 1.900 năm qua?

10 Trong hơn 1.900 năm kể từ khi Chúa Giê-su sống lại, Đức Giê-hô-va tiếp tục chịu đựng “những bình đáng giận”, không vội hủy diệt chúng. Tại sao? Vì Ngài chuẩn bị những người sẽ kết hợp với Chúa Giê-su Christ trong Nước của Ngài ở trên trời. Họ gồm 144.000 người, là “những bình đáng thương-xót” mà sứ đồ Phao-lô nói đến. Trước tiên, những người Do Thái được mời để hợp thành lớp người này thuộc về trời. Sau đó, Đức Chúa Trời mời những người thuộc Dân Ngoại. Đức Giê-hô-va không ép buộc ai phụng sự Ngài. Nhưng giữa những người lấy lòng biết ơn đáp ứng sự cung cấp đầy yêu thương của Ngài, Ngài ban đặc ân cho một số người làm phụ tá đồng cai trị với Con Ngài trong Nước ở trên trời. Giờ đây sự chuẩn bị cho lớp người được lên trời gần hoàn tất.—Lu-ca 22:29; Khải-huyền 14:1-4.

11. (a) Nhóm người nào hiện đang nhận được lợi ích nhờ sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va? (b) Người chết sẽ hưởng lợi ích nào?

11 Nhưng về phần dân cư ở trên đất thì sao? Sự nhịn nhục của Đức Giê-hô-va cũng tập hợp một đám đông “vô-số người” từ mọi nước. Hiện nay họ lên đến hàng triệu người. Đức Giê-hô-va hứa lớp người thuộc về đất sẽ được sống sót khi hệ thống này kết thúc và họ có triển vọng sống vĩnh cửu trong địa đàng. (Khải-huyền 7:9, 10; Thi-thiên 37:29; Giăng 10:16) Đến kỳ Đức Chúa Trời ấn định, rất đông người chết sẽ được sống lại và có cơ hội trở thành công dân trên đất của Nước Trời. Lời Đức Chúa Trời báo trước nơi Công-vụ 24:15: “Sẽ có sự sống lại của người công-bình và không công-bình”.—Giăng 5:28, 29.

12. (a) Chúng ta học được gì về Đức Giê-hô-va qua lòng khoan nhẫn của Ngài đối với kẻ ác? (b) Bạn cảm thấy thế nào trước cách Đức Giê-hô-va xử lý những vấn đề này?

12 Có gì bất công trong tất cả điều này không? Không, nhờ không vội hủy diệt kẻ ác hay “những bình đáng giận”, Đức Chúa Trời biểu lộ lòng thương xót đối với những người khác, phù hợp với ý định của Ngài. Điều này cho thấy Ngài nhân từ và yêu thương biết bao! Cũng thế, khi dành thì giờ quan sát việc Ngài triển khai ý định, chúng ta học biết nhiều về Đức Giê-hô-va. Chúng ta ngạc nhiên khi khám phá ra nhiều khía cạnh của cá tính Ngài—sự công bình, lòng thương xót, tính nhịn nhục và sự khôn ngoan đa dạng của Ngài. Cách Đức Giê-hô-va khôn ngoan xử lý cuộc tranh chấp quyền thống trị hoàn vũ—quyền cai trị thích đáng của Ngài—sẽ mãi mãi là bằng cớ chứng minh rằng đường lối cai trị của Ngài là tốt nhất. Cùng với sứ đồ Phao-lô, chúng ta nói: “Ôi! sâu-nhiệm thay là sự giàu-có, khôn-ngoan và thông-biết của Đức Chúa Trời! Sự phán-xét của Ngài nào ai thấu được, đường-nẻo của Ngài nào ai hiểu được!”—Rô-ma 11:33.

Cơ hội để chúng ta bày tỏ lòng sùng kính

13. Khi bản thân chịu đựng sự đau khổ, chúng ta có cơ hội để làm gì, và điều gì sẽ giúp chúng ta phản ứng cách khôn ngoan?

13 Nhiều tôi tớ của Đức Chúa Trời phải chịu đau khổ trong nhiều hoàn cảnh. Họ tiếp tục đau khổ vì Đức Chúa Trời chưa hủy diệt kẻ ác và mang lại sự hồi phục cho loài người như Kinh Thánh đã báo trước. Điều này có khiến chúng ta cay đắng không? Hay chúng ta xem đó như cơ hội để chứng tỏ Ma-quỉ là kẻ nói dối? Chúng ta có thể được củng cố để làm thế nếu nhớ kỹ trong trí lời kêu gọi: “Hỡi con, khá khôn-ngoan, và làm vui lòng cha, để cha có thế đáp lại cùng kẻ nào sỉ-nhục cha”. (Châm-ngôn 27:11) Sa-tan, kẻ sỉ nhục Đức Giê-hô-va, quả quyết rằng nếu người ta mất của cải vật chất hay đau đớn về thể xác, họ sẽ đổ lỗi cho Đức Chúa Trời, và thậm chí rủa sả Ngài. (Gióp 1:9-11; 2:4-5) Chúng ta làm Đức Giê-hô-va vui lòng khi trung thành với Ngài trước những khó khăn, và cho thấy Sa-tan đã nói sai.

14. Nếu nương cậy nơi Đức Giê-hô-va khi chịu đựng những thử thách, chúng ta có thể nhận được những lợi ích nào?

14 Nương cậy nơi Đức Giê-hô-va trong mọi thử thách giúp chúng ta có thể vun trồng những đức tính quý giá. Thí dụ, nhờ chịu đựng sự đau khổ Chúa Giê-su đã “học-tập vâng lời” theo cách mà trước đó ngài chưa hề biết đến. Cũng thế, từ những thử thách chúng ta có thể học vun trồng sự nhịn nhục, tính nhẫn nại, và lòng biết ơn sâu đậm về đường lối công bình của Đức Giê-hô-va.—Hê-bơ-rơ 5:8, 9; 12:11; Gia-cơ 1:2-4.

15. Khi chúng ta kiên nhẫn chịu đựng khó khăn, làm sao những người khác có thể nhận lợi ích?

15 Những người khác sẽ quan sát hành vi của chúng ta. Chúng ta chịu đựng khốn khổ vì yêu chuộng sự công bình, nhờ thế dần dần một số người sẽ hiểu rõ ngày nay ai là tín đồ thật của Đấng Christ. Và họ có thể nhận những ân phước về sự sống vĩnh cửu bằng cách kết hợp với chúng ta trong sự thờ phượng. (Ma-thi-ơ 25:34-36, 40, 46) Đức Giê-hô-va và Con Ngài muốn người ta có cơ hội đó.

16. Quan điểm của chúng ta về sự khó khăn cá nhân liên hệ như thế nào với vấn đề hợp nhất?

16 Thật tốt biết bao khi ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn chúng ta xem như là cơ hội để bày tỏ lòng sùng kính đối với Đức Giê-hô-va, cũng là dịp tham gia vào việc thực hiện ý muốn Ngài. Làm thế cho thấy chúng ta thật sự hướng về sự hợp nhất với Đức Chúa Trời và Đấng Christ. Chúa Giê-su đã vì lợi ích của tất cả tín đồ thật của ngài cầu xin Đức Giê-hô-va: “Ấy chẳng những vì họ [môn đồ thân cận của ngài] mà Con cầu-xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa, để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta”.—Giăng 17:20, 21.

17. Nếu trung thành với Đức Giê-hô-va, chúng ta có thể tin cậy gì?

17 Nếu trung thành với Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ ban thưởng rộng rãi cho chúng ta. Lời Ngài nói: “Hãy vững-vàng chớ rúng-động, hãy làm công-việc Chúa cách dư-dật luôn, vì biết rằng công-khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô-ích đâu”. (1 Cô-rinh-tô 15:58) Lời Ngài cũng cho biết: “Đức Chúa Trời không phải là không công-bình mà bỏ quên công-việc và lòng yêu-thương của anh em đã tỏ ra vì danh Ngài”. (Hê-bơ-rơ 6:10) Gia-cơ 5:11 lưu ý: “Anh em biết rằng những kẻ nhịn-nhục chịu khổ thì chúng ta xưng là có phước. Anh em đã nghe nói về sự nhịn-nhục của Gióp, và thấy cái kết-cuộc mà Chúa ban cho người; vì Chúa đầy lòng thương-xót và nhân-từ”. Vậy kết cuộc của Gióp là gì? “Đức Giê-hô-va ban phước cho buổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang-thì”. (Gióp 42:10-16) Đúng thế, Đức Giê-hô-va là “Đấng hay thưởng cho kẻ tìm-kiếm Ngài”. (Hê-bơ-rơ 11:6) Và sự sống vĩnh cửu trong địa đàng—phần thưởng mà chúng ta trông mong—thật huy hoàng thay!

18. Cuối cùng điều gì sẽ xảy ra cho các kỷ niệm đau buồn của chúng ta?

18 Sự cai trị của Nước Đức Chúa Trời sẽ xóa bỏ tất cả tai hại gây ra cho gia đình nhân loại hàng nghìn năm nay. Niềm vui lúc bấy giờ sẽ vượt xa sự đau khổ chúng ta chịu đựng ngày nay và chúng ta sẽ không bị những kỷ niệm đau buồn trước đây ám ảnh. Những tư tưởng và hoạt động xây dựng lấp đầy cuộc sống thường ngày của những người trong thế giới mới sẽ dần dần bôi xóa ký ức đau buồn. Đức Giê-hô-va phán: “Ta sẽ dựng trời mới [chính phủ Nước Trời ở trên trời cai trị nhân loại] đất mới [xã hội loài người công bình]; những việc trước sẽ chẳng nhớ nữa, chẳng còn nhắc đến nữa. Thà các ngươi hãy mừng-rỡ và vui-vẻ đời đời trong sự ta dựng nên”. Thật vậy, trong thế giới mới của Đức Giê-hô-va, người công bình sẽ thốt lên: “Nay cả đất được yên-nghỉ bình-tĩnh, trổi giọng hát mừng!”—Ê-sai 14:7; 65:17, 18.

Thảo luận để ôn lại

• Dù cho phép có sự gian ác, Đức Giê-hô-va tỏ ra rất tôn trọng danh Ngài đúng cách như thế nào?

• Lòng khoan nhẫn của Đức Chúa Trời đối với “những bình đáng giận” đã giúp chúng ta nhận được sự thương xót của Ngài như thế nào?

• Chúng ta nên cố gắng hiểu điều gì trong những trường hợp đau khổ cá nhân?

[Câu hỏi thảo luận]

[Các hình nơi trang 67]

Đức Giê-hô-va “ban phước cho buổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang-thì”