“Họ không thuộc về thế-gian”
Chương 18
“Họ không thuộc về thế-gian”
1. (a) Trước khi chết Chúa Giê-su cầu nguyện gì cho các môn đồ? (b) Tại sao việc họ “không thuộc về thế-gian” quan trọng đến thế?
VÀO đêm trước khi bị giết, Chúa Giê-su cầu nguyện cho các môn đồ. Biết họ sắp chịu áp lực khủng khiếp của Sa-tan, ngài nói với Cha: “Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế-gian, nhưng xin Cha gìn-giữ họ cho khỏi điều ác. Họ không thuộc về thế-gian, cũng như Con không thuộc về thế-gian”. (Giăng 17:15, 16) Tại sao việc tách rời khỏi thế gian lại quan trọng đến thế? Vì Sa-tan là kẻ cai trị thế gian này. Tín đồ Đấng Christ không muốn thuộc về thế gian dưới quyền kiểm soát của hắn.—Lu-ca 4:5-8; Giăng 14:30; 1 Giăng 5:19.
2. Hành động nào cho thấy Chúa Giê-su không thuộc về thế gian?
2 Không thuộc về thế gian không có nghĩa là Chúa Giê-su thiếu yêu thương đối với người khác. Trái lại ngài chữa lành bệnh tật, làm người chết sống lại, và dạy cho người ta biết về Nước Đức Chúa Trời. Ngài còn phó sự sống mình vì nhân loại. Nhưng ngài không thích thái độ và hành động không tin kính của những ai biểu lộ tinh thần thế gian theo Sa-tan. Vì vậy, ngài dặn môn đồ tránh những việc như sự ham muốn vô luân, lối sống duy vật và theo đuổi danh vọng. (Ma-thi-ơ 5:27, 28; 6:19-21; Lu-ca 20:46, 47) Chẳng ngạc nhiên gì khi Chúa Giê-su cũng tránh việc chính trị của thế gian. Dù là người Do Thái, ngài không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp chính trị giữa La Mã và người Do Thái.
“Nước ta không thuộc về thế-gian”
3. (a) Các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái tố cáo Chúa Giê-su về tội gì trước Phi-lát, và tại sao? (b) Điều gì cho thấy Chúa Giê-su không chú ý đến việc trở nên một vị vua do loài người lập nên?
3 Hãy xem xét điều gì đã xảy ra khi những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái bắt và dẫn ngài đến Bôn-xơ Phi-lát, quan tổng đốc người La Mã. Trên thực tế, điều khiến những nhà lãnh đạo ấy khó chịu là vì Chúa Giê-su đã phơi bày sự giả hình của họ. Để quan tổng đốc hành động chống lại ngài, họ tố cáo rằng: “Chúng tôi đã thấy người nầy xui dân ta làm loạn, cấm nộp thuế cho Sê-sa, và xưng mình là Đấng Christ, là Vua”. (Lu-ca 23:2) Rõ ràng đây là lời buộc tội dối trá vì trước đó một năm, khi dân chúng muốn tôn ngài làm vua, Chúa Giê-su đã từ chối. (Giăng 6:15) Ngài biết trong tương lai ngài sẽ làm Vua ở trên trời. (Lu-ca 19:11, 12) Ngài cũng biết chính Đức Giê-hô-va lập ngài làm vua chứ không phải do loài người.
4. Thái độ của Chúa Giê-su về việc nộp thuế như thế nào?
4 Chỉ ba ngày trước khi Chúa Giê-su bị bắt, người Pha-ri-si tìm cách khiến ngài phát biểu ý kiến về việc nộp thuế để buộc tội. Nhưng ngài phán: “Hãy cho ta xem một đơ-ni-ê [một đồng tiền La Mã]. Đơ-ni-ê nầy mang hình và hiệu của ai?” Khi họ nói là “của Sê-sa”, ngài đáp: “Vậy thì của Sê-sa hãy trả lại cho Sê-sa, của Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời”.—Lu-ca 20:20-25.
5. (a) Lúc bị bắt, Chúa Giê-su dạy môn đồ bài học nào? (b) Chúa Giê-su giải thích thế nào về lý do khiến ngài đã làm thế? (c) Kết quả việc xét xử ấy là gì?
5 Không, Chúa Giê-su không dạy chống lại những uy quyền thế tục. Khi quân lính và những kẻ khác đến bắt Chúa Giê-su, Phi-e-rơ đã rút gươm chém đứt tai một người trong bọn. Nhưng Chúa Giê-su phán: “Hãy nạp Ma-thi-ơ 26:51, 52) Ngày hôm sau, trước mặt Phi-lát Chúa Giê-su đã giải thích hành động đó của ngài khi nói rằng: “Nước của ta chẳng phải thuộc về thế-gian nầy. Ví bằng nước ta thuộc về thế-gian nầy, thì tôi-tớ của ta sẽ đánh trận, đặng ta khỏi phải nộp cho dân Giu-đa”. (Giăng 18:36) Phi-lát thừa nhận “không thấy [Giê-su] mắc một tội nào”. Nhưng dưới áp lực của dân chúng, Phi-lát sai đóng đinh Chúa Giê-su.—Lu-ca 23:13-15; Giăng 19:12-16.
gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết vì gươm”. (Môn đồ noi theo gương Chúa Giê-su
6. Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu chứng tỏ như thế nào rằng họ tránh tinh thần thế gian nhưng yêu thương loài người?
6 Các môn đồ của Chúa Giê-su hiểu họ cần phải làm gì nếu không thuộc về thế gian. Đó nghĩa là tránh tinh thần và hành động không tin kính của thế gian, bao gồm thú tiêu khiển hung bạo, vô luân của các đấu trường và kịch nghệ La Mã. Vì tránh những điều ấy, các môn đồ bị gọi là những kẻ thù ghét loài người. Nhưng thay vì thù ghét người đồng loại, các môn đồ của Chúa Giê-su đã siêng năng giúp người khác hưởng lợi ích những sắp đặt của Đức Chúa Trời hầu được cứu rỗi.
7. (a) Vì không thuộc về thế gian, những môn đồ thời ban đầu trải qua kinh nghiệm gì? (b) Họ quan niệm thế nào về những người cai trị và việc nộp thuế, tại sao?
7 Giống như Chúa Giê-su, các môn đồ của ngài cũng bị bắt bớ, thường là do các nhân viên chính quyền hiểu lầm về họ. Tuy thế, khoảng năm 56 CN, sứ đồ Phao-lô viết cho anh em tín đồ Đấng Christ ở thành Rô-ma, khuyến giục họ “vâng-phục các đấng cầm quyền [những người cai trị] trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời”. Không phải Đức Giê-hô-va thành lập các nhà Rô-ma 13:1-7; Tít 3:1, 2.
cầm quyền thế tục, nhưng Ngài cho phép họ tồn tại đến khi chỉ một mình Nước Trời cai trị toàn trái đất. Thích hợp với điều này, Phao-lô khuyên tín đồ Đấng Christ tôn trọng các nhân viên chính quyền và nộp thuế.—8. (a) Tín đồ Đấng Christ vâng phục các bậc cầm quyền trên mình đến mức độ nào? (b) Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu theo gương mẫu Chúa Giê-su như thế nào?
8 Tuy nhiên, chúng ta chỉ vâng phục các nhà cầm quyền một cách tương đối, chứ không phải vô giới hạn. Khi có sự xung khắc giữa luật pháp Đức Giê-hô-va và luật pháp loài người, những người phụng sự Đức Giê-hô-va phải vâng theo luật pháp của Ngài. Sách On the Road to Civilization—A World History (Trên đường dẫn đến văn minh—Lịch sử thế giới) nhận xét về tín đồ Đấng Christ thời ban đầu như sau: “Tín đồ Đấng Christ từ chối thi hành vài bổn phận công dân La Mã. Tín đồ Đấng Christ... cảm thấy đức tin bị vi phạm khi phục vụ quân đội. Họ không giữ chức vụ chính trị. Họ không thờ hoàng đế”. Khi tòa công luận Do thái “cấm nhặt” không cho các môn đồ rao giảng, họ đã trả lời: “Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta”.—Công-vụ 5:27-29.
9. (a) Tại sao tín đồ Đấng Christ ở Giê-ru-sa-lem đã rời khỏi thành vào năm 66 CN? (b) Khuôn mẫu đó có giá trị thế nào?
9 Trước những tranh chấp về chính trị và quân sự, các môn đồ triệt để giữ vị thế trung lập. Vào năm 66 CN, người Do thái ở Giu-đê nổi lên chống lại Sê-sa. Quân đội La Mã nhanh chóng đến bao vây thành Giê-ru-sa-lem. Tín đồ Đấng Christ trong thành đã làm gì? Họ nhớ đến lời khuyên của Chúa Giê-su hãy rời khỏi thành phố. Khi quân La Mã tạm thời rút lui, các tín đồ Đấng Christ băng qua Sông Giô-đanh, trốn lên núi trong vùng Pella. (Lu-ca 21:20-24) Thái độ trung lập của họ là khuôn mẫu cho các tín đồ trung thành của Đấng Christ sau này.
Vị thế trung lập của tín đồ Đấng Christ trong thời kỳ cuối cùng
10. (a) Nhân Chứng Giê-hô-va vẫn bận rộn với công việc gì, và tại sao? (b) Họ giữ vị thế trung lập trước vấn đề nào?
10 Lịch sử có cho thấy nhóm người nào trong thời kỳ cuối cùng này theo đuổi nghiêm ngặt đường lối trung lập của các tín đồ Đấng Christ thời ban đầu không? Có, các Nhân Chứng Giê-hô-va đã làm thế. Trong suốt thời kỳ này họ vẫn rao giảng Nước Đức Chúa Trời là phương tiện duy nhất mang lại hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc lâu dài cho những người yêu mến sự công bình. (Ma-thi-ơ 24:14) Nhưng đối với những tranh chấp giữa các quốc gia họ giữ sự trung lập triệt để.
11. (a) Vị thế trung lập của Nhân Chứng Giê-hô-va trái ngược với các thực hành của hàng giáo phẩm như thế nào? (b) Nhân Chứng Giê-hô-va có quan điểm gì về những việc chính trị người khác làm?
11 Trái ngược hẳn với tín đồ Đấng Christ, hàng giáo phẩm của các tôn giáo thế gian này tham gia rất nhiều vào việc chính trị. Tại một số nước, họ tích cực vận động để ủng hộ hoặc chống lại những ứng cử viên. Một số người trong hàng giáo phẩm giữ các trách vụ chính trị. Những người khác gây áp lực trên các chính khách để họ ủng hộ các chương trình được hàng giáo phẩm tán thành. Tuy nhiên, Nhân Chứng Giê-hô-va không can dự vào các việc chính trị. Họ cũng không dính vào những việc người khác làm như gia nhập một đảng phái chính trị, tranh cử, hoặc bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử. Chúa Giê-su đã phán các môn đồ ngài không thuộc về thế gian, thế nên Nhân Chứng Giê-hô-va không tham gia chính trị.
12. Các tôn giáo của thế gian này không giữ vị thế trung lập đưa đến hậu quả nào?
Ma-thi-ơ 24:3, 6, 7) Các nhà lãnh đạo tôn giáo hầu như luôn luôn ủng hộ việc các nước hoặc phe phái chống đối nhau, cổ vũ những người theo phe họ cũng làm thế. Hậu quả thế nào? Giáo dân cùng một đạo giết lẫn nhau trong cuộc chiến chỉ vì khác quốc gia hay bộ tộc. Điều này ngược lại ý muốn của Đức Chúa Trời.—1 Giăng 3:10-12; 4:8, 20.
12 Như Chúa Giê-su đã tiên tri, các nước triền miên gây chiến. Ngay trong cùng một nước các phe phái đánh nhau. (13. Các sự kiện chứng tỏ gì về vị thế trung lập của Nhân Chứng Giê-hô-va?
13 Tuy nhiên, đối với tất cả những cuộc xung đột, Nhân Chứng Giê-hô-va triệt để giữ vị thế trung lập. Tháp Canh (Anh ngữ), ngày 1-11-1939, nói rõ: “Tất cả những ai đứng về phía Chúa đều có lập trường trung lập đối với các nước tham chiến”. Nhân Chứng Giê-hô-va trong mọi nước và dưới mọi hoàn cảnh tiếp tục giữ vị thế này. Họ không để các việc chính trị đầy chia rẽ của thế gian và các cuộc chiến tranh phá tan tình huynh đệ quốc tế của họ. Họ “lấy gươm rèn lưỡi-cày, lấy giáo rèn lưỡi-liềm”. Giữ vị thế trung lập, họ không tập sự chiến tranh nữa.—Ê-sai 2:3, 4; 2 Cô-rinh-tô 10:3, 4.
14. Vì không thuộc về thế gian, Nhân Chứng Giê-hô-va phải chịu những vấn đề nào?
14 Việc trung lập của họ dẫn đến điều gì? Chúa Giê-su phán: “Vì các ngươi không thuộc về thế-gian... bởi cớ đó người đời ghét các ngươi”. (Giăng 15:19) Nhiều Nhân Chứng Giê-hô-va bị bỏ tù vì là tôi tớ của Đức Chúa Trời. Một số người bị tra tấn, ngay cả bị giết, như đã xảy ra với các tín đồ Đấng Christ vào thế kỷ thứ nhất. Đó là vì Sa-tan, “chúa đời này”, chống đối các tôi tớ của Đức Giê-hô-va, những người không thuộc về thế gian.—2 Cô-rinh-tô 4:4; Khải-huyền 12:12.
15. (a) Tất cả các nước đang tiến đến cái gì, và Nhân Chứng Giê-hô-va nên cẩn thận tránh điều gì? (b) Tại sao việc tách rời khỏi thế gian là vấn đề nghiêm trọng đến thế?
15 Vì tất cả các nước đang tiến tới sự cuối cùng của họ tại Ha-ma-ghê-đôn, các tôi tớ của Đức Giê-hô-va vui mừng khi không thuộc về thế gian. (Đa-ni-ên 2:44; Khải-huyền 16:14, 16; 19:11-21) Nhờ tách biệt khỏi thế gian, chúng ta sẽ tránh được sự hủy diệt này. Với tư cách là một dân hợp nhất trên khắp đất, chúng ta trung thành với Nước Đức Chúa Trời ở trên trời. Thật thế, vì không thuộc về thế gian chúng ta bị họ nhạo báng và ngược đãi. Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa điều này sẽ không còn vì thế gian hung ác hiện nay dưới quyền Sa-tan sẽ bị hủy diệt vĩnh viễn. Ngược lại, những ai phụng sự Đức Giê-hô-va sẽ sống mãi mãi trong thế giới mới công bình dưới sự cai trị của Nước Đức Chúa Trời.—2 Phi-e-rơ 3:10-13; 1 Giăng 2:15-17.
Thảo luận để ôn lại
• Chúa Giê-su cho thấy “không thuộc về thế-gian” bao hàm điều gì?
• Tín đồ Đấng Christ thời ban đầu có thái độ nào đối với (a) tinh thần của thế gian, (b) nhà cầm quyền thế gian, và (c) việc nộp thuế?
• Nhân Chứng Giê-hô-va thời nay biểu lộ sự trung lập của tín đồ Đấng Christ bằng những cách nào?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 165]
Chúa Giê-su giải thích rằng ngài và các môn đồ “không thuộc về thế-gian”