Nắm vững Lời Đức Chúa Trời
Chương 3
Nắm vững Lời Đức Chúa Trời
1. (a) Dân Y-sơ-ra-ên xưa đã cảm nghiệm được sự trung thực về lời phán của Đức Chúa Trời như thế nào? (b) Tại sao điều đó đáng cho chúng ta chú ý đến?
GIÔ-SUÊ nói với các trưởng lão của dân Y-sơ-ra-ên sau khi họ định cư tại Đất Hứa bằng những lời sau đây: “Hãy hết lòng hết ý nhận biết rằng trong các lời lành mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã phán về các ngươi, chẳng có một lời nào sai hết, thảy đều ứng-nghiệm cho các ngươi”. (Giô-suê 23:14-16) Thật thế, những lời Đức Giê-hô-va đã hứa đều tỏ ra đáng tin cậy. Lời tường thuật đó—cũng như tất cả phần còn lại của Kinh Thánh—được gìn giữ hầu cho “chúng ta được sự trông-cậy”.—Rô-ma 15:4.
2. (a) Kinh Thánh được Đức Chúa Trời “soi-dẫn” theo nghĩa nào? (b) Biết Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn, chúng ta có trách nhiệm gì?
2 Mặc dù khoảng 40 người được dùng để viết Kinh Thánh, Tác Giả sách này vẫn chính là Đức Giê-hô-va. Phải chăng điều này có nghĩa là Ngài đã tích cực điều khiển việc biên soạn mọi điều ở trong đó? Đúng vậy. Ngài đã làm thế bằng quyền lực thánh linh tức sinh hoạt lực của Ngài. Sứ đồ Phao-lô nói cách trung thực: “Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn... hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn-vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”. Tin vào điều đó, người ta ở khắp mọi nơi nghe theo Kinh Thánh và xây đắp đời sống mình theo những điều Kinh Thánh dạy.—2 Ti-mô-thê 3:16, 17; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13.
Giúp người khác quý trọng Kinh Thánh
3. Cách nào tốt nhất để giúp nhiều người vốn chưa tin Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời?
3 Nhiều người chúng ta gặp và trò chuyện không tin Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể giúp họ? Phương cách tốt nhất thường là mở Kinh Thánh ra và đọc cho họ nghe Kinh Thánh nói gì. “Lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh-nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi,... xem-xét tư-tưởng và ý-định trong lòng”. (Hê-bơ-rơ 4:12) “Lời của Đức Chúa Trời” không phải là lịch sử xa xưa, nhưng là lời sống! Những lời hứa của Kinh Thánh sẽ được thực hiện không thể cưỡng lại được. Thông điệp của Kinh Thánh ảnh hưởng đến động lực thật trong lòng một người mạnh hơn bất cứ điều gì mà chính chúng ta có thể nói với họ.
4. Lẽ thật của Kinh Thánh giải thích về những vấn đề nào đã khiến một số người thay đổi thái độ đối với Kinh Thánh, và tại sao?
4 Đối với nhiều người, nhìn thấy danh của Đức Chúa Trời khiến họ xem xét Kinh Thánh kỹ hơn. Những người khác đã quyết định học Kinh Thánh khi biết Kinh Thánh nói gì về mục đích của đời sống, tại sao Đức Chúa Trời cho phép có sự gian ác, ý nghĩa của những biến cố hiện tại, hay hy vọng về sự sống đời đời trong một địa đàng. Tại những xứ mà các thực hành tôn giáo khiến dân chúng khi tiếp xúc bị các ác thần khuấy rối, lời giải thích của Kinh Thánh về nguyên nhân của việc ấy và làm sao thoát khỏi đã gợi cho họ chú ý. Tại sao những điểm này đã gây ấn tượng mạnh mẽ trên những người chân thật đến thế? Bởi vì Kinh Thánh là nguồn thông tin đáng tin cậy duy nhất nói về tất cả những vấn đề hệ trọng này.—Thi-thiên 119:130.
5. (a) Khi người ta nói không tin Kinh Thánh, có thể lý do là gì? (b) Chúng ta có thể giúp họ ra sao?
5 Tuy nhiên, nói gì nếu người ta cho rằng họ không tin Kinh Thánh? Điều đó có kết thúc cuộc nói chuyện không? Không, Mi-chê 3:11, 12; Ma-thi-ơ 15:7-9; Gia-cơ 4:4.
nếu như họ sẵn lòng lý luận. Có thể họ xem Kinh Thánh là sách của khối đạo xưng theo Đấng Christ. Những thành tích bất hảo về sự giả hình và việc can thiệp vào chính trị của các đạo ấy, cũng như việc thường xuyên kêu gọi người ta cho tiền có lẽ đã khiến họ phản ứng tiêu cực đối với Kinh Thánh. Tại sao không dọ hỏi xem có đúng như vậy không? Nếu hiểu rằng Kinh Thánh kết án những đường lối theo thế gian của khối đạo xưng theo Đấng Christ, và nếu thấy được những điểm tương phản giữa các tôn giáo ấy với đạo thật của Đấng Christ, có lẽ những người đó sẽ chú ý.—6. (a) Điều gì thuyết phục chính bạn tin rằng Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời? (b) Có thể dùng những lập luận nào khác để giúp người ta hiểu Kinh Thánh thật sự đến từ Đức Chúa Trời?
6 Đối với những người khác, có lẽ cần một cuộc thảo luận thẳng thắn về những bằng chứng cho thấy Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn. Đối với bạn điều gì chứng minh rõ ràng là Kinh Thánh đến từ Giê-hô-va Đức Chúa Trời? Có phải vì Kinh Thánh tự tiết lộ nguồn gốc không? Hay đó là vì Kinh Thánh chứa đựng nhiều lời tiên tri cho biết chi tiết về tương lai, do đó những lời tiên tri ấy hẳn phải đến từ một nguồn siêu nhân, phải không? (2 Phi-e-rơ 1:20, 21) Có lẽ vì sự hòa hợp tuyệt diệu của nội dung Kinh Thánh dù được 40 người ghi chép trong khoảng thời gian khoảng 1.600 năm? Hay nhờ vào sự chính xác về khoa học khác hẳn với những văn tự khác cũng được viết vào thời ấy? Hay vì sự thật thà của những người viết? Hay vì Kinh Thánh được bảo tồn bất chấp những nỗ lực quỷ quyệt để hủy diệt Kinh Thánh? Bạn có thể dùng bất cứ điểm nào đặc sắc đối với bạn để giúp người khác. *
Việc đọc Kinh Thánh của chúng ta
7, 8. (a) Chúng ta nên làm gì đối với Kinh Thánh? (b) Ngoài việc tự đọc Kinh Thánh, chúng ta còn cần phải làm gì nữa? (c) Cá nhân bạn đạt được sự hiểu biết về những ý định của Đức Giê-hô-va bằng cách nào?
7 Ngoài việc giúp người khác tin Kinh Thánh, chính chúng ta cũng cần dành thì giờ để đọc Kinh Thánh đều đặn. Bạn có đang làm điều đó không? Trong số tất cả những sách được xuất bản, đây là cuốn sách quan trọng nhất. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là nếu chúng ta đọc Kinh Thánh một mình thì không còn cần đến điều gì khác nữa. Kinh Thánh cảnh giác chúng ta không nên tự cô lập. Chúng ta không nên nghĩ rằng tự mình có thể giải đáp mọi sự nhờ khảo cứu riêng. Nếu muốn giữ được sự thăng bằng của người tín đồ Đấng Christ chúng ta cần phải vừa học hỏi cá nhân vừa đều đặn tham dự các buổi họp của dân Đức Chúa Trời.—Châm-ngôn 18:1; Hê-bơ-rơ 10:24, 25.
8 Về vấn đề này, Kinh Thánh kể lại trường hợp của viên quan người Ê-thi-ô-bi đang đọc sách tiên tri Ê-sai. Thiên sứ đã hướng dẫn người rao giảng tin mừng Phi-líp đến hỏi ông ấy: “Ông hiểu lời mình đọc đó chăng?” Người Ê-thi-ô-bi khiêm nhường đáp lời: “Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được?” Ông mời Phi-líp giải thích đoạn Kinh Thánh đó. Phi-líp không phải là người tự đọc Kinh Thánh một mình và giải thích Kinh Thánh theo ý riêng. Ông đã giữ liên lạc mật thiết với tổ chức hữu hình của Đức Chúa Trời. Nhờ thế ông có thể giúp người Ê-thi-ô-bi nhận được lợi ích từ sự dạy dỗ của Đức Giê-hô-va qua trung gian tổ chức ấy. (Công-vụ 6:5, 6; 8:5, 26-35). Ngày nay cũng thế, không ai tự mình hiểu đúng được ý định của Đức Giê-hô-va. Tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ đầy yêu thương của Đức Giê-hô-va qua tổ chức hữu hình của Ngài.
9. Đọc Kinh Thánh theo chương trình nào có thể đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta?
Thi-thiên 1:1-3; 19:7, 8) Hãy đặc biệt cố gắng đọc Kinh Thánh đều đặn. Ngay dù bạn không hoàn toàn hiểu hết mọi sự, có một khái niệm về Kinh Thánh sẽ có nhiều lợi ích. Thí dụ, nếu chỉ đọc bốn hoặc năm trang mỗi ngày, bạn có thể đọc xong Kinh Thánh trong vòng một năm.
9 Để giúp chúng ta hiểu Kinh Thánh, tổ chức của Đức Giê-hô-va cung cấp nhiều tài liệu xuất sắc trong các ấn phẩm khác nhau. Ngoài ra, trong khuôn khổ Trường Thánh Chức Thần Quyền diễn ra trong các hội thánh của Nhân Chứng Giê-hô-va trên khắp đất chúng ta có một chương trình đọc Kinh Thánh đều đặn. Việc tự xem xét Kinh Thánh có thể mang lại nhiều lợi ích. (10. (a) Bạn đọc Kinh Thánh khi nào? (b) Khi đọc Kinh Thánh, ai khác có thể cùng tham gia, và tại sao đều đặn là điều quan trọng?
10 Bạn có thể đọc Kinh Thánh khi nào? Nếu dành ra 10 hoặc 15 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy rất hữu ích. Nếu không, ít ra hãy sắp xếp chương trình đều đặn mỗi tuần, và theo sát chương trình đó. Nếu bạn đã kết hôn, bạn và người hôn phối có thể thích việc thay phiên đọc Kinh Thánh lớn tiếng cho nhau nghe. Nếu các con bạn đã lớn, biết đọc, chúng có thể luân phiên đọc lớn tiếng. Nên coi việc đọc Kinh Thánh như là một thói quen suốt đời như việc ăn uống. Như bạn biết, nếu một người có thói quen ăn uống không đều, sức khỏe của người đó sẽ kém đi. Sức khỏe thiêng liêng của chúng ta cũng thế, và sự sống đời đời của chúng ta tùy thuộc vào việc chúng ta được nuôi dưỡng đều đặn bởi “mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời”.—Ma-thi-ơ 4:4.
Mục tiêu của chúng ta
11. Chúng ta nên nhắm tới mục tiêu nào khi đọc Kinh Thánh?
11 Chúng ta nên nhắm tới mục tiêu nào trong việc đọc Giăng 5:39-42) Chúng ta nên có thái độ giống như người viết Kinh Thánh, ông nói: “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin cho tôi biết các đường-lối Ngài, và dạy-dỗ tôi các nẻo-đàng Ngài”.—Thi-thiên 25:4.
Kinh Thánh? Mục tiêu của chúng ta không phải chỉ là đọc một số trang nào đó. Động lực của chúng ta là muốn biết về Đức Chúa Trời nhiều hơn để gia tăng lòng yêu mến và thờ phượng Ngài theo cách Ngài chấp nhận. (12. (a) Tại sao cần đạt được “sự hiểu-biết chính xác”, và muốn thế có lẽ cần phải nỗ lực như thế nào khi đọc Kinh Thánh? (b) Bằng cách vận dụng bốn cách nào chúng ta có thể phân tích hữu hiệu điều chúng ta đọc trong Kinh Thánh? (Xem khung trang 30). (c) Hãy làm sáng tỏ những điểm này bằng cách trả lời những câu hỏi nêu ra trong đoạn này. Tra xem câu Kinh Thánh được dẫn chứng nhưng không trích dẫn.
12 Khi chúng ta nhận được sự dạy dỗ của Đức Giê-hô-va, chúng ta nên muốn thu thập “sự hiểu-biết đầy-trọn [chính xác, NW]”. Không có sự hiểu biết đó, làm sao chúng ta có thể áp dụng đúng cách Lời Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta hay là giải thích đúng đắn cho người khác được? (Cô-lô-se 3:10; 2 Ti-mô-thê 2:15) Thu thập sự hiểu biết chính xác đòi hỏi chúng ta phải đọc kỹ, và nếu có đoạn nào khó hiểu có lẽ chúng ta cần đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu rõ ý nghĩa. Chúng ta cũng sẽ được lợi ích nếu dành thì giờ suy ngẫm về những điều mình đọc, nghĩ ngợi theo nhiều quan điểm khác nhau. Bốn khía cạnh suy luận quan trọng được nêu bật nơi trang 30. Nhiều đoạn Kinh Thánh có thể được phân tích hữu hiệu khi dùng một hay nhiều cách này. Khi trả lời những câu hỏi nơi trang kế tiếp, bạn sẽ nghiệm thấy điều này đúng ra sao.
(1) Thông thường đoạn Kinh Thánh mà bạn đang đọc có thể cho thấy Đức Giê-hô-va có cá tính gì. Thí dụ, nơi Thi-thiên 139:13, 14 chúng ta học biết Đức Chúa Trời quan tâm nhiều đến thai nhi: “Chúa dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi. Tôi cảm-tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ-lùng. Công-việc Chúa thật lạ-lùng, lòng tôi biết rõ lắm”. Các công trình sáng tạo của Đức Giê-hô-va kỳ diệu biết bao! Cách mà con người được tạo nên chứng tỏ tình yêu thương bao la của Ngài dành cho chúng ta.
Theo lời tường thuật nơi Giăng 14:9, 10, khi chúng ta đọc về cách Chúa Giê-su đối xử với người khác, chúng ta thật sự biết cách hành động của chính Đức Giê-hô-va. Ghi nhớ điều này trong trí, chúng ta có thể kết luận gì về Đức Giê-hô-va từ những câu chuyện ghi nơi Lu-ca 5:12, 13 và Lu-ca 7:11-15?
(2) Hãy xem xét lời tường thuật liên hệ thế nào đến chủ đề của Kinh Thánh: biện minh quyền tối thượng của Đức Giê-hô-va và làm thánh danh Ngài qua Nước Trời dưới quyền của Chúa Giê-su Christ, Dòng Dõi đã hứa.
Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên đã nhấn mạnh chủ đề của Kinh Thánh như thế nào? (Ê-xê-chi-ên 38:21-23; Đa-ni-ên 2:44; 4:17; 7:9-14)
Kinh Thánh đã chứng minh rõ ràng Chúa Giê-su là Dòng Dõi đã hứa như thế nào? (Ga-la-ti 3:16)
Sách Khải-huyền mô tả cực điểm vinh quang của chủ đề Nước Trời như thế nào? (Khải-huyền 11:15; 12:7-10; 17:16-18; 19:11-16; 20:1-3; 21:1-5)
(3) Hãy tự hỏi làm sao bạn có thể áp dụng điều đang đọc cho chính mình. Thí dụ, chúng ta đọc từ sách Xuất Ê-díp-tô Ký đến Phục-truyền Luật-lệ Ký nói về sự vô luân và phản nghịch của dân Y-sơ-ra-ên. Điều chúng ta học được là thái độ và hành động đó mang lại hậu quả xấu. Vì vậy, chúng ta được thúc đẩy phải làm đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng cách không bắt chước gương xấu của dân Y-sơ-ra-ên. “Những 1 Cô-rinh-tô 10:11.
sự ấy có nghĩa hình-bóng, và họ đã lưu-truyền để khuyên-bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối-cùng các đời”.—Lời tường thuật về việc Ca-in giết A-bên cho chúng ta bài học nào? (Sáng-thế Ký 4:3-12; Hê-bơ-rơ 11:4; 1 Giăng 3:10-15; 4:20, 21)
Những lời khuyên của Kinh Thánh đối với tín đồ Đấng Christ có hy vọng lên trời cũng áp dụng cho những người có hy vọng sống đời đời trên đất không? (Dân-số Ký 15:16; Giăng 10:16)
Ngay dù chúng ta có vị thế tốt trong hội thánh, tại sao vẫn cần xem xét làm thế nào có thể áp dụng những lời khuyên của Kinh Thánh mà chúng ta đã biết một cách trọn vẹn hơn? (2 Cô-rinh-tô 13:5; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:1)
(4) Hãy nghĩ cách làm sao bạn có thể dùng những gì bạn đang đọc để giúp người khác. Mọi người đều quan tâm đến vấn đề Ma-thi-ơ 15:30.
sức khỏe, thế nên chúng ta có thể đọc cho họ nghe những việc Chúa Giê-su đã làm để minh họa điều mà ngài sẽ thực hiện trên phạm vi lớn hơn khi làm Vua Nước Trời. “Có đoàn dân rất đông đến gần Ngài, đem theo những kẻ què, đui, câm, tàn-tật và nhiều kẻ đau khác... thì Ngài chữa cho họ được lành”.—Lời tường thuật về sự sống lại của con gái Giai-ru có thể sẽ giúp ích cho ai? (Lu-ca 8:41, 42, 49-56)
13. Chúng ta có thể mong đạt những kết quả nào khi tiếp tục chương trình đọc và học Kinh Thánh với tổ chức của Đức Giê-hô-va?
13 Khi xem xét bốn điểm đã đề cập ở trên thì việc đọc Kinh Thánh thật bổ ích biết bao! Chắc chắn việc đọc Kinh Thánh là một thách đố. Nhưng việc đó mang lại lợi ích cả đời cho chúng ta bởi vì khi đọc Kinh Thánh chúng ta sẽ lớn mạnh hơn về phương diện thiêng liêng. Việc đọc Kinh Thánh đều đặn sẽ giúp chúng ta đến gần Đức Giê-hô-va, Cha đầy yêu thương, và các anh em tín đồ Đấng Christ hơn. Điều này sẽ giúp chúng ta làm theo lời khuyên nắm “giữ lấy đạo sự sống”.—Phi-líp 2:15.
[Chú thích]
^ đ. 6 Để thảo luận về việc tại sao Kinh Thánh đáng được xem xét, hãy xem sách mỏng Cuốn sách cho muôn dân, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
Thảo luận để ôn lại
• Tại sao Kinh Thánh được viết ra và gìn giữ cho đến ngày nay?
• Làm thế nào chúng ta có thể giúp người khác quý trọng Kinh Thánh?
• Tại sao việc đọc Kinh Thánh đều đặn đem lại lợi ích? Bằng cách vận dụng bốn cách nào chúng ta có thể phân tích hữu ích điều chúng ta đọc?
[Câu hỏi thảo luận]
[Khung/Hình nơi trang 30]
KHI ĐỌC MỘT ĐOẠN KINH THÁNH, BẠN HÃY XEM XÉT
Đoạn đó nói cho bạn biết điều gì về cá tính của Đức Giê-hô-va
Đoạn đó liên quan thế nào đến toàn thể chủ đề của Kinh Thánh
Đoạn đó ảnh hưởng thế nào đến đời sống của bạn
Làm sao bạn có thể dùng đoạn đó để giúp người khác