Tôn vinh Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời có một và thật
Chương 2
Tôn vinh Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời có một và thật
1. Đức Chúa Trời có một và thật là ai?
KINH THÁNH nói dù người ta cho rằng có nhiều thần, “về phần chúng ta, chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, là Đức Chúa Cha”. (1 Cô-rinh-tô 8:5, 6) Đức Chúa Trời “có một” đó là Đức Giê-hô-va, Đấng Tạo Hóa của muôn vật. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:4; Khải-huyền 4:11) Chúa Giê-su gọi Ngài là “Đức Chúa Trời ta và Đức Chúa Trời các ngươi”. (Giăng 20:17) Ngài đồng ý với Môi-se, người đã từng nói trước đó: “Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời [thật], chớ không ai khác hơn Ngài”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 4:35) Đức Giê-hô-va siêu việt hơn bất cứ đối tượng nào mà người ta thờ phượng, chẳng hạn như hình tượng, những người được thần thánh hóa, hoặc kẻ thù của Ngài, Sa-tan Ma-quỉ, “chúa đời nầy”. (2 Cô-rinh-tô 4:3, 4) Tương phản với tất cả các đối tượng này, Chúa Giê-su gọi Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời có một và thật”.—Giăng 17:3, chúng tôi viết nghiêng.
2. Khi học biết về Đức Chúa Trời, đời sống của chúng ta chịu ảnh hưởng thế nào?
2 Những người có lòng biết ơn được thu hút đến gần Đức Chúa Trời khi học biết những đức tính làm ấm lòng cũng như những điều Ngài đã làm và sẽ còn làm cho chúng ta. Khi tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va nẩy nở, họ cảm thấy lòng mình thúc đẩy để tôn vinh Ngài. Bằng cách nào? Một trong những cách là nói cho người khác biết về Ngài. Rô-ma 10:10 nói: “Bởi miệng làm chứng mà được sự cứu-rỗi”. Một cách khác nữa là noi theo gương Ngài trong lời nói và việc làm. Ê-phê-sô 5:1 nói: “Hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con-cái rất yêu-dấu của Ngài”. Để làm điều này trọn vẹn hơn, chúng ta cần phải biết về bản tính của Ngài.
3. Những đức tính chính của Đức Chúa Trời là gì?
3 Trong suốt Kinh Thánh có nhiều câu cho thấy những đức tính nổi bật của Đức Chúa Trời. Bốn đức tính chính của Ngài là khôn ngoan, công bình, quyền năng và yêu thương. “Nơi Đức Chúa Trời có sự khôn-ngoan”. (Gióp 12:13) “Các đường-lối Ngài là công-bình”. (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:4) “Quyền-năng Ngài rất cao”. (Ê-sai 40:26) “Đức Chúa Trời là sự yêu-thương”. (1 Giăng 4:8) Tuy nhiên, trong số bốn đức tính chính của Đức Chúa Trời, đức tính nào nổi bật nhất cho chúng ta nhận rõ Ngài là Đức Chúa Trời như thế nào?
“Đức Chúa Trời là sự yêu-thương”
4. Đức tính nào của Đức Chúa Trời là cơ bản cho việc sáng tạo vũ trụ và mọi sinh vật?
4 Hãy xem xét Đức Giê-hô-va dựng nên vũ trụ, tạo vật thần linh và loài người thông minh bởi động lực nào? Có phải bởi sự khôn ngoan hay quyền năng của Ngài không? Không, dù Đức Chúa Trời đã biểu lộ những đức tính đó nhưng chúng không là động lực chính. Và sự công bình cũng không đòi hỏi Ngài ban cho sự sống. Đúng hơn, tình yêu thương cao cả đã thúc đẩy Ngài tạo ra các tạo vật thông minh khác, bằng cách này Ngài chia sẻ niềm vui của sự hiện hữu với họ. Tình yêu thương thúc đẩy Ngài có ý định cho nhân loại biết vâng lời hưởng sự sống đời đời trong Địa Đàng. (Sáng-thế Ký 1:28; 2:15) Tình yêu thương khiến Ngài sắp đặt hủy bỏ án phạt mà việc A-đam phạm tội đã gây ra cho loài người.
5. Theo Kinh Thánh, Đức Giê-hô-va là hiện thân của đức tính nào, và tại sao?
5 Vậy, tình yêu thương là đức tính nổi bật nhất trong tất cả những đức tính của Đức Chúa Trời. Đó là thực chất hay bản tính của Ngài. Tuy sự khôn ngoan, công bình và quyền năng của Ngài cũng quan trọng không kém, Kinh Thánh không bao giờ nói Đức Giê-hô-va là một trong những đức tính đó.
Nhưng Kinh Thánh nói Ngài là sự yêu thương. Thật thế, Đức Giê-hô-va là hiện thân của tình yêu thương. Tình yêu thương này do nguyên tắc, chứ không do cảm xúc hướng dẫn. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời được chi phối bởi những nguyên tắc của lẽ thật và sự công bình. Đó là hình thức yêu thương cao cả nhất, được chính Giê-hô-va Đức Chúa Trời nêu gương. Tình yêu thương đó biểu lộ tính hoàn toàn bất vị kỷ và luôn luôn có hành động cụ thể kèm theo.6. Làm thế nào có thể noi gương Đức Chúa Trời, dù Ngài siêu việt hơn chúng ta?
6 Đức tính yêu thương tuyệt vời này khiến chúng ta muốn noi gương một Đức Chúa Trời như thế. Vì là những người thấp hèn, bất toàn, hay phạm lỗi, có thể chúng ta nghĩ rằng không bao giờ mình thành công trong việc noi gương Đức Chúa Trời. Nhưng đây là điểm khác cho thấy Đức Giê-hô-va thể hiện tình yêu thương cao cả của Ngài: Ngài hiểu những giới hạn của chúng ta và không đòi hỏi sự hoàn toàn. Ngài biết rõ hiện nay chúng ta còn ở xa mức hoàn toàn nhiều lắm. (Thi-thiên 51:5) Đó là lý do tại sao Thi-thiên 130:3, 4 nói: “Hỡi Đức Giê-hô-va, nếu Ngài cố-chấp sự gian-ác, thì, Chúa ôi! ai sẽ còn sống? Nhưng Chúa có lòng tha-thứ cho”. Thật thế, Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời nhân-từ, thương-xót, chậm giận, đầy-dẫy ân-huệ”. (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6) “Chúa ôi! Chúa là thiện, sẵn tha-thứ cho”. (Thi-thiên 86:5) Thật an ủi biết bao! Thật khích lệ biết bao khi phụng sự Đức Chúa Trời tuyệt vời này và cảm nghiệm được sự chăm sóc đầy yêu thương, nhân từ của Ngài!
7. Đức Giê-hô-va thể hiện tình yêu thương như thế nào qua công trình sáng tạo của Ngài?
7 Tình yêu thương của Đức Giê-hô-va còn thấy được qua các công trình sáng tạo của Ngài. Hãy nghĩ đến nhiều điều tốt lành mà Đức Giê-hô-va đã cung cấp để chúng ta hưởng như núi non, rừng rậm, ao hồ và đại dương xinh đẹp. Ngài ban thực phẩm đủ loại để làm thích thú khẩu vị và nuôi sống Rô-ma 8:22) Nhưng hãy tưởng tượng đến những điều Đức Giê-hô-va sẽ làm cho chúng ta trong Địa Đàng! Người viết Thi-thiên cam đoan với chúng ta: “Chúa xòe tay ra, làm cho thỏa nguyện mọi loài sống”.—Thi-thiên 145:16.
chúng ta. Đức Giê-hô-va cũng cung cấp vô số loài hoa đẹp và thơm ngát cũng như các loài thú gợi sự say mê thích thú. Ngài tạo những vật đó khiến loài người vui thích dù Ngài không nhất thiết phải làm như vậy. Đúng là sống trong thế gian hung ác với điều kiện bất toàn như hiện nay chúng ta không hưởng thụ trọn vẹn công trình sáng tạo của Ngài. (8. Gương mẫu nổi bật nhất về tình yêu thương của Đức Giê-hô-va đối với chúng ta là gì?
8 Gương mẫu nổi bật nhất về tình yêu thương của Đức Giê-hô-va đối với nhân loại là gì? Kinh Thánh giải thích: “Đức Chúa Trời yêu-thương thế-gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư-mất mà được sự sống đời đời”. (Giăng 3:16) Có phải Đức Giê-hô-va đã làm điều này vì lòng tốt của loài người không? Rô-ma 5:8 trả lời: “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu-thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết”. Thật vậy, Đức Chúa Trời đã phái Con hoàn toàn của Ngài xuống thế gian hiến dâng mạng sống mình, hy sinh làm giá chuộc cho chúng ta khỏi án phạt của tội lỗi và sự chết. (Ma-thi-ơ 20:28) Việc này mở đường cho những người yêu mến Đức Chúa Trời đạt được sự sống đời đời. May mắn thay, tình yêu thương của Đức Chúa Trời mở rộng cho tất cả những ai muốn làm theo ý Ngài, vì Kinh Thánh cho biết: “Đức Chúa Trời chẳng hề vị-nể ai, nhưng trong các dân, hễ ai kính-sợ Ngài và làm sự công-bình, thì nấy được đẹp lòng Chúa”.—Công-vụ 10:34, 35.
9. Việc Đức Giê-hô-va ban Con của Ngài làm giá chuộc hẳn phải ảnh hưởng chúng ta như thế nào?
9 Sự kiện Đức Giê-hô-va ban Con của Ngài làm giá chuộc, mở lối dẫn đến sự sống đời đời, hẳn phải ảnh hưởng thế nào 2 Cô-rinh-tô 5:15) Thật vui thích noi theo bước chân của Chúa Giê-su vì ngài là mẫu mực trong việc noi theo tình yêu thương và lòng trắc ẩn của Đức Giê-hô-va! Điều này thấy rõ qua những lời Chúa Giê-su nói với những người khiêm nhường: “Hỡi những kẻ mệt-mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên-nghỉ. Ta có lòng nhu-mì, khiêm-nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh-hồn các ngươi sẽ được yên-nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ-nhàng”.—Ma-thi-ơ 11:28-30.
đến cách chúng ta dùng đời sống của mình hiện nay? Việc này hẳn khiến tình yêu của chúng ta đối với Giê-hô-va, Đức Chúa Trời thật, trở nên sâu đậm hơn. Đồng thời điều này hẳn cũng khiến chúng ta muốn lắng nghe Chúa Giê-su, đấng đại diện cho Đức Chúa Trời. “[Chúa Giê-su] đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình”. (Biểu lộ tình yêu thương đối với người khác
10. Chúng ta có thể biểu lộ tình yêu thương đối với anh em tín đồ Đấng Christ bằng những cách nào?
10 Tình yêu thương mà Đức Giê-hô-va và Chúa Giê-su dành cho chúng ta, chúng ta có thể biểu lộ nó như thế nào đối với anh em tín đồ Đấng Christ? Hãy lưu ý đến nhiều cách chúng ta có thể làm được: “Tình yêu-thương hay nhịn-nhục; tình yêu-thương hay nhân-từ; tình yêu-thương chẳng ghen-tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu-ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư-lợi, chẳng nóng-giận, chẳng nghi-ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công-bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu-thương hay dung-thứ mọi sự, tin mọi sự, trông-cậy mọi sự, nín-chịu mọi sự. Tình yêu-thương chẳng hề hư-mất bao giờ”.—1 Cô-rinh-tô 13:4-8; 1 Giăng 3:14-18; 4:7-12.
11. Chúng ta nên bày tỏ tình yêu thương đối với ai khác nữa và bày tỏ như thế nào?
11 Chúng ta cũng nên bày tỏ tình yêu thương đối với ai khác Ma-thi-ơ 28:19, 20) Điều này bao gồm việc chia sẻ tin mừng về thế giới mới đầy lạc thú sắp đến của Đức Chúa Trời với những người chưa là anh em cùng đạo của chúng ta. Chúa Giê-su nêu rõ là chúng ta không nên giới hạn tình yêu thương của mình trong vòng những người cùng đức tin, vì Ngài nói: “Nếu các ngươi [chỉ] yêu những kẻ yêu mình, thì có được thưởng gì đâu? Những kẻ thâu thuế há chẳng làm như vậy sao? Lại nếu các ngươi tiếp-đãi anh em mình mà thôi, thì có lạ gì hơn ai? Người ngoại há chẳng làm như vậy sao?”—Ma-thi-ơ 5:46, 47; 24:14; Ga-la-ti 6:10.
nữa và bày tỏ như thế nào? Chúa Giê-su nói: “Vậy, hãy đi dạy-dỗ muôn-dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh-Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi”. (“Bước theo danh của Đức Giê-hô-va”
12. Tại sao danh của Đức Chúa Trời chỉ chính đáng dành riêng cho Ngài thôi?
12 Khía cạnh quan trọng khác của việc tôn vinh Đức Chúa Trời thật là biết dùng và dạy người khác danh vô song của Ngài, Đức Giê-hô-va. Người viết Thi-thiên diễn tả ước muốn chân thành này: “Hầu cho chúng nó biết rằng chỉ một mình Chúa, danh là Đức Giê-hô-va, là Đấng Chí-Cao trên khắp trái đất”. (Thi-thiên 83:18) Danh của Đức Giê-hô-va có nghĩa là “Đấng làm cho thành tựu”. Ngài là Đấng Vĩ Đại Hoàn Thành Ý Định, luôn luôn khiến ý định của Ngài cuối cùng được thành tựu. Và chỉ có Đức Chúa Trời thật mới chính đáng mang danh đó, vì loài người không bao giờ có thể chắc chắn những nỗ lực của mình sẽ thành công. (Gia-cơ 4:13, 14) Chỉ một mình Đức Giê-hô-va có thể nói rằng những lời của Ngài “chắc chắn thành công” trong công việc Ngài sai làm. (Ê-sai 55:11, NW) Nhiều người xúc động khi lần đầu tiên nhìn thấy danh Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh của họ và học biết danh ấy có ý nghĩa gì. (Xuất Ê-díp-tô Ký 6:3) Nhưng sự hiểu biết của họ chỉ mang lại lợi ích khi họ “bước đi theo danh Đức Giê-hô-va đời đời”.—Mi-chê 4:5.
13. Biết Đức Giê-hô-va và bước đi theo danh Ngài bao hàm điều gì?
13 Về danh Đức Chúa Trời, Thi-thiên 9:10 nói: “Phàm ai biết danh Ngài sẽ để lòng tin-cậy nơi Ngài”. Điều này bao hàm nhiều hơn là chỉ biết danh Đức Giê-hô-va, vì chỉ biết thôi không tự động có nghĩa là tin cậy nơi Ngài. Biết danh Đức Chúa Trời có nghĩa là hiểu rõ Giê-hô-va là Đức Chúa Trời như thế nào, kính trọng uy quyền của Ngài, vâng giữ các mệnh lệnh của Ngài, tin cậy Ngài trong mọi sự. (Châm-ngôn 3:5, 6) Tương tự như thế, bước theo danh Đức Giê-hô-va bao hàm việc dâng mình và đại diện Ngài với tư cách là người thờ phượng Ngài, và thật sự sống phù hợp với ý muốn Đức Chúa Trời. (Lu-ca 10:27) Bạn có đang làm thế không?
14. Nếu muốn phụng sự Đức Giê-hô-va đời đời, chúng ta còn cần điều gì ngoài ý thức bổn phận?
14 Nếu muốn phụng sự Đức Giê-hô-va đời đời, ý thức bổn phận mà thôi không đủ để thúc đẩy chúng ta, mà phải cần nhiều hơn thế nữa. Sứ đồ Phao-lô khuyên giục Ti-mô-thê, người đã phụng sự Đức Giê-hô-va nhiều năm: “[Hãy] tập-tành sự tin-kính”. (1 Ti-mô-thê 4:7) Sự tôn sùng đến từ tấm lòng tràn đầy biết ơn người mà mình tôn kính. “Sự tin-kính” nói lên lòng sùng kính sâu xa đối với chính Đức Giê-hô-va. Nó biểu lộ lòng quyến luyến đầy yêu thương đối với Ngài vì vô cùng quý trọng Ngài và các đường lối của Ngài. Sự tin kính khiến chúng ta muốn mọi người kính trọng danh Ngài. Chúng ta phải vun trồng sự tin kính trong đời sống nếu muốn đời đời bước đi trong danh của Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời có một và thật.—Thi-thiên 37:4; 2 Phi-e-rơ 3:11.
15. Chúng ta dâng cho Đức Chúa Trời sự thờ phượng chuyên độc như thế nào?
15 Để việc phụng sự của chúng ta được Đức Chúa Trời Xuất Ê-díp-tô Ký 20:5) Chúng ta không thể vừa yêu Đức Chúa Trời vừa yêu thế gian hung ác mà Sa-tan là chúa. (Gia-cơ 4:4; 1 Giăng 2:15-17) Đức Giê-hô-va biết chính xác mỗi người chúng ta cố gắng trở nên hạng người nào. (Giê-rê-mi 17:10) Nếu chúng ta thật lòng yêu mến sự công bình, Ngài nhìn thấy điều đó và sẽ giúp chúng ta chịu đựng những thử thách hàng ngày. Đức Chúa Trời ủng hộ chúng ta bằng thánh linh mạnh mẽ của Ngài, giúp chúng ta có thể chiến thắng sự gian ác đầy dẫy trong thế gian này. (2 Cô-rinh-tô 4:7) Ngài cũng sẽ giúp chúng ta duy trì niềm hy vọng mạnh mẽ về sự sống đời đời trong địa đàng. Thật là một triển vọng huy hoàng! Chúng ta nên biết ơn sâu đậm và sẵn lòng phụng sự Đức Chúa Trời thật, Đức Giê-hô-va, Đấng làm cho điều ấy khả thi.
chấp nhận, chúng ta phải thờ phượng Ngài cách chuyên độc vì Ngài là “Đức Chúa Trời kỵ-tà”. (16. Bạn nên muốn làm gì cùng với hàng triệu người khác?
16 Hàng triệu người trên khắp đất vui mừng nhận lời mời của người viết Thi-thiên rằng: “Hãy cùng tôi tôn-trọng Đức Giê-hô-va, chúng ta hãy cùng nhau tôn-cao danh của Ngài”. (Thi-thiên 34:3) Đức Giê-hô-va mời bạn làm điều này cùng với đoàn dân đông ngày càng gia tăng trong tất cả các nước.
Thảo luận để ôn lại
• Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời như thế nào? Hiểu rõ những đức tính của Ngài mang lại lợi ích cho chúng ta như thế nào?
• Chúng ta có thể giúp đỡ người khác học biết lẽ thật về Đức Chúa Trời bằng cách nào?
• Biết Đức Giê-hô-va và bước theo danh Ngài bao hàm điều gì?
[Câu hỏi thảo luận]
[Các hình nơi trang 14]
Với tình yêu thương cao cả, Đức Giê-hô-va sẽ “xòe tay ra, làm cho thỏa nguyện mọi loài sống”