‘Trước hết hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời’
Chương 11
‘Trước hết hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời’
1. (a) Tại sao Chúa Giê-su khuyến khích những người nghe ngài trước hết hãy tìm kiếm Nước Trời? (b) Chúng ta nên tự đặt câu hỏi nào?
CÁCH ĐÂY hơn 1.900 năm, trong một bài diễn thuyết tại Ga-li-lê, Chúa Giê-su khuyến khích những người nghe ngài: “Nhưng trước hết, hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công-bình của Ngài”. Tại sao khẩn cấp đến thế ? Còn nhiều thế kỷ nữa mới đến thời kỳ Đấng Christ nhận quyền lực Nước Trời kia mà? Đúng vậy, nhưng Nước Trời của Đấng Mê-si là phương tiện để Đức Giê-hô-va biện minh quyền thống trị và hoàn thành ý định cao cả của Ngài đối với trái đất. Bất cứ người nào hiểu rõ tầm quan trọng của những việc này hẳn sẽ đặt Nước Trời lên hàng đầu trong cuộc sống. Nếu điều này áp dụng cho thế kỷ thứ nhất, ngày nay ta càng phải làm nhiều hơn nữa khi giờ đây Đấng Christ đã lên ngôi làm Vua! Vậy, câu hỏi là: Lối sống của tôi có cho thấy trước hết tôi đang tìm kiếm Nước Trời không?—Ma-thi-ơ 6:33.
2. Nói chung người ta ráo riết theo đuổi những gì?
2 Trên thực tế, ngày nay khắp đất có hàng triệu người đang trước hết tìm kiếm Nước Trời. Họ ủng hộ sự cai trị của Nước Trời bằng cách đặt trọng tâm đời sống vào việc làm theo ý muốn của Đức Giê-hô-va, dâng mình cho Ngài. Ngược lại, phần đông nhân loại quan tâm tìm kiếm những điều thế tục. Người ta theo đuổi tiền bạc, của cải và những Ma-thi-ơ 6:31, 32.
thú vui có thể mua được bằng tiền. Hoặc họ dồn hết năng lực chính của họ vào việc thăng tiến trong nghề nghiệp. Lối sống của họ phản ánh sự lo lắng vị kỷ, những điều vật chất và những thú vui. Họ đặt Đức Chúa Trời vào hàng thứ yếu, nếu như họ có tin đến Ngài.—3. (a) Chúa Giê-su khuyến khích môn đồ ngài tìm kiếm loại của cải nào, tại sao? (b) Tại sao không cần lo lắng quá mức về vật chất?
3 Tuy nhiên, Chúa Giê-su ban cho các môn đồ ngài lời khuyên này: “Chớ chứa của-cải ở dưới đất”, vì không tài sản nào bền vững mãi mãi. Ngài phán: “Nhưng hãy chứa của-cải ở trên trời”, bằng cách phụng sự Đức Giê-hô-va. Chúa Giê-su khuyến giục các môn đồ giữ mắt “sáng sủa” bằng cách hướng sự chú ý và năng lực của họ vào việc làm theo ý muốn Đức Chúa Trời. Ngài bảo: “Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn [sự giàu sang] nữa”. Nhưng nói sao về những nhu cầu vật chất—thức ăn, quần áo và nhà cửa? Chúa Giê-su khuyên: “Chớ lo-lắng”. Ngài bảo họ lưu ý đến chim chóc—Đức Chúa Trời nuôi chúng. Chúa Giê-su khuyên các môn đồ rút tỉa bài học từ những bông hoa—Đức Chúa Trời cho chúng mặc đẹp. Tôi tớ Đức Giê-hô-va là loài người thông minh há không quý giá hơn bất cứ chim chóc hay bông hoa này sao? Chúa Giê-su nói: “Nhưng trước hết, hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công-bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều [cần thiết] ấy nữa”. (Ma-thi-ơ 6:19-34) Hành động của bạn có cho thấy bạn tin như thế không?
Chớ để lẽ thật về Nước Trời bị nghẹt ngòi
4. Nếu một người quá coi trọng của cải vật chất, hậu quả có thể là gì?
4 Quan tâm đến việc chu cấp đầy đủ nhu cầu vật chất cho bản thân và gia đình là điều thích đáng. Tuy nhiên, Ma-thi-ơ 13:18-22) Chẳng hạn, vào một dịp nọ, một quan trẻ giàu có hỏi Chúa Giê-su: “Tôi phải làm chi cho được hưởng sự sống đời đời?” Người đó có một đời sống đạo đức và đối xử tốt với người khác, nhưng lại quá quyến luyến của cải vật chất. Người không thể lìa bỏ của cải để trở thành môn đồ của Đấng Christ. Như thế, người đã bỏ lỡ cơ hội có thể trở nên một trong những người cùng cai trị với Đấng Christ trong Nước Trời. Nhân dịp đó, Chúa Giê-su phán: “Kẻ giàu vào nước Đức Chúa Trời khó là dường nào!”—Mác 10:17-23.
nếu một người lo lắng quá mức về những điều vật chất, hậu quả có thể tai hại. Ngay dù người đó cho rằng mình tin nơi Nước Trời, lẽ thật về Nước Trời sẽ bị nghẹt ngòi nếu trong lòng người đặt những điều khác lên hàng đầu. (5. (a) Phao-lô khuyên Ti-mô-thê nên thỏa lòng về điều gì, tại sao? (b) Sa-tan dùng “sự tham tiền-bạc” như thế nào để làm cạm bẫy dẫn đến sự hủy diệt?
5 Nhiều năm sau đó, sứ đồ Phao-lô viết cho Ti-mô-thê, bấy giờ ở Ê-phê-sô, một trung tâm thương mại phồn thịnh. Phao-lô nhắc nhở: “Chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng”. Làm việc để bản thân và gia đình được “đủ ăn đủ mặc” là thích đáng. Nhưng Phao-lô cảnh báo: “Còn như kẻ muốn nên giàu-có, ắt sa vào sự cám-dỗ, mắc bẫy-dò, ngã trong nhiều sự tham-muốn vô-lý thiệt-hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy-diệt hư-mất”. Sa-tan thật xảo quyệt. Trước tiên, hắn có thể cám dỗ một người theo những cách vụn vặt. Sau đó thường có một áp lực mạnh hơn, có lẽ là cơ hội để thăng tiến hoặc một việc làm tốt kiếm được nhiều tiền hơn nhưng đòi hỏi phải chiếm thì giờ trước kia được dành cho những việc thiêng liêng. Trừ 1 Ti-mô-thê 6:7-10.
phi chúng ta tỉnh thức đề phòng, “sự tham tiền-bạc” có thể làm nghẹt ngòi điều quan trọng hơn hết là quyền lợi Nước Trời. Phao-lô nói như vầy: “Có kẻ vì đeo-đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau-đớn”.—6. (a) Chúng ta phải làm gì để tránh mắc bẫy duy vật? (b) Đứng trước tình hình kinh tế thế giới hiện nay, chúng ta có thể tin tưởng điều gì?
6 Với lòng yêu thương chân thật với người anh em trong Đấng Christ, Phao-lô khuyên Ti-mô-thê: “Hãy tránh những sự đó đi” và “hãy vì đức-tin mà đánh trận tốt-lành”. (1 Ti-mô-thê 6:11, 12) Chúng ta cần sốt sắng nỗ lực để tránh bị lối sống duy vật của thế gian chung quanh cuốn trôi. Nhưng nếu chúng ta gắng sức sống phù hợp với đức tin, Đức Giê-hô-va sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Bất kể vật giá đắt đỏ và nạn thất nghiệp lan tràn, Ngài sẽ chăm lo sao cho chúng ta có đủ những điều mình thật sự cần. Phao-lô viết: “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Đức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu. Như vậy, chúng ta được lấy lòng tin chắc mà nói rằng: Chúa giúp-đỡ tôi, tôi không sợ chi hết. Người đời làm chi tôi được?” (Hê-bơ-rơ 13:5, 6) Vua Đa-vít đã viết: “Trước tôi trẻ, rày đã già, nhưng chẳng hề thấy người công-bình bị bỏ, hay là dòng-dõi người đi ăn-mày”.—Thi-thiên 37:25.
Các tín đồ thời ban đầu cung cấp kiểu mẫu
7. Khi phái các môn đồ đi rao giảng, Chúa Giê-su đã ban cho họ chỉ thị nào, và tại sao những chỉ thị ấy thích hợp?
7 Sau khi huấn luyện các sứ đồ khá đầy đủ, Chúa Giê-su phái họ đi rao giảng tin mừng và tuyên bố: “Nước thiên-đàng gần rồi”. Thật là một thông điệp hào hứng! Ma-thi-ơ 10:5-10; Lu-ca 9:1-6) Đức Giê-hô-va sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ nhờ vào lòng hảo tâm của những người đồng hương Y-sơ-ra-ên có thói quen tỏ lòng hiếu khách với người lạ.
Chúa Giê-su Christ, Vị Vua được xức dầu, bấy giờ đang ở giữa họ. Bởi các sứ đồ tận tụy phụng sự Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su khuyên họ tin cậy sẽ được Đức Chúa Trời chăm sóc. Vì thế, ngài phán: “Đi đường chớ đem gì theo hết, hoặc gậy, hoặc bao, hoặc bánh, hoặc tiền-bạc; cũng đừng đem hai áo. Hễ các ngươi vào nhà nào, hãy ở đó cho đến khi đi”. (8. (a) Ít lâu trước khi chết, tại sao Chúa Giê-su ban chỉ thị mới về việc rao giảng? (b) Điều gì vẫn đứng hàng đầu trong đời sống của các môn đồ Chúa Giê-su?
8 Sau đó, trước khi chết, Chúa Giê-su cảnh giác các sứ đồ về việc họ sẽ thi hành thánh chức trong những hoàn cảnh khác trước. Vì cớ các hoạt động của họ bị chính quyền chống đối, hậu quả có thể là dân Y-sơ-ra-ên không sẵn lòng tỏ ra hiếu khách nữa. Ngoài ra, các môn đồ sắp mang thông điệp Nước Trời đến những xứ dân ngoại. Giờ đây, họ phải đem theo “túi” và “bao”. Tuy nhiên, trước hết họ vẫn tìm kiếm Nước Đức Giê-hô-va và sự công bình của Ngài, tin cậy rằng Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho những cố gắng của họ để được đủ ăn đủ mặc.—Lu-ca 22:35-37.
9. Sứ đồ Phao-lô đặt Nước Trời lên hàng đầu trong đời sống như thế nào trong khi vẫn lo về nhu cầu thể chất, và về vấn đề này ông đã cho lời khuyên nào?
9 Sứ đồ Phao-lô để lại gương mẫu tốt về việc áp dụng lời khuyên của Chúa Giê-su. Đời sống ông xoay quanh thánh chức. (Công-vụ 20:24, 25) Khi đến một vùng nào đó để rao giảng ông tự lo nhu cầu vật chất, thậm chí làm nghề may lều. Ông không mong chờ người khác chăm lo cho mình. (Công-vụ 18:1-4; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:9) Song, khi người khác muốn bày tỏ tình yêu thương bằng sự hiếu khách và quà tặng, ông cảm kích đón nhận. (Công-vụ 16:15, 34; Phi-líp 4:15-17) Phao-lô không khuyến khích tín đồ Đấng Christ bỏ bê bổn phận trong gia đình để đi rao giảng, nhưng đúng hơn họ nên chu toàn nhiều trách nhiệm một cách thăng bằng. Ông khuyên họ làm việc, yêu thương gia đình và chia sẻ với người khác. (Ê-phê-sô 4:28; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:7-12) Ông thúc giục họ đặt tin cậy nơi Đức Chúa Trời chứ không nơi của cải vật chất, và dùng đời sống chứng tỏ họ thật sự hiểu những điều quan trọng hơn trong đời là gì. Phù hợp với sự dạy dỗ của Chúa Giê-su, điều đó nghĩa là trước hết tìm kiếm Nước Trời và sự công bình của Ngài.—Phi-líp 1:9-11.
Hãy đặt Nước Trời lên hàng đầu trong đời sống bạn
10. Tìm kiếm Nước Trời trước hết có nghĩa gì?
10 Cá nhân chúng ta chia sẻ tin mừng về Nước Trời với người khác tới mức độ nào? Điều đó tùy thuộc một phần vào hoàn cảnh và lòng biết ơn sâu đậm của chúng ta. Hãy nhớ Chúa Giê-su không nói: ‘Hãy tìm kiếm Nước Trời khi các ngươi không có chuyện gì khác để làm’. Hiểu rõ tầm quan trọng của Nước Trời, Chúa Giê-su diễn đạt ý muốn Cha ngài khi nói: “Hãy [tiếp tục] tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời”. (Lu-ca 12:31) Mặc dù phần đông chúng ta cần làm việc để lo nhu cầu bản thân và gia đình nhưng nếu có đức tin, đời sống chúng ta sẽ xoay quanh công việc Nước Trời mà Đức Chúa Trời đã giao. Đồng thời chúng ta cũng làm tròn trách nhiệm chăm sóc gia đình.—1 Ti-mô-thê 5:8.
11. (a) Chúa Giê-su minh họa thế nào về sự kiện không phải mọi người đều có thể dành cùng số giờ trong việc phổ biến thông điệp Nước Trời? (b) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc một người có thể làm được bao nhiêu?
11 Trong vòng chúng ta, một số người có thể rao giảng tin mừng Nước Trời nhiều giờ hơn người khác. Nhưng trong lời ẩn dụ nói về nhiều loại đất khác nhau, Chúa Giê-su cho thấy tất cả những ai có lòng giống như đất tốt sẽ sinh bông trái. Đến mức độ nào? Tùy hoàn cảnh mỗi người. Tuổi tác, sức khỏe và trách nhiệm gia đình đều là những yếu tố. Nhưng khi có lòng biết ơn chân thật, một người có thể thực hiện được nhiều việc.—12. Những người trẻ được đặc biệt khuyến khích xem xét mục tiêu thiêng liêng lành mạnh nào?
12 Điều tốt là có những mục tiêu nhằm giúp chúng ta mở rộng việc tham gia thánh chức rao giảng Nước Trời. Những người trẻ nên suy nghĩ nghiêm túc về gương xuất sắc của tín đồ Đấng Christ trẻ tuổi và sốt sắng Ti-mô-thê. (Phi-líp 2:19-22) Điều gì có thể tốt hơn việc tham gia rao giảng trọn thời gian sau khi họ ra trường? Những người lớn tuổi cũng nhận được lợi ích bằng cách đặt ra những mục tiêu thiêng liêng lành mạnh.
13. (a) Ai quyết định cá nhân chúng ta có khả năng làm được bao nhiêu trong công việc Nước Trời? (b) Nếu thật sự tìm kiếm Nước Trời trước hết, chúng ta chứng tỏ điều gì?
Rô-ma 14:10-12; Ga-la-ti 6:4, 5) Như trường hợp của Gióp, Sa-tan cho rằng chúng ta chỉ chuyên lo về của cải vật chất, tiện nghi và hạnh phúc cá nhân, và chúng ta phụng sự Đức Chúa Trời với động lực ích kỷ. Nhưng nếu thật sự tìm kiếm Nước Trời trước hết, chúng ta góp phần vào việc chứng tỏ Ma-quỉ là kẻ nói dối thô bỉ. Chúng ta cho thấy bằng chứng việc phụng sự Đức Chúa Trời chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống. Bằng lời nói và việc làm, chúng ta chứng tỏ tình yêu thương sâu đậm đối với Đức Giê-hô-va, trung thành ủng hộ quyền tối thượng của Ngài và yêu mến người đồng loại.—Gióp 1:9-11; 2:4, 5; Châm-ngôn 27:11.
13 Thay vì chỉ trích những người mà chúng ta nghĩ rằng họ có thể làm nhiều hơn, chúng ta nên để đức tin thúc đẩy tự cải tiến hầu có thể phụng sự Đức Chúa Trời hết sức mình tùy hoàn cảnh cá nhân cho phép. (14. (a) Tại sao có một thời gian biểu cho việc rao giảng là có ích? (b) Nhiều Nhân Chứng tham gia vào công việc rao giảng tới mức độ nào?
14 Một thời gian biểu có thể giúp chúng ta thực hiện được nhiều việc hơn. Chính Đức Giê-hô-va có “định kỳ” để thực hiện ý định Ngài. (Xuất Ê-díp-tô Ký 9:5; Mác 1:15) Nếu được, sắp đặt đi rao giảng một hay nhiều lần mỗi tuần là tốt. Hàng trăm ngàn Nhân Chứng Giê-hô-va trên thế giới đăng ký làm người tiên phong phụ trợ, mỗi ngày dành ra khoảng hai giờ để rao giảng tin mừng. Hàng trăm ngàn người khác phụng sự với tư cách người tiên phong đều đều, dành khoảng hai giờ rưỡi mỗi ngày để công bố thông điệp Nước Trời. Những người tiên phong đặc biệt hoặc giáo sĩ còn dành nhiều thì giờ hơn nữa trong công việc Nước Trời. Chúng ta cũng có thể tìm kiếm những cơ hội để chia sẻ niềm hy vọng về Nước Trời một cách bán chính thức với những ai chịu lắng nghe. (Giăng 4:7-15) Tùy hoàn cảnh cho phép, chúng ta nên có ước muốn tham gia trọn thời gian vào công việc này vì Chúa Giê-su đã tiên tri: “Tin-lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối-cùng sẽ đến”.—Ma-thi-ơ 24:14; Ê-phê-sô 5:15-17.
15. Liên quan đến thánh chức rao giảng của chúng ta, tại sao bạn cảm thấy lời khuyên nơi 1 Cô-rinh-tô 15:58 là hợp thời?
15 Trên khắp đất, bất luận sống tại nước nào, Nhân Chứng Giê-hô-va đều tìm dịp tham gia công việc rao giảng. Họ áp dụng cho chính mình lời khuyên được soi dẫn này của Kinh Thánh: “Hãy vững-vàng chớ rúng-động, hãy làm công-việc Chúa cách dư-dật luôn, vì biết rằng công-khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô-ích đâu”.—1 Cô-rinh-tô 15:58.
Thảo luận để ôn lại
• Khi Chúa Giê-su bảo ‘trước hết hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời’, ngài cho thấy nên xem việc gì là phụ?
• Chúng ta nghĩ gì về việc chăm lo nhu cầu thể chất cho bản thân và gia đình? Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta bằng cách nào?
• Chúng ta có thể tham gia những khía cạnh khác nhau nào của công việc Nước Trời?
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 107]
Ngày nay Nhân Chứng Giê-hô-va tại mỗi xứ đang rao giảng tin mừng trước khi sự cuối cùng đến