Đi đến nội dung

Thiên kỷ mới—Tương lai hứa hẹn gì cho bạn?

Thiên kỷ mới—Tương lai hứa hẹn gì cho bạn?

Tin tức Nước Trời số 36

Thiên kỷ mới—Tương lai hứa hẹn gì cho bạn?

Thiên kỷ mớiBình minh của một thời đại mới chăng?

VÀO nửa đêm ngày 31-12-1999, thế kỷ 20 đã kết thúc. * Đó là một thế kỷ có nhiều biến động. Nhưng cũng là thời kỳ khi các kỹ thuật mới khởi đầu: những tiến bộ lạ lùng về y khoa, sự bùng nổ thông tin, và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu. Vì thế, thiên kỷ mới được nhiều người hoan nghênh như là một biểu tượng của hy vọng và thay đổi. Liệu trong thiên kỷ mới người ta sẽ chứng kiến việc chấm dứt chiến tranh, nghèo khổ, ô nhiễm môi trường và bệnh tật không?

Nhiều người hy vọng như thế. Nhưng có triển vọng nào cho thấy thiên kỷ mới sẽ mang lại những thay đổi có ích cho bạn—làm cho đời sống bạn và gia đình bạn được an toàn và bảo đảm không? Hãy xem xét tầm mức rộng lớn của một vài vấn đề mà chúng ta đang đối diện.

Nạn ô nhiễm

Các nước kỹ nghệ đang “gây ô nhiễm nhiều nơi, làm xáo trộn hệ sinh thái và gây thiệt hại cho môi trường trên quy mô toàn cầu”. Nếu chiều hướng hiện nay tiếp tục, “môi trường thiên nhiên sẽ càng ngày càng chịu nhiều áp lực”.—“Global Environment Outlook—2000”, Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc.

Bệnh tật

“Người ta nghĩ rằng đến năm 2020, cứ mười ca tử vong trong những vùng đang phát triển, thì bảy ca là do các bệnh không truyền nhiễm gây ra, so với ngày nay chưa đến năm ca”.—“The Global Burden of Disease”, Harvard University Press, 1996.

Một số chuyên gia cho rằng “đến năm 2010, trong 23 quốc gia có bệnh dịch [AIDS ] dữ dội nhất, số người [còn sống] sẽ ít đi 66 triệu người”.— “Confronting AIDS: Evidence From the Developing World”, một báo cáo của Ủy Hội Âu Châu và Ngân Hàng Thế Giới.

Sự nghèo khổ

“Gần 1,3 tỉ người sống dưới mức một đô la một ngày, và gần 1 tỉ người không có đủ điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về ăn uống”.—“Human Development Report 1999”, Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc.

Chiến tranh

“Bạo lực ở [nhiều nước] có thể lên đến mức chưa từng thấy. Bạo lực do [sự chia rẽ về] sắc tộc, bộ lạc, tôn giáo gây ra... sẽ là... hình thức xung đột thông thường nhất trong vòng 25 năm tới..., và sát hại hàng trăm ngàn người mỗi năm”.—“New World Coming: American Security in the 21st Century”, Ủy Hội Hoa Kỳ về An Ninh Quốc Gia / Thế Kỷ 21.

Do đó, tiếng kèn trống rầm rộ và phấn khích trước thềm thiên kỷ mới đã che lấp đi sự kiện là nguy cơ ô nhiễm, bệnh tật, nghèo khổ và chiến tranh càng ngày càng lớn hơn bao giờ hết. Cội rễ của các vấn đề này là sự tham lam, nghi kỵ và ích kỷ—đây là những đặc điểm không thể loại trừ một cách đơn thuần bằng sự nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, hay là chính trị được.

Thiên kỷ đem lại ân phước cho nhân loại

Một người xưa có lần đã viết ra nhận xét sau: “Đường của loài người chẳng do nơi họ, người ta đi, chẳng có quyền dẫn-đưa bước của mình”. (Giê-rê-mi 10:23) Con người không những thiếu khả năng, mà lại còn không có quyền cai trị trái đất. Chỉ một mình Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa của chúng ta, mới có quyền và biết cách giải quyết các vấn đề của nhân loại.—Rô-ma 11:33-36; Khải-huyền 4:11.

Nhưng khi nào? Và bằng cách nào? Có rất nhiều bằng cớ cho thấy rằng chúng ta đang ở cuối giai đoạn những “ngày sau-rốt”. Xin mở Kinh Thánh của bạn và đọc 2 Ti-mô-thê 3:1-5. Ở đây Kinh Thánh mô tả một cách sinh động những đặc điểm mà người ta biểu hiện trong “thời-kỳ khó-khăn” này. Ma-thi-ơ 24:3-14 và Lu-ca 21:10, 11 cũng mô tả “ngày sau-rốt”. Các lời mô tả ở đó tập trung vào những biến cố đã xảy ra từ năm 1914, như chiến tranh toàn cầu, dịch lệ và nạn khan hiếm thực phẩm ở nhiều nơi.

Chẳng bao lâu nữa những “ngày sau-rốt” sẽ kết thúc. Đa-ni-ên 2:44 nói: “Chúa trên trời sẽ dựng nên một nước không bao giờ bị hủy-diệt,... song nó sẽ đánh tan và hủy-diệt hết các nước [trên đất] trước kia, mà mình thì đứng đời đời”. Như thế, Kinh Thánh báo trước rằng Đức Chúa Trời sẽ thành lập một vương quốc, hay một chính phủ, để cai trị trái đất. Theo Khải-huyền 20:4, chính phủ này cai trị trong một ngàn năm—một thiên kỷ! Điều kiện sống của toàn thể nhân loại sẽ được cải thiện về nhiều phương diện trong suốt thiên kỷ huy hoàng này, bạn hãy xem xét một số phương diện đó:

Kinh tế. “Dân ta sẽ xây nhà và ở, trồng vườn nho và ăn trái. Họ chẳng xây nhà cho người khác ở, chẳng trồng vườn nho cho người khác ăn”.—Ê-sai 65:21, 22.

Sức khỏe. “Bấy giờ, những kẻ mù sẽ mở mắt, những kẻ điếc sẽ rỗng tai. Bấy giờ, kẻ què sẽ nhảy như con nai, lưỡi kẻ câm sẽ hát”. “Dân-cư sẽ không nói rằng: Tôi đau”.—Ê-sai 33:24; 35:5, 6.

Môi trường. Đức Chúa Trời sẽ “hủy-phá những kẻ đã hủy-phá thế-gian”.—Khải-huyền 11:18.

Mối quan hệ giữa người với người. “Nó chẳng làm hại, chẳng giết ai trong cả núi thánh của ta; vì thế-gian sẽ đầy-dẫy sự hiểu-biết Đức Giê-hô-va”.—Ê-sai 11:9.

Hàng triệu người đặt đức tin nơi những lời hứa này trong Kinh Thánh, và nhờ thế họ có được một quan điểm lạc quan, tích cực về tương lai. Kết quả là họ có thể đối phó hữu hiệu hơn với những áp lực và các vấn đề trong cuộc sống. Kinh Thánh có thể trở thành lực hướng dẫn đời sống bạn như thế nào?

Sự hiểu biết dẫn đến sự sống!

Khoa học và kỹ thuật đôi khi có thể làm người ta thán phục! Song, kiến thức của con người không làm cho đời sống của phần lớn người ta an toàn và hạnh phúc. Chỉ có sự hiểu biết được mô tả trong Kinh Thánh nơi Giăng 17:3 mới có thể thực hiện được điều này, câu ấy nói: “Sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus-Christ, là Đấng Cha đã sai đến”.

Sự hiểu biết đó được tìm thấy trong các trang sách Kinh Thánh. Mặc dù nhiều người có ý kiến cứng rắn về cuốn sách thánh đó, nhưng ít người đích thân xem xét Kinh Thánh. Còn bạn thì sao? Đành rằng việc đọc Kinh Thánh đòi hỏi nhiều nỗ lực, nhưng điều này thật đáng công. Kinh Thánh là quyển sách duy nhất được “Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ, bẻ-trách, sửa-trị, dạy người trong sự công-bình”.—2 Ti-mô-thê 3:16.

Vậy làm thế nào chính bạn có thể quen thuộc với Kinh Thánh? Sao bạn không chấp nhận sự giúp đỡ của Nhân Chứng Giê-hô-va? Hàng triệu người được họ hướng dẫn miễn phí tại nhà riêng. Để giúp bạn về mặt này, họ dùng những ấn phẩm khác nhau dựa trên Kinh Thánh, chẳng hạn như sách mỏng Đức Chúa Trời đòi hỏi gì nơi chúng ta? Sách mỏng này trả lời ngắn gọn nhiều câu hỏi của bạn có liên quan đến Kinh Thánh, chẳng hạn như: Đức Chúa Trời là ai? Đức Chúa Trời có ý định gì đối với trái đất? Nước Đức Chúa Trời là gì? Làm thế nào Kinh Thánh cải thiện đời sống gia đình bạn?

Nếu muốn Nhân Chứng Giê-hô-va viếng thăm nhà bạn, xin điền vào phiếu dưới đây. Họ sẽ vui mừng cho bạn biết thêm chi tiết về Triều Đại Một Ngàn Năm huy hoàng của Nước Đức Chúa Trời!

□ Xin gửi cho tôi sách mỏng Đức Chúa Trời đòi hỏi gì nơi chúng ta?

□ Tôi muốn biết thêm về cuộc học Kinh Thánh miễn phí tại nhà

[Chú thích]

^ đ. 4 Ở đây chúng tôi nhìn thiên kỷ mới theo quan điểm phổ thông ở Tây Phương. Nói một cách chính xác, thiên niên kỷ mới bắt đầu ngày 1-1-2001.