Mê tín dị đoan có thể đưa đến sự đau khổ
Chương 15
Mê tín dị đoan có thể đưa đến sự đau khổ
1. Khi nào những thực hành có vẻ vô hại trở nên nguy hiểm? (Giăng 8:31, 32).
MÊ TÍN dị đoan có phải là vô hại không? Có người nghĩ thế. Thí dụ như trong câu chuyện dân gian truyền từ Ấn Độ vào Nhật cách đây ba trăm năm, người Nhật có “bảy vị thần đem lại sự may mắn”. Người ta cho rằng bảy vị thần trông vô hại này tượng trưng cho bảy ưu điểm: sống lâu, tiền tài, danh vọng, chính trực, vui vẻ, nhân phẩm và hào hiệp. Một vài ưu điểm này là những đức tính tốt,
nhưng nếu dùng hình tượng để thần tượng hóa các ưu điểm đó để “cầu may” thì điều đó trở nên mê tín.2. Bạn nhận thấy những thực hành mê tín dị đoan nào ở địa phương bạn, và các điều đó có lợi ích gì không?
2 Khắp nơi những người mê tín dị đoan hoàn toàn tin tưởng ở các bùa “cầu may”. Như ở những xứ Công giáo, nhiều người đeo mề đay có hình thánh Christopher khi đi xa, và ở phương Đông thì người ta thường đeo “bùa hộ mạng” có mang tên chùa chiền, hoặc cột nơi tay những sợi chỉ để “lấy hên”. Bên Tây phương, người ta tránh “số 13 xui xẻo”, trong khi ấy bên Nhật người dị đoan sợ con số “4” vì đọc giống như chữ “chết”. Tại nhiều nước những điều mê tín dị đoan ở địa phương có thể ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống người ta.
3. Tại sao chúng ta phải lưu ý đến quan điểm của Đức Giê-hô-va? (Ma-thi-ơ 4:10).
3 Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời hằng sống, nghĩ thế nào về các điều mê tín dị đoan? Nếu muốn được sung sướng thật sự thì chúng ta nên có cùng một quan điểm với Ngài. Khi dân Y-sơ-ra-ên bỏ thờ phượng Đức Giê-hô-va một cách trong sạch để theo các dị đoan của dân ngoại, nhà tiên tri của Đức Chúa Trời đã nói cùng họ:
“Còn như các ngươi, là kẻ đã bỏ Đức Giê-hô-va, đã quên núi thánh ta, đã đặt một bàn cho Gát [thần May mắn, NW], và rót chén đầy kính Mê-ni [thần số mạng, NW], nên ta định cho các ngươi phải gươm-dao” (Ê-sai 65:11, 12).
Và những kẻ thờ “thần May mắn” thời đó đều bị tiêu diệt!
4. Tại sao Đức Giê-hô-va tuyệt đối chống lại các thực hành mê tín dị đoan? (Công-vụ các Sứ-đồ 16:16-18; Phục-truyền Luật-lệ Ký 6: 5, 14).
4 Tại sao Đức Giê-hô-va tuyệt đối chống lại các thực hành mê tín dị đoan? Bởi vì các thực hành ấy bắt nguồn từ Sa-tan Ma-quỉ và các quỉ; họ dùng sự mê tín dị đoan để khiến người ta xây bỏ sự thờ phượng Đức Chúa Trời “với tâm-thần
và lẽ thật”. Nếu Sa-tan có thể làm người ta tin vào các bùa “cầu may”, tin thầy bói và những điều mê tín dị đoan khác thì hắn có thể cầm giữ họ trong vòng kiểm soát, làm họ mù quáng không nhận biết “tin mừng” đến từ Đức Chúa Trời thật và hằng sống. Về phương diện này Phao-lô nói:“Nếu tin mừng của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của tin mừng Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời” (II Cô-rinh-tô 4:3, 4, NW).
Sa-tan muốn tất cả nhân loại mù quáng đi theo mê tín dị đoan, thay vì sáng suốt để quyết định đúng đắn theo “tin mừng” của Kinh-thánh.
BẢO VỆ CHỐNG LẠI SỰ TẤN CÔNG CỦA MA QUỈ
5. Làm thế nào chúng ta có thể tìm được sự che chở để chống lại các ác thần?
5 Trong một lá thư khác, Phao-lô nêu rõ rằng chúng ta phải đứng vững để “[chống lại] các thần dữ” bằng cách mặc lấy “mọi khí-giới của Đức Chúa Trời”, là khí giới thiêng liêng khác hẳn với các bùa “cầu may” hoặc các hình thức thờ hình tượng. Phao-lô nói với chúng ta:
“Vậy, hãy đứng vững, lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự công bình, dùng sự sẵn sàng của tin mừng bình an mà làm giày dép. Lại phải lấy thêm đức tin làm thuẫn, nhờ đó anh em có thể dập tắt được các tên lửa của kẻ dữ. Cũng hãy lấy sự cứu chuộc làm mão trụ, và cầm gươm của thánh linh, là lời Đức Chúa Trời. Hãy nhờ thánh linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin” (Ê-phê-sô 6:11-18, NW).
Nhờ học hỏi lẽ thật, vun trồng sự công bình và nói cho người khác biết “tin mừng bình an”, chúng ta có được đức tin mạnh để che chở chúng ta chống lại mọi cuộc tấn công của ma quỉ.
6. Làm thế nào người ta có thể tự giải thoát khỏi ảnh hưởng của các quỉ? (Gia-cơ 4:7, 8).
6 Tuy nhiên, có những người trước khi học hỏi về “tin mừng” đã tham dự vào các thực hành ma quỉ, chẳng hạn như đồng bóng. Trong trường hợp đó, họ phải quyết tâm chống cự lại ma quỉ mới mong thoát khỏi ảnh hưởng của chúng. Thí dụ, có một người hằng ngày bị ác thần thúc giục bà phải tự tử. Một người khác thường xuyên bị ma quỉ quấy phá—cho đến lúc bà ta hoàn toàn bỏ lối sống cũ mới thoát được. Những người này thoát khỏi ảnh hưởng của ma quỉ là nhờ trí óc luôn luôn hướng về các sự dạy dỗ lành mạnh của Kinh-thánh, họ cầu nguyện Đức Giê-hô-va, ngay cả kêu lớn danh của Ngài.
“Danh Đức Giê-hô-va vốn một ngọn tháp kiên-cố; kẻ công-bình chạy đến đó, gặp được nơi ẩn-trú cao” (Châm-ngôn 18:10).
7. a) Những vật nào có thể khiến người ta gặp khó khăn? b) Tại sao Đức Chúa Trời ban phước cho những người mới tin đạo tại thành Ê-phê-sô?
7 Những ai bị ma quỉ tấn công nên tỏ ra khôn ngoan vứt bỏ hết trong người hoặc trong nhà những vật có dính dấp tới tà ma. Người ta được biết các ác thần hay trở lại nhập vào những vật như thế để tấn công chủ nhân, làm cho người đó đau yếu hay lo sợ. Khi Phao-lô giảng đạo ở thành Ê-phê-sô, những người mới tin đạo nơi đó đã có một hành động được Đức Giê-hô-va ban ân phước dồi dào:
“Có lắm người trước theo nghề phù-pháp đem sách-vở mình đốt trước mặt thiên-hạ... Ấy vậy, nhờ quyền-phép của Chúa [Đức Giê-hô-va, NW], đạo bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng” (Công-vụ các Sứ-đồ 19:19, 20).
HÃY COI CHỪNG “PHÙ-PHÉP”
8. a) Hãy kể vài hình thức phù phép mà Đức Chúa Trời kết án. b) Chuyện gì sẽ xảy đến cho những ai thực hành phù phép? (Khải-huyền 21:8).
8 Đức Giê-hô-va nghĩ thế nào về thuật bói toán? Quan sách Phục-truyền Luật-lệ Ký 18:10-12. Ngài xem bói toán như một tà thuật:
điểm của Ngài được nêu rõ trong“Ở giữa ngươi chớ nên... có thầy bói, hoặc kẻ hay xem sao mà bói, thầy phù-thủy, thầy pháp, kẻ hay dùng ếm-chú, người đi hỏi đồng-cốt, kẻ thuật-số, hay là kẻ đi cầu vong; vì Đức Giê-hô-va lấy làm gớm-ghiếc kẻ làm các việc ấy”.
Do đó những thực hành ma thuật như đọc quả thủy tinh, coi chỉ tay, thôi miên, cầu cơ hoặc đồng bóng đều là những việc gớm ghiếc trước mặt Đức Giê-hô-va. Người lên đồng thường cho rằng mình nói chuyện với “vong linh người chết”, nhưng thật ra thì họ liên lạc với các ác thần giả bộ làm người chết. I Sa-mu-ên 28:8-14 ghi lại việc một ác thần đã hiện ra làm nhà tiên tri Sa-mu-ên, là người đã qua đời, để đem cho nhà vua bất trung là Sau-lơ biết một chuyện. Nơi Ga-la-ti 5:19-21, “phù-phép” bị liệt kê vào các “việc làm của xác-thịt” và những ai thực hành các điều này thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời.
9. a) Nghĩa đen của chữ Hy Lạp phar·ma·kiʹa là gì? b) Những thực hành nào có liên quan đến phù phép?
9 Một điều đáng chú ý là chữ Hy Lạp được dịch là “phù-phép” là chữ phar·ma·kiʹa, có nghĩa đen là “ma túy”. Một tự điển (Vine’s Expository Dictionary of New Testament Words) viết:
“PHARMAKIA... có nghĩa căn bản là việc dùng thuốc men, ma túy, bùa; rồi đầu độc; sau đó phép phù thủy... Cũng xem Khải-huyền 9:21; 18:23... Trong phép phù thủy, người ta dùng các chất ma túy, có khi nhẹ hoặc mạnh, và thường thường họ đọc phù chú cũng như cầu khẩn các quyền lực huyền bí và cho nhiều thứ bùa... cốt để khiến người khách đến xem tin vào quyền lực và tài năng huyền bí của người phù thủy”.
Ngày nay những người dùng ma túy như thuốc phiện, hê-rô-in, cần sa và các chất ma túy khác tự đặt mình II Cô-rinh-tô 6:17-7:1).
vào tình trạng để bị ma quỉ tấn công. Vì thế mà nhiều người dùng ma túy nói họ được “đi ngao du”, “đến gần Đức Chúa Trời”, “có tâm thần nới rộng” v.v... Cũng thuộc về việc nghiện ma túy, chúng ta có thể kể việc nghiện ăn trầu hay hút thuốc lá, là những thực hành “ô-uế” làm các giác quan bị tê đi và làm yếu đi năng lực quyết định đúng; những thực hành đó chứng tỏ thiếu yêu thương đối với người lân cận (CẠM BẪY CỦA THUẬT CHIÊM TINH
10. Thuật chiêm tinh căn cứ vào điều gì? (II Sử-ký 33:5, 6).
10 Trong những năm gần đây, nhiều người đã quay về thuật chiêm tinh để được hướng dẫn. Lịch sử cũng ghi chép rằng nhiều người nổi danh—Hitler, Mussolini, Nã Phá Luân, Julius Caesar, A Lịch Sơn Đại đế và những người khác nữa—đã đặt niềm tin vào “các sao”. Thuật chiêm tinh căn cứ vào cái gì? Thuật chiêm tinh chia một giải của bầu trời gọi là huỳnh đạo ra làm mười hai phần gồm những vì sao hay chòm sao, và từ xưa mỗi phần được đặt tên theo tên của thú vật hoặc người. Người ta cho rằng một người khi sinh ra có quan hệ đối với huỳnh đạo và điều này sẽ định đoạt tương lai cùng cá tính của người đó. Các sách tử vi được viết ra để cho biết “thời vận” tùng ngày của người đó sẽ xấu hoặc tốt.
11. Khoa học cho thấy thuật chiêm tinh là sai lầm như thế nào?
11 Nhưng các vì sao có ảnh hưởng con người ngay lúc
họ được sinh ra không? Theo các nhà khoa học thì cá tính căn bản của một cá nhân đã được ấn định, không phải lúc được sanh ra, nhưng từ lúc thụ thai, chín tháng sớm hơn là trong cách tính của khoa tử vi. Tuy nhiên các ngôi sao ở quá xa con người cho nên không thể ảnh hưởng người ta bởi sự chuyển vận hay phóng xạ của nó, dù là lúc sinh ra hay lúc thụ thai. Chỉ có ảnh hưởng của ma quỉ mới có thể đến từ ngoài không gian qua thuật chiêm tinh, và việc xem “sao” mà bói sẽ đưa người ta vào vòng kiểm soát của các ác thần.12. Thuật chiêm tinh bắt nguồn từ đâu? (Ê-sai 47:1, 12-14).
12 Thuật chiêm tinh đã bắt đầu từ đâu? “Bách khoa Tự điển Anh-quốc” (xuất bản lần 11, quyển II, trang 796) trả lời:
“Ngày nay người ta có thể truy thấy lịch sử của thuật chiêm tinh đã bắt nguồn từ xứ Ba-by-lôn xưa, và đúng ra từ các giai đoạn đầu tiên của lịch sử xứ này... Tại Ba-by-lôn cũng như tại A-si-ri... thuật chiêm tinh có một vai trò trong sự thờ phượng chính thức như là một trong hai phương pháp chính mà các thầy tế lễ dùng... để biết chắc về ý muốn và ý định của các thần. Phương pháp thứ hai là xem xét gan của thú vật được cúng tế [để xem điềm]”.
Như thế thuật chiêm tinh đã bắt nguồn từ chỗ mà đế quốc tôn giáo giả của thế giới đã bắt đầu—tại Ba-by-lôn xưa.
13. a) Vua Giô-si-a đã có thái độ nào đối với sự thực hành của thuật chiêm tinh? b) Tại sao chúng ta phải loại bỏ sự mê tín dị đoan ra khỏi đời sống chúng ta? (Gióp 31:26-28).
13 Như thế thì chúng ta nên có thái độ nào đối với thuật chiêm tinh, bói toán, bùa “cầu may” và các hình thức khác của sự mê tín dị đoan? Nếu chúng ta muốn làm hài lòng Đức Chúa Trời, chúng ta nên có thái độ giống như vua Giô-si-a, người “đuổi đi những thầy cả dâng hương cho Ba-anh, cho mặt trời, mặt trăng, huỳnh-đạo, và cả cơ-binh trên trời” (II Các Vua 23:5). Chúng ta cũng phải loại bỏ mọi hình thức mê tín dị đoan ra khỏi đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta tin tưởng vào chiêm tinh gia hay thầy bói, dù dưới hình thức nào, chúng ta không những sẽ làm phật lòng Đức Chúa Trời hằng sống, mà chúng ta còn có thể bị lôi cuốn để quyết định hay hành động sai quấy làm tổn hại cho đời sống chúng ta.
14. Chúng ta phải đặt sự tin cậy nơi đâu, và tại sao? (Thi-thiên 25:8, 9).
14 Vậy chúng ta phải đặt niềm tin cậy vào đâu cho tương lai? Vua Sa-lô-môn nói với chúng ta:
“Hãy hết lòng tin-cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương-cậy nơi sự thông-sáng của con; phàm trong các việc làm của con, khá nhận-biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ-dẫn các nẻo của con. Chớ khôn-ngoan theo mắt mình; hãy kính-sợ Đức Giê-hô-va, và lìa-khỏi sự ác” (Châm-ngôn 3:5-7).
Qua các lời khuyên bảo khôn ngoan của Kinh-thánh, Đức Giê-hô-va giải thoát chúng ta khỏi bị tôi mọi cho những sự mê tín dị đoan vô ích và ban cho chúng ta sự hướng dẫn chắc chắn đưa đến một đời sống hạnh phúc thật sự dưới sự cai trị của nước công bình của Ngài.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 133]
Sự mê tín dị đoan liên quan đến những thần “may mắn”, bùa “cầu may” và bói toán là nguy hiểm
[Hình nơi trang 138]
Đức Chúa Trời không tán thành sự bói toán
[Hình nơi trang 139]
Bảng huỳnh đạo của chiêm tinh gia bắt nguồn từ Ba-by-lôn, nơi phát khởi của đế quốc tôn giáo giả thế giới