Một địa đàng đầy vui thích cho cả nhân loại
Chương 17
Một địa đàng đầy vui thích cho cả nhân loại
1. a) Một tội nhân chết cạnh Giê-su đã chứng tỏ bắt đầu có đức tin như thế nào? b) Giê-su đã ban hy vọng nào cho tội nhân ấy, và điều này nhấn mạnh đức tính nào của Đức Chúa Trời? (II Cô-rinh-tô 1:3, 4).
THEO lời tường thuật của Lu-ca thì những lời cuối cùng của Giê-su nói trước khi chết là với một tội nhân bị buộc vào cây gỗ cạnh ngài. Tội nhân này còn khiển trách một tên cướp đồng bọn vì đã mắng nhiếc Giê-su. Hiển nhiên, hắn đã bắt đầu thực hành đức tin nơi Giê-su.
“Đoạn lại nói rằng: Hỡi Giê-su, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ đến tôi! Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi hôm nay, ngươi sẽ được ở với ta trong Địa đàng” (Lu-ca 23:39-43, NW).
Lời hứa đó cho người tử tội thật là tuyệt diệu làm sao! Lòng thương xót bao la của Đức Chúa Trời rủ xuống ngay cả cho kẻ phạm tội này, an ủi hắn với hy vọng về đời sống trong một địa đàng vinh hiển trong tương lai.
2. Hãy kể thí dụ cho thấy hy vọng nơi địa đàng có thể trở nên có thật như thế nào (Hê-bơ-rơ 6:18).
2 Ngay đến những người trước kia chẳng hề làm theo
ý muốn của Đức Chúa Trời cũng được Ngài thương xót. Sau đây là một thí dụ thời nay:Ở miền tây Nhật Bản, một thanh niên bị kết án tử hình vì đã giết hai người. Trong nhiều năm chờ bị hành quyết, anh có được cuốn Kinh-thánh và biết được “tin mừng”. Anh học hỏi và chấp nhận thông điệp về Nước Trời, và anh đã làm báp têm trong nhà tù. Các cai tù ngạc nhiên thấy anh đã thay đổi tính tình, không còn hung dữ như trước nhưng trở nên một người yêu thương người khác, vui vẻ và hòa thuận. Anh học chữ “Braille” và chép lại một số sách về Kinh-thánh nhằm giúp những người mù ở ngoài tù học hỏi Kinh-thánh. Anh cũng viết thư cho nhiều người ở ngoài, khuyến khích họ đứng vững trong đức tin. Sáng ngày hành quyết, một giáo sĩ đi theo anh đến chỗ hành quyết. Anh nhận biết anh phải đền tội theo công lý, “mạng đền mạng”, nhưng anh nói: “Hôm nay tôi cảm thấy hoàn toàn tin tưởng nơi Đức Giê-hô-va, nơi giá chuộc của Giê-su Christ và nơi hy vọng được sống lại”. Sau khi đọc một đoạn Kinh-thánh, hát và cầu nguyện, anh điềm tĩnh bước lên chỗ hành quyết, mặt anh bày tỏ niềm tin lớn trong lòng. Câu nói cuối cùng của anh là: “Một chút nữa tôi sẽ ngủ, và nếu như Đức Chúa Trời muốn, tôi sẽ gặp lại tất cả anh em trong địa đàng”.
3. Có hy vọng tuyệt diệu nào cho người chết? (I Cô-rinh-tô 15:22).
3 Giống tội nhân đã chết cạnh Giê-su, thanh niên này cũng đã bày tỏ đức tin nơi lòng nhân từ và thương xót của Đức Chúa Trời. Đức tin như vậy có nền tảng vững chắc không? Có, vì Kinh-thánh khuyến khích mọi người “trông-cậy... nơi Đức Chúa Trời... là sẽ có sự sống lại của người công-bình và không công-bình” (Công-vụ các Sứ-đồ 24:15). Một triển vọng tuyệt vời làm sao! Vô số những người chết, người lành cũng như người dữ, sẽ được ra khỏi mồ mả, và có cơ hội chứng tỏ họ xứng đáng hưởng sự sống đời đời trong địa đàng sắp được tái lập trên đất. Nhưng địa đàng trên đất này chỉ là hình ảnh của một địa đàng vĩ đại hơn nữa.
MỘT ĐỊA ĐÀNG THIÊNG LIÊNG TUYỆT DIỆU
4. Vào thế kỷ thứ nhất, sứ đồ Phao-lô trong sự hiện thấy của ông đã nhìn thấy một địa đàng nào sẽ có trong tương lai?
4 Sứ đồ Phao-lô kể lại một sự hiện thấy là ông được “đem lên đến chốn Ba-ra-đi, ở đó, nghe những lời không thể nói”. “Ba-ra-đi” đó là gì? Không phải một nơi nào trong các từng trời vật chất, mà là một địa đàng thiêng liêng và vào một ngày nào đó trong tương lai, địa đàng này sẽ mang lại vui sướng cho dân sự Đức Chúa Trời ngay trên đất này (II Cô-rinh-tô 12:1-4).
5. a) Những biến cố gì dẫn đến việc những tôi tớ của Đức Chúa Trời được vào trong địa đàng thiêng liêng? b) Những tình trạng nào sẽ ngự trị nơi đó? (Ê-sai 11:6-9).
5 Đức Giê-hô-va thiết lập địa đàng thiêng liêng nói trên vào đúng kỳ Ngài đã định. Vào cuối thế kỷ 19, một nhóm học viên Kinh-thánh thành thật nhận biết rằng nhiều sự thực hành và dạy dỗ của các giáo hội tự xưng theo đấng Christ là sai lầm, bắt nguồn từ tôn giáo Ba-by-lôn thời xưa, chứ không phải từ Kinh-thánh. Họ bắt đầu phơi bày những sự dạy dỗ sai lầm ấy ra, như linh hồn bất tử, hành hạ trong lửa địa ngục nóng bỏng và thuyết Chúa Ba Ngôi, đồng thời họ sửa chữa lại những sự dạy dỗ đúng theo Kinh-thánh, về giá chuộc của Giê-su, sự sống lại và Nước Trời. Kể từ năm 1879, họ liên tục ấn hành tạp chí Tháp Canh để bênh vực cho lẽ thật của Kinh-thánh. Trong hơn 30 năm, họ căn cứ vào niên đại học Kinh-thánh để báo trước rằng năm 1914 sẽ là một năm đầy ý nghĩa quan trọng theo lời tiên tri của Kinh-thánh. Đúng năm 1914, Thế Chiến thứ I bùng nổ, tiếp theo là biết bao nhiêu sự xáo trộn khác, đánh dấu cho “đầu sự tai-hại”, đúng như Giê-su đã nói trước. Trong thời kỳ đó, các nhà lãnh đạo tôn giáo của thế gian thóa mạ và “ghen-ghét” thù hằn các Nhân-chứng trung thành của Đức Giê-hô-va, nhưng đến năm 1919, các Nhân-chứng Ma-thi-ơ 24:3-9; Khải-huyền 17:5). Họ tiến trên “đường thánh” dẫn đến địa đàng thiêng liêng mà nhà tiên tri đã mô tả từ xưa:
này hoàn toàn thoát khỏi xiềng xích của đế quốc tôn giáo giả—“Ba-by-lôn lớn” (“Những kẻ được chuộc sẽ bước đi đường ấy... sự vui-vẻ vô-cùng sẽ ở trên đầu họ. Họ sẽ được sự vui-vẻ mừng-rỡ, mà sự buồn-bực than-vãn sẽ trốn đi” (Ê-sai 35:8-10).
6. a) Những ai được vào địa đàng thiêng liêng trước nhất? b) Lớp người nào xuất hiện sau đó? (Ê-sai 2:2-4).
6 Các lời tiên tri nói nhiều đến sự vinh hiển của địa đàng thiêng liêng này. Trước tiên, những người còn sót lại của “bầy nhỏ”, tín đồ xức dầu của Giê-su, đều được dẫn vào tình trạng giống như địa đàng này (Lu-ca 12:32). Nhưng sau khi nói về sự lựa chọn 144.000 người Y-sơ-ra-ên thiêng liêng này, sách Khải-huyền do Giăng viết có mô tả những người khác cũng được ân huệ vào địa đàng thiêng liêng tuyệt diệu này:
“Sự ấy đoạn, tôi nhìn xem, thấy vô-số người, không ai đếm được, bởi mọi nước, mọi chi-phái, mọi dân-tộc, mọi tiếng mà ra; chúng đứng trước ngôi [của Đức Giê-hô-va] và trước Chiên Con [Giê-su trước kia làm vật hy sinh nhưng nay được vinh hiển], mặc áo dài trắng...” (Khải-huyền 7:1-4, 9).
Ngay trên đất này, đám đông “vô-số người” cùng đi với lớp người còn sót lại của “bầy nhỏ” trong tình trạng được chấp nhận nơi địa đàng thiêng liêng.
7. Địa đàng thiêng liêng đã được bành trướng đến mức độ nào? (Ê-sai 60:22).
7 Đám đông “vô-số người” ngày nay hiện ra thật rõ ràng! Khi những người còn sót lại của “bầy nhỏ” thoát khỏi những sự bắt bớ vào thời Thế Chiến thứ I, thì họ chỉ có độ vài ngàn người, sống trong một số nước lớn có phần đông dân tự xưng theo đạo đấng Christ. Nhưng vào ngày 26-3-1994, khi các Nhân-chứng Giê-hô-va nhóm lại trong khoảng 75.570 hội thánh ở hơn 230 nước và lãnh
thổ trên khắp đất, nhằm cử hành Bữa Tiệc thánh kỷ niệm sự chết của Giê-su, thì con số người tham dự đã lên đến 12.288.917 người. Thật thế, địa đàng thiêng liêng nay đã bành trướng mạnh khắp đất!HÃY NHÌN XEM ĐỊA ĐÀNG TRÊN ĐẤT
8. Địa đàng trên đất sẽ phản ảnh điều gì? (Khải-huyền 21:2, 3).
8 Cũng giống chiếc tàu của Nô-ê và những người trên tàu đều được sống sót qua trận nước lụt, ngày nay địa đàng thiêng liêng cùng những ai ở trong đó đều sẽ sống sót qua “hoạn-nạn lớn” để được vào một trái đất không có ô nhiễm. Những điều vinh hiển biết bao sẽ xảy ra trên khắp đất! Đám đông “vô-số người” được sống sót sẽ có việc để làm trong công cuộc “làm cho đất phục-tùng” và khiến đất trở thành một nơi tuyệt đẹp giống như tình trạng tuyệt diệu trong địa đàng thiêng liêng vậy. Ê-sai đã viết về điều này như sau:
“Đồng vắng và đất khô-hạn sẽ vui-vẻ; nơi sa-mạc sẽ mừng-rỡ, và trổ hoa như bông hường. Nó trổ hoa nhiều và vui-mừng, cất tiếng hát hớn-hở... Chúng sẽ thấy sự vinh-hiển Đức Giê-hô-va, và sự tốt-đẹp của Đức Chúa Trời chúng ta” (Ê-sai 35:1, 2).
Vẻ đẹp tuyệt vời của địa đàng trên toàn cầu sẽ thật sự ca ngợi Đấng Tạo hóa vĩ đại của trời và đất.
9. Trong địa đàng sẽ có sự cai trị thế nào, và qua ai? (Thi-thiên 72:12).
9 Trong địa đàng trên đất đó, loài người cũng sẽ ca ngợi Đức Giê-hô-va cùng sự cai trị vẻ vang của Ngài:
“Họ sẽ nói về sự vinh-hiển nước Chúa, thuật lại quyền-năng của Chúa. Đặng tỏ ra cho con loài người biết việc quyền-năng của Chúa, và sự vinh-hiển oai-nghi của nước Ngài” (Thi-thiên 145:10-13).
Xin nhớ rằng sự cai trị của Đức Giê-hô-va qua con Ngài là Giê-su Christ sẽ kéo dài 1.000 năm để ban ân phước cho mọi chủng tộc và mọi dân tộc. Đây là sự cai trị thanh Ê-sai 32:1). Dưới sự cai trị của một chính phủ thế giới, điều này quả thật là một địa đàng!
bình. Mọi chương trình nhằm tạo hạnh phúc cho loài người sẽ được thực hiện mỹ mãn. Không còn tham lam, tham nhũng nữa mà chỉ có tình yêu thương bất vụ lợi. Những người cai trị sẽ không còn bênh vực người giàu và áp bức người nghèo nữa, vì nhà tiên tri của Đức Chúa Trời tuyên bố: “Nầy, sẽ có một vua lấy nghĩa trị-vì, [trên đất] các quan-trưởng lấy lẽ công-bình mà cai-trị” (10. a) Ai sẽ được “sống lại” trong địa đàng? (Khải-huyền 20:12, 13). b) Điều tổng kết của mọi sự sắp đặt của Đức Giê-hô-va cho sự sống trong địa đàng được mô tả như thế nào? (Ê-xê-chi-ên 47:1, 9).
10 Thật vui mừng biết bao khi biết rằng người chết sẽ được “sống lại” để cùng chung sống trong địa đàng đó! (Giăng 11:25). Đoạn cuối của sách Khải-huyền mô tả điều tổng kết của mọi sự sắp đặt của Đức Giê-hô-va qua Giê-su Christ để ban sự sống cho người chết và hết thảy nhân loại lúc bấy giờ. Đó như là “sông nước sự sống, trong như lưu-ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra”. Con sông tượng trưng đó chảy xuống con đường rộng của thành thánh “Giê-ru-sa-lem mới”, nơi Giê-su ngự với 144.000 người cùng làm “vua” với ngài.
“Và trên hai bờ sông có cây sự sống trổ mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đó dùng để chữa lành cho các dân” (Khải-huyền 22:1, 2).
Như thế, dân trên đất sẽ nhờ vào sự áp dụng giá chuộc của Giê-su để được xóa tội lỗi và không còn bệnh tật hay bất toàn nữa. Đối với sự cai trị của Giê-su trong Nước Trời, Kinh-thánh có ghi:
“Ngài phải cầm quyền cho đến chừng đặt những kẻ thù-nghịch dưới chơn mình.—Kẻ thù bị hủy-diệt sau-cùng, tức là sự chết” (I Cô-rinh-tô 15:25, 26).
Trong địa đàng lúc bấy giờ, sự chết vì tội lỗi của A-đam “đã qua rồi” (Khải-huyền 21:4).
ĐỜI SỐNG TRONG MỘT ĐỊA ĐÀNG KHÔNG CÓ CHẾT CHÓC
11. Tại sao người ta sẽ không còn chết vì bệnh tật và tai nạn nữa? (Ê-sai 25:8; Gióp 33:25).
11 Những tai họa gây ra chết chóc, như ung thư, đau tim hay già yếu, sẽ không còn nữa nhờ vào giá chuộc của đấng Christ được áp dụng để tha tội lỗi. Một người có thể đặt câu hỏi: “Nhưng còn chết về tai nạn rủi ro thì sao?” Ngay chính điều này cũng sẽ không còn nữa, vì khi đó địa đàng trên đất sẽ được rập khuôn theo như thiên đàng, nơi chẳng có sự “làm hại” và “hủy hoại” nào xảy ra (Ê-sai 11:9, NW). Con người lúc bấy giờ sẽ có tính thiêng liêng để tránh mọi lỗi lầm vì liều lĩnh. Con người hoàn toàn sẽ không nhầm lẫn, cũng như con sơn dương không nhầm lẫn khi nhảy từ hòn đá này sang hòn đá khác trên vách núi cao. Ngoài ra, trong trường hợp có nguy hiểm bất ngờ, chắc chắn các thiên sứ của Đức Chúa Trời có thể che chở, cũng giống như hiện nay các thiên sứ nhận được “lịnh” bảo vệ dân sự của Đức Chúa Trời trong địa đàng thiêng liêng (Thi-thiên 91:11).
12. Trái đất sẽ đầy người ở cho đến mức nào? (Ma-thi-ơ 22:30).
12 Một người khác có thể đặt câu hỏi: “Nếu không ai chết thì sẽ có nạn nhân mãn trên trái đất không?” Hồi năm 1970, Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc đã ước lượng rằng trái đất có khả năng nuôi sống hơn 40 lần nhân số hiện nay! Có điều là sự cai trị của loài người thiếu sót nhiều nên mới gây ra nạn đói kém như ngày nay. Trái đất có khả năng nuôi sống một gia đình nhân loại lớn hơn hiện nay, và điều này bao gồm cả những người chết được sống lại nữa. Ngoài ra, từ thuở ban đầu lệnh của Đức Chúa Trời cho con người là: “Hãy... làm cho đầy-dẫy đất; hãy làm cho đất phục-tùng”, chứ không phải làm cho đất đầy nghẹt đến độ mất đi sự thoải mái. Khi bạn nhờ ai đổ đầy thùng nước, chắc bạn không Sáng-thế Ký 1:28).
mong người đó để vòi nước chảy cho đến khi nước tràn đầy nhà phải không? Cũng thế, chúng ta có thể tin Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt sự sanh sản trên đất này khi Ngài thấy đúng lúc và bằng phương pháp Ngài sẽ dùng mà không gây nỗi đau buồn cho loài người hoàn toàn (13. Tại sao sự sống đời đời sẽ không bao giờ nhàm chán? (Thi-thiên 145:16).
13 Một người khác có thể nói: “Nhưng sống đời đời thì sẽ chán quá không?” Không bao giờ! Vì đầu óc trở nên hoàn toàn và thân thể tráng kiện thì ai nấy sẽ hăng say tìm hiểu về các điều tuyệt diệu bất tận của sự sáng tạo. Luôn luôn sẽ có những điều mới lạ để khám phá, nhiều lãnh vực mới để trau dồi khả năng sáng tác, biết bao cơ hội để diễn đạt và chia xẻ mọi niềm vui với người đồng loại trong địa đàng đầy vinh hiển. Và sau “ngày nghỉ” của Đức Giê-hô-va, biết đâu Ngài sẽ dựng thêm nhiều sự sáng tạo mới lạ nữa hầu cho các tạo vật của Ngài được thưởng thức tiếp?
14. Vì một lý do đặc biệt nào sự sống đời đời sẽ luôn luôn là một niềm vui mừng tuyệt diệu? (Thi-thiên 37:3, 4).
14 Nhưng trên hết, được tiếp tục uống nước nơi hồ của “sự khôn-sáng mọi đường của Đức Chúa Trời” và luôn luôn được Ngài yêu thương vô vàn và được Ngài ban cho sự khôn ngoan bao la thật là một niềm vui sướng biết bao! (Ê-phê-sô 3:10). Trước khi làm người trên đất, Giê-su đã sống rất lâu trên trời với Đức Giê-hô-va và ngài nói: “Ta sống bởi Cha”. Hàng tỉ người trong nhân loại cũng vậy, họ sẽ được “sống” nhờ các sự sắp đặt tuyệt diệu của Đức Giê-hô-va như một đại gia đình được làm tốt đẹp lại và đầy hạnh phúc, ngay cả những người trước kia đã làm ác. Mọi người sẽ tiếp tục “nhìn biết” Ngài và như vậy chắc chắn sẽ được tận hưởng sự sống trọn vẹn cho đến vô tận! (Giăng 6:57; 17:3).
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 151]
Giê-su đã ban hy vọng về địa đàng ngay cả cho một tội nhân sắp chết
[Hình nơi trang 157]
Sự sắp đặt của Đức Giê-hô-va cho sự sống đời đời giống như giòng sông mát dịu giữa các cây đầy trái