Một sách chỉ dẫn thực tế đưa đến hạnh phúc thật
Chương 4
Một sách chỉ dẫn thực tế đưa đến hạnh phúc thật
1. a) Chúng ta nên quí trọng sự hướng dẫn thuộc loại nào ngày nay? b) Tại sao Kinh-thánh được đề nghị như là một cuốn sách chỉ dẫn tốt?
TRONG đêm tối dày đặc, chúng ta sung sướng thấy đường xá có đèn. Đường sáng cho chúng ta cảm giác an toàn. Ngày nay, khi thế gian trải qua giai đoạn đen tối nhất của lịch sử, chắc chắn chúng ta thích có sự hướng dẫn tốt để soi sáng đường lối cho chúng ta và gia đình chúng ta. Và nếu chúng ta có thể có một sách chỉ dẫn đưa chúng ta đến một tương lai hạnh phúc kỳ diệu, hẳn chúng ta muốn biết về sách đó! Một người khôn ngoan thuở xưa đã nói với Đức Chúa Trời:
“Lời Chúa là ngọn đèn cho chơn tôi, ánh sáng cho đường-lối tôi” (Thi-thiên 119:105).
“Lời” Đức Chúa Trời được ghi trong Kinh-thánh. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ thấy Kinh-thánh là một cuốn sách chỉ dẫn lành mạnh và thực tế có thể giúp bạn sống một đời sống hạnh phúc và có ý nghĩa.
SÁCH GIÚP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN
2. Một lãnh tụ Ấn Độ giáo đã nói gì về giá trị thực tế của Bài Giảng trên Núi?
2 Kinh-thánh có thể có giá trị thực tế phi thường đối với
chúng ta. Nhiều người biết suy nghĩ đã nhìn nhận điều đó. Để thí dụ, một đoạn trong sách Treasury of the Christian Faith (Kho tàng của đạo đấng Christ) của S. J. Corey tường thuật về cuộc đối thoại giữa lãnh tụ Ấn Độ giáo Mahatma Gandhi và Lord Irwin, cựu Phó vương Anh quốc tại Ấn Độ như sau:“Lord Irwin viếng thăm Mahatma tại cốc (ashram) của ông ta. Trong cuộc đối thoại, Lord Irwin đặt cho chủ nhà câu hỏi: ‘Mahatma, giữa ông với tôi thì ông nghĩ có giải pháp nào cho các vấn đề khó khăn giữa nước ông và nước tôi không?’ Gandhi lấy một cuốn sách nhỏ trên giá đèn gần đó, mở ra ở đoạn 5 của sách Ma-thi-ơ và đáp: ‘Khi nước ông và nước tôi đồng ý làm theo những lời dạy dỗ của đấng Christ (Ky-tô) ghi trong Bài Giảng trên Núi, thì chúng ta sẽ giải quyết được những vấn đề, không phải chỉ giữa hai nước chúng ta mà thôi, nhưng của cả thế giới nữa’. Đó lại là lời của một người theo Ấn Độ giáo!”.
3. Làm sao những người than khóc lại được hạnh phúc? (Ê-sai 61:1, 2).
3 Chúng ta hãy xem một phần của Bài Giảng nổi tiếng này để làm thí dụ về tính chất thực tế của sự dạy dỗ trong Kinh-thánh. Bài Giảng bắt đầu bằng cách cho thấy nguồn của hạnh phúc thật:
“Phước cho những ai ý thức đến nhu cầu thiêng liêng, vì nước ở trên trời thuộc về họ”.
“Phước cho những kẻ than khóc, vì sẽ được an ủi!” (Ma-thi-ơ 5:3, 4, NW).
Sống trong thời kỳ phức tạp này, nhiều người cảm thấy cần thức ăn cho tâm trí để được thỏa mãn về mặt thiêng liêng. Nhiều người than khóc, rất đỗi buồn rầu về tình trạng xấu xa trên thế giới. Bạn có cảm thấy như vậy không? Nếu có, bạn sẽ sung sướng nếu bạn cố gắng tìm hiểu nguyên do của thời kỳ khó khăn ngày nay và xem có hy vọng nào cho tương lai. Khi học biết hy vọng này, bạn sẽ thực sự được an ủi, không còn than khóc nữa.
4. Hạng người nào có thể hưởng được ân phước của Đức Giê-hô-va ngay bây giờ, và trong tương lai? (Thi-thiên 24:4, 5).
4 Giê-su nói tiếp những lời này trong Bài Giảng trên Núi:
“Phước cho những kẻ nhu mì, vì sẽ hưởng được đất!
“Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ!
“Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!”
“Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời!”
“Phước cho những kẻ hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!” (Ma-thi-ơ 5:5-9, NW).
Trong thế gian đầy sự hung bạo này, thật là một ân phước khi có những người nhu mì chung quanh chúng ta! Và khi cả trái đất có toàn những người như thế, như Kinh-thánh cam kết với chúng ta, thì nhân loại lúc đó sẽ thật sự hạnh phúc. Chắc chắn bạn muốn nhìn thấy sự bất lương, bất công và gian ác bị loại trừ khỏi mặt đất, phải không? Ngay bây giờ bạn có thể sung sướng nếu bạn theo đuổi sự công bình, và bạn sẽ càng sung sướng hơn nữa nếu được sống để nhìn thấy Đức Chúa Trời tái lập sự công bình trong khắp vũ trụ. Ngay trong thời buổi khó khăn này, những người có lòng thương xót, lòng trong sạch và tính hòa thuận có thể sống một đời sống mãn nguyện và nhận được ân phước của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, đó chỉ là nếm thử niềm hạnh phúc mà chẳng bao lâu nữa sẽ tràn đầy trên khắp đất.
HẠNH PHÚC NGAY TRONG NHỮNG LÚC BỊ THỬ THÁCH
5. Nếu có ai chống lại việc bạn học hỏi Kinh-thánh, bạn sẽ làm gì? (II Phi-e-rơ 3:3, 13).
5 Xem xét “tin mừng” này sẽ giúp bạn có cái nhìn sáng sủa, lạc quan với một hy vọng thật sự cho tương lai. Nhưng một số người có thể chống đối hoặc chế giễu bạn khi thấy bạn học hỏi Kinh-thánh. Phải chăng vì thế mà
bạn sẽ ngưng học Kinh-thánh? Không, bởi vì làm như thế có nghĩa là bạn từ bỏ sách chỉ dẫn duy nhất đưa đến hạnh phúc trong thời buổi khó khăn này. Chúa Giê-su nói tiếp trong Bài Giảng trên Núi:“Phước cho những kẻ chịu bắt-bớ vì sự công-bình, vì nước thiên-đàng là của những kẻ ấy!
Khi nào vì cớ ta mà người ta mắng-nhiếc, bắt-bớ, và lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi, thì các ngươi sẽ được phước. Hãy vui-vẻ, và nức lòng mừng-rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời sẽ lớn lắm; bởi vì người ta cũng từng bắt-bớ các đấng tiên-tri trước các ngươi như vậy” (Ma-thi-ơ 5:10-12).
Bạn sẽ sung sướng vì không nhượng bộ những người chống đối đó, bởi vì bạn sẽ tiến bộ để rồi được một đời sống có mục đích, phong phú và trong tương lai sẽ được Đức Chúa Trời thưởng cho bạn sự sống đời đời.
6. Chúng ta nên khuyến khích người khác học hỏi Kinh-thánh như thế nào? (Phục-truyền Luật-lệ Ký 11:18, 19).
6 Mặt khác, nhiều người bắt đầu học hỏi Kinh-thánh lại nhận thấy rằng những người khác trong gia đình hoặc trong vòng bạn bè của họ tỏ vẻ chú ý cũng muốn học hỏi nữa. Vậy thì tại sao không mời họ học hỏi Kinh-thánh cùng với bạn? Khi cả gia đình tham gia vào cuộc thảo luận về Kinh-thánh thì thật là tốt biết bao. Điều này có thể góp phần lớn vào việc xây dựng gia đình hạnh phúc.
7. Xin kể một thí dụ cho thấy học hỏi Kinh-thánh có thể giúp giải quyết ngay cả các vấn đề nghiêm trọng trong gia đình.
7 Đôi khi Kinh-thánh đã giúp nhiều gia đình giải quyết những vấn đề rất nghiêm trọng, như trường hợp sau đây cho thấy:
Một người đàn ông ở Phi Luật Tân chuyên cờ bạc và nhậu nhẹt, lại còn hút mỗi ngày khoảng bốn mươi điếu thuốc; ông bắt đầu bị ung thư cuống họng. Ông có chín người con, nhưng
vợ con ít khi thấy mặt ông ở nhà. Ông la cà và phung phí tiền bạc ở những nơi ăn chơi bậy bạ, dù trên danh nghĩa ông thuộc một đạo tự xưng theo đấng Christ. Rồi gia đình ông bắt đầu tan rã. Tuy nhiên, khi gặp Nhân-chứng Giê-hô-va đến thăm, ông rất cảm phục sự khiêm tốn và thân thiện của họ. Đầu tiên vài người con, rồi cả gia đình bắt đầu học hỏi Kinh-thánh. Ông đã phải cố gắng vượt bực để chừa bỏ các tật xấu, nhưng nay ông cùng bảy người trong gia đình đã dâng mình cho Đức Chúa Trời và cả nhà tiếp tục học hỏi Kinh-thánh. Nhờ ông ngưng hút thuốc nên chứng bệnh trong cuống họng được lành. Bây giờ ông rất tận tâm với gia đình. Những người bà con của ông rất đỗi ngạc nhiên thấy ông đã thay đổi hẳn, và nhiều người bắt đầu chú ý muốn học hỏi Kinh-thánh.Nếu gia đình bạn gặp vấn đề khó khăn, có lẽ vấn đề không trầm trọng như trường hợp của ông trên đây. Tuy nhiên, Kinh-thánh cũng có thể gây ảnh hưởng tốt khiến cho gia đình bạn được hợp nhất.
YÊU THƯƠNG THẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG LOẠI
8. Kinh-thánh khuyên phải đề phòng những ham muốn xấu xa như thế nào? (I Giăng 2:15-17).
8 Chúng ta hãy xem vài sự dạy dỗ khác của Bài Giảng trên Núi trong đó Chúa Giê-su nêu ra nguyên do sâu xa của những vấn đề gây đau khổ cho nhân loại. Chẳng hạn, khi nhắc đến Mười Điều Răn, ngài phán:
“Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà-dâm. Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đờn-bà mà động tình tham-muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà-dâm cùng người rồi” (Ma-thi-ơ 5:27, 28).
Như thế, chúng ta phải đề phòng những ham muốn xấu xa bởi vì, nếu vun trồng các ham muốn đó trong lòng, chúng ta sẽ đi đến chỗ phạm tội. Vậy chúng ta cần phải vun trồng những ước muốn tốt, và làm sao cho lòng và trí chúng ta chuyên nghĩ đến những điều lành mạnh và xây dựng.
9. Các vấn đề khó khăn của loài người có thể giải quyết được bằng cách noi theo gương của ai? (Lu-ca 6:35).
9 Vào thời Giê-su, có người dạy rằng: “Hãy yêu người lân-cận, và hãy ghét kẻ thù-nghịch mình”. Nhưng Chúa Giê-su dạy khác hẳn:
“Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù-nghịch, và cầu-nguyện cho kẻ bắt-bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác” (Ma-thi-ơ 5:43-45).
Thật là bất vị kỷ biết bao—mưu cầu điều thiện ngay cả cho kẻ thù nghịch! Nhưng hãy lưu ý rằng hành động như thế là noi gương Đấng Tạo hóa và Cha trên trời, Ngài cung cấp dư dật cho tất cả mọi người sống trên đất—ngay cả kẻ dữ. Nếu tất cả mọi người đều thể hiện sự quan tâm đầy yêu thương như thế đối với người đồng loại, các vấn đề khó khăn của cả thế giới chắc chắn có thể giải quyết được!
10. Tại sao chúng ta không nên lo lắng về nhu cầu hàng ngày? (Lu-ca 12:15).
10 Chúa Giê-su nói tiếp trong Bài Giảng của ngài:
“Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: Đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân-thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí-trọng hơn đồ ăn sao, thân-thể há chẳng quí-trọng hơn quần-áo sao? Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt, cũng chẳng có thâu-trữ vào kho-tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó... Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào; chẳng làm khó-nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô-môn sang-trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó... Loài cỏ ngoài đồng... mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi! Ấy vậy, các ngươi chớ lo-lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì? Vì mọi điều đó, các dân ngoại vẫn thường tìm, và Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần-dùng những điều đó rồi” (Ma-thi-ơ 6:25-32).
11. a) “Các dân ngoại” tìm kiếm gì, và hậu quả là gì? (Ma-thi-ơ 6:19-21). b) Chúng ta được hạnh phúc thật bằng cách nào? (Lu-ca 11:28).
11 Ở đây Chúa Giê-su nói về những điều bình thường Ma-thi-ơ 6:33). Lòng yêu chuộng sự công bình có thúc đẩy bạn làm như thế không? Đáng lý là phải thế. Bài Giảng trên Núi khuyến khích chúng ta làm như thế.
mà tất cả chúng ta đều quan tâm đến, như thức ăn, quần áo và nhà cửa. Chúng ta cần những điều đó để được hạnh phúc. Tuy nhiên, điều mà “các dân ngoại” trong thế gian chung quanh chúng ta tìm cách thỏa mãn thường không phải là nhu cầu mà là các ham muốn của họ. Khi chú trọng đến những ham muốn ích kỷ và kiêu căng vì có nhiều của cải, thế gian tham lam này góp phần vào sự đau khổ của nhân loại. Của cải vật chất có thể đem lại sự thỏa thích nhất thời, nhưng muốn có hạnh phúc thật sự và lâu dài, chúng ta phải “trước hết... tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công-bình của Ngài” (SỰ HƯỚNG DẪN THẬT CHO THỜI KỲ KHÓ KHĂN
12. a) Ngày nay chúng ta chứng kiến những tình trạng nào mà Kinh-thánh đã báo trước? b) Nhưng chúng ta có thể tìm thấy sự hướng dẫn khôn ngoan ở đâu? (II Phi-e-rơ 1:19).
12 Tìm kiếm sự công bình là điều đặc biệt quan trọng cho thời kỳ ngày nay. Khi chúng ta nhìn chung quanh, chúng ta nhận thấy rằng thế gian hiện tại quả là đúng với lời diễn tả sau đây của sứ đồ Phao-lô:
“Trong ngày sau-rốt, sẽ có những thời-kỳ khó-khăn. Vì người ta đều tư-kỷ, tham tiền, khoe-khoang, xấc-xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội-bạc, không tin-kính, vô-tình, khó hòa-thuận, hay phao-vu, không tiết-độ, dữ-tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu-ngạo, ưa-thích sự vui chơi hơn là yêu-mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhơn-đức, nhưng chối-bỏ quyền-phép của nhơn-đức đó. Những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi” (II Ti-mô-thê 3:1-5).
Phao-lô nói rằng trong “ngày sau-rốt” sẽ có những tình trạng này. Và ngày nay, thật hiển nhiên là nhân loại sắp sửa phải thưa trình! Mọi sự càng ngày càng tệ hơn. II Ti-mô-thê 3:15, 16). Chính Đức Chúa Trời, Đấng Tạo hóa của chúng ta, là Tác giả của “cả Kinh-thánh” và Ngài đã gìn giữ Kinh-thánh để chúng ta được lợi ích và được khích lệ trong “ngày sau-rốt” này.
Vậy chúng ta phải quay về đâu để nhận được sự hướng dẫn tốt? Phao-lô trả lời bằng cách lưu ý chúng ta đến ‘Kinh-thánh vốn có thể khiến chúng ta khôn-ngoan để được cứu’, và ông nói thêm: “Cả Kinh-thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi-dẫn, [và] có ích” ([Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 31]
Những sự dạy dỗ của Chúa Giê-su trong Bài Giảng trên Núi có thể giúp ‘giải quyết các vấn đề khó khăn của cả thế giới’
[Hình nơi trang 34]
Việc học hỏi Kinh-thánh đã giúp gia đình Phi Luật Tân này giải quyết các vấn đề khó khăn của họ; bạn cũng có thể được như thế
[Hình nơi trang 36]
Chúng ta được hạnh phúc nhờ noi gương Đức Chúa Trời đầy yêu thương, Đấng làm mặt trời soi sáng tất cả mọi hạng người
[Hình nơi trang 38]
Trong “ngày sau-rốt” khó khăn này, chúng ta cần được Kinh-thánh hướng dẫn để sống còn