Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Nội dung Kinh-thánh

Nội dung Kinh-thánh

Chương 3

Nội dung Kinh-thánh

1. Kinh-thánh nói cho chúng ta biết gì về đời sống? (Châm-ngôn 21:21).

KHI cầm quyển Kinh-thánh bạn có cảm nghĩ gì? Bạn có nói: “Sách gì dày quá!” hay “Sách này có vẻ khó quá đối với tôi” không? Đúng vậy, quyển Kinh-thánh dày thật. Nhưng cần có một quyển sách dày để trình bày tất cả ý định đầy yêu thương của Đấng Tạo hóa đối với nhân loại. Kinh-thánh nói về đời sống của những người như chúng ta, trình bày đời sống một cách trung thực, với những nỗi vui, buồn, những sự thành công và lầm lỗi. Kinh-thánh chỉ cho chúng ta làm sao tránh có vấn đề khó khăn hay là cách giải quyết các vấn đề ấy và làm thế nào để đời sống có mục đích thật sự. Khi chăm chú xem xét nội dung của Kinh-thánh, bạn sẽ nhận thấy rằng Kinh-thánh là một quyển sách dễ hiểu, mà lại giải thích một cách hào hứng cho bạn biết làm thế nào để “cầm lấy sự sống thật” mà Đức Chúa Trời dành cho loài người (I Ti-mô-thê 6:19).

NĂM SÁCH ĐẦU TIÊN

2. a) Năm sách đầu tiên của Kinh-thánh là gì? b) Ai viết các sách ấy, bằng tiếng gì, và khi nào?

2 Trước hết chúng ta hãy xem xét năm “sách nhỏ” đầu tiên của Kinh-thánh: Sáng-thế Ký, Xuất Ê-díp-tô Ký, Lê-vi Ký, Dân-số Ký và Phục-truyền Luật-lệ Ký. Các sách này thường được gọi là “Ngũ thư”, có nghĩa là “Năm cuộn”, vì nguyên bản chắc hẳn được viết trên những cuộn rời bằng da thú. Nhà tiên tri Môi-se viết tất cả các sách này bằng tiếng Hê-bơ-rơ cách đây hơn 3.400 năm! Chúng ta có lợi ích nhiều khi hiểu biết nội dung của các sách này.

3. a) Sáng-thế Ký cho biết gì về lịch sử lúc ban đầu? b) Sách này chỉ cho chúng ta thấy gì về đấng Cứu chuộc?

3 Quyển sách đầu trong năm sách này là Sáng-thế Ký, tường thuật sự sáng tạo của trời và đất, các vật trên đất và loài người. Sách tả sự gian ác đã bắt đầu trên mặt đất như thế nào, khi người đàn ông và đàn bà đầu tiên là A-đam và Ê-va cãi lời Đấng Tạo hóa của họ, và cách Đức Chúa Trời hứa sẽ cho một đấng Cứu chuộc, một “dòng-dõi”. Sách lưu ý chúng ta đến sự trung thành của vài người như Nô-ê, và nói về một trận nước lụt trên khắp đất hủy diệt cả một thế gian đồi bại. Sách cho biết về nguồn gốc của các nước ngày nay và các thứ tiếng, và cho thấy rằng đấng Cứu chuộc, “dòng-dõi”, sẽ xuất thân trong dòng họ của người trung thành Áp-ra-ham (Sáng-thế Ký 3:15; 12:3; 22:17, 18). Sáng-thế Ký cũng mô tả từng chi tiết các biến cố xảy ra trong đời sống của các tộc trưởng Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và Giô-sép. Gia-cốp cũng được gọi là Y-sơ-ra-ên, do đó con cháu ông được gọi là người Y-sơ-ra-ên. Sự tường thuật hào hứng này giúp chúng ta có một cái nhìn sâu xa về ý định của Đức Chúa Trời.

4. a) Các sách từ Xuất Ê-díp-tô Ký đến Phục-truyền Luật-lệ Ký tường thuật những gì, và có lợi ích gì cho chúng ta ngày nay? (Phục-truyền Luật-lệ Ký 32:46, 47). b) Các sách này gồm có những luật pháp nào, và có ảnh hưởng gì đối với nhân loại?

4 Bốn quyển sách kế tiếp tường thuật những biến cố xảy ra trong đời của Môi-se, kể cả sự giải thoát kỳ diệu của người Y-sơ-ra-ên tại Biển Đỏ và thái độ của dân sự trong nhiều cuộc thử thách, các điều này được ghi lại để cảnh cáo chúng ta ngày nay. Các sách này cũng gồm Mười Điều Răn và những luật pháp khác đã giúp ích loài người rất nhiều; nhiều luật lệ đã được Môi-se lặp lại và bổ túc thêm trong Phục-truyền Luật-lệ Ký.

CÁC SÁCH SỬ KÝ SAU ĐÓ

5. Mười hai sách kế tiếp tường thuật những biến cố nào?

5 Sau đó là mười hai “sách nhỏ” từ Giô-suê đến Ê-xơ-tê, hợp thành hơn một phần tư cuốn Kinh-thánh. Đó là lịch sử của dân tộc Y-sơ-ra-ên được Đức Chúa Trời chọn, và kéo dài hơn một ngàn năm, kể từ năm 1473 trước công nguyên, khi người kế vị Môi-se là Giô-suê dẫn họ qua sông Giô-đanh để vào Đất Hứa, cho đến khoảng năm 443 trước công nguyên. Các biến cố xảy ra thật sự trong đời sống được kể lại trong các trang giấy này khiến người đọc sẽ cảm thấy hứng thú và học hỏi được nhiều điều. Khi quan sát cách Đức Chúa Trời đối xử với loài người trong thời Kinh-thánh được viết ra, ngày nay chúng ta có thể biết cách mà chúng ta có thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời hầu nhận lãnh ân phước của Ngài trong đời sống chúng ta.

6. Sách Giô-suê, Các Quan Xét và Ru-tơ cho thấy hình ảnh chân thật nào? (Các Quan Xét 2:7, 11, 20-22).

6 Các sách Giô-suê, Các Quan Xét và Ru-tơ nói về khoảng thời gian đó cho đến năm 1107 trước công nguyên và cho một hình ảnh chân thật về các ân phước và tai vạ của dân tộc Y-sơ-ra-ên, tùy theo họ vâng lời hay không vâng lời Đức Chúa Trời của họ.

7. a) Các sách từ I Sa-mu-ên cho đến Ê-xơ-tê mô tả những gì? b) Tại sao các sách này không phải chỉ là lịch sử mà thôi? (Rô-ma 15:4).

7 Lịch sử trong I Sa-mu-ên cho đến II Các Vua gồm sự thành lập vương quốc Y-sơ-ra-ên vào năm 1117 trước công nguyên và triều đại vinh quang của các vua Đa-vít và Sa-lô-môn trong thế kỷ kế tiếp. Đoạn, sách mô tả quốc gia bị chia cắt ra thành nước miền Bắc là Y-sơ-ra-ên và nước miền Nam là Giu-đa vào năm 997 trước công nguyên, và cũng nói đến các biến cố dẫn đến xứ Y-sơ-ra-ên bị tàn phá bởi dân A-si-ri vào năm 740 trước công nguyên và xứ Giu-đa bị tàn phá bởi dân Ba-by-lôn vào năm 607 trước công nguyên. Hai sách Sử-ký lập ra danh sách các gia tộc từ lúc ban đầu và lặp lại lịch sử của hai nước Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, và các sách này do E-xơ-ra là một thầy tế lễ và một nhà chép sách tài giỏi viết ra. Các sách E-xơ-ra, Nê-hê-mi và Ê-xơ-tê tường thuật các biến cố trong lịch sử Do Thái kể từ khi có lệnh của vua Si-ru xứ Phe-rơ-sơ vào năm 537 truyền trả tự do cho người Do Thái bị lưu đày tại xứ Ba-by-lôn, cho đến khoảng năm 443 trước công nguyên. Tất cả các sách này không phải chỉ là lịch sử mà thôi. Các sách đó cho những lời khuyên nhủ quý giá cho tất cả những ai yêu mến sự công bình, và hơn nữa hướng loài người đến đấng Cứu chuộc mà Đức Chúa Trời đã hứa.

CÁC SÁCH VĂN THƠ

8. Ai viết sách Gióp, và tại sao sách này quan trọng đối với chúng ta? (Gióp 2:4, 5).

8 Năm “sách nhỏ” kế đó, là các sách văn thơ, được viết vào những thời kỳ khác nhau trong lịch sử Y-sơ-ra-ên. Sách Gióp hiển nhiên đã do Môi-se viết ra khoảng cùng lúc với Ngũ thư. Sách cho thấy kẻ thù nghịch chính của Đức Chúa Trời là Sa-tan, một nhân vật thần linh; sách cho biết tại sao Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan độc ác đô hộ các việc của loài người trong một thời gian lâu như thế và cho biết rằng Đức Chúa Trời ban thưởng những người giữ sự trung thành đối với Ngài mặc dầu bị Sa-tan sỉ nhục và bắt bớ.

9. a) Ai viết phần lớn sách Thi-thiên, và nội dung sách này có gì? b) Ai viết các sách văn thơ khác, và các sách này có lợi ích cho chúng ta như thế nào? (Châm-ngôn 3:5, 6). c) Các sách này được viết ra khi nào?

9 Sách Thi-thiên gồm những lời cầu nguyện để ca ngợi và tạ ơn lòng nhân từ của Đức Chúa Trời; Đa-vít viết khoảng phân nửa sách này. Trong sách cũng có nhiều lời tiên tri về đấng Cứu chuộc mà Đức Chúa Trời đã hứa trước. Các sách Châm-ngôn, Truyền-đạo và Nhã-ca hầu hết do Sa-lô-môn là con của Đa-vít viết. Các sách này biểu lộ nhiều sự khôn ngoan thực tiễn đặc biệt quí giá để giúp chúng ta đối phó với các vấn đề khó khăn của đời sống ngày nay. Phần lớn các sách văn thơ này được viết vào thế kỷ 11 trước công nguyên. Đặc điểm các sách này là chúng chỉ cho ta biết con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự. Chữ Hê-bơ-rơ dịch là “hạnh phúc” tổng cộng được dùng cả mấy chục lần trong các sách này.

CÁC SÁCH TIÊN TRI

10. a) Nội dung các sách tiên tri có gì, và tại sao chúng ta lưu ý đến các sách đó ngày nay? (Ê-sai 2:2). b) Các sách tiên tri được viết vào khoảng thời gian nào?

10 Bạn có thích biết tương lai bạn sẽ ra sao không? Bạn có thể biết. Trong mười bảy “sách nhỏ” từ Ê-sai đến Ma-la-chi, hầu hết mang tên người viết, đều có những lời tiên tri đã được ứng nghiệm một cách đặc sắc trong quá khứ. Các sách đó cũng nói trước đến những biến cố xảy ra trong thời kỳ chúng ta ngày nay, thí dụ như sự tranh giành quyền hành giữa hai khối Dân chủ và Cộng sản trong mấy chục năm qua, nay đã gần cực điểm, và sự giải cứu của dân tộc riêng của Đức Chúa Trời trong thời “tai-nạn” lớn nhất của thế gian này (Đa-ni-ên 11:40 đến 12:1). Các sách nói đến sự phán xét của Đức Chúa Trời và địa đàng vinh quang mà tất cả những người yêu mến Ngài có thể vui hưởng. Các sách tiên tri này đều được viết trong phần sau của thời kỳ các sách lịch sử mà chúng ta đã nói qua trước đây, bắt đầu với sách của nhà tiên tri Giô-na vào khoảng năm 844 trước công nguyên và chấm dứt với lời tiên tri của Ma-la-chi vào khoảng năm 443 trước công nguyên.

BỐN SÁCH PHÚC ÂM

11. a) Khi nào “dòng-dõi” mà Đức Chúa Trời đã hứa mới xuất hiện? b) Tên và chức của ngài có nghĩa gì? c) Các sách Phúc âm nói gì về đấng Mê-si? (Ma-thi-ơ 4:17; Mác 1:14, 15; Lu-ca 7:19, 22; Giăng 21:25).

11 Sau cùng, vào năm 29 công nguyên “dòng-dõi” mà Đức Chúa Trời đã hứa trước tức đấng Cứu chuộc xuất hiện! Ngài tên là Giê-su Christ, tên “Giê-su” có nghĩa là “sự cứu rỗi của Đức Giê-hô-va” và tước hiệu “Christ” có nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Giê-hô-va Đức Chúa Trời giao phó cho Giê-su nhiệm vụ cứu chuộc bằng cách xức dầu ngài—không phải bằng một thứ dầu thơm như theo phong tục đời xưa khi phong vương, nhưng bằng chính thánh linh đầy quyền năng của Ngài. Cũng nhờ sinh hoạt lực này của Đức Chúa Trời mà các người viết Kinh-thánh nhận quyền phép để ghi chép “lời” của Ngài. Các “sách nhỏ” Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng mô tả từ nhiều khía cạnh khác nhau các công việc và sự rao giảng của Chúa Giê-su, cái chết đau đớn và sự sống lại của ngài và cho thấy làm sao ngài làm ứng nghiệm nhiều lời tiên tri nhận diện ngài là đấng Cứu chuộc trong Kinh-thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ.

12. a) Các sách Phúc-âm được viết ra khi nào, và bằng thứ tiếng nào? b) Tại sao chúng ta nên tỏ ra biết ơn Đức Chúa Trời về “tin mừng” này? (II Cô-rinh-tô 9:15).

12 Ma-thi-ơ tường thuật đời sống của Chúa Giê-su mới đầu trong tiếng Hê-bơ-rơ vào khoảng năm 41 công nguyên và sau đó dịch ra tiếng Hy Lạp. Mác và Lu-ca viết sách của họ trước khi thành Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt lần thứ hai vào năm 70 công nguyên. Giăng viết sách của ông vào khoảng năm 98 công nguyên. Tất cả các sách Phúc âm này đều được viết bằng tiếng Hy Lạp phổ thông, là ngôn ngữ quốc tế thời bấy giờ và chứa đựng “tin mừng” về sự cai trị của Chúa Giê-su trong Nước Trời mà nhờ đó chúng ta có thể hưởng “sự sống dư-dật” (Ma-thi-ơ 9:35; Giăng 10:10). Chúng ta nên cám ơn Đức Chúa Trời vì Ngài đã ban cho chúng ta sự sắp đặt kỳ diệu này.

SÁCH CÔNG-VỤ CÁC SỨ-ĐỒ VÀ CÁC THƯ

13. a) Sách Công-vụ các Sứ-đồ mô tả những gì? b) Ai viết sách Công-vụ các Sứ-đồ, và sách nói về khoảng thời gian nào?

13 “Sách nhỏ” mang tên “Công-vụ các Sứ-đồ” mô tả trước hết việc Chúa Giê-su lên trời sau khi được sống lại và việc ngài tổ chức hội thánh gồm những tín đồ đấng Christ cũng được Đức Chúa Trời xức dầu bằng thánh linh và ban cho quyền lực. Kế đó sách này nói về lòng nhiệt thành của tín đồ đấng Christ trong thế kỷ thứ nhất trong công việc rao giảng tin mừng khắp thế gian thời bấy giờ, đặc biệt mô tả công việc rao giảng của hai sứ đồ Phi-e-rơ và Phao-lô. Lu-ca, một y sĩ và bạn đồng hành của Phao-lô, đã biên soạn sự tường thuật sống động này nói về khoảng thời gian từ năm 33 đến khoảng năm 61 công nguyên.

14. a) Ai viết 21 lá thư trong Kinh-thánh phần tiếng Hy Lạp? b) Nội dung các lá thư này có gì, và tại sao ngày nay chúng ta nên chú ý đến các lá thư đó? (I Ti-mô-thê 4:15, 16).

14 Từ Rô-ma cho đến Giu-đe là hai mươi mốt bức thư khuyên bảo và khuyến khích, mười bốn bức thư đầu do Phao-lô viết và phần còn lại do các sứ đồ khác và môn đồ của Chúa Giê-su viết ra. Các “sách nhỏ” này nói lên với lòng tin cậy về niềm hy vọng nơi sự sống lại và khuyến khích những người yêu mến Đức Chúa Trời nên làm việc lành và hăng hái làm theo ý muốn của Ngài. Các sách đó cũng lưu ý đến sự ứng nghiệm của nhiều lời tiên tri. Các thư của Phao-lô mang tên hội thánh hay những người mà ông viết cho. Kế đó, kể từ Gia-cơ trở đi, các thư mang tên người viết.

SÁCH KHẢI-HUYỀN

15. a) Ai viết “Khải-huyền”, ở đâu và khi nào, và nội dung sách có gì? (Khải-huyền 1:1-3). b) Sách nói gì về sự “khốn-khổ” hiện tại và về các biến cố trong tương lai?

15 Cuốn sách tiên tri cuối cùng này do Giăng viết vào khoảng năm 96 công nguyên khi ông bị tù đày trên đảo Bát-mô; sách này ghi chép một loạt sự hiện thấy do Đức Chúa Trời ban cho từ trên trời qua trung gian của Chúa Giê-su được vinh hiển. Sách này dùng nhiều từ ngữ tượng trưng và cho biết các thông điệp phán xét của Đức Chúa Trời. Sách nói tại sao các dân trên đất phải chịu đựng nhiều sự “khốn-nạn [khổ, NW]” và làm thế nào Đức Chúa Trời và đấng Christ của Ngài sẽ giải thoát nhân loại khỏi mọi kẻ thù nghịch—tôn giáo, chính trị, quân sự và ma quỉ—để dọn đường cho sự cai trị một ngàn năm của đấng Christ trong sự hòa bình trên khắp đất (Khải-huyền 12:12).

16. “Sách nhỏ” cuối cùng của Kinh-thánh cho thấy sự ứng nghiệm vinh quang của Sáng-thế Ký 3:15 như thế nào?

16 Như vậy, “sách nhỏ” cuối cùng của Kinh-thánh cho thấy làm thế nào lời hứa của Đức Chúa Trời mô tả trong sách đầu tiên là Sáng-thế Ký về một đấng Cứu chuộc loài người sẽ được ứng nghiệm một cách vinh quang và làm sao “chính Đức Chúa Trời...sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng” (Khải-huyền 21:3, 4). Thật vậy, đây là một “tin mừng” cho tất cả chúng ta ngày nay!

[Câu hỏi thảo luận]

[Biểu đồ/​Bảng thống kê nơi trang 21]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

4.000 NĂM ĐẦU TIÊN CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

(Hầu hết căn cứ trên sự ghi chép của Kinh-thánh; năm trong ngoặc chỉ thời gian phỏng định)

ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI NĂM BIẾN CỐ

TCN

A-đam được tạo ra 4026 Sự phản nghịch; Đức Chúa Trời hứa “dòng-dõi”

Đức Chúa Trời “tiếp” Hê-nóc 3039 Hê-nóc nói tiên tri về sự phán xét

Nô-ê 600 tuổi 2370 Nước Lụt khắp đất bắt đầu

(2189) Lộn xộn các tiếng tại Ba-bên

Áp-ra-ham sanh ra 2018

1943 Đức Chúa Trời hứa về “dòng-dõi”

của Áp-ra-ham

Y-sác sanh ra 1918

1913 “Dòng-dõi” được hứa qua Y-sác

Gia-cốp sanh ra 1858

1781 “Dòng-dõi” được hứa qua Gia-cốp

Giô-sép sanh ra 1767

Gia-cốp chết 1711 Gia-cốp tiên tri “dòng-dõi” sẽ

đến từ chi phái Giu-đa

Gióp giữ sự trung thành (1613) Đức Chúa Trời lật ngược sự

thách đố của Sa-tan

Môi-se bắt đầu viết 1513 Đức Chúa Trời giải thoát

Kinh-thánh Y-sơ-ra-ên khỏi Ê-díp-tô

Môi-se chết 1473 Giô-suê dẫn dân Y-sơ-ra-ên

vào Đất Hứa

Đa-vít lên làm vua 1077 [“Dòng-dõi” hứa sẽ qua vua Đa-vít

thuộc chi phái Giu-đa]

Sa-lô-môn lên làm 1037

vua

Sa-lô-môn chết 997 Nước chia làm hai: Y-sơ-ra-ên

và Giu-đa

Ê-sai nói tiên tri (778)

Ê-xê-chia làm vua 745

Giu-đa

740 A-si-ri hủy diệt xứ 10 chi

phái Y-sơ-ra-ên

Giê-rê-mi nói tiên tri 647

Ê-xê-chi-ên nói tiên tri 613

607 Ba-by-lôn tàn phá xứ Giu-đa

Đa-ni-ên nói tiên tri 605

537 Si-ru xứ Phe-rơ-sơ cho người

Do Thái trở về Đất Hứa

Ma-la-chi chấm dứt sự (443) Kinh-thánh phần tiếng

tiên tri Hê-bơ-rơ hoàn thành

332 Hy Lạp cai trị xứ Giu-đê

63 La Mã bắt đầu cai trị Giê-ru-sa-lem

[Biểu đồ/​Bảng thống kê nơi trang 26]

(Để có thông tin đầy đủ, xin xem ấn phẩm)

CÁC BIẾN CỐ LỊCH SỬ, QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI

(Căn cứ trên Kinh-thánh và sách sử thế tục và lời tiên tri đang được ứng nghiệm; năm trong ngoặc chỉ thời gian phỏng định)

NĂM

TCN

Giê-su sanh ra 2 Từ dòng dõi của Áp-ra-ham, Đa-vít

NĂM

CN

Giê-su được xức dầu 29 Giê-su trở thành “dòng-dõi”

là đấng Mê-si

Giê-su tử vì đạo 33 Môn đồ bị tản lạc

Giê-su sống lại 33 Hội thánh đấng Christ được thành lập

Phao-lô cải đạo (34)

Cọt-nây cải đạo 36

Ma-thi-ơ viết (41)

Phúc âm

Chuyến đi thứ nhất (47-48)

của Phao-lô

Chuyến đi thứ hai (49-52)

của Phao-lô

Chuyến đi thứ ba của Phao-lô (52-56)

Lu-ca viết Phúc âm (56-58)

Mác viết Phúc âm (60-65)

66 Quân La Mã bao vây Giê-ru-sa-lem,

rồi rút lui. Tín đồ đấng Christ

chạy ra khỏi thành phố

70 Quân La Mã hủy diệt Giê-ru-sa-lem

và đền thờ

Giăng viết Khải-huyền (96)

 

Giăng viết Phúc âm (98)

Sứ đồ Giăng chết (100) Không còn gì ngăn trở sự

bội đạo

325 Vua Constantine thành lập giáo

hội tự xưng theo đấng Christ

Đấng Christ lên ngôi Vua 1914 Các nước tự xưng theo đấng Christ

gây ra Thế Chiến I

Đẩy mạnh việc rao giảng 1919 Giáo hội tự xưng theo đấng Christ

Nước Trời bảo trợ Hội Quốc Liên

1939 Các nước tự xưng theo đấng

Christ gây ra Thế Chiến II

1945-1975 “Chiến tranh lạnh”; chiến tranh (Đại

Hàn, Việt Nam, Đất Thánh)

6.000 năm lịch sử loài 1975

người trên đất chấm dứt

— Các “sừng” của Liên Hiệp Quốc

tàn phá “Ba-by-lôn”

“Đám đông” sống — Đấng Christ hủy diệt các nước tại

sót Ha-ma-ghê-đôn

Đấng Christ nhốt Ma-quỉ — 1.000 năm cai trị bắt đầu

và các quỉ trong vực

[Hình nơi trang 23]

Như Vua Đa-vít, chúng ta nên cảm tạ Đức Chúa Trời về lòng nhân từ của Ngài

[Hình nơi trang 25]

Đức Chúa Trời ban cho Giê-su quyền lực để làm đấng Cứu chuộc

[Hình nơi trang 28]

Đấng Cứu chuộc mà Đức Chúa Trời hứa sẽ làm cho mọi chủng tộc được hạnh phúc trở lại