Con cái—Một trách nhiệm và một phần thưởng
Chương 7
Con cái—Một trách nhiệm và một phần thưởng
1-4. a) Có vài điểm phi thường nào về sự phát triển của một thai nhi trong tử cung? b) Sự thông hiểu những vấn đề này giúp bạn hiểu rõ hơn giá trị câu Thi-thiên 127:3 như thế nào?
SANH con cái là một viễn ảnh mang lại phấn khởi và cũng khiến nghĩ ngợi. Quả đó là việc xảy ra hằng ngày trong nhân loại. Tuy nhiên, mỗi sự sanh ra là kết quả của một diễn biến phức tạp phi thường. Khi chúng ta biết chút ít về những điều này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn tại sao người viết Thi-thiên được soi dẫn đã thốt lên: “Kìa, con-cái là cơ-nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra, bông-trái của tử-cung là một phần thưởng” (Thi-thiên 127:3). Hãy xem xét điều gì xảy ra.
2 Một tinh trùng đàn ông kết hợp với một noãn sào (hay trứng) của đàn bà. Hai tế bào đó hợp lại thành một, đoạn bắt đầu tự phân chia thành hai, hai trở thành bốn, bốn trở thành tám, cho tới khi cuối cùng tế bào đó trở thành khoảng 60.000.000.000.000 (sáu chục ngàn tỷ) tế bào trong một người trưởng thành! Ban đầu tất cả những tế bào mới đó đều giống nhau, đoạn chúng bắt đầu biến thành những loại khác nhau—tế bào xương, tế bào bắp thịt, tế bào não, tế bào gan, tế bào mắt, tế bào da, v.v...
3 Người ta đã khám phá ra một số những huyền bí
của sự sanh dục và sự phân hóa tế bào, nhưng hãy còn rất nhiều điều chưa hiểu nổi. Điều gì khiến cho tế bào nguyên thủy đó bắt đầu tự phân chia? Khi sự phân chia diễn ra, điều gì làm cho những tế bào bắt đầu biến chuyển thành nhiều loại khác nhau? Điều gì khiến cho những loại khác nhau này hợp lại thành từng nhóm, mỗi nhóm có hình dạng, kích thước và nhiệm vụ giống nhau, để trở thành lá gan, cái mũi, ngón chân nhỏ xíu? Sự biến hóa này diễn ra vào thời gian đã được sắp đặt trước. Điều gì kiểm soát lịch trình đó? Vả lại, một phôi thai đang nảy nở trong bụng người mẹ là một thân thể khác biệt theo một luật di truyền riêng rẽ. Thường thì cơ thể người mẹ từ chối không nhận những phần tử lạ, như trường hợp tháp da hay tháp những bộ phận sang người khác. Nhưng tại sao cơ thể người mẹ không loại bỏ phôi thai ấy khác tính di truyền, nhưng lại nuôi dưỡng nó trong khoảng 280 ngày?4 Tất cả diễn biến phi thường này xảy ra theo một lịch trình do Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã sắp đặt trong một tế bào do một tinh trùng và một noãn sào hợp thành. Người viết Thi-thiên hiểu rõ điều này khi nói về Đấng Tạo hóa: “Mắt Chúa đã thấy thể-chất vô-hình của tôi; Số các ngày đã định cho tôi, Đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy” (Thi-thiên 139:16).
PHÁT TRIỂN VÀ SANH RA
5-8. Từ khi người mẹ có thai từ khoảng giữa tuần lễ thứ tư cho tới lúc sanh con, đứa bé trải qua những sự gì xảy ra trong tử cung?
5 Phôi thai phát triển nhanh chóng. Vào khoảng tuần lễ thứ tư nó có một bộ óc, một thần kinh hệ và một hệ thống tuần hoàn với một quả tim để bơm máu qua những mạch máu đã được thành hình. Máu được biến chế trong một cái màng noãn hoàng (yolk sac) trong sáu tuần lễ; rồi sau đó lá gan tiếp tục nhiệm vụ này, và cuối cùng thì tủy xương tiếp
tục công việc. Vào tuần lễ thứ năm, cánh tay và bắp chân bắt đầu thành hình; khoảng hơn ba tuần lễ nữa ngón tay và ngón chân xuất hiện. Cuối tuần lễ thứ bảy, những bắp thịt chính, cùng với mắt, tai, mũi và miệng được thành hình.6 Người viết Thi-thiên tiếp tục khi nói với Giê-hô-va Đức Chúa Trời: “Khi tôi được dựng-nên trong nơi kín...thì xương-cốt tôi không giấu được Chúa” (Thi-thiên 139:15). Vào tuần lễ thứ chín, sụn biến thành xương và bộ xương được thành hình và bây giờ thai nhi đang phát triển được gọi là bào thai thay vì phôi thai. “Chính Chúa nắn nên thận tôi” (Thi-thiên 139:13). Tiến trình kỳ diệu này diễn tiến và hiện ra trong tháng thứ tư, và bây giờ thận bắt đầu lọc máu.
7 Lúc này thai nhi đang phát triển cử động và uốn mình, và khi nó có cảm giác nhột nhạt thì co ngón tay hay ngón chân lại hoặc động đậy bàn tay hay bàn chân. Nó có thể nắm vật gì giữa ngón tay cái và các ngón tay khác và mút ngón cái để luyện tập những bắp thịt mà sau này nó sẽ dùng để bú vú mẹ. Nó có thể nấc cục, và người mẹ cảm thấy nó tập nhẩy lên. Vào tháng thứ sáu nhiều cơ quan gần hoàn thành. Lỗ mũi mở ra, lông mày xuất hiện, rồi hai mắt mở ra và các tai sẽ hoạt động, đến đỗi ngay cả khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn.
8 Sau 40 tuần lễ, sự đau đẻ bắt đầu. Những bắp thịt tử cung người mẹ co thắt lại và thai nhi từ từ đi ra ngoài. Trong giai đoạn này cái đầu của nó thường bị bóp méo; nhưng vì những xương sọ chưa dính liền với nhau, nên sau khi ra ngoài, cái đầu lấy lại hình dạng bình thường. Từ trước đến giờ người mẹ đã làm mọi điều cho đứa bé: cung cấp dưỡng khí, thức ăn cho nó, che chở nó, cho nó hơi ấm và cũng loại bỏ cặn bã của thức ăn. Giờ đây em bé phải
tự làm mọi việc đó, một cách nhanh chóng, nếu không nó sẽ chết.9. Những sự thay đổi gì phải xảy ra nhanh chóng hầu cho đứa bé có thể sống bên ngoài tử cung?
9 Nó phải bắt đầu thở để cho buồng phổi mang dưỡng khí vào trong máu. Nhưng để làm việc này một biến chuyển toàn diện khác phải xảy ra tức khắc: lộ trình tuần hoàn máu phải thay đổi! Khi bào thai còn ở trong bụng mẹ, có một cái lỗ ở vách ngăn của tim, vách ngăn đó chia nửa tim bên phải và nửa tim bên trái ra, ngăn cản không cho phần lớn máu của thai nhi chảy vào phổi. Một số ít máu chảy qua phổi phải đi theo một mạch máu to. Trong tử cung, chỉ có khoảng 10% máu thai nhi chảy vào phổi mà thôi. Sau khi sanh ra, mọi việc phải thay đổi, và ngay lập tức! Để hoàn tất điều này, chỉ trong vài giây sau khi sanh ra, cái mạch to đi vòng qua phổi thắt lại, và bây giờ máu chuyển hướng, chảy qua phổi. Trong khi đó cái lỗ trong vách ngăn của tim đóng lại, và tất cả máu được bơm từ phía bên phải của tim bây giờ chảy qua phổi để nhận dưỡng khí. Đứa bé thở, máu nhận dưỡng khí; nhiều sự thay đổi tự động xảy ra và đứa bé sống! Người viết Thi-thiên tóm tắt một cách tuyệt đẹp: “Chúa dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi. Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ-lùng” (Thi-thiên 139:13, 14).
10. Xem xét sự phát triển kỳ diệu của một đứa bé trong tử cung người mẹ, các cha mẹ nên có cảm nghĩ gì về con cái họ?
10 Các cha mẹ nên tỏ lòng biết ơn thật nhiều về món quà này đến từ Đức Giê-hô-va! Khả năng sanh ra một người, một đứa trẻ, sản phẩm chung của hai người nhưng khác biệt với cả hai! Quả thật, đó là “một cơ-nghiệp bởi Đức Giê-hô-va”!
HÃY CHĂM SÓC “CƠ-NGHIỆP” ĐÓ!
11. Những ai muốn lập gia đình cần phải tự đặt những câu hỏi gì, và tại sao?
11 Không phải chỉ vì lý do đạo đức thuần túy đã
khiến Giê-hô-va Đức Chúa Trời đặt ra luật pháp hạn chế chỉ có vợ chồng mới được phép giao hợp với nhau. Ngài cũng nghĩ đến những con trẻ nữa. Một đứa trẻ cần có cha mẹ biết yêu thương nhau và cũng yêu thương và quí mến con cái họ. Trẻ sơ sinh cần có sự ấm cúng và an toàn của mái gia đình, và cũng cần phải có cha mẹ biết quí mến nó và tạo cho nó một môi trường cần thiết để lớn lên và phát triển nhân cách. Cặp vợ chồng nào muốn có con nên tự hỏi: Mình có thật sự muốn có con không? Mình có khả năng cho nó mọi điều nó cần không? ngoài nhu cầu vật chất, còn cả về tình cảm và thiêng liêng nữa? Mình sẽ dạy dỗ nó hẳn hoi, làm gương tốt cho nó theo không? Mình có sẵn sàng gánh lấy trách nhiệm làm cha mẹ và bằng lòng hy sinh vì con cái không? Lúc chúng ta còn nhỏ, có lẽ chúng ta đã có cảm tưởng bị cha mẹ gò bó, nhưng khi chính chúng ta trở thành cha mẹ, chúng ta mới nhận ra việc nuôi con quả là một công trình đòi hỏi rất nhiều thì giờ! Tuy nhiên, với trách nhiệm làm cha mẹ chúng ta cũng có thể có nhiều niềm vui lớn.12-14. Khi một người đàn bà có thai, bà có thể góp phần thế nào vào sự phát triển tốt về sức khỏe của đứa bé bằng cách: a) ăn uống? b) kiêng cử rượu, thuốc lá, các loại ma túy? c) kiềm chế những cảm xúc?
12 Bây giờ bạn đã quyết định có con—dù chính bạn quyết định hoặc hoàn cảnh sinh lý quyết định hộ bạn. Hỡi người làm vợ, bây giờ bạn mang thai. Bạn phải bắt đầu chăm sóc cho “cơ-nghiệp bởi Đức Giê-hô-va”. Bạn phải ăn vài thứ, và phải tránh hay giới hạn những thứ khác. Ăn thức ăn có nhiều chất sắt * là quan trọng, vì trong tử cung thai nhi phải dự trữ đủ sắt để sống cho đến sáu tháng sau khi sanh ra. Bạn cần uống sữa nhiều hơn (ăn “phó mát” cũng tốt) để cung cấp vôi giúp cho thai nhi cấu tạo xương cốt. Cũng nên ăn đồ ăn chứa hydrat carbon * có chừng mực để tránh lên cân quá đáng. Thật thế, có lẽ bạn ăn cho hai người, nhưng một trong hai người thì rất nhỏ, nhỏ xíu!
13 Tùy lối sống của bạn, có những yếu tố cần hoặc không cần được lưu ý đến. Khi người mẹ uống rượu, bào thai sẽ hấp thụ chất rượu, vậy cần nên thận trọng, vì nếu uống rượu quá độ bào thai sẽ bị bệnh ngu đần và chậm lớn. Một số hài nhi bị say rượu lúc mới sanh ra vì mẹ chúng thường uống rượu quá độ. Hút thuốc lá cũng khiến chất nhựa ni-cô-tin vào dòng máu của bào thai, và biến dưỡng khí trong máu thành thán khí. Vì thế, sức khỏe của đứa bé có thể bị nguy hại không cứu vãn được ngay từ trước khi sanh ra. Những người đàn bà hút thuốc trong khi có thai thường bị sẩy thai hay sanh con bị chết hơn những đàn bà không hút thuốc lá. Người mẹ nghiện ma túy có thể đẻ con ra cũng nghiện ma túy khi sanh ra, và ngay cả nhiều loại thuốc dù không chứa ma túy cũng nguy hiểm, có thể khiến đứa bé bị tật nguyền. Người ta ngờ rằng ngay cả việc uống cà phê quá độ dường như cũng có hại.
14 Ngoài ra, xúc động mạnh nơi người mẹ có thể làm cho bà sản xuất kích thích tố bất thường và do đó bào thai bị kích thích quá độ, và khi sanh đứa bé sẽ khó yên tịnh và dễ bực bội. Đứa bé lớn lên, được “che-giấu trong bụng của mẹ nó”, nhưng nghĩ rằng nó hoàn toàn cách biệt với thế giới xung quanh là sai. Nó có thể chịu ảnh hưởng qua mẹ nó; mẹ nó là mối liên lạc duy nhất với thế giới bên ngoài, và vì thế vai trò của người mẹ rất trọng yếu, có thể “lái nó” đến sự tốt hay sự xấu. Cách bà chăm sóc mình thế nào và có phản ứng gì trong mỗi trường hợp sẽ là điều quan trọng đáng kể. Dĩ nhiên bà cần sự hợp tác của những người chung quanh bà, nhất là tình I Sa-mu-ên 4:19).
yêu thương và sự ân cần chăm sóc của chồng bà (So sánhNHỮNG VIỆC BẠN PHẢI QUYẾT ĐỊNH
15, 16. Nên làm những quyết định nào về nơi chốn và cách thức sanh đẻ?
15 Bạn sẽ sanh con bạn tại nhà thương hay tại nhà riêng của bạn? Trong vài trường hợp ít có sự lựa chọn. Nhiều nơi không có nhà thương. Tại nhiều nơi khác ít ai sanh con tại nhà, vì sợ không có người đủ kinh nghiệm để giúp đỡ, chẳng hạn không có bà mụ chuyên đỡ đẻ. Nếu có thể được, luôn luôn nên cần được một y sĩ chăm sóc trong suốt thời gian bạn mang thai vẫn là tốt hơn, để biết bạn sẽ sanh nở bình thường hay sẽ gặp nhiều khó khăn.
16 Lúc sanh nở bạn muốn chọn đánh thuốc mê hay muốn được tỉnh táo? Bạn và chồng bạn phải quyết định việc đó, sau khi đã cân nhắc lợi hại. Nếu chọn lối sanh tỉnh táo thì chồng bạn có thể tham dự vào việc hộ sanh. Đứa con sẽ được đem lại gần mẹ nó ngay. Một số người tin sanh tại nhà có nhiều điều lợi, nếu biết trước sự sanh sản sẽ không có gì khó khăn. Một số chuyên viên nghiên cứu cho rằng những đứa bé được sanh ra trong những điều kiện bình an hơn của sự sanh đẻ tự nhiên sẽ ít bị những vấn đề bệnh lý về tình cảm và tâm lý.
17-19. Các nghiên cứu tiết lộ gì về việc nên cho đứa bé ở gần với mẹ nó càng sớm càng tốt sau khi sanh?
17 Tạp chí Tâm lý học ngày nay (Psychology Today), số ra tháng 12-1977, có ghi:
“Từ nhiều thập niên các nhà tâm lý học đã biết năm đầu tiên trong đời đứa bé có thể có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển về thể chất và tinh thần về sau của nó. Nay dường như chính ngày đầu tiên của đứa bé—có thể nói ngay trong 60 phút đầu tiên của nó—là tối quan trọng. Liên lạc tình cảm giữa người mẹ và đứa bé vừa mới chớm nở, và cách người mẹ bắt đầu chăm sóc nó, là những điều đặc biệt quan trọng sau khi sanh. Những nghiên cứu gần
đây cũng cho thấy trong đời sống của nó những giờ phút đầu tiên người mẹ chọn lựa thái độ đối với đứa bé, tạo ra sự khắng khít giữa người mẹ và đứa bé, và khả năng của người mẹ nuôi dưỡng con”.18 Nếu người mẹ không bị đánh thuốc mê trong lúc sanh, đứa bé sẽ tỉnh táo, mở mắt ra, nhìn xung quanh, theo dõi mọi cử động, quay về phía có tiếng người, và đặc biệt thính tai đối với giọng nói cao bổng của người đàn bà. Người mẹ và đứa bé có thể chóng giao cảm bằng ánh mắt. Điều này dường như quan trọng, và theo vài cuộc nghiên cứu, các bà mẹ cho biết chỉ cái nhìn của đứa bé về phía họ khiến họ cảm thấy gần gũi với nó hơn. Việc đụng chạm sờ mó giữa người mẹ và đứa bé ngay sau khi sanh rất có lợi cho cả hai.
19 Những người khảo cứu xác nhận rằng những đứa bé sanh tại các nhà bảo sanh thường gặp phải khó khăn đôi khi ngay trong những giờ đầu sau khi sanh. Khi so sánh những đứa trẻ sanh tại nhà bảo sanh và lìa mẹ chúng lúc sanh ra, với những đứa khác đã được đem lại gần mẹ chúng, người ta thấy rằng một tháng sau những đứa trẻ được đem lại gần mẹ chúng ngay sau khi sanh thường mạnh khỏe hơn. Báo Tâm lý học ngày nay ghi nhận: “Rõ ràng hơn nữa, lúc lên năm tuổi, những đứa trẻ nào đã được tiếp xúc lâu dài với người mẹ thường thông minh hơn nhiều và có điểm cao hơn khi được trắc nghiệm về ngôn ngữ so với những đứa trẻ bị đem đi khỏi mẹ nó lúc mới sanh ra”.
20. Để quyết định khôn ngoan về những vấn đề này, cần phải ghi nhớ điều gì khác nữa?
20 Tuy nhiên, dù ở trong trường hợp nào, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các hoàn cảnh. Chúng ta không quên rằng tổ tiên của chúng ta đã để lại cho chúng ta sự bất toàn. Ngày nay, điều đó hẳn làm giảm thiểu sự “sanh đẻ tự nhiên” và những khuyết điểm Sáng-thế Ký 3:16; 35:16-19; 38:27-29). Khi phải quyết định, bạn hãy định đoạt tùy theo hoàn cảnh riêng của bạn và làm theo điều bạn tin là khôn ngoan nhất vào trường hợp của bạn, dù điều ấy có phù hợp với việc sanh nở “lý tưởng” do những người khác chủ trương hay không.
mà chúng ta thừa hưởng có thể gây nên những khó khăn (21, 22. Một số lợi ích về việc cho con bú sữa mẹ là gì?
21 Bạn có cho con bạn bú sữa mẹ không? Điều đó có lợi nhiều cho cả người mẹ lẫn đứa con. Sữa mẹ là một thức ăn hoàn hảo cho trẻ con, vì dễ tiêu, và bảo vệ khỏi nhiễm trùng, tránh được bệnh ruột và những bệnh về hô hấp. Trong vài ngày đầu sau khi sanh, vú của người mẹ tiết ra sữa non (colostrum), một chất lỏng màu vàng đặc biệt tốt cho đứa bé vì 1) nó ít chất béo và chất hydrat carbon, vì vậy rất dễ tiêu hóa, 2) nó có nhiều yếu tố chống nhiễm trùng hơn sữa mẹ trong những ngày sắp tới, 3) nó có ảnh hưởng nhẹ về nhuận tràng giúp việc bài tiết các tế bào, các chất nhầy và mật đã tụ lại trong ruột đứa bé trước khi sanh.
22 Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có lợi cho người mẹ, khiến bà bớt bị băng huyết vì khi đứa bé bú vú mẹ làm cho tử cung của người mẹ bị kích thích và co lại. Đứa bé bú vú mẹ cũng làm cho vú sản xuất nhiều sữa hơn và nhiều người mẹ trước sợ không đủ sữa cho con bú nay thấy rằng sữa được sản xuất dồi dào. Trong một vài trường hợp việc thường xuyên nuôi con bằng sữa mẹ có thể khiến sự rụng trứng và kinh nguyệt tái phát trở lại trễ hơn, do đó tạo ra một phương pháp ngừa thai tự nhiên. Hội Ung thư Mỹ nhận xét “những người mẹ nuôi con bằng sữa mình ít khi bị ung thư vú”. Sau hết nuôi con bằng sữa mẹ cũng tiết kiệm khá nhiều cho ngân sách gia đình!
SỰ LỚN LÊN CỦA CON TRẺ—BẠN SẼ NHẮM MŨI TÊN NHƯ THẾ NÀO?
23. Thi-thiên 127:4, 5 ám chỉ những nguyên tắc nào về việc giáo dục con trẻ?
23 “Con trai sanh trong buổi đang-thì, khác nào mũi tên nơi tay dõng-sĩ, phước cho người nào vắt nó đầy gùi mình” (Thi-thiên 127:4, 5). Giá trị của một mũi tên được xác định rõ bằng cách nó được nhắm khéo như thế nào khi nó rời khỏi cái cung. Người bắn cung cần phải nhắm kỹ lưỡng và khéo léo để bắn tên trúng đích. Cũng vậy, các bạn, là cha mẹ, phải cân nhắc khôn ngoan và cầu nguyện Đức Chúa Trời để biết cách các bạn uốn nắn con cái bạn ngay từ tuổi thơ ấu của nó; điều này rất hệ trọng. Khi vào đời không còn được cha mẹ săn sóc nữa, chàng thanh niên ấy hay cô gái ấy sẽ trở nên người trưởng thành quân bình và thành thục, được những người khác kính trọng và làm vinh hiển Đức Chúa Trời không?
24. a) Cha mẹ nên cố gắng tạo ra khung cảnh gia đình nào cho con cái họ? b) Tại sao điều này quan trọng?
24 Trước khi đứa trẻ sanh ra cần phải quyết định sẽ chăm sóc và giáo dục nó như thế nào. Cha và mẹ sẽ là cả thế giới của đứa con đầu lòng. Vậy thế giới đó sẽ như thế nào? Thế giới đó có chứng tỏ cha mẹ đã ghi vào lòng lời khuyên bảo trong Lời Đức Chúa Trời: “Phải bỏ khỏi anh em những sự cay-đắng, buồn-giận, tức-mình, kêu-rêu, mắng-nhiếc, cùng mọi điều hung-ác. Hãy ở với nhau cách nhân-từ, đầy-dẫy lòng thương-xót, tha-thứ nhau như Đức Chúa Trời tha-thứ anh em trong đấng Christ”, hay không? (Ê-phê-sô 4:31, 32). Dù sao đời sống gia đình sẽ có ảnh hưởng đến đứa trẻ. Hãy gắng tạo cho con bạn một thế giới hòa thuận và yên ổn, đầm ấm và đầy yêu thương. Đứa trẻ được yêu sẽ hấp thụ những đức tính đó và tình cảm của nó sẽ được uốn nắn tùy theo những đức tính đó. Nó sẽ cảm thấy các tình cảm của bạn, và nó sẽ làm theo gương bạn. Các định luật di truyền của Đấng Tạo hóa chúng ta khiến đứa bé phát triển một cách kỳ diệu ở trong bụng mẹ nó, nhưng bạn sẽ uốn nắn sự phát triển đó thế nào khi đứa con ra đời? Điều ấy tùy thuộc phần lớn vào khung cảnh gia đình của bạn. Chính những thừa hưởng di truyền và khung cảnh gia đình sẽ định đoạt đứa bé sẽ trở nên hạng người nào khi trưởng thành. “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa-khỏi đó” (Châm-ngôn 22:6).
25, 26. Tại sao cha mẹ nên dành nhiều thời giờ và chú ý nhiều đến con cái họ là hợp lý?
25 Chẳng một người đàn ông hay đàn bà nào có thể tạo ra được một ngọn cỏ, nhưng khi hai người hợp lại, họ có thể sanh ra một đứa con, một cá nhân vô cùng phức tạp và khác biệt với bất cứ một cá nhân nào khác trên trái đất! Thật là một kỳ công phi thường, lạ lùng đến nỗi khó tin được ngày nay nhiều người không biết tôn trọng trách nhiệm thiêng liêng đó! Người ta có thể trồng hoa, tưới hoa, phân bón hoa, nhổ sạch cỏ mọc bên cạnh hoa—cốt làm một khu vườn xinh đẹp. Há chúng ta lại không nên dành ra nhiều thời giờ hơn nữa và cố gắng nhiều hơn nữa để làm cho đứa trẻ trở nên tốt đẹp, hay sao?
26 Một cặp vợ chồng có quyền sanh con cái. Đồng thời con cái có quyền có cha mẹ; không phải chỉ với danh nghĩa mà thôi, nhưng cha mẹ thực sự. Một tín đồ đấng Christ đã dâng mình cho Đức Chúa Trời có thể dành nhiều thời giờ và năng lực để giúp người khác hiểu biết Kinh-thánh nhằm đào tạo môn đồ, nhưng không luôn luôn có kết quả. Há những tín đồ đấng Christ làm cha mẹ lại không nên dành nhiều thời giờ hơn nữa để “dùng sự sửa-phạt khuyên-bảo của Chúa mà nuôi-nấng chúng nó (con Ê-phê-sô 6:4). Nếu con trẻ được họ giáo dục để trở thành một tôi tớ tốt của Đấng Ban sự sống, Giê-hô-va Đức Chúa Trời, há họ không cảm thấy niềm vui mừng rất lớn, hay sao? Quả thật, cha mẹ của một con trai hay con gái như thế chắc chắn phải cảm thấy họ đã được phần thưởng lớn (Châm-ngôn 23:24, 25).
cái)”, hay sao? (27. Trong việc hướng dẫn sự phát triển của một đứa trẻ, tại sao cần quan tâm tới nhân cách riêng của nó?
27 Thi-thiên 128:3 ví trẻ con như cây ô-li-ve: “Vợ ngươi ở trong nhà ngươi sẽ như cây nho thạnh-mậu, con-cái ngươi ở chung-quanh bàn ngươi, khác nào những chồi ô-li-ve”. Cây cối khi nhỏ được uốn thế nào, thì lúc lớn lên sẽ như thế ấy. Một số cây mọc leo lên tường; một số khác mọc bò trên mặt đất; một số được làm cho nhỏ bé lại vì người ta thắt nút rễ cây và làm teo chúng lại, như trường hợp cây bon-sai tại Nhựt. Một ngạn ngữ xưa nhấn mạnh việc dạy con lúc còn bé sẽ uốn nắn nó khi lớn lên: “Măng uốn cong thì cây tre cũng sẽ cong”. Ở đây cần phải có quân bình. Một mặt, con trẻ cần sự hướng dẫn của cha mẹ để sống phù hợp với nề nếp đạo đức. Mặt khác, cha mẹ chớ nên cố gắng rèn luyện một nhân cách nào theo ý riêng họ mong muốn. Bạn không thể làm cho cây ô-li-ve sanh ra trái vả được. Hãy rèn luyện con bạn trong đường lối đúng nhưng chớ cố buộc nó rập theo khuôn mẫu đã định trước, kẻo nó không phát triển được nhân cách đặc biệt của nó hay không nẩy nở được năng khiếu tự nhiên thừa hưởng do di truyền. Bạn hãy dành thời giờ đầy đủ để tìm hiểu rõ đứa trẻ mà bạn đã sanh ra. Đoạn, giống như với một cây còn non và yếu ớt hãy hướng dẫn con bạn cách cương quyết để bảo vệ và hỗ trợ nó trong đường lối đúng, nhưng đồng thời dịu dàng để không cản trở sự phát triển tốt đẹp của đứa bé.
MỘT PHẦN THƯỞNG ĐẾN TỪ ĐỨC GIÊ-HÔ-VA
28. Chúng ta có thể học gì nơi sự tường thuật trong Sáng-thế Ký 33:5, 13, 14 nói về sự quan tâm của Gia-cốp đối với con trẻ?
28 Thuở xưa Gia-cốp đã quan tâm đến việc chăm sóc con cái mình. Một lần nọ có người đề nghị một cuộc hành trình mà có lẽ đi nhanh quá sức đối với các con, Gia-cốp đã nói cùng người đề nghị rằng: “Chúa biết rằng các đứa trẻ yếu lắm, và em lại mắc coi chừng chiên và bò cái đương có con bú, nếu ép đi mau chỉ trong một ngày, chắc cả bầy phải chết hết. Xin chúa hãy đi trước kẻ tôi-tớ chúa, còn tôi sẽ đi tới chậm chậm theo bước một của súc-vật đi trước và của các trẻ”. Khi gặp anh của người là Ê-sau trước đó một chút, và Ê-sau hỏi: “Các người mà em có đó là ai?” thì Gia-cốp đáp: “Ấy là con-cái mà Đức Chúa Trời đã cho kẻ tôi-tớ anh” (Sáng-thế Ký 33:5, 13, 14). Ngày nay các cha mẹ không những phải thương xót để ý đến con cái họ như Gia-cốp đã làm, nhưng cũng cần phải xem chúng như một ân huệ đến từ Đức Giê-hô-va, giống như Gia-cốp vậy. Dĩ nhiên, trước khi lập gia đình, người đàn ông nên cân nhắc kỹ lưỡng xem mình sẽ nuôi vợ con được không. Kinh-thánh khuyên: “Hãy sửa-sang công-việc ở ngoài cửa con, và sắm-sẵn tại trong ruộng con; Rồi sau hãy cất nhà của con” (Châm-ngôn 24:27). Phù hợp với lời khuyên thực tế này, người đàn ông nên chuẩn bị trước cho hôn nhân và đời sống gia đình. Sau đó, dù không định có con, nhưng nếu vợ có thụ thai, nguồn tin cũng sẽ được tiếp đón cách vui mừng, chứ không sợ hãi coi như một gánh nặng về tài chánh.
29. Tại sao vấn đề nên có con hay không là nghiêm trọng và cần phải suy xét trước?
29 Vấn đề có con cái cần phải được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, không những chỉ đối với đứa con đầu lòng mà thôi, nhưng cũng phải nghĩ đến các con thứ nữa. Cha mẹ nào nhận thấy nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục con cái của họ là công việc khó nhọc lắm không? Thế thì, vì lòng kính trọng Đấng Tạo hóa cũng như vì phẩm chất của tình yêu thương, chắc chắn họ sẽ nghĩ đến việc tự chủ để ngăn ngừa sự gia tăng sanh sản.30. a) Tại sao chúng ta có thể nói thật ra con cái thuộc về Đức Chúa Trời? b) Điều này ảnh hưởng đến quan điểm của các cha mẹ thế nào?
30 Thật ra, con cái là của ai? Theo một nghĩa nào đó, con cái là của cha mẹ. Nhưng theo một nghĩa khác, con cái thuộc về Đấng Tạo hóa. Bạn đã nhận lãnh trách nhiệm chăm sóc con cái, cũng như cha mẹ bạn đã nhận lãnh trách nhiệm chăm sóc bạn khi bạn còn nhỏ. Nhưng bạn không phải là vật sở hữu của cha mẹ bạn để họ tùy ý cư xử với bạn ra sao cũng được; và con bạn cũng chẳng phải là vật sở hữu của bạn hiểu theo nghĩa đó. Cha mẹ không thể điều khiển hay kiểm soát sự thụ thai cũng không thể điều khiển sự phát triển của thai nhi ở trong dạ con. Họ cũng không thể nhìn thấy hay hiểu một cách toàn vẹn sự diễn tiến kỳ diệu của thai nhi đó (Thi-thiên 139:13, 15; Truyền-đạo 11:5). Nếu vì do sự bất toàn người mẹ bị sẩy thai hay đứa con sanh ra bị chết, cha mẹ không thể làm cho đứa trẻ sống trở lại được. Vì thế, chúng ta cần khiêm nhường nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời là Đấng Ban sự sống cho tất cả chúng ta và chúng ta thuộc về Ngài: “Đất và muôn vật trên đất, thế-gian và những kẻ ở trong đó đều thuộc về Đức Giê-hô-va” (Thi-thiên 24:1).
31, 32. a) Cha mẹ có trách nhiệm gì trước mặt Đức Chúa Trời? b) Đảm đương thích đáng trách nhiệm đó mang lại kết quả nào?
31 Bạn chịu trách nhiệm về con cái mà bạn sanh ra và bạn phải khai trình với Đấng Tạo hóa về cách bạn nuôi nấng chúng. Ngài đã tạo ra trái đất hầu cho dân ở, và ban cho tổ tiên của nhân loại chúng ta khả năng sinh sản để hoàn thành ý định đó. Việc họ cãi lại Ngài đã khiến họ đứng về phía Kẻ Phản nghịch Châm-ngôn 27:11 nói: “Hỡi con, khá khôn-ngoan và làm vui lòng cha, để cha có thế đáp lại cùng kẻ nào sỉ-nhục cha”.
(Sa-tan) đã thách đố uy quyền tối thượng chính đáng của Đức Chúa Trời trên các tạo vật trong gia đình của Ngài ở trên trời và dưới đất. Hãy nuôi nấng con cái của bạn sao cho khi lớn lên chúng trở nên những người trung thành với Đấng Tạo hóa, bạn và gia đình bạn sẽ có thể chứng tỏ rằng Kẻ Phản nghịch (Sa-tan) là gian dối và Giê-hô-va Đức Chúa Trời là thật.32 Một khi đã làm tròn bổn phận của bạn đối với con cái bạn cùng trách nhiệm của bạn đối với Đức Chúa Trời, bạn có thể có cảm giác đã thành công rực rỡ trong đời sống bạn. Bạn sẽ vui mừng tán thành ý nghĩa sâu sắc trong Thi-thiên 127:3: “Bông-trái của tử-cung là một phần thưởng”.
[Chú thích]
^ đ. 12 Chẳng hạn như thịt, rau màu xanh và rau màu vàng.
^ đ. 12 Gồm có thức ăn chứa bột và khá nhiều đường.
[Câu hỏi thảo luận]
[Hình nơi trang 93]
Sự gần gũi bây giờ tránh được hố sâu ngăn cách giữa hai thế hệ sau này.