Giá trị của kỷ luật trong tình yêu thương
Chương 10
Giá trị của kỷ luật trong tình yêu thương
1. Cần phải làm gì để trẻ con học biết vâng lời?
TRẺ CON không phải tự nhiên biết vâng lời, biết yêu thương, biết phép lịch sự, nhưng phải được uốn nắn và dạy dỗ nhờ gương mẫu và kỷ luật.
2. Quan điểm của nhiều nhà tâm lý học về con trẻ đi ngược với lời khuyên bảo của Kinh-thánh như thế nào?
2 Nhiều nhà tâm lý học về con trẻ cho rằng: “Chớ động đến con trẻ”; một người còn nói: “Hỡi các bà mẹ, các bà có nhận thấy rằng mỗi khi bà đánh đòn con bà là bà chứng tỏ bà ghét nó không?” Nhưng Đức Chúa Trời nói qua Lời của Ngài: “Người nào kiêng roi-vọt ghét con trai mình, song ai thương con ắt cần lo sửa-trị nó” (Châm-ngôn 13:24). Cách đây vài chục năm, đặc biệt trong các quốc gia Tây Âu, nhiều sách giáo dục con trẻ với những học thuyết có tính cách dung túng được tung ra thị trường. Các nhà tâm lý học nói kỷ luật sẽ cản trở và làm nghẹt ngòi sự phát triển của đứa trẻ; họ tỏ ra ghê sợ khi nghĩ đến việc đánh đòn đứa bé. Những học thuyết của họ đi nghịch lại với lời khuyên của Giê-hô-va Đức Chúa Trời; Lời của Ngài nói “gieo giống gì thì sẽ gặt giống ấy” (Ga-la-ti 6:7). Nhưng sau vài chục năm, gieo những hột giống của sự dung túng đã chứng tỏ gì?
3, 4. Sự thiếu kỷ luật trong gia đình đã mang lại những kết quả nào và bởi vậy nhiều người nay lại chủ trương gì?
3 Mọi người đều biết là người ta gặt được đầy dẫy tội ác và thiếu nhi phạm pháp. Theo thống kê thì các
thanh thiếu niên đã phạm trên 50% tội nghiêm trọng tại nhiều nước kỹ nghệ hóa trên thế giới. Tại nhiều nước, trường học là nơi tập trung những phần tử gây lộn xộn, bạo động, chửi thề và ăn nói tục tĩu, phá hoại, đánh đập, tống tiền, đốt phá, cướp bóc, hãm hiếp, nghiện ma túy và giết người. Một xướng ngôn viên của một nghiệp đoàn giáo chức tại một quốc gia lớn đã cho rằng sự thất bại của học đường là do không dùng được kỷ luật đối với trẻ con ngay buổi ban đầu, và ông đã đổ lỗi cho sự suy sụp của gia đình và việc các cha mẹ từ chối không chịu đặt ra những tiêu chuẩn ăn ở hợp lý cho con cái họ. Để trả lời câu hỏi “Tại sao có một số phần tử trong một gia đình trở nên những kẻ gây tội ác trong khi có những người khác thì lại không?”, một bài của Bách khoa Tự điển Anh quốc (The Encyclopedia Britannica) nói: “Những phương cách kỷ luật gia đình có thể quá lỏng lẻo, hoặc quá nghiêm khắc hay quá mâu thuẫn. Những sự nghiên cứu ở Hoa-kỳ cho thấy rằng lối 70% những kẻ phạm tội ác là vì thiếu kỷ luật”.4 Những kết quả thâu lượm được đã đưa đến một sự đảo ngược ý kiến hoàn toàn nơi nhiều người và nay họ lại hướng về kỷ luật.
CÁI ROI SỬA PHẠT
5. Quan điểm của Kinh-thánh là gì về việc đánh đòn?
5 Đánh đòn có thể cứu sống đứa trẻ, vì Lời của Đức Chúa Trời nói: “Chớ tha sửa-phạt trẻ-thơ; Dầu đánh nó bằng roi-vọt, nó chẳng chết đâu. Khi con đánh nó bằng roi-vọt, Ắt giải-cứu linh-hồn nó khỏi Âm-phủ”. Rồi lại nói: “Sự ngu-dại vốn buộc vào lòng con-trẻ, Song roi răn-phạt sẽ làm cho sự ấy lìa xa nó” (Châm-ngôn 23:13, 14; 22:15). Nếu các cha mẹ chăm lo cho con cái họ, thì họ sẽ không vì yếu ớt hay vì thờ ơ miễn trừ cho chúng sự sửa phạt. Tình yêu thương sẽ thúc đẩy họ hành động một cách khôn ngoan và công bình khi cần đến.
6. Sự “sửa dạy” hay “sửa trị” bao gồm gì?
Châm-ngôn 8:33 không nói “hãy cảm thấy”, mà “hãy nghe kỷ luật và trở nên khôn ngoan” (NW). Theo II Ti-mô-thê 2:24, 25 các tín đồ đấng Christ “phải ở tử-tế với mọi người, có tài dạy-dỗ, nhịn-nhục, dùng cách mềm-mại mà sửa-dạy những kẻ chống-trả”. Chữ “sửa-dạy” ở đây được dịch ra từ tiếng Hy-lạp có nghĩa là “kỷ luật”. Cũng cùng chữ đó được dịch ra ở Hê-bơ-rơ 12:9: “Cha về phần xác sửa phạt chúng ta, mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi cha về đời sống thiêng liêng, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao?” (NW).
6 Về kỷ luật không phải chỉ có nghĩa hẹp là sửa phạt mà thôi. Kỷ luật có nghĩa căn bản là “dạy dỗ và luyện tập để giữ vững một trật tự hay một khuôn khổ nào đó”. Đó là lý do tại sao câu7. Sự sửa trị của cha mẹ mang lại những lợi ích nào?
7 Cha mẹ nào không sửa phạt con cái mình thì không có được sự kính trọng của chúng, cũng như các nhà cầm quyền sẽ bị dân chúng coi thường khi họ cho phép phạm pháp mà không có một hình phạt nào cả. Sự sửa phạt áp dụng đúng cách chứng tỏ cho đứa trẻ thấy rằng cha mẹ nó quan tâm đến nó. Sự sửa phạt góp phần làm cho một gia đình được bình an, vì “nó sanh ra bông-trái bình-an, tức sự công-bình cho những ai chịu sự rèn-luyện như vậy” (Hê-bơ-rơ 12:11). Con trẻ không vâng lời và có hạnh kiểm xấu là những nguyên nhân gây bực tức trong gia đình, và những đứa trẻ như thế không bao giờ có hạnh phúc thật sự dù đối với chính chúng nữa. “Hãy sửa phạt con ngươi, thì nó sẽ ban sự an tịnh cho ngươi, và làm cho linh hồn ngươi được khoái lạc” (Châm-ngôn 29:17, NW). Đứa trẻ được sửa dạy nghiêm khắc nhưng với lòng yêu thương có thể thay đổi để có một thái độ mới, một sự bắt đầu mới, và thường sẽ tỏ ra dễ chịu hơn. Đúng thế, kỷ luật “sanh bông-trái bình-an”.
8. Cha mẹ có thể sửa trị con cái trong tình yêu thương như thế nào?
Hê-bơ-rơ 12:6). Các cha mẹ thật sự quan tâm đến hạnh phúc của con cái họ cũng làm vậy: Việc sửa trị cần được thi hành với tình yêu thương. Nóng giận có thể là bình thường khi một người bị chọc tức bởi một hành vi ngỗ nghịch của đứa trẻ, nhưng Kinh-thánh bảo chúng ta phải “ở tử-tế với mọi người, có tài dạy-dỗ, nhịn-nhục” (II Ti-mô-thê 2:24). Sau khi cơn giận của một người đã lắng dịu xuống, thì lỗi lầm của đứa trẻ có thể không còn vẻ quá to lớn nữa: “Sự khôn-ngoan của người khiến cho người chậm nóng giận, và người lấy làm danh-dự mà bỏ qua tội-phạm” (Châm-ngôn 19:11; cũng xem Truyền-đạo 7:8, 9). Có thể có những trường hợp giảm khinh: tỷ như đứa trẻ quá mệt mỏi hay đau ốm. Có lẽ nó đã thật sự quên điều gì đó mà nó đã được dặn bảo; người lớn cũng có khi quên, phải không? Nhưng dù khi lỗi lầm không thể bỏ qua được, thì sự sửa trị không nên là một sự bột phát không kiểm soát hoặc một cái đánh chỉ cốt làm giảm sự căng thẳng về tinh thần của người cha hay mẹ. Sự sửa trị phải bao gồm sự dạy dỗ; và qua một sự nóng giận bột phát đứa trẻ học được một bài học, không phải về sự tự chủ, nhưng về sự thiếu tự chủ. Trong một trường hợp như thế, đứa trẻ sẽ không có cảm giác rằng cha mẹ quan tâm thật sự đến nó và muốn giúp dạy dỗ nó. Vậy nên, sự bình tĩnh trong khi sửa trị là tối quan trọng và góp phần vào sự bình an.
8 “Đức Giê-hô-va răn-phạt kẻ Ngài yêu” (ĐẶT NHỮNG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH
9. Theo Châm-ngôn 6:20-23 cha mẹ nên cung cấp điều gì cho con cái họ?
9 Cha mẹ phải định những phép tắc ăn ở cho con cái họ. “Hỡi con, hãy giữ lời răn-bảo của cha; chớ lìa-bỏ các phép-tắc của mẹ con. Khá ghi-tạc nó nơi lòng con luôn luôn; đeo nó nơi cổ con. Khi con đi, các lời đó sẽ dẫn-dắt con; lúc con ngủ, nó gìn-giữ con; Và khi con Châm-ngôn 6:20-23).
thức dậy, thì nó sẽ trò-chuyện với con. Vì điều-răn là một cái đèn, luật-pháp là ánh-sáng. Và sự quở-trách khuyên-dạy là con đường sự sống”. Những lời dạy dỗ của cha mẹ nhằm mục đích hướng dẫn và bảo vệ đứa con; cũng phản ảnh đến sự quan tâm của cha mẹ về hạnh phúc của đứa con (10. Điều gì có thể xảy ra khi cha mẹ không sửa phạt con cái họ?
10 Một người không làm theo lời khuyên trên sẽ phải chịu trách nhiệm. Hê-li là thầy tế lễ của dân Y-sơ-ra-ên xưa, đã để cho các con trai mình ăn ở tham lam, bất kính và vô đạo đức, ông có nói vài lời phản đối chúng đấy nhưng không thật sự ngăn cản chúng làm ác. Đức Chúa Trời đã nói: “Ta có báo trước rằng ta sẽ đoán-xét nhà người đời đời, vì người đã biết tánh-nết quái-gở của con trai mình mà không cấm” (I Sa-mu-ên 2:12-17, 22-25; 3:13). Cũng thế, nếu một người mẹ không làm bổn phận mình, bà phải chịu sự đau khổ: “Roi-vọt và sự quở-trách ban cho sự khôn-ngoan; còn con trẻ phóng-túng làm mất-cỡ cho mẹ mình” (Châm-ngôn 29:15).
11. Tại sao cần phải ấn định những giới hạn cho các đứa trẻ?
11 Các trẻ con cần có những giới hạn được ấn định cho chúng; nếu không, chúng không biết cư xử ra sao. Vậy hãy định những giới hạn cho chúng và khi con trẻ theo những giới hạn đó, chúng sẽ có cảm tưởng thuộc trong một nhóm, chúng thuộc về nhóm đó và được nhóm đó chấp nhận bởi vì chúng đã làm đúng theo các đòi hỏi của nhóm. Nếu được thả lỏng vô kỷ luật, trẻ con bị phó mặc và không biết phải xoay sở một mình. Kết quả chứng tỏ rằng các trẻ con cần những người lớn tin vững chắc nơi những giới hạn và cũng muốn chúng phải theo những giới hạn đó. Các con trẻ cần phải nhận rằng trên trái đất này, mỗi người đều phải có những giới hạn và điều đó là tốt lành và mang lại hạnh phúc. Quyền tự do chỉ có thể vui hưởng khi nào những người khác tôn trọng quyền tự do của chúng ta và chúng ta thừa nhận I Tê-sa-lô-ni-ca 4:6).
quyền tự do của họ. Ai vượt qua những giới hạn đã định thì chắc chắn có nghĩa người đó là một kẻ xâm phạm đang “làm hại anh em mình” (12. Tại sao kỷ luật tự giác lại là quan trọng, và cha mẹ có thể giúp đỡ con cái họ thế nào để phát triển điều đó?
12 Khi các con trẻ học biết rằng nếu chúng vượt qua giới hạn cho phép thì chúng sẽ bị sửa trị cách này hay cách khác, bấy giờ chúng sẽ công nhận những giới hạn ấy, và khi cha mẹ tỏ ra cương quyết hướng dẫn chúng thì chúng sẽ phát triển được sự kỷ luật tự giác rất cần thiết để sống một cuộc sống đầy thỏa nguyện. Hoặc là chúng ta tự sửa trị chính mình, hoặc là chúng ta bị sửa trị bởi một nguồn nào đó từ bên ngoài (I Cô-rinh-tô 9:25, 27). Nếu chúng ta vun trồng kỷ luật tự giác và nếu chúng ta dạy cho con cái chúng ta cũng làm theo như vậy, thì đời sống của chúng ta và con cái chúng ta sẽ được hạnh phúc hơn, thoát khỏi những cảnh phiền toái và buồn rầu.
13. Các cha mẹ phải nhớ những yếu tố quan trọng nào khi họ đặt những qui tắc về cách ăn ở tốt cho con cái họ?
13 Đối với các con trẻ, những phép tắc ăn ở và những giới hạn cần phải rõ ràng, hợp lý và nhân từ, cho phép ít nhiều khoan dung. Đừng nên đòi hỏi quá nhiều hay quá ít nơi chúng. Hãy nhớ đến tuổi tác của chúng, vì chúng sẽ hành động tùy theo mức tuổi. Đừng nên chờ đợi chúng hành động giống như người lớn. Một sứ đồ đã nói khi ông còn con trẻ ông hành động giống như con trẻ (I Cô-rinh-tô 13:11). Nhưng một khi những phép tắc hợp lý đã được thiết lập và con cái bạn hiểu rõ ràng rồi, hãy áp dụng nhanh chóng và không thay đổi. “Song ngươi phải nói rằng: phải, phải; không, không” (Ma-thi-ơ 5:37). Con cái rất ưa thích các cha mẹ hành động theo lời hứa, vững vàng không thay đổi và hợp lý (chứ không phải tùy hứng), vì như thế chúng cảm thấy có sức mạnh của cha mẹ làm hậu thuẫn cho chúng và chúng có thể dựa vào đó để nhờ sự giúp đỡ khi gặp những vấn đề khó khăn đến với chúng. Nếu cha mẹ chúng tỏ ra công bình và tích cực khi sửa trị những lầm lỗi chúng thì con cái có cảm giác an toàn và ổn định. Trẻ con rất thích biết rõ hành động chúng đúng hay sai, và với những cha mẹ như thế chúng biết rõ lắm.
14. Tại sao sự cương nghị là quan trọng khi con cái không đáp lại sự hướng dẫn của cha mẹ?
14 Cha mẹ cần tỏ ra cương nghị khi một đứa trẻ tỏ ý không muốn theo một mệnh lệnh nào của cha mẹ. Một số cha mẹ dùng đến những biện pháp dọa nạt bằng hình phạt, hoặc lao vào những cuộc tranh luận chẳng có hiệu quả gì cả với đứa trẻ hay lại muốn mua chuộc (hối lộ) đứa trẻ để khiến nó làm theo lệnh. Thường thường chỉ cần tỏ ra cương quyết và nói với đứa trẻ với giọng cứng rắn rằng nó phải làm và phải làm ngay lập tức. Nếu một đứa trẻ sắp bước tới trước một chiếc xe hơi đang chạy tới, cha mẹ chắc hẳn sẽ biết cách bảo nó phải làm gì bằng những lời nói rõ ràng và chắc chắn. Một số nhà nghiên cứu về vấn đề con trẻ cho biết: “Hầu hết các cha mẹ đều bảo được cho con cái phải đi học... phải đánh răng, không được trèo lên mái nhà, phải tắm rửa, v.v...Các con trẻ lắm khi phản kháng; tuy thế, chúng vẫn làm theo bởi vì chúng biết được rằng cha mẹ chúng không nói rỡn về những việc đó”. Bạn chỉ có thể chờ đợi con cái của bạn sẽ “ghi-tạc những lời răn-bảo và những phép-tắc của bạn vào lòng nó luôn luôn” nếu bạn thường xuyên thi hành kỷ luật đúng phép (Châm-ngôn 6:21).
15. Khi cha mẹ áp dụng những phép tắc cách tùy hứng và theo ý thích riêng, thì các con trẻ có thể bị ảnh hưởng như thế nào?
15 Nhưng khi cha mẹ chỉ thỉnh thoảng thi hành kỷ luật trên con cái tùy theo hứng hay tùy theo ý thích riêng, hoặc khi sự sửa phạt chậm trễ chần chờ mãi đối với đứa trẻ không vâng lời, thì con cái như được khuyến khích làm điều quấy để thử xem chúng có thể đi xa đến độ nào và có thể thoát khỏi bị trừng phạt Truyền-đạo 8:11). Vì vậy, hãy thẳng thắn nói điều bạn muốn nói và hành động đúng theo lời bạn đã nói. Con của bạn sẽ nhận biết điều ấy và sẽ hiểu rằng hờn dỗi, cãi lại hay hành động ám chỉ bạn tàn nhẫn với nó hay thiếu tình yêu thương đều không có lợi ích chi cả.
đến mức nào. Khi sự trừng phạt có vẻ chậm trễ, con trẻ cũng giống như người lớn là chúng sẽ trở nên càng ngày càng liều lĩnh hơn trong việc làm ác. “Bởi chẳng thi-hành ngay án phạt những việc ác, nên lòng con loài người chuyên làm điều ác” (16. Cha mẹ cần phải làm gì để tránh cho ra những lệnh thiếu khôn ngoan hay vô lý?
16 Như vậy, bạn cần phải suy nghĩ kỹ trước khi nói ra. Đặt ra luật lệ hay ra lệnh một cách hấp tấp vội vàng thường thiếu khôn ngoan hay ít hợp lý. “Người nào cũng phải chậm nói, chậm giận” (Gia-cơ 1:19). Nếu sự sửa trị không được công bình và hợp lý, cảm giác công bình tự nhiên mà trẻ con vốn có sẽ làm chúng tức giận và cảm thấy uất ức.
HÃY GIỮ SỰ GIẢI TRÍ TRONG VÒNG KIỂM SOÁT
17. Con trẻ nên hiểu rõ quan điểm gì về công việc và sự vui chơi?
17 Vui chơi là một phần tự nhiên của đời sống con trẻ (Xa-cha-ri 8:5). Cha mẹ phải công nhận điều này trong khi dần dần dạy dỗ cho đứa trẻ ưa thích làm việc và tập cho chúng có tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, khi giao cho đứa trẻ làm bất cứ những công việc lặt vặt nào, thường nên nhấn mạnh cho nó biết là phải làm việc trước đã rồi mới đến vui chơi sau.
18. Bè bạn có thể ảnh hưởng thế nào trên con trẻ?
18 Vài đứa trẻ được cho đi chơi bên ngoài quá nhiều thành ra gần như là người xa lạ trong gia đình, vì chúng quen đi tìm kiếm sự vui chơi ngoài đường phố. Nếu các bạn bè của chúng xấu, thì ảnh hưởng sẽ xấu (I Cô-rinh-tô 15:33). Tất nhiên, ít nhiều giao thiệp bên ngoài gia đình cũng là việc có ích lợi cho nó vì để tập hiểu người khác. Nhưng nếu đứa trẻ giao du quá nhiều với những người bên ngoài hay nếu không có sự kiểm soát của cha mẹ, thì ảnh hưởng gia đình sẽ trở nên yếu đi hoặc có thể đi đến chỗ tan mất nữa.
19. Cha mẹ nên xem xét những điều gì để thấy họ có cố gắng tạo một gia đình hấp dẫn cho con cái họ không?
19 Cùng với sự áp dụng kỷ luật để sửa trị con trẻ, các cha mẹ cũng nên tự hỏi họ có thể làm gì để xây dựng một gia đình hấp dẫn hơn đối với các con cái, và họ có dành đủ thời giờ cho chúng hay không, không những chỉ để dạy dỗ và sửa trị, mà cũng còn để làm bạn và chuyện trò với chúng nữa. Bạn thường có “quá bận rộn” để không còn thời giờ cho con cái và chơi đùa với chúng không? Khi để lỡ những điều đó thì sẽ không bao giờ lại có những cơ hội để làm việc này việc nọ với đứa con nữa. Thời gian như con đường một chiều; và đứa trẻ không luôn luôn đứng một chỗ, song nó tiếp tục lớn lên và thay đổi. Năm tháng trôi qua, và dù cho dường như mới ngày hôm qua con trai bạn hãy còn là một đứa bé đang tập đi, bỗng dưng nhìn lại bạn nhận ra nó đang trở thành một chàng trai trẻ, và đứa con gái nhỏ của bạn đang trở thành một cô thiếu nữ. Chỉ khi nào bạn giữ vững được sự thăng bằng tốt và tự ép mình vào kỷ luật trong việc sử dụng thời giờ của bạn, bạn mới có thể tránh bỏ qua những cơ hội tốt trong thời kỳ quí báu này—và tránh nhìn thấy cảnh con cái bạn xa lìa bạn trong những năm còn thơ ngây (Châm-ngôn 3:27).
20, 21. Nếu trong gia đình có máy truyền hình, cha mẹ phải nhận trách nhiệm gì, và tại sao?
20 Nơi nào có máy truyền hình là phương tiện giải trí phổ thông, có lẽ cần phải ấn định giới hạn thì giờ dùng máy. Một số cha mẹ dùng máy truyền hình như người giữ em vậy. Có thể là thuận tiện và rẻ tiền, nhưng thật ra sau cùng có thể gặt hái hậu quả tai hại. Các chương trình truyền hình thường đầy cảnh bạo động và dâm đãng, làm người ta có cảm tưởng dùng bạo động là một phương pháp tốt để giải quyết các vấn đề và các hành động dâm đãng bất pháp có vẻ là Mác 7:18-23).
thông lệ hàng ngày. Nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy hậu quả là nhiều người trở nên ít nhạy cảm hơn trước những thực hành như thế, đặc biệt các thanh thiếu niên. Hẳn bạn muốn cho con cái bạn ăn đồ ăn lành mạnh và không bị nhiễm độc. Vậy thì bạn còn nên quan tâm nhiều hơn nữa về những gì trí óc chúng hấp thụ. Giê-su chỉ cho thấy đồ ăn không đi vào lòng chúng ta được, nhưng điều gì chúng ta thâu thập vào trong trí óc chúng ta có thể đi vào lòng chúng ta (21 Việc kiểm soát để biết những loại chương trình truyền hình nào nên xem và về thời gian nên xem bao lâu có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đứa trẻ. Máy truyền hình có thể mang lại vài thú tiêu khiển hào hứng và ngay cả đến việc giáo dục; nhưng nếu không được kiểm soát, thì nó có thể trở nên một hình thức đam mê, làm mất nhiều thời giờ. Thời giờ là đời sống, và chắc chắn một phần thời giờ trong đời sống có thể được sử dụng vào những việc khác bổ ích hơn. Ấy là vì máy truyền hình chỉ làm thỏa mãn thị giác thay thế cho hành động. Không những nó chiếm chỗ các hoạt động vật chất nhưng lại chiếm cả thì giờ dành cho việc đọc sách và nói chuyện với nhau. Những người trong gia đình cần trò chuyện với nhau và tích cực sinh hoạt cùng nhau; nếu chỉ lẳng lặng ngồi bên nhau trong một căn phòng xem truyền hình thì nhu cầu đó sẽ không được thỏa mãn. Nếu như việc xem truyền hình quá độ thành ra một vấn đề, cha mẹ có thể giúp con cái phát triển những thú tiêu khiển khác để thay thế truyền hình: trò chơi lành mạnh, đọc sách, sinh hoạt chung cho gia đình, đặc biệt nếu chính cha mẹ hướng dẫn và làm gương cho các con.
KHI SỬA TRỊ CON CÁI, HÃY NÓI NHIỀU VỚI CHÚNG!
22. Tại sao con trẻ cần hiểu rõ những danh từ mà cha mẹ chúng dùng?
22 Một người cha kể lại kinh nghiệm sau đây:
Châm-ngôn 6:16-19, và những đoạn Kinh-thánh khác. Nó lắng nghe, dường như có vẻ chấp nhận được đúng cách. Nhưng tôi có cảm tưởng nó không thật sự hiểu tôi muốn nói gì. Bởi thế tôi hỏi nó: «Bây giờ, con đã biết nói dối là gì không?» Nó đáp: «Thưa ba không». Sau đó tôi luôn luôn làm sao để chắc chắn nó hiểu rõ những lời tôi nói có nghĩa gì và lý do tại sao nó phải chịu sự sửa trị”.
“Khi đứa con trai của tôi vừa mới lên ba tuổi, tôi cho nó nghe một bài giảng về sự nói dối và giải thích rằng Đức Chúa Trời rất ghét những kẻ nói dối; tôi đã dùng23. Cha mẹ có thể làm gì để giúp con cái nhìn thấy đường lối hành động nào đó là tốt?
23 Khi con cái hãy còn nhỏ, thường cha mẹ chỉ cần nói “không” để cấm chúng làm một số việc nào đó, thí dụ sờ mó lò sưởi nóng. Nhưng, ngay cả đối với những sự cảnh cáo đơn giản đầu tiên đó cũng có thể cho biết lý do tại sao, chẳng hạn nói lò sưởi “nóng”, nếu con sờ sẽ bị “đau”. Tuy vậy, ngay từ lúc đầu, hãy cho đứa con biết nguyên tắc là để cho có lợi ích cho nó; rồi sau đó hãy chỉ cho nó biết tại sao những đức tính như nhân từ, kính nể và yêu thương là đáng chuộng; cũng hãy giúp con trẻ hiểu rõ những đức tính đó là nền tảng cho tất cả những điều kiện hay những hạn chế đúng; và cũng nhấn mạnh tại sao một số hành động biểu lộ những đức tính ấy, còn những hành động khác lại không. Khi làm như thế luôn luôn, không những bạn có thể hướng dẫn trí óc của đứa con, mà còn có thể động tới lòng của nó nữa (Ma-thi-ơ 7:12; Rô-ma 13:10).
24. Tại sao là quan trọng việc một đứa trẻ phải biết tôn trọng uy quyền?
24 Cũng thế, cha mẹ cần phải dạy một cách từ từ cho con cái biết vâng lời và kính trọng uy quyền. Vào năm đầu trong đời sống của đứa bé nó bắt đầu biểu lộ cho thấy nó vui lòng hay miễn cưỡng khi phải vâng lời người lớn. Rồi khi trí tuệ nó nảy nở đến mức bạn có thể dạy cho nó biết trách nhiệm của cha mẹ đối với Đức Chúa Trời quan trọng thế nào. Điều này có thể ảnh hưởng lớn lao về cách cư xử của đứa trẻ. Bằng Thi-thiên 119:109-111; Châm-ngôn 6:20-22).
chẳng vậy, con cái có thể xem sự vâng lời chỉ là vấn đề chúng phải làm vì cha mẹ chúng lớn hơn chúng và mạnh hơn chúng. Trái lại, nếu cha mẹ giúp con cái hiểu họ không dạy cho chúng những ý kiến riêng của họ, nhưng chính những gì Đấng Tạo hóa nói trong Kinh-thánh, Lời của Ngài; như vậy các lời khuyên bảo và sự hướng dẫn của cha mẹ sẽ có một quyền lực mà không gì khác có thể cho được. Đó có thể là sức mạnh thật sự cần thiết mà đứa con sẽ nhờ đến khi những vấn đề khó khăn bắt đầu xuất hiện trong đời sống của nó và khi cậu trai ấy hay cô gái ấy bắt đầu phải cố gắng để giữ những nguyên tắc đúng trước những cám dỗ hay những áp lực (25. Lời khuyên bảo trong Châm-ngôn 17:9 có thể giúp các cha mẹ thế nào để sửa trị con cái đúng cách?
25 “Kẻ nào lấp giấu tội-lỗi tìm-cầu điều tình-ái, Còn ai nhắc lập lại điều gì chia-rẽ bạn-bậu thiết-cốt” (Châm-ngôn 17:9). Câu này cũng đúng đối với những liên lạc giữa cha mẹ và con cái. Một khi đứa trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình và hiểu rõ tại sao nó phải bị sửa trị, và sau khi sự sửa trị đã được thi hành, thì tình yêu thương nên thúc đẩy cha mẹ tránh nhắc đi nhắc lại tội lỗi đó. Dù nó có phạm lỗi lầm gì cũng vậy, bạn hãy nhớ giúp nó hiểu rằng bạn ghét lỗi lầm đó, chứ không có ghét nó đâu (Giu-đe 23). Như thế đứa con đã bị sửa trị cảm thấy nó đã “học bài học rồi”, và nếu nhắc đi nhắc lại việc ấy, nó sẽ có cảm giác là bị hạ nhục một cách vô ích và có lẽ nó sẽ cảm thấy xa cách bạn hay những anh em khác trong gia đình. Nếu cha mẹ lo lắng vì đứa con mình bắt đầu biểu lộ một khuynh hướng xấu, vấn đề có thể được bàn đến sau đó khi gia đình họp mặt để thảo luận. Đừng vỏn vẹn kể lại và ôn lại những hành vi trong quá khứ, nhưng thay vì thế, hãy xem xét những nguyên tắc liên hệ, làm sao áp dụng các nguyên tắc và tại sao việc này lại rất quan trọng cho hạnh phúc lâu dài.
NHỮNG HÌNH THỨC SỬA TRỊ KHÁC NHAU
26. Tại sao không phải tất cả các con trẻ đều phản ứng tốt đối với cùng một hình thức sửa trị?
26 “Lời quở-trách thấm sâu vào người khôn-ngoan, Hơn là trăm roi đánh vào kẻ ngu-muội” (Châm-ngôn 17:10). Những đứa trẻ khác nhau có thể cần phải được sửa trị một cách khác nhau. Phải quan tâm tới tính khí và tâm trạng của cá nhân đứa trẻ. Một đứa trẻ có thể rất nhạy cảm, và việc phạt về thể chất, như đánh đòn, có thể không luôn luôn cần thiết. Với một đứa khác, có thể đánh đòn không mang lại kết quả. Vả lại, một đứa trẻ có thể giống như người được mô tả trong Châm-ngôn 29:19: “Chẳng phải bởi lời nói mà sửa-trị kẻ phạm tội, vì dầu nó hiểu-biết, nó cũng không vâng theo”. Trong trường hợp như thế đứa trẻ cần phải được sửa phạt về thể xác.
27. Một người cha đã giúp con trai nhỏ thế nào để nó ngưng vẽ trên tường?
27 Một người mẹ kể lại:
“Khi con trai tôi vừa hai tuổi, nó viết những nét màu đỏ ở trên tường, gần sàn nhà. Ba nó chỉ những nét đó cho nó xem và hỏi nó về những nét đó. Nó chỉ trợn mắt mà chẳng nói «có» hoặc «không». Sau đó ba nó nói: Con biết không, khi ba bằng tuổi con, ba cũng viết ở trên tường, điều đó thích thú lắm chứ, phải không? Lúc đó thằng bé thấy nhẹ nhõm hơn, mặt lộ vẻ tươi ráo, đoạn nó bắt đầu nói líu lo là nó thích làm vậy lắm. Nó biết rằng ba nó thông cảm nó! Tuy nhiên, ba nó giải thích rằng mặc dù làm như thế là thích thú, nhưng tường không phải là nơi để vẽ. Cha con đã nối được mối liên lạc ý tưởng, và đối với đứa bé, chỉ vài lời lý luận thêm là đủ”.
28. Thế nào cha mẹ nên tránh nói quá nhiều với đứa con?
28 Khi bạn sửa trị con cái, hãy cho chúng biết những lý do tại sao dạy nó và chỉ dẫn cho nó là tốt cho nó, nhưng thường không cần phải nói nhiều. Khi đứa con của bà cáu kỉnh lúc làm một công việc gì đó, một người mẹ đã nói một cách giản dị: “Khi con làm xong thì mẹ và con sẽ đi chơi trong công viên”; đó là điều nó thích thú nhất trong ngày đó. Một vài trò giải trí
hay đi chơi nên được đình chỉ cho tới khi nào nó làm xong công việc giao phó. Nếu người mẹ tới kiểm soát và thấy công việc vẫn chưa làm xong, bà có lẽ sẽ nói: “Ồ, con chưa làm xong sao? Khi nào con làm xong, chúng ta sẽ đi”. Bà không cần phải nói nhiều, nhưng bà đã có kết quả.29. Cần làm gì để giúp cho đứa trẻ cảm thấy những hậu quả tai hại của một hành động xấu?
29 Cảm thấy những hậu quả tai hại của một hành động xấu có thể giúp các trẻ con học được sự khôn ngoan của các nguyên tắc công bình. Đứa con đã làm dơ bẩn gì chăng? Bắt buộc chính nó phải lau sạch sẽ có thể sẽ là điều làm cho nó nhớ cách mạnh mẽ nhất. Nó đã có làm gì xấu hay vô lễ chăng? Hãy dạy nó cách xin lỗi để sửa lại được một khuynh hướng sai lầm cách tốt nhất. Nó có thể làm đổ vỡ một đồ vật gì đó trong lúc nóng giận chăng? Nếu nó khá lớn thì có lẽ cần bắt nó phải kiếm tiền để bồi thường lại. Đối với một số con trẻ, từ chối không cho những đặc ân nào đó trong một thời gian có thể là cách dạy một bài học thiết yếu. Trong hội-thánh tín đồ đấng Christ việc tránh kết hợp thân thiện có thể là cách làm cho kẻ phạm tội cảm thấy xấu hổ (II Tê-sa-lô-ni-ca 3:6, 14, 15). Đối với những đứa trẻ nhỏ, tạm thời không cho những người khác trong gia đình làm bạn với chúng đôi khi có hiệu quả hơn là đánh đòn. Tuy nhiên, những sự quá trớn, thí dụ như khóa cửa không cho đứa con vào trong nhà, là đi quá điều do tình yêu thương hướng dẫn. Vậy thì, dù có dùng bất cứ giải pháp nào, các cha mẹ cần tỏ cho con cái biết chúng phải chịu trách nhiệm về những hành vi của chúng. Điều này dạy dỗ chúng về tinh thần trách nhiệm.
SỬA TRỊ VỚI TÌNH YÊU THƯƠNG
30. Tại sao sự quân bình là quan trọng khi cha mẹ đặt những giới hạn cho con cái họ?
30 “Để nghiệm thử những sự tốt-lành hơn”, cần luôn nhớ rằng “sự khôn-ngoan từ trên cao là...hòa-thuận” Phi-líp 1:10; Gia-cơ 3:17). Nên nhớ rằng con trẻ đầy năng lực cần hoạt động luôn luôn; chúng khao khát học hỏi, thám hiểm và thí nghiệm những điều mới. Khi cha mẹ đặt những giới hạn và những qui tắc cho chúng, thì cần hành động khôn ngoan và suy nghĩ lựa chọn kỹ càng. Cần có sự quân bình để phân biệt điều gì là cần thiết và điều gì không. Sau khi định rõ những giới hạn cho chúng rồi, không cần cố gắng kiểm soát mọi chi tiết nhỏ mọn, nhưng hãy cho phép các con bạn hành động tự do và với lòng tin cậy trong phạm vi những giới hạn đó (Châm-ngôn 4:11, 12). Nếu không bạn có thể sẽ “chọc giận” và làm chúng “ngã lòng”, trong khi bạn sẽ nhận thấy chính bạn mệt mỏi, bởi vì làm nhiều sự việc thật sự không quan trọng trở thành những vấn đề to tát vô ích (Cô-lô-se 3:21).
(31. Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm gương tốt thế nào về việc sửa trị?
31 Như vậy, hỡi các cha mẹ, “hãy sửa-phạt con bạn trong lúc còn sự trông-cậy”, nhưng làm điều ấy theo đường lối Đức Chúa Trời, với tình yêu thương. Hãy bắt chước Ngài: “Vì Đức Giê-hô-va yêu-thương ai thì trách-phạt nấy, như một người cha đối cùng con trai yêu-dấu mình”. Hãy sửa trị sao cho có giá trị và đầy yêu thương giống như sự sửa trị của Đấng Tạo hóa, “vì sự quở-trách khuyên-dạy là con đường sự sống” (Châm-ngôn 19:18; 3:12; 6:23).
[Câu hỏi thảo luận]