Hãy giữ liên lạc cởi mở với con cái
Chương 11
Hãy giữ liên lạc cởi mở với con cái
1, 2. Giây liên lạc tốt đẹp là gì, và tại sao là quan trọng?
GIÂY LIÊN LẠC không phải chỉ là nói chuyện, mà còn hơn thế nữa. Sứ đồ Phao-lô lưu ý: Nếu người nghe không hiểu bạn muốn nói gì, quả “bạn nói bông-lông” (I Cô-rinh-tô 14:9). Các điều bạn nói có được các con bạn hiểu rõ không? Và bạn có hiểu rõ những gì chúng cố gắng nói với bạn không?
2 Muốn giây liên lạc tốt đẹp thì phải có sự truyền thông tư tưởng, ý kiến và tình cảm từ trí người này sang trí người khác. Nếu lòng yêu thương đã có thể được xem là trái tim của hạnh phúc gia đình thì giây liên lạc có thể được coi là huyết mạch của hạnh phúc gia đình. Khi hai người hôn phối ngừng liên lạc với nhau thì gia đình có sự khó khăn; khi cha mẹ và con cái ngừng liên lạc thì có khó khăn như vậy, hay trầm trọng hơn nữa.
HÃY NHÌN XA TRONG TƯƠNG LAI
3. Các cha mẹ nên chờ đợi sẽ có những khó khăn về liên lạc thường xảy ra nhất là trong tuổi nào của đứa trẻ?
3 Những khó khăn lớn nhất để giữ giây liên lạc cởi mở giữa cha mẹ và con cái thường xảy ra, không phải trong những năm đầu tiên của đời sống đứa trẻ, nhưng trong tuổi dậy thì của nó. Cha mẹ phải nhận thức sự kiện này. Nếu họ nghĩ rằng sau này khi lớn lên nó sẽ ngoan ngoãn chỉ vì lúc còn nhỏ nó tương đối ngoan ngoãn thì không thực tế đâu. Chắc Truyền-đạo 7:8).
chắn sẽ có những vấn đề xảy ra, và giây liên lạc cởi mở, hữu hiệu có thể là yếu tố then chốt để giải quyết hoặc làm nhẹ bớt các vấn đề đó. Ý thức được sự kiện này, cha mẹ cần phải nhìn xa trong tương lai, vì “cuối-cùng của một việc hơn sự khởi đầu nó” (4. Phải chăng tất cả những liên lạc trong gia đình chỉ là trong hình thức trò chuyện với nhau? Hãy giải thích.
4 Nhiều việc có thể góp phần vào sự thiết lập, xây dựng và gìn giữ cho các giây liên lạc hoạt động tốt đẹp giữa những người trong gia đình. Trải qua năm tháng người chồng và người vợ có thể xây dựng được một niềm tin cậy sâu đậm, và hiểu biết lẫn nhau đến nỗi họ có thể thông cảm nhau mà không cần lời nói: chỉ một cái nhìn, một nụ cười hay một cử chỉ vuốt ve là họ hiểu vô số điều muốn nói. Họ nên nhắm đến việc xây dựng một nền tảng vững chắc như vậy trong mối liên lạc với con cái họ. Trước khi một đứa bé hiểu được tiếng nói, cha mẹ diễn tả cho nó biết cảm giác an toàn và âu yếm. Khi trẻ con lớn lên, nếu gia đình làm việc chung, vui chơi chung và nhất là thờ phượng chung với nhau, thì gia đình thiết lập được những giây liên lạc chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, cần phải có nhiều cố gắng và khôn ngoan để gìn giữ cho các giây liên lạc đó được cởi mở.
HÃY KHUYẾN KHÍCH CON BẠN BÀY TỎ Ý KIẾN
5-7. a) Tại sao cha mẹ nên cẩn thận tránh ngắt lời con cái? b) Làm cách nào cha mẹ có thể dạy con cái biết lễ phép và kính nể người khác?
5 Một ngạn ngữ xưa nói “nên nhìn con trẻ, và đừng nghe chúng”. Có khi quả đúng vậy. Trẻ con cần học biết “có kỳ nín-lặng, có kỳ nói ra”, như Lời Đức Chúa Trời dạy (Truyền-đạo 3:7). Nhưng trẻ con rất muốn được người ta để ý đến, và cha mẹ nên tránh làm nghẹt ngòi vô ích sự ham nói của chúng. Đừng chờ đợi đứa trẻ phải phản ứng như người lớn. Đối với người lớn một biến cố là một phần của đời sống bao quát. Trẻ con có thể thấy rất hào hứng về một việc nhất thời và chỉ chú tâm vào đó đến nỗi quên hầu hết mọi điều khác. Một đứa con nhỏ có thể chạy ùa vào phòng và hồi hộp kể lại cho cha mẹ nó một chuyện nào đó. Nếu cha mẹ bực tức ngắt lời bảo “im ngay!” hoặc lộ vẻ giận dữ bằng cách khác, đứa con có thể bị cụt hứng và chán nản. Sự huyên thuyên ngây dại của trẻ con có vẻ như không có nghĩa gì mấy. Nhưng nếu bạn khuyến khích trẻ con cởi mở tự nhiên, sau này chúng sẽ không giữ kín cho riêng chúng những điều mà bạn muốn và cần biết.
6 Tỏ lễ phép và tính lễ độ giúp liên lạc tốt. Trẻ con phải học tập tỏ lễ phép, và các cha mẹ phải làm gương cho chúng khi trò chuyện với chúng, cũng như bằng những cách khác. Sự quở trách sẽ là cần thiết, và hãy quở trách chúng khi cần, có khi còn nên nghiêm khắc nữa (Châm-ngôn 3:11, 12; 15:31, 32; Tít 1:13). Tuy nhiên nếu mỗi khi chúng nói, các trẻ con thường bị cha mẹ ngắt lời, bị sửa chữa liên miên, hoặc tệ hơn nữa, bị chê bai hay chế giễu thì chúng có thể sợ nói ra—hoặc đi tìm người khác để nói chuyện khi chúng muốn nói. Điều này càng thường xảy ra khi con trai hay con gái ngày càng lớn thêm. Tại sao ngay tối nay bạn không thử tự ôn lại những buổi trò chuyện với con trai hay con gái bạn, đoạn tự hỏi: Bao nhiêu lần tôi đã tỏ ý tán thành, khích lệ hay khen ngợi nó? Ngược lại, bao nhiêu lần tôi đã nói điều lộ ý phản đối, hay điều “làm nó ngã lòng”, khiến nó có thể nghĩ tôi bất mãn, cáu kỉnh hay bực tức? Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi tự giải đáp các câu hỏi đó (Châm-ngôn 12:18).
7 Tính kiên nhẫn và sự tự chủ của cha mẹ thường là cần thiết. Thanh thiếu niên có khuynh hướng Gia-cơ 1:19).
bồng bột. Chúng có thể bộc lộ những gì chúng nghĩ trong lòng, có lẽ ngắt lời một người lớn khi người ấy đang nói. Cha mẹ có thể khiển trách cụt ngủn, nhưng thỉnh thoảng khôn ngoan hơn là nên lắng tai nghe một cách lịch sự, như thế nêu ra gương mẫu về sự tự chủ, và rồi, sau khi trả lời một cách ngắn gọn, nhã nhặn nhắc cho đứa trẻ cần phải lễ phép và kính nể kẻ khác. Vậy thì, một lần nữa ở đây ta có thể áp dụng lời khuyên “phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận” (8. Làm cách nào cha mẹ có thể khuyến khích con cái đến họ để tìm kiếm sự dẫn dắt?
8 Bạn hẳn muốn con cái bạn tìm kiếm sự dẫn dắt của bạn khi chúng gặp những sự khó khăn. Bạn có thể khuyến khích chúng làm điều đó bằng cách tỏ ra chính bạn cũng tìm kiếm sự hướng dẫn trong đời sống và bạn cũng biết vâng lời nghe theo. Một người cha giải thích thế nào ông đã thiết lập được liên lạc tốt với các con ông khi chúng còn nhỏ:
“Gần như mỗi đêm tôi đều cầu nguyện chung với các trẻ vào lúc chúng đi ngủ. Chúng thường nằm trên giường, còn tôi thì quì xuống bên cạnh giường và ôm chúng trong tay. Tôi nói lời cầu nguyện và nhiều khi chúng cũng nói lời cầu nguyện riêng sau đó. Rất thường xảy ra là chúng hôn tôi và nói: «Ba ơi, con yêu ba!», đoạn chúng tâm sự với tôi vài điều. Vẻ ấm cúng của giường ngủ chúng và vòng tay an toàn của cha chúng có thể thúc đẩy chúng thổ lộ vài vấn đề cá nhân mà chúng cần được giúp đỡ hay chỉ vỏn vẹn biểu lộ tình cảm trìu mến của chúng”.
Trong các bữa ăn và những dịp khác, nếu các lời cầu nguyện của bạn nói lên nhiều điều—không phải máy móc cho có lệ—nhưng phát xuất từ tận đáy lòng và phản ảnh một mối liên lạc cá nhân chân thành với Đấng Tạo hóa và Cha của bạn trên trời, điều này có thể góp phần nhiều vô cùng cho mối giao thiệp lành mạnh với con cái bạn (I Giăng 3:21; 4:17, 18).
NHỮNG NĂM CHUYỂN TIẾP
9. Có thể nói gì về các vấn đề và nhu cầu của thanh thiếu niên khi so sánh với các trẻ nhỏ hơn?
9 Tuổi dậy thì là một giai đoạn chuyển tiếp. Trong giai đoạn này con trai hoặc con gái bạn không còn là một đứa trẻ nữa, nhưng cũng chưa là một người trưởng thành. Thân thể trải qua những biến chuyển trong tuổi dậy thì, và điều này ảnh hưởng đến các cảm xúc. Những vấn đề và nhu cầu trong tuổi dậy thì khác hẳn với các vấn đề và nhu cầu trong tuổi con trẻ. Bởi thế các cha mẹ cần phải đối phó với những vấn đề và nhu cầu đó cách khác, vì những phương pháp có hiệu quả với trẻ con không phải luôn luôn có hiệu quả trong tuổi dậy thì. Cần phải cho chúng biết nhiều hơn về những lý do, và điều này có nghĩa là cần phải liên lạc ý tưởng nhiều hơn, chứ không phải ít hơn.
10. a) Tại sao những giải thích giản dị về tính dục chưa đủ đối với tuổi dậy thì? b) Làm cách nào cha mẹ có thể khơi chuyện để thảo luận về tính dục với con họ?
10 Thí dụ như lời giải thích đơn giản về tính dục cho con bạn lúc nó còn nhỏ sẽ không còn thích hợp nữa khi nó đến tuổi dậy thì. Chúng bắt đầu cảm thấy kích thích về tính dục, nhưng thường chúng thấy lúng túng ngại hỏi cha mẹ. Vậy cha mẹ phải khơi chuyện, và điều này không phải luôn luôn dễ làm, trừ phi họ đã xây dựng và gìn giữ được mối liên lạc cởi mở tốt, nhất là đã quen làm bạn thân với con cái họ trong việc làm cũng như trong sự vui chơi. Nếu được giải thích trước thì khi cậu trai bắt đầu có xuất tinh hay cô gái bắt đầu có kinh nguyệt, chúng sẽ ít cảm thấy xáo động hơn (Lê-vi Ký 15:16, 17; 18:19). Có lẽ một người cha, trong lúc đi dạo với con trai, có thể bàn đến vấn đề thủ dâm, nói rằng phần lớn các con trai thường gặp khó khăn ít nhiều về việc đó, rồi hỏi nó: “Con làm sao về việc này?” hoặc “Con có cho đó là một vấn đề không?” Ngay cả khi gia đình họp mặt lại để bàn luận, cha mẹ cũng có thể thảo luận những vấn đề của tuổi dậy thì, và cả cha lẫn mẹ có thể đóng góp lời khuyên nhủ một cách nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn.
HIỂU BIẾT CÁC NHU CẦU CỦA TUỔI DẬY THÌ
11. Thanh thiếu niên trong tuổi dậy thì khác với người lớn thế nào?
11 “Khá cầu lấy sự khôn-ngoan; Hãy dùng hết của con đã được mà mua sự thông-sáng” (Châm-ngôn 4:7). Hỡi các cha mẹ, hãy tỏ ra khôn ngoan xem xét các đường lối của con trẻ, hãy cố hiểu rõ các cảm nghĩ của chúng. Hãy nhớ lại bạn thế nào khi bạn trải qua tuổi trẻ đó. Cũng hãy nhớ rằng, trong khi mỗi người lớn tuổi đã từng trải qua tuổi trẻ và biết tuổi đó thế nào thì không có một người trẻ tuổi nào đã từng trải qua kinh nghiệm làm người lớn tuổi. Người trẻ trong tuổi dậy thì không muốn bị đối đãi như trẻ nít, dù nó không phải là người trưởng thành và chưa có những ý thích như những người trưởng thành. Nó hãy còn thích đùa giỡn và cần có một số thời giờ để vui chơi.
12. Các thanh thiếu niên muốn được cha mẹ đối xử thế nào?
12 Có một số điều mà các thanh thiếu niên đặc biệt mong mỏi nơi cha mẹ chúng trong giai đoạn này của cuộc sống. Chúng muốn được người ta hiểu chúng; hơn bao giờ hết, chúng muốn được đối xử như những cá nhân; chúng muốn có những lề luật và sự hướng dẫn nghiêm chỉnh thích hợp với sự kiện là chúng sắp đến tuổi trưởng thành; chúng rất muốn cảm thấy được cần đến và được trọng dụng.
13. Con cái trong tuổi dậy thì có thể phản ứng thế nào trước các hạn chế của cha mẹ, và tại sao vậy?
13 Các cha mẹ không nên ngạc nhiên khi con cái trong tuổi dậy thì bắt đầu phản kháng phần nào trước các sự hạn chế chúng. Ấy là vì chúng gần đến tuổi tự lập và do đó có ý muốn tự nhiên được tự do hơn trong các hoạt động và lựa chọn. Trẻ sơ sinh
không biết làm gì thì luôn luôn cần đến sự chăm sóc của cha mẹ, trẻ nhỏ thì cần được che chở cẩn thận, nhưng khi chúng lớn lên thì tầm hoạt động của chúng mở rộng, và có liên lạc với những người khác ngoài gia đình nhiều hơn và mạnh thêm lên. Những bước chập chững tiến đến thời kỳ tự lập có thể khiến một cậu trai hay một cô gái hơi khó tánh. Vì lợi ích cho chính con cái họ, cha mẹ không thể để cho uy quyền của họ bị làm lơ hay dẹp đi. Nhưng họ có thể tỏ ra khôn ngoan và gìn giữ mối liên lạc cởi mở nếu họ luôn luôn nhớ điều gì khiến con cái có thể hành động cách khác lạ như thế.14. Cha mẹ có thể làm gì khi con cái lộ vẻ muốn được độc lập nhiều hơn?
14 Đứng trước nhu cầu muốn độc lập nhiều hơn của con trai hay con gái họ, cha mẹ phải làm gì? Nhu cầu ấy cũng như là một cái lò xo bị nắm ép trong bàn tay. Để cho nó giãn ra bất thần thì nó sẽ bung ra một cách khó kiểm soát và bắn theo hướng khó lường trước được. Nếu bạn cố kềm giữ cái lò xo đó lâu quá, bạn sẽ mệt mỏi và cái lò xo sẽ yếu đi. Song nếu bạn buông thả nó từ từ và có kiểm soát, nó sẽ giãn ra và lấy được vị trí thăng bằng.
15. Điều gì chứng tỏ Giê-su lớn lên dưới sự kiểm soát của cha mẹ?
15 Chúng ta có một gương mẫu cho việc lớn lên có kiểm soát hướng về tình trạng độc lập như thế trong trường hợp của Giê-su lúc ngài còn trẻ. Lu-ca 2:40 có kể về thời niên thiếu của ngài: “Con trẻ lớn lên, và mạnh-mẽ, được đầy-dẫy sự khôn-ngoan, và ơn Đức Chúa Trời ngự trên ngài”. Hẳn cha mẹ ngài đã đóng một vai trò chính yếu trong sự phát triển của ngài, vì mặc dù ngài hoàn toàn, sự khôn ngoan của ngài không phải tự nhiên mà có. Cha mẹ đã đều đặn cung cấp một bầu không khí thiêng liêng để rèn luyện ngài như đoạn Kinh-thánh trên nói tiếp. Lúc ngài lên 12 tuổi, khi gia đình đi lên Giê-ru-sa-lem để tham dự lễ Vượt-qua, Giê-su đã vào đền thờ và thảo luận với các nhà thông giáo. Hiển nhiên cha mẹ ngài đã cho đứa con trai 12 tuổi của họ mức độ hành động tự do như thế. Sau đó họ rời Giê-ru-sa-lem mà không để ý rằng ngài đã ở lại, có lẽ họ nghĩ ngài đi cùng với bạn bè hoặc bà con trên đường về. Ba ngày sau họ tìm gặp ngài trong đền thờ; lúc đó ngài không có ý dạy dỗ những người lớn tuổi hơn ngài, nhưng “vừa nghe, vừa hỏi”. Khi mẹ ngài nói cho ngài biết họ đã bị lo lắng thế nào, Giê-su đáp lại, không thiếu lễ phép, nhưng đại khái nói ngài thiết tưởng họ hẳn biết ngài ở đâu khi họ sẵn sàng lên đường về nhà. Dù ngài có quyền tự do mức nào về đi đây đi đó, Kinh-thánh nói sau đó Giê-su “chịu lụy cha mẹ”, tuân theo các chỉ bảo và hạn chế của họ khi ngài trong tuổi dậy thì, và ngài “khôn-ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta” (Lu-ca 2:41-52).
16. Khi cha mẹ gặp khó khăn với con cái trong tuổi dậy thì, họ nên nhớ điều gì?
16 Tương tự như thế, các cha mẹ nên cho con trai hay con gái trong tuổi dậy thì một mức độ độc lập, dần dần gia tăng thêm khi chúng tiến đến giai đoạn trưởng thành, càng ngày càng để cho chúng tự quyết định lấy việc riêng của chúng, dưới sự hướng dẫn và giám sát của cha mẹ. Khi gặp các vấn đề khó khăn, vì có sự hiểu rõ nhau, các cha mẹ sẽ tránh làm những việc nhỏ bé thành to lớn. Nhiều lúc một thanh thiếu niên không cố ý chống lại cha mẹ, nhưng vì muốn lấy một mức độ độc lập nào đó mà không biết làm cách nào cho khéo léo. Như thế cha mẹ có thể hiểu lầm, có lẽ cho lỗi nhỏ đó là quan trọng quá. Nếu chuyện không quá nghiêm trọng, hãy cho thông qua. Nhưng nếu nghiêm trọng, cần phải cương nghị. Đừng “lọc con ruồi nhỏ”, cũng chớ “nuốt con lạc-đà” (Ma-thi-ơ 23:24).
17. Cha mẹ phải xem xét những yếu tố nào khi đặt những hạn chế cho con cái trong tuổi dậy thì?
Gia-cơ 3:17). Có những điều Kinh-thánh tuyệt đối cấm đoán như trộm cắp, tà dâm, thờ hình tượng và những tội nặng tương tự (I Cô-rinh-tô 6:9, 10). Còn nhiều điều khác, việc đúng hay sai có thể tùy theo làm nhiều hay ít, hoặc mức độ thi hành. Thức ăn ngon, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ thành tham ăn. Cũng vậy, trong vài hình thức giải trí như khiêu vũ, trò chơi, buổi họp vui chơi, hay những sinh hoạt tương tự. Nhiều khi vấn đề không phải ở điều làm, nhưng ở cách làm và làm với ai. Bởi vậy, cũng như chúng ta thật ra kết án tật tham ăn chứ không phải việc ăn uống thường, cho nên cha mẹ không nên thẳng tay kết án vài sinh hoạt của giới trẻ, nếu thật ra điều đáng trách chỉ là những hình thức quá trớn và mức độ cực đoan của vài sinh hoạt đó, hoặc vài hoàn cảnh không hay có thể xen vào (So sánh Cô-lô-se 2:23).
17 Cha mẹ có thể tiếp tục duy trì liên lạc tốt với con trai và con gái trong tuổi dậy thì bằng cách giữ thăng bằng trong các sự hạn chế dành cho chúng. Hãy nhớ rằng “sự khôn-ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch”, đồng thời cũng “hòa-thuận” và “đầy-dẫy lòng thương-xót”, “không có sự giả-hình” (18. Cha mẹ có thể lưu ý con cái họ thế nào về các bạn bè?
18 Tất cả những người trẻ tuổi đều thấy cần có bạn bè. Có lẽ ít ai có thể coi là bạn “lý tưởng” cho con bạn, nhưng há con bạn cũng không có khuyết điểm hay sao? Có lẽ bạn muốn hạn chế sự giao du của con bạn với vài đứa trẻ vì xem chúng như những phần tử có thể làm hại (Châm-ngôn 13:20; II Tê-sa-lô-ni-ca 3:13, 14; II Ti-mô-thê 2:20, 21). Đối với những đứa khác, có lẽ bạn thấy có vài điểm bạn thích vài điểm thì không. Thay vì cấm chỉ con bạn tuyệt đối không nên giao thiệp với một đứa trẻ chỉ vì vài khuyết điểm, có lẽ bạn nên nói cho con bạn biết bạn thích các đức tính nào của đứa trẻ đó, đồng thời cho con bạn biết để đề phòng về những điểm xấu, khuyến khích con trai hay con gái bạn làm gương tốt trong những lãnh vực đó để giúp bạn nó.
19. Theo nguyên tắc trong Lu-ca 12:48 con cái có thể được giúp đỡ thế nào để có quan điểm đúng đắn về sự tự do?
19 Một cách để giúp con trai hay con gái bạn trong tuổi dậy thì phát triển một quan điểm đúng về việc có nhiều tự do hơn là cho chúng biết trách nhiệm nhiều hơn đi đôi với tự do nhiều hơn, “vì ai đã được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi lại nhiều” (Lu-ca 12:48). Nếu con cái tỏ ra có nhiều tinh thần trách nhiệm hơn, thì cha mẹ càng tin cậy chúng nhiều hơn (Ga-la-ti 5:13; I Phi-e-rơ 2:16).
NÓI LỜI KHUYÊN BẢO VÀ SỬA TRỊ
20. Ngoài quyền lực hoặc uy quyền trên con cái, cha mẹ cần phải có các đức tính nào để tránh làm bế tắc liên lạc với con cái họ?
20 Nếu một người nào nói lời khuyên bảo bạn mà không hiểu rõ hoàn cảnh bạn, bạn cảm thấy lời khuyên bảo ấy không thiết thực. Nếu người ấy có quyền để bắt bạn làm theo lệnh của họ, có lẽ bạn sẽ cảm thấy điều này bất công. Cha mẹ phải ghi nhớ rằng “lòng người thông-sáng tìm-kiếm sự tri-thức”, và “người tri-thức gia-tăng năng-lực” (Châm-ngôn 15:14; 24:5). Bạn có thể có quyền lực trên con cái bạn, nhưng nếu có thêm sự hiểu biết và sự thông sáng, bạn sẽ có kết quả nhiều hơn khi nói lời khuyên bảo chúng. Không có sự hiểu rõ khi sửa trị những người trẻ tuổi thì có thể dẫn đến việc dựng lên “một hàng rào giữa các thế hệ” và làm bế tắc mối liên lạc.
21. Cha mẹ phải hành động thế nào đối với con cái phạm lỗi nặng?
21 Bạn sẽ làm gì nếu con bạn gặp cảnh khó khăn, phạm lỗi nặng hay vài điều quấy làm bạn ngạc nhiên? Bạn không bao giờ nên dung túng điều quấy (Ê-sai 5:20; Ma-la-chi 2:17). Nhưng bạn phải ý thức rằng giờ đây hơn bao giờ hết con trai hay con gái bạn cần được giúp đỡ một cách thông sáng và sự hướng dẫn khéo léo. Giống như Giê-hô-va Đức Chúa Trời, thật ra bạn có thể nói: “Hãy đến đây và chúng ta hãy sửa chữa mọi việc; tình hình nghiêm trọng, nhưng không hẳn vô phương cứu chữa” (so sánh Ê-sai 1:18). Nổi giận lên hay kết tội gay gắt có thể làm cho mối liên lạc bị nghẹt ngòi. Quá nhiều người trẻ tuổi đi vào con đường sai lầm đã nói: “Tôi không thể nói gì với cha mẹ tôi được—vì chắc chắn họ sẽ nổi giận cùng tôi”. Ê-phê-sô 4:26 khuyên: “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội”. Hãy đè nén cảm xúc của bạn lại khi lắng tai nghe con trai hay con gái bạn nói. Rồi vì bạn đã điềm tĩnh nghe nên sự sửa trị của bạn sẽ được chấp nhận dễ dàng hơn.
22. Tại sao cha mẹ đừng bao giờ tỏ ý xem con cái như vô hy vọng sửa được?
22 Có lẽ không phải chỉ là một chuyện đơn độc, nhưng nhiều chuyện xảy ra trong một khoảng thời gian hoặc một chuỗi dài những hành vi cho thấy một tính nết xấu. Dù cần phải sửa trị con cái, cha mẹ chớ hề cho đứa con biết bằng lời nói ra hay tỏ ý rằng bạn xem nó như vô hy vọng sửa được. Chính sự nhịn nhục của bạn tỏ rõ lòng yêu thương của bạn nhiều đến đâu (I Cô-rinh-tô 13:4). Đừng lấy ác trả ác, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác (Rô-ma 12:21). Hạ nhục con trẻ xuống trước mặt những người khác nói là chúng “lười biếng”, ngỗ nghịch”, “đồ vô dụng” hay “vô phương trông cậy” chỉ làm hại mà thôi. Tình yêu thương không ngừng hy vọng (I Cô-rinh-tô 13:7). Một người trẻ tuổi có thể lầm lạc đến độ trở nên bất lương và bỏ nhà ra đi. Mặc dù không hề tỏ ra tán thành, cha mẹ vẫn có thể để cho nó có dịp trở về nhà. Thế nào? Bằng cách chứng tỏ họ không từ bỏ nó, nhưng từ bỏ lối sống của nó. Họ có thể tiếp tục tỏ ra tin là nó còn có những đức tính tốt trong người và họ hy vọng những đức tính tốt đó cuối cùng sẽ thắng. Nếu quả được như vậy, nó sẽ giống như đứa con trai phá của trong câu chuyện ví dụ của Giê-su, nó sẽ có thể trở về nhà và tin cậy rằng sự ăn năn của nó sẽ không bị tiếp đón cách cay nghiệt hay lạnh lùng (Lu-ca 15:11-32).
Ý THỨC VỀ PHẨM GIÁ CÁ NHÂN
23. Tại sao con cái trong tuổi dậy thì cần cảm thấy là những thành phần quí giá trong gia đình?
23 Mọi người đều thích được để ý, chấp nhận và tán thưởng, cảm thấy mình không cô độc. Dĩ nhiên để được chấp nhận và tán thưởng, một người không nên quá độc lập. Nếu thuộc vào một nhóm nào, người phải theo cách ăn ở được nhóm ấy chấp nhận. Những người trẻ trong tuổi dậy thì cảm thấy cần phải thuộc vào gia đình. Vậy cha mẹ hãy cho chúng cảm thấy chúng là những thành phần quí giá trong gia đình, đóng góp vào hạnh phúc gia đình, ngay cả được phép góp phần tham gia vào vài dự định hay quyết định của gia đình.
24. Cha mẹ phải tránh làm gì để đứa con này khỏi ganh tị với đứa khác?
24 Sứ đồ Phao-lô nói: “Chớ tìm-kiếm danh-vọng giả-dối mà trêu-chọc nhau và ghen-ghét nhau” (Ga-la-ti 5:26). Sự khen ngợi của cha mẹ khi một con trai hay con gái làm điều tốt sẽ giúp ngăn ngừa tinh thần ấy dấy lên; nhưng chê bai đứa này so với đứa khác và thường coi đứa kia là giỏi hơn sẽ tạo ra sự ganh tị và giận hờn. Sứ đồ nói “mỗi người phải thử-xét việc làm của mình, thì sự khoe mình chỉ tại mình thôi, chớ chẳng phải tại kẻ khác” (Ga-la-ti 6:4). Người trẻ tuổi muốn được chấp nhận vì chính cá nhân nó, bản tính và năng khiếu của nó và được cha mẹ yêu thương vì những thứ đó.
25. Cha mẹ có thể làm gì để giúp con cái phát triển phẩm giá mình?
25 Cha mẹ có thể giúp con trai hay con gái họ phát triển phẩm giá mình bằng cách tập cho chúng gánh Mác 6:3). Trong tuổi dậy thì, đặc biệt con trai nên học biết làm việc thế nào và làm sao cho chủ nhân hoặc khách hàng hài lòng, dù cho công việc chỉ là tầm thường như làm việc vặt. Có thể cho chúng thấy khi chúng làm việc siêng năng, nghiêm chỉnh và đáng tin cậy thì chúng sẽ gặt hái được sự tự trọng và người khác sẽ kính nể và tôn trọng chúng; như thế không những chúng làm vẻ vang cha mẹ và gia đình mà lại còn “làm tôn-quí đạo Đức Chúa Trời là Cứu Chúa chúng ta, trong mọi sự” (Tít 2:6-10).
vác trách nhiệm của đời sống trong mọi lãnh vực. Họ dạy con từ tuổi thơ ấu biết lương thiện, trung thành và ăn ở ngay thẳng đối với người khác; họ xây dựng trên nền tảng đầu tiên này bằng cách chỉ cho chúng áp dụng những đức tính này trong xã hội loài người, gồm có tinh thần trách nhiệm trong việc làm và được tín nhiệm. Khi trong tuổi lớn lên, khi “khôn-ngoan càng thêm”, Giê-su hẳn đã học nghề nơi cha nuôi là Giô-sép, cho nên khi ngài đến 30 tuổi và bắt đầu công khai rao giảng về Nước Trời, người ta gọi ngài là “người thợ mộc” (26. Phong tục nào trong thời xưa cho thấy người con gái quí giá cho cha mẹ nàng?
26 Còn các cô gái thì có thể học các việc trong ngành nội trợ giỏi để rồi sẽ được người trong nhà hay người ngoài khen ngợi. Giá trị tiềm tàng trong người con gái đối với gia đình nàng được minh họa qua phong tục thời xưa được ghi trong Kinh-thánh về việc ấn định của hồi môn hay giá cô dâu trong việc cưới hỏi. Chắc hẳn việc này được xem như là một sự bồi thường về việc gia đình nàng mất đi sự giúp đỡ của nàng (Sáng-thế Ký 34:11, 12; Xuất Ê-díp-tô Ký 22:16).
27. Tại sao con trẻ phải tận dụng các cơ hội học tập để thâu thập lợi ích?
27 Những người trẻ tuổi phải tận dụng mọi cơ hội để học tập đối phó với những thử thách sẽ gặp phải Tít 3:14).
trong đời sống giữa hệ thống mọi sự này. Những người trẻ này đã được đề cập đến trong lời khuyến khích sau đây của sứ đồ: “Những người bổn-đạo ta cũng phải học-tập chuyên làm việc lành, đặng giùm-giúp khi túng-ngặt, hầu cho họ khỏi đưng đi mà không ra trái” (ĐƯỢC CHE CHỞ NHỜ QUI TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA KINH-THÁNH
28, 29. a) Kinh-thánh khuyên gì về việc giao thiệp với bạn bè? b) Cha mẹ có thể giúp con cái làm theo lời khuyên này thế nào?
28 Không có gì lạ khi cha mẹ lấy làm lo lắng khi hoàn cảnh bắt buộc con cái họ sống chung đụng với bọn trẻ khác có lẽ cùng lối xóm hay học cùng trường, trong số đó có vài đứa phạm pháp hay có lối sống bại hoại. Vì cha mẹ biết câu Kinh-thánh nói “bạn-bè xấu làm hư thói-nết tốt” là đúng. Do đó họ không bằng lòng chấp nhận lời biện minh của con cái: “Ai cũng làm như vậy hết, tại sao con thì không?” Không phải ai cũng làm vậy, nhưng dù có thế đi nữa, đó không phải là lý do chính đáng để con của bạn làm theo chúng nếu điều ấy sai lầm hoặc kém khôn ngoan. “Chớ ganh-ghét kẻ làm ác, Đừng ước-ao ở cùng chúng nó. Vì lòng chúng nó toan điều hủy-phá, Và môi họ nói ra sự tổn-hại. Nhờ sự khôn-ngoan, cửa-nhà được xây-cất nên, Và được vững-vàng bởi sự thông-sáng” (I Cô-rinh-tô 15:33; Châm-ngôn 24:1-3).
29 Bạn không thể đi theo con cái bạn suốt học trình hoặc trọn đời chúng. Tuy nhiên, nhờ xây dựng gia đình trong khôn ngoan bạn có thể ban cho chúng một nền luân lý tốt và những nguyên tắc công bình để hướng dẫn chúng. “Lời của người khôn-ngoan giống như đót” (Truyền-đạo 12:11). Vào thời cổ, cây đót là những cây gậy dài có đầu nhọn, dùng để bắt thú vật đi theo đúng hướng. Các lời khôn ngoan của Đức Chúa Trời sẽ thúc đẩy chúng ta đi theo đường ngay, và nếu chúng ta lạc hướng, các lời ấy sẽ khích động lương tâm chúng ta, khiến chúng ta trở lại đường ngay. Vì hạnh phúc lâu dài của con cái bạn, hãy truyền cho chúng sự khôn ngoan đó, làm thế bằng cách nói với chúng và làm gương cho chúng. Hãy dạy chúng biết những giá trị thật, và chúng sẽ biết điều gì đáng chuộng nơi những ai chúng chọn làm bạn của chúng (Thi-thiên 119:9, 63).
30. Làm cách nào cha mẹ có thể truyền lại cho con cái nền tảng luân lý do Đức Chúa Trời ban ra?
30 Trong tất cả những điều này, hãy nhớ rằng con trẻ dễ thấm nhuần giá trị đạo đức hơn nếu trong gia đình các nguyên tắc đạo đức được tôn trọng và noi theo. Nếu bạn muốn con cái có thái độ nào thì chính bạn phải có thái độ đó. Trong gia đình bạn nên cho con cái biết chúng được người lớn hiểu, yêu thương, tha thứ, cho chúng có một mức độ tự do và độc lập hợp lý cùng với sự công bình và không thiên vị, và cho chúng có cảm giác được cần, được chấp thuận và thuộc vào gia đình. Như thế bạn hãy truyền cho chúng nền tảng luân lý do Đức Chúa Trời ban cho để chúng mang theo khi đi ra ngoài vòng gia đình. Bạn không thể ban cho chúng gia sản nào khác tốt hơn được (Châm-ngôn 20:7).
[Câu hỏi thảo luận]