Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Tội lỗi

Tội lỗi

Tội lỗi là gì, và tại sao nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta?

Làm thế nào Kinh Thánh đảm bảo rằng chúng ta có thể kháng cự khuynh hướng tội lỗi?

Rô 6:12-14

  • Lời tường thuật liên quan:

    • 2Sa 11:2-5, 14, 15, 26, 27; 12:1-13—Vua Đa-vít phạm những tội rất nghiêm trọng và phải đối mặt với sự sửa phạt nghiêm khắc; ông cố gắng thay đổi đường lối mình

    • Rô 7:15-24—Sứ đồ Phao-lô nêu gương xuất sắc về đức tin và lòng sùng kính dành cho Đức Chúa Trời; dù vậy, ông vẫn phải tranh đấu với khuynh hướng tội lỗi

Làm thế nào việc bị lừa gạt và thiếu hiểu biết khiến nhiều người phạm tội?

Tại sao việc cố tình phạm tội lại rất nghiêm trọng?

Sa-tan có thể dùng điều gì để cám dỗ tôi tớ của Đức Chúa Trời phạm tội?

Ch 1:10, 11, 15; Mat 5:28; Gia 1:14, 15

  • Lời tường thuật liên quan:

    • Sa 3:1-6 —Qua một con rắn, Sa-tan cám dỗ Ê-va bằng cách khơi dậy ham muốn ích kỷ của bà và làm xói mòn lòng tin cậy của bà nơi Đức Giê-hô-va

    • Ch 7:6-10, 21-23—Vua Sa-lô-môn miêu tả về một thanh niên thiếu khôn sáng đã không kháng cự cám dỗ của người đàn bà vô luân

Làm thế nào để kháng cự cám dỗ của Sa-tan?

Êph 4:27; 6:10-18; Gia 4:7, 8

  • Lời tường thuật liên quan:

    • Ch 5:1-14—Vua Sa-lô-môn đưa ra lời khuyên đến từ Đức Chúa Trời về việc tại sao và làm thế nào để tránh bị cám dỗ phạm tội vô luân

    • Mat 4:1-11—Chúa Giê-su nêu gương hoàn hảo trong việc kháng cự cám dỗ tinh vi của Sa-tan bằng cách dùng Lời Đức Chúa Trời

Tín đồ đạo Đấng Ki-tô phải tránh những tội trọng nào?

Thú tội

Tại sao chúng ta không nên cố che giấu tội lỗi của mình?

Chúng ta cần thú nhận mọi tội lỗi với ai?

Ai đóng vai trò là “đấng giúp đỡ” và cầu thay cho chúng ta trước mặt Đức Giê-hô-va?

Làm thế nào một người phạm tội cho thấy họ ăn năn về điều mình đã làm?

Cv 26:20; Gia 4:8-10

Cũng xem “Ăn năn

  • Lời tường thuật liên quan:

    • Xu 22:1-12—Dưới Luật pháp Môi-se, một kẻ trộm phải bồi thường cho nạn nhân về thứ mình đã lấy

    • Lu 19:8, 9—Trưởng đội thu thuế Xa-ki-ơ thể hiện sự ăn năn bằng cách thay đổi đường lối mình và đền bù cho những người mà ông đã tống tiền

Tại sao chúng ta tin chắc Đức Giê-hô-va tha thứ cho mình?

Xem “Tha thứ

Đức Giê-hô-va có sắp đặt nào để trợ giúp và bảo vệ hội thánh khi một người phạm tội trọng?

Một người phạm tội trọng có thể ảnh hưởng thế nào đến những thành viên trong gia đình hoặc trong hội thánh?

Hê 12:15, 16

Cũng xem Phu 29:18

  • Lời tường thuật liên quan:

    • Gs 7:1-13, 20-26—A-can mang tai họa đến cho toàn thể dân Y-sơ-ra-ên khi phạm một tội nghiêm trọng và cố che giấu

    • Gn 1:1-16—Vì làm trái ý Đức Giê-hô-va, nhà tiên tri Giô-na đặt mạng sống của tất cả những người trên tàu vào tình thế nguy hiểm

    • 1Cô 5:1-7—Sứ đồ Phao-lô vạch trần một trường hợp phạm tội nghiêm trọng ở Cô-rinh-tô đang gây hại cho cả hội thánh

Tại sao không nên để nỗi sợ bị sửa trị ngăn cản chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ của các trưởng lão?

Tại sao chúng ta nên chấp nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời thay vì cứ đau buồn về tội lỗi trong quá khứ?

Xem “Tha thứ

Nếu biết một người phạm tội trọng, tại sao chúng ta nên đảm bảo rằng người ấy báo với trưởng lão về vấn đề đó?

Lê 5:1

  • Lời tường thuật liên quan:

    • Phu 13:6-9; 21:18-20—Luật pháp Môi-se đòi hỏi một người phải báo cáo ngay cả khi người phạm tội trọng là thành viên trong gia đình hoặc người mà mình yêu thương