CHƯƠNG MƯỜI CHÍN
Giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời
-
Yêu mến Đức Chúa Trời có nghĩa gì?
-
Làm sao chúng ta có thể giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời?
-
Đức Giê-hô-va thưởng những người giữ mình trong sự yêu mến Ngài như thế nào?
1, 2. Ngày nay chúng ta có thể tìm đâu ra nơi nương náu an toàn?
HÃY tưởng tượng bạn đang đi trên một con đường trong ngày giông bão. Bầu trời sụp tối. Sấm sét rền vang, mưa như thác lũ. Bạn vội vã tìm nơi trú mưa. Bỗng bạn thấy bên đường có một chỗ khô ráo, chắc chắn và ấm áp. Chắc hẳn bạn mừng biết bao khi tìm được một nơi trú náu an toàn như thế!
2 Chúng ta đang sống trong thời kỳ bão tố. Tình hình thế giới ngày càng tệ hơn. Nhưng có một nơi nương náu an toàn có thể che chở chúng ta khỏi tai họa vĩnh viễn. Nơi nương náu nào? Hãy lưu ý điều Kinh Thánh dạy: “Tôi nói về Đức Giê-hô-va rằng: Ngài là nơi nương-náu tôi, và là đồn-lũy tôi; cũng là Đức Chúa Trời tôi, tôi tin-cậy nơi Ngài”.—Thi-thiên 91:2.
3. Làm sao chúng ta có thể nương náu nơi Đức Giê-hô-va?
3 Hãy tưởng tượng điều đó! Chúng ta có thể nương náu nơi Đức Giê-hô-va, Đấng Tạo Hóa và Chúa Tối Thượng hoàn vũ. Ngài có thể che Giu-đe 21) Thật vậy, chúng ta cần giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời, duy trì mối quan hệ yêu thương với Cha trên trời. Làm thế chúng ta có thể chắc chắn Ngài là nơi nương náu của chúng ta. Nhưng làm sao chúng ta tạo được mối quan hệ như thế?
chở chúng ta, vì Ngài mạnh mẽ hơn bất cứ ai hay bất cứ điều gì có thể làm hại đến chúng ta. Ngay dù chúng ta bị thiệt hại, Đức Giê-hô-va vẫn có thể xóa sạch mọi hậu quả xấu. Làm sao chúng ta có thể nương náu nơi Đức Giê-hô-va? Chúng ta cần tin cậy nơi Ngài. Ngoài ra, Lời Đức Chúa Trời khuyên chúng ta: “Hãy giữ mình trong sự yêu-mến Đức Chúa Trời”. (NHẬN BIẾT VÀ ĐÁP LẠI TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
4, 5. Đức Giê-hô-va bày tỏ tình yêu thương đối với chúng ta qua những cách nào?
4 Để giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời, chúng ta cần nhận biết cách Đức Giê-hô-va đã bày tỏ tình yêu thương đối với chúng ta. Hãy nghĩ đến một số giáo lý Kinh Thánh mà bạn đã học được qua sách này. Là Đấng Tạo Hóa, Đức Giê-hô-va ban trái đất cho chúng ta để làm nơi sinh sống thích thú. Ngài cung cấp dư dật thức ăn, nước uống, tài nguyên thiên nhiên, các loài vật kỳ thú và cảnh vật xinh đẹp. Là Tác Giả của Kinh Thánh, Đức Chúa Trời cho chúng ta biết danh và các đức tính của Ngài. Hơn nữa, Lời Ngài cho biết Ngài sai con yêu dấu là Chúa Giê-su xuống đất để chịu đau đớn và chết cho chúng ta. (Giăng 3:16) Và sự ban cho này có nghĩa gì đối với chúng ta? Nó cho chúng ta hy vọng về một tương lai tuyệt diệu.
5 Hy vọng của chúng ta về tương lai cũng tùy thuộc vào một điều khác mà Đức Chúa Trời đã làm. Đức Giê-hô-va đã thiết lập một chính phủ trên trời, Nước của Đấng Mê-si. Chẳng bao lâu nữa, Nước này sẽ chấm dứt mọi đau khổ và làm trái đất thành địa đàng. Hãy tưởng tượng, chúng ta có thể sống trong hòa bình và hạnh phúc mãi mãi! (Thi-thiên 37:29) Trong thời gian này, Đức Chúa Trời hướng dẫn chúng ta để biết cách sống tốt nhất. Ngài cũng ban cho chúng ta đặc ân cầu nguyện, một sự liên lạc cởi mở với Ngài. Đây chỉ là một vài cách Đức Giê-hô-va bày tỏ tình yêu thương đối với nhân loại nói chung và bạn nói riêng.
6. Làm sao bạn có thể đáp lại tình yêu thương mà Đức Giê-hô-va đã bày tỏ đối với bạn?
6 Câu hỏi trọng yếu bạn cần xem xét là: Tôi sẽ đáp lại tình yêu thương của Đức Giê-hô-va như thế nào? Nhiều người sẽ nói: “Tôi cần phải yêu thương Đức Giê-hô-va”. Có phải bạn cảm thấy như thế không? Chúa Giê-su nói rằng điều răn này là lớn nhất: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh-hồn, hết ý mà yêu-mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi”. (Ma-thi-ơ 22:37) Chắc chắn bạn có nhiều lý do để yêu mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Nhưng phải chăng cảm thấy mình có tình yêu thương đó là đủ để nói rằng mình yêu Đức Giê-hô-va hết lòng, hết linh hồn và hết ý?
7. Có phải chỉ cần có cảm xúc yêu thương đối với Đức Chúa Trời là đủ không? Hãy giải thích.
7 Như Kinh Thánh miêu tả, tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời không chỉ là cảm xúc mà thôi. Thật vậy, dù cảm xúc ấy là cần thiết, đó chỉ là bước đầu trong sự yêu thương chân thật đối với Ngài. Thí dụ, cần có một hạt táo thì mới mọc thành cây táo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn một quả táo mà người ta chỉ đưa cho bạn một hạt táo thì bạn có thỏa mãn không? Chắc chắn không! Tương tự, có cảm xúc yêu mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời mới chỉ là bước đầu. Kinh Thánh dạy: “Nầy là sự yêu-mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng-giữ điều-răn Ngài. Điều-răn của Ngài chẳng phải là nặng-nề”. (1 Giăng 5:3) Muốn tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời được chân thật thì nó phải sinh ra trái tốt, tức là phải thể hiện bằng hành động.—Ma-thi-ơ 7:16-20.
8, 9. Làm sao chúng ta có thể bày tỏ tình yêu thương và lòng biết ơn đối với Đức Chúa Trời?
8 Chúng ta biểu lộ tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời khi vâng giữ điều răn và áp dụng nguyên tắc của Ngài. Làm thế không khó lắm. Chẳng những không phải là gánh nặng, Ê-sai 48:17, 18) Bằng cách sống phù hợp với sự hướng dẫn của Đức Giê-hô-va, chúng ta chứng tỏ cho Cha trên trời thấy rằng mình thật lòng biết ơn về tất cả những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Điều đáng buồn là ngày nay rất ít người trên thế gian tỏ lòng biết ơn đó. Chúng ta không muốn vô ơn như một số người sống vào thời Chúa Giê-su ở trên đất. Ngài chữa lành cho mười người cùi, nhưng chỉ một người trở lại cám ơn ngài. (Lu-ca 17:12-17) Chắc chắn chúng ta muốn giống người biết ơn đó thay vì chín người vô ơn kia!
mà luật pháp Đức Giê-hô-va còn được đặt ra với mục đích giúp chúng ta có đời sống vui vẻ, hạnh phúc và thỏa nguyện. (9 Thế thì chúng ta cần vâng giữ những điều răn nào của Đức Giê-hô-va? Chúng ta đã thảo luận một số trong sách này, nhưng hãy ôn lại một ít điều. Vâng giữ điều răn Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta giữ mình trong sự yêu mến Ngài.
NGÀY CÀNG GẦN GŨI ĐỨC GIÊ-HÔ-VA HƠN
10. Hãy giải thích tại sao tiếp tục thu thập sự hiểu biết về Giê-hô-va Đức Chúa Trời là điều quan trọng.
10 Học biết về Đức Giê-hô-va là bước thiết yếu để gần gũi với Châm-ngôn 2:1-5.
Ngài. Đây là một tiến trình không bao giờ nên ngừng. Nếu ở ngoài trời trong một đêm lạnh giá ngồi sưởi bên đống lửa, bạn có để ngọn lửa tàn lụi không? Không. Bạn sẽ cứ thêm củi vào để lửa tiếp tục cháy. Nếu không, bạn có thể chết cóng vì lạnh! Như củi giữ cho lửa cháy, thì “điều tri-thức của Đức Chúa Trời” giữ cho tình yêu thương của chúng ta đối với Đức Giê-hô-va được vững mạnh.—11. Sự dạy dỗ của Chúa Giê-su tác động thế nào đến môn đồ ngài?
11 Chúa Giê-su muốn môn đồ giữ cho tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va và sự yêu thích Lời lẽ thật quý báu của Ngài sống mãi và tiếp tục bừng cháy. Sau khi sống lại, Chúa Giê-su dạy hai môn đồ về một số lời tiên tri trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ đã được ứng nghiệm nơi ngài. Điều ấy có tác động nào? Sau đó họ nói: “Khi nãy đi đường, Ngài nói cùng chúng ta và cắt nghĩa Kinh-thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng-nảy [“nung đốt”, Ghi] sao?”—Lu-ca 24:32.
12, 13. (a) Tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời và sự yêu thích Kinh Thánh của phần nhiều người ngày nay ra sao? (b) Bạn có thể làm gì để tình yêu thương của mình không bị nguội lạnh?
12 Khi bạn mới học biết về những điều Kinh Thánh thật sự dạy, bạn có thấy sự vui vẻ, sốt sắng và tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời nung đốt trong lòng mình không? Chắc hẳn là có. Nhiều người đã cảm thấy như thế. Điều khó là giờ đây làm sao giữ cho tình yêu thương ấy sống mãi và ngày càng thêm sâu đậm. Chúng ta không muốn theo xu hướng của thế gian ngày nay. Chúa Giê-su báo trước: “Lòng yêu-mến của phần nhiều người sẽ nguội lần”. (Ma-thi-ơ 24:12) Bạn có thể làm gì để tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va và sự yêu thích lẽ thật Kinh Thánh không bị nguội lạnh?
13 Hãy tiếp tục thu thập sự hiểu biết về Giê-hô-va Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su Christ. (Giăng 17:3) Hãy suy ngẫm, tức suy nghĩ sâu xa về những điều bạn học trong Lời Đức Chúa Trời, và tự hỏi: ‘Điều này dạy cho mình biết gì về Giê-hô-va Đức Chúa Trời? Điều này cho mình thêm lý do nào để yêu thương Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết ý?’ (Thi-thiên 77:12) Sự suy ngẫm như thế sẽ giữ tình yêu thương của bạn đối với Đức Chúa Trời mãi nồng cháy.
14. Lời cầu nguyện có thể giúp chúng ta thế nào để giữ mãi tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va?
1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17) Trong Chương 17 của sách này, chúng ta biết được rằng cầu nguyện là món quà quý giá từ Đức Chúa Trời. Như mối quan hệ của con người được thắt chặt nhờ liên lạc thường xuyên và cởi mở, thì mối quan hệ với Đức Giê-hô-va cũng mãi nồng ấm khi chúng ta đều đặn cầu nguyện với Ngài. Điều trọng yếu là chúng ta không bao giờ cầu nguyện một cách máy móc—lặp đi lặp lại những lời không cảm xúc hay vô nghĩa. Chúng ta cần nói chuyện với Đức Giê-hô-va như một đứa con nói với người cha yêu dấu. Dĩ nhiên chúng ta muốn nói một cách cung kính, cởi mở, thành thật và từ đáy lòng. (Thi-thiên 62:8) Đúng vậy, việc học hỏi Kinh Thánh cá nhân và cầu nguyện chân thành là những khía cạnh trọng yếu trong sự thờ phượng của chúng ta và giúp chúng ta giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời.
14 Một cách khác để giữ tình yêu thương đối với Đức Giê-hô-va mãi nồng cháy là đều đặn cầu nguyện. (TÌM NIỀM VUI TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG
15, 16. Tại sao chúng ta có lý do chính đáng để xem công việc rao giảng về Nước Trời là một đặc ân và một điều quý giá?
15 Học hỏi cá nhân và cầu nguyện là hình thức thờ phượng chúng ta có thể làm riêng một mình. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta hãy xem xét một khía cạnh của sự thờ phượng mà chúng ta thực hiện một cách công khai: nói với người khác về niềm tin của chúng ta. Bạn có chia sẻ vài điều về lẽ thật Kinh Thánh với người khác chưa? Nếu có, đây quả là một đặc ân tuyệt diệu. (Lu-ca 1:74, 75) Khi chia sẻ những lẽ thật chúng ta biết được về Giê-hô-va Đức Chúa Trời, chúng ta đang thực hiện một công việc rất quan trọng được giao cho mọi tín đồ thật của Đấng Christ—đó là rao giảng tin mừng về Nước Đức Chúa Trời.—Ma-thi-ơ 24:14; 28:19, 20.
16 Sứ đồ Phao-lô xem công việc rao giảng là một điều quý giá. (2 Cô-rinh-tô 4:7) Nói với người khác về Giê-hô-va Đức Chúa Trời và ý định Ngài là công việc tốt nhất mà bạn có thể làm. Đây là việc phục vụ người Chủ tốt nhất, và việc này đem lại lợi ích không gì sánh được. Bằng cách tham gia vào hoạt động này, bạn giúp những người có lòng chân thật đến gần Cha trên trời và bắt đầu đi trên con đường dẫn đến sự sống đời đời! Còn có công việc nào thỏa nguyện hơn không? Ngoài ra, làm chứng về Đức Giê-hô-va và Lời Ngài giúp bạn gia tăng đức tin và làm vững mạnh lòng yêu thương đối với Ngài. Và Đức Giê-hô-va quý trọng các nỗ lực của bạn. (Hê-bơ-rơ 6:10) Bận rộn trong công việc này giúp bạn giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời.—1 Cô-rinh-tô 15:58.
17. Ngày nay, tại sao công việc rao giảng của tín đồ Đấng Christ là cấp bách?
17 Điều quan trọng nên nhớ là rao giảng về Nước Trời là việc khẩn cấp. Kinh Thánh nói: “Hãy rao giảng lời Ngài, làm việc này một cách cấp bách”. (2 Ti-mô-thê 4:2, NW) Tại sao phải cấp bách làm công việc này ngày nay? Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta biết: “Ngày lớn của Đức Giê-hô-va đã gần, đã gần rồi; nó đến rất kíp”. (Sô-phô-ni 1:14) Đúng vậy, ngày mà Đức Giê-hô-va sẽ tiêu diệt toàn thể hệ thống này đến rất nhanh chóng. Người ta cần được cảnh báo! Họ cần biết bây giờ là lúc phải chọn Đức Giê-hô-va là Đấng Cai Trị của họ. Sự cuối cùng sẽ đến “không chậm-trễ”.—Ha-ba-cúc 2:3.
18. Tại sao chúng ta nên cùng với các tín đồ thật của Đấng Christ công khai thờ phượng Đức Giê-hô-va?
18 Đức Giê-hô-va muốn chúng ta cùng với các tín đồ thật của Đấng Christ công khai thờ phượng Ngài. Vì vậy Lời Ngài nói: “Ai nấy hãy coi-sóc nhau để khuyên-giục về lòng yêu-thương và việc tốt-lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên-bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy”. (Hê-bơ-rơ 10:24, 25) Khi nhóm lại với anh em cùng đạo tại các buổi họp đạo Đấng Christ, chúng ta có cơ hội tuyệt diệu để ca ngợi và thờ phượng Đức Chúa Trời yêu quý. Chúng ta cũng xây dựng và khuyến khích lẫn nhau.
19. Chúng ta có thể làm thế nào để củng cố mối quan hệ yêu thương trong hội thánh tín đồ Đấng Christ?
19 Khi kết hợp với những người thờ phượng Đức Giê-hô-va, chúng ta củng cố tình bạn và mối quan hệ yêu thương trong hội thánh. Điều quan trọng là chúng ta phải chú ý đến những điểm tốt của nhau cũng như Đức Giê-hô-va chú ý đến những điểm tốt của chúng ta. Đừng đòi hỏi anh em cùng đạo phải hoàn toàn. Hãy nhớ rằng mỗi người có trình độ thiêng liêng khác nhau và đều phạm lỗi. (Cô-lô-se 3:13) Hãy tìm cách xây dựng tình bạn thân thiết với những người tha thiết yêu mến Đức Giê-hô-va, rồi bạn sẽ thấy mình tiến bộ về thiêng liêng. Đúng vậy, thờ phượng Đức Giê-hô-va với anh chị em thiêng liêng sẽ giúp bạn giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời. Những người trung thành thờ phượng như thế thì được Ngài thưởng như thế nào?
VƯƠN TỚI “SỰ SỐNG THẬT”
20, 21. “Sự sống thật” là gì, và tại sao đó là một hy vọng tuyệt diệu?
20 Đức Giê-hô-va thưởng những tôi tớ trung thành bằng cách cho họ sự sống, nhưng sống như thế nào? Thử nghĩ xem hiện nay bạn có thật sự đang sống không? Đa số đều cho rằng câu trả lời là hiển nhiên, vì chẳng phải chúng ta đang thở, ăn và uống hay sao? Tất nhiên chúng ta đang sống. Và trong những lúc cảm thấy hạnh phúc, chúng ta còn có thể nói: “Bây giờ mới thật sự là sống!” Tuy nhiên, Kinh Thánh cho thấy rằng trong một ý nghĩa quan trọng, ngày nay không người nào thật sự đang sống.
21 Lời Đức Chúa Trời khuyên giục chúng ta “cầm lấy sự sống thật”. (1 Ti-mô-thê 6:19) Những lời này cho thấy “sự sống thật” là điều chúng ta hy vọng sẽ đạt được trong tương lai. Thật vậy, khi trở nên hoàn toàn, chúng ta sẽ được sống theo ý nghĩa trọn vẹn nhất, vì chúng ta sẽ được sống như Đức Chúa Trời đã định từ lúc ban đầu. Khi sống trong một địa đàng với sức khỏe, hòa bình và hạnh phúc trọn vẹn, thì lúc ấy chúng ta mới thật sự hưởng “sự sống thật”—sự sống đời đời. (1 Ti-mô-thê 6:12) Chẳng phải đó là hy vọng tuyệt diệu sao?
22. Làm sao bạn có thể “cầm lấy sự sống thật”?
22 Làm sao chúng ta có thể “cầm lấy sự sống thật”? Trong cùng văn cảnh này, sứ đồ Phao-lô khuyến giục tín đồ Đấng Christ “làm điều lành” và “làm nhiều việc phước-đức”. (1 Ti-mô-thê 6:18) Thế thì, rõ ràng là phần lớn tùy thuộc vào việc chúng ta áp dụng những lẽ thật đã học từ Kinh Thánh. Nhưng phải chăng Phao-lô có ý nói rằng chúng ta đạt được “sự sống thật” bằng cách làm điều lành? Không, vì triển vọng kỳ diệu đó thật sự tùy thuộc vào việc chúng ta nhận được “ơn” của Đức Chúa Trời. (Rô-ma 5:15) Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va sẵn lòng thưởng cho những người trung thành phụng sự Ngài. Ngài muốn thấy bạn có “sự sống thật”. Đời sống hạnh phúc, bình an và vĩnh cửu đó đang chờ đón những người giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời.
23. Tại sao giữ mình trong sự yêu mến Đức Chúa Trời là điều cần yếu?
23 Mỗi người chúng ta nên tự hỏi: ‘Tôi có thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách Ngài dạy trong Kinh Thánh không?’ Nếu mỗi ngày chúng ta chắc chắn câu trả lời là có, thì chúng ta đang đi đúng đường. Chúng ta có thể tin tưởng rằng Đức Giê-hô-va là nơi nương náu của chúng ta. Ngài sẽ gìn giữ những người trung thành với Ngài qua giai đoạn cuối cùng đầy khó khăn của hệ thống cũ này. Đức Giê-hô-va cũng sẽ đưa chúng ta an toàn vào hệ thống mới huy hoàng sắp đến. Chúng ta sẽ phấn khởi biết bao khi thấy được thời kỳ đó! Và chúng ta sẽ vui mừng biết bao là mình đã lựa chọn đúng trong những ngày sau rốt này! Nếu chọn lựa đúng bây giờ, bạn sẽ được hưởng “sự sống thật”, sự sống mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã định, cho đến muôn đời!