Thuyết tiến hóa—Giả thuyết và sự thật
Một nhà khoa học tiến hóa nổi tiếng là giáo sư Richard Dawkins quả quyết: “Thuyết tiến hóa là chân lý giống như sức nóng của mặt trời”16. Dĩ nhiên, các cuộc thử nghiệm và quan sát trực tiếp chứng tỏ mặt trời rất nóng, nhưng chúng có chứng minh thuyết tiến hóa là chân lý một cách rõ ràng như thế không?
Trước khi trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần làm rõ một điểm. Nhiều nhà khoa học nhận thấy qua một thời gian dài, các thế hệ sau của sinh vật có thể thay đổi chút ít. Chẳng hạn, người ta có thể chọn những con chó giống để sau này chúng sinh ra những con chân ngắn hoặc lông dài hơn các thế hệ trước chúng *. Một số nhà khoa học gọi những thay đổi nhỏ như thế là “tiến hóa vi mô”.
Tuy nhiên, những người theo thuyết tiến hóa dạy rằng các thay đổi nhỏ tích lũy dần qua hàng tỷ năm dẫn đến những thay đổi lớn để loài cá tiến hóa thành loài lưỡng cư, vượn người thành con người. Những điều mà họ cho là lớn này được gọi là “tiến hóa vĩ mô”.
Thí dụ, ông Charles Darwin dạy rằng những thay đổi nhỏ chúng ta thấy ám 17. Ông cho rằng qua thời gian dài, một số hình thái ban đầu, được gọi là hình thái sự sống đơn giản, tiến hóa dần thành hàng triệu hình thái sự sống khác nhau trên trái đất, nhờ “những thay đổi rất nhỏ”18.
chỉ là những thay đổi lớn có thể xảy ra, nhưng không ai thấyĐối với nhiều người, điều này có vẻ hợp lý. Họ tự nhủ: “Nếu có những thay đổi nhỏ diễn ra trong một loài *, thì sao lại không có những thay đổi lớn sau các khoảng thời gian dài?”. Nhưng thật ra, học thuyết của thuyết tiến hóa dựa vào ba giả thuyết. Chúng ta hãy xem xét những điều sau đây.
Giả thuyết 1. Sự đột biến cung cấp các nguyên liệu cơ bản để tạo ra loài mới. Thuyết tiến hóa vĩ mô dựa trên giả thuyết sự đột biến (sự thay đổi ngẫu nhiên trong mã di truyền của động thực vật) không chỉ tạo ra loài mới mà còn cả họ động thực vật mới19.
Sự thật. Nhiều đặc điểm của động thực vật có được do các thông tin trong mã di truyền, tức thông tin chi tiết chứa trong nhân mỗi tế bào *. Các nhà nghiên cứu khám phá rằng sự đột biến có thể làm thay đổi các thế hệ sau của động thực vật. Nhưng sự đột biến có thật sự làm xuất hiện các loài hoàn toàn mới không? Qua một thế kỷ nghiên cứu về lĩnh vực di truyền học, người ta biết được điều gì?
Vào cuối thập niên 1930, các nhà khoa học rất hào hứng đón nhận một ý tưởng mới. Họ cho rằng quá trình chọn lọc tự nhiên (quá trình một sinh vật thích ứng tốt nhất với môi trường sống thì có nhiều khả năng sống sót và sinh sản) có thể tạo ra loài thực vật mới nhờ sự đột biến ngẫu nhiên. Vì thế, họ cho rằng nếu con người lựa chọn các đột biến thì có thể cho ra cùng kết quả nhưng tốt hơn. Một nhà khoa học tại viện nghiên cứu về giống cây trồng ở Đức (Max Planck Institute for Plant Breeding Research) là ông Wolf-Ekkehard Lönnig nói: “Những nhà sinh học nói chung cũng như những nhà di truyền học và những người gây giống nói riêng đều rất phấn khích” *. Tại sao họ phấn khích? Ông Lönnig, người đã dành khoảng 30 năm nghiên cứu đột biến di truyền ở thực vật, cho biết: “Những nhà nghiên cứu này nghĩ rằng đã đến lúc để thay đổi phương pháp nhân giống động thực vật truyền thống. Họ cho rằng qua việc kích thích và lựa chọn những đột biến có lợi, họ có thể tạo ra các loài động thực vật mới và tốt hơn”20. Thật vậy, một số người đã hy vọng sẽ tạo ra các loài hoàn toàn mới.
Những nhà khoa học tại Hoa Kỳ, châu Á và châu Âu bắt đầu lập quỹ cho các chương trình nghiên cứu dùng các phương pháp hứa hẹn thúc đẩy sự tiến hóa. Sau hơn 40 năm nghiên cứu chuyên sâu, kết quả thế nào? Nhà nghiên cứu Peter von Sengbusch nói: “Dù chi tiêu nhiều nhưng nỗ lực để thúc đẩy sản sinh các loài tốt hơn nhờ tia phóng xạ [để tạo đột biến] đã thất bại trên bình diện rộng”21. Ông Lönnig nói: “Đến thập niên 1980, niềm hy vọng và sự phấn khích của các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tắt. Các nước phương tây đã bỏ môn nghiên cứu đột biến gây giống. Hầu hết các đột biến... đã chết hoặc yếu hơn những loài trong tự nhiên” *.
Dù thế, với dữ liệu được thu thập trong khoảng 100 năm nghiên cứu về đột biến nói chung và 70 năm gây giống đột biến nói riêng, các nhà khoa học đã có thể kết luận về khả năng đột biến làm xuất hiện các loài mới. Sau khi xem xét bằng chứng, ông Lönnig kết luận: “Sự đột biến không thể biến đổi loài [động thực vật] ban đầu thành một loài hoàn toàn mới. Kết luận này đúng với mọi thử nghiệm, kết quả nghiên cứu đột biến trong thế kỷ 20 và cả luật xác suất”.
Vậy, sự đột biến có thể khiến một loài tiến hóa thành loài hoàn toàn mới không? Bằng chứng cho thấy là không! Qua nghiên cứu của mình, ông Lönnig đưa ra kết luận: “Những loài mang gen khác nhau có ranh giới rõ ràng, không thể bị phá hủy hoặc xâm phạm bằng những đột biến ngẫu nhiên”22.
Hãy xem những điều được đề cập ở trên có nghĩa gì. Nếu các nhà khoa học có chuyên môn không thể tạo ra các loài mới bằng cách can thiệp và chọn lựa những đột biến thích hợp, thì làm sao một quá trình vô tri có thể làm được tốt hơn? Nếu việc nghiên cứu cho thấy sự đột biến không thể biến đổi loài ban đầu thành loài hoàn toàn mới, thì làm sao có sự tiến hóa vĩ mô?
Giả thuyết 2. Quá trình chọn lọc tự nhiên tạo ra các loài mới. Ông Darwin tin rằng điều mà ông gọi là chọn lọc tự nhiên sẽ chọn những hình thái sự sống thích hợp nhất với môi trường, còn những hình thái sự sống ít thích hợp hơn sẽ dần dần chết đi. Các nhà ủng hộ thuyết tiến hóa hiện đại dạy rằng khi các loài tản ra và chiếm lĩnh một nơi, sự chọn lọc tự nhiên chọn ra những loài có đột biến gen khiến chúng có khả năng tồn tại trong môi trường mới. Vì thế, họ suy đoán những nhóm riêng biệt này cuối cùng cũng tiến hóa thành loài hoàn toàn mới.
Sự thật. Như đề cập ở trên, các bằng chứng từ việc nghiên cứu cho thấy rõ sự đột biến không thể tạo ra loài động thực vật hoàn toàn mới nào. Tuy nhiên, những người ủng hộ thuyết tiến hóa đã đưa ra những bằng chứng nào nhằm ủng hộ niềm tin của họ về chọn lọc tự nhiên, chọn ra các đột biến thích hợp để tạo ra loài mới? Viện Hàn lâm Khoa học (National Academy of Sciences, viết tắt NAS) tại Hoa Kỳ đã xuất bản một cuốn sách vào năm 1999 đề cập đến “13 loài chim sẻ do ông Darwin nghiên cứu trên quần đảo Galápagos, nay được biết đến là các loài chim sẻ của Darwin”23.
24.
Vào thập niên 1970, một nhóm nghiên cứu do ông bà Peter R. và B. Rosemary Grant thuộc đại học Princeton dẫn đầu đã bắt đầu nghiên cứu các loài chim sẻ này và họ phát hiện là sau một năm hạn hán trên quần đảo, loài chim sẻ mỏ lớn có khả năng sống sót cao hơn những loài có mỏ nhỏ hơn. Việc quan sát kích cỡ và hình dạng của mỏ chim là một trong những cách chính để nhận ra chúng thuộc loài nào trong 13 loài chim sẻ này. Vì vậy, họ nghĩ những khám phá đó rất quan trọng. Sách của NAS cho biết thêm: “Cặp vợ chồng ấy đã dự đoán là nếu hạn hán xảy ra cứ 10 năm một lần trên quần đảo thì chỉ khoảng 200 năm sau, một loài chim sẻ mới có thể xuất hiện”Tuy nhiên, sách này không đề cập đến việc loài chim sẻ mỏ nhỏ hơn lại sống sót nhiều hơn loài kia trong những năm sau hạn hán. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi điều kiện thời tiết trên đảo thay đổi, chim sẻ có mỏ lớn hơn chiếm ưu thế trong một năm nhưng sau đó thì tới loài chim có mỏ nhỏ hơn. Họ cũng để ý thấy một số “loài” chim sẻ khác nhau giao phối và sinh con có khả năng sống sót tốt hơn so với cha mẹ. Họ kết luận rằng nếu chúng tiếp tục giao phối thì có thể dẫn đến việc lai tạo giữa hai “loài”25.
Vậy, chọn lọc tự nhiên có thật sự tạo ra các loài hoàn toàn mới không? Cách đây vài thập kỷ, nhà sinh học tiến hóa George Christopher Williams bắt đầu đặt nghi vấn về khả năng đó của sự chọn lọc tự nhiên26. Trong năm 1999, nhà lý luận về tiến hóa Jeffrey H. Schwartz viết là sự chọn lọc tự nhiên có thể giúp các loài thích nghi để tồn tại nhưng không tạo ra loài mới nào27.
Thật vậy, các loài chim sẻ của Darwin không tiến hóa thành “bất cứ loài mới nào”. Chúng vẫn là chim sẻ. Việc chúng giao phối với nhau khiến người ta nghi ngờ về một số phương pháp mà các nhà ủng hộ tiến hóa dùng để định nghĩa một loài. Hơn nữa, những thông tin về loài chim này cho biết ngay cả những viện khoa học có uy tín cũng trình bày về các bằng chứng theo ý kiến chủ quan của mình.
28.
Giả thuyết 3. Mẫu hóa thạch chứng tỏ có sự thay đổi trong tiến hóa vĩ mô. Cuốn sách của NAS (được đề cập ở trên) khiến độc giả nghĩ rằng những mẫu hóa thạch do các nhà khoa học tìm ra chứng minh rõ ràng là có tiến hóa vĩ mô. Sách này cho biết: “Người ta đã phát hiện được rất nhiều loài trung gian giữa cá và loài lưỡng cư, giữa loài lưỡng cư và loài bò sát, giữa loài bò sát và động vật có vú, cũng như động vật linh trưởng, nên khó xác định rõ khi nào sự chuyển tiếp từ loài này sang loài khác xảy ra”Sự thật. Những lời quả quyết trong sách của NAS rất kỳ lạ. Tại sao thế? Một người kiên định ủng hộ thuyết tiến hóa là ông Niles Eldredge nói rằng những mẫu hóa thạch cho thấy sự thay đổi không tích lũy dần dần, nhưng trong thời gian dài “rất ít hoặc không có sự thay đổi nào diễn ra trong đa số các loài”29. *
Những mẫu hóa thạch cho thấy tất cả các nhóm động vật chính xuất hiện đột ngột và gần như không thay đổi
Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã khai quật và ghi vào danh mục khoảng 200 triệu mẫu hóa thạch lớn và hàng tỷ mẫu hóa thạch nhỏ. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng những dữ liệu khổng lồ này cùng những chi tiết được ghi lại cho thấy các nhóm động vật chính xuất hiện đột ngột và gần như không thay đổi, trong đó có nhiều loài biến mất đột ngột như khi chúng xuất hiện.
Tin nơi thuyết tiến hóa có cơ sở không?
Tại sao nhiều nhà ủng hộ thuyết tiến hóa nổi tiếng cứ cho rằng tiến hóa vĩ mô là có thật? Ông Richard Lewontin, một nhà ủng hộ thuyết tiến hóa có ảnh hưởng, thẳng thắn viết rằng những nhà khoa học sẵn sàng chấp nhận những thông tin khoa học chưa được chứng minh vì họ “có một niềm tin mạnh hơn, niềm tin nơi chủ nghĩa duy vật” *. Thậm chí, nhiều nhà khoa học cũng không nghĩ đến khả năng có một Đấng Tạo Hóa thông minh vì như ông Lewontin viết “chúng ta không thể để cho Chúa Trời chen chân vào”30.
Về vấn đề này, tờ Scientific American trích lời của nhà xã hội học Rodney Stark: “Qua 200 năm cổ vũ ý tưởng nếu bạn muốn theo đuổi khoa học thì đừng để mình bị tôn giáo ảnh hưởng”. Ông cho biết thêm rằng trong các đại học nghiên cứu khoa học, “những người có đạo không nói về Đấng Tạo Hóa”31.
Nếu bạn xem thuyết tiến hóa vĩ mô là có thật, bạn cũng phải tin rằng những nhà khoa học theo thuyết bất khả tri hoặc vô thần sẽ không để quan điểm riêng ảnh hưởng đến sự giải thích của họ về những khám phá khoa học. Bạn cũng phải tin rằng sự đột biến và chọn lọc tự nhiên tạo ra mọi hình thái sự sống phức tạp, dù qua một thế kỷ nghiên cứu cho thấy rằng những đột biến không thể biến đổi ngay cả một loài có gen riêng biệt thành loài hoàn toàn mới. Bạn cũng phải tin rằng mọi sinh vật tiến hóa dần dần từ một hình thái sự sống đầu tiên, dù mẫu hóa thạch cho thấy rõ các loài động thực vật chính xuất hiện đột ngột và không tiến hóa thành loài khác, thậm chí qua hàng triệu năm. Những niềm tin này dựa trên các sự kiện có thật hay dựa vào các giả thuyết? Thế thì niềm tin nơi thuyết tiến hóa có cơ sở không?
^ đ. 3 Thông thường, những thay đổi này là do một số chức năng của gen bị mất. Chẳng hạn, loài chó dachshund có kích thước nhỏ vì sụn không phát triển bình thường, kết quả là nó bị lùn.
^ đ. 6 Sách Sáng-thế Ký chương 1 cho biết Đức Chúa Trời tạo ra các “loài” cây cỏ và thú vật (Sáng-thế Ký 1:12, 21, 24, 25). Tuy nhiên, Kinh Thánh không dùng từ “loài” như cách các nhà khoa học định nghĩa.
^ đ. 8 Việc nghiên cứu cho thấy tế bào chất, màng của nó và các cấu trúc khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành một sinh vật.
^ đ. 9 Ông Lönnig tin rằng sự sống được tạo ra. Những lời ông phát biểu trong ấn phẩm này là của chính ông và không đại diện cho ý kiến của viện nghiên cứu Max Planck về giống cây trồng.
^ đ. 10 Qua những thử nghiệm về đột biến, họ thường thấy số đột biến mới giảm đi nhưng số đột biến cũ đều đặn xuất hiện. Hơn nữa, chưa đến 1% thực vật đột biến được chọn để nghiên cứu thêm và chưa đến 1% trong số này có thể đáp ứng mục đích thương mại. Tuy nhiên, chưa từng có một loài nào hoàn toàn mới xuất hiện. Kết quả của việc gây giống đột biến nơi động vật còn tệ hơn đối với thực vật và phương pháp này hoàn toàn bị lãng quên.
^ đ. 21 Ngay cả những mẫu hóa thạch mà các nhà nghiên cứu dùng làm bằng chứng cũng còn là đề tài tranh cãi.
^ đ. 24 “Thuyết chủ nghĩa duy vật” ở đây nói đến mọi thứ có trong vũ trụ, kể cả sự sống hiện hữu mà không có sự can thiệp siêu nhiên nào.