CHƯƠNG 15
“Ta sẽ chấm dứt thói đàng điếm của ngươi”
TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG: Điều chúng ta học được từ sự miêu tả về những gái điếm trong sách Ê-xê-chi-ên và Khải huyền
1, 2. Loại gái điếm nào có thể khiến chúng ta cảm thấy ghê tởm?
Thật đáng buồn khi thấy một gái điếm! Có thể chúng ta thắc mắc hoàn cảnh nào đã khiến cô dấn thân vào lối sống đồi bại như thế. Phải chăng việc bị bạo hành hoặc bị lạm dụng tình dục trong gia đình khiến cô bỏ nhà đi làm gái điếm từ lúc trẻ? Hay sự nghèo đói cùng cực khiến cô phải bán thân? Hay cô đang chạy trốn người chồng vũ phu? Chúng ta thường nghe những câu chuyện đáng buồn như vậy trong thế gian gian ác này. Vì thế, không lạ gì khi Chúa Giê-su đối xử tử tế với những người làm gái điếm. Ngài nhấn mạnh rằng những gái điếm biết ăn năn và thay đổi lối sống có thể có đời sống tốt đẹp hơn.—Mat 21:28-32; Lu 7:36-50.
2 Tuy nhiên, hãy nghĩ đến một loại gái điếm khác: Một người phụ nữ cố tình chọn lối sống đàng điếm. Cô không xem đó là điều đồi bại nhưng là điều đem lại sự tự tin. Cô thích có được tiền bạc và quyền lực mà công việc ấy mang lại. Tệ hơn nữa, người phụ nữ này có một người chồng tốt và chung thủy, nhưng cô lại phản bội anh để đi theo thói đàng điếm. Hẳn chúng ta
cảm thấy người phụ nữ này và lối sống của cô thật đáng ghê tởm. Cảm giác ghê tởm đó giúp chúng ta hiểu vì sao Đức Giê-hô-va nhiều lần dùng sự miêu tả về gái điếm để cho biết cảm nghĩ của ngài về tôn giáo sai lầm.3. Chúng ta sẽ thảo luận những lời tường thuật nào trong chương này?
3 Liên quan đến điều này, sách Ê-xê-chi-ên chứa đựng hai lời tường thuật đáng chú ý. Trong hai lời tường thuật này, thói đàng điếm minh họa cho sự bất trung khủng khiếp của dân Đức Chúa Trời ở Y-sơ-ra-ên và Giu-đa (Ê-xê chg 16 và 23). Trước khi xem xét kỹ hơn những lời tường thuật này, chúng ta cần lưu ý đến một gái điếm khác mang ý nghĩa tượng trưng. Hình thức đàng điếm của ả đã có từ rất lâu trước thời Ê-xê-chi-ên, thậm chí trước khi có dân Y-sơ-ra-ên, và vẫn đang phát triển mạnh ngày nay. Sách Khải huyền, sách cuối cùng của Kinh Thánh, cho biết ả là ai.
“Mẹ của các kỹ nữ”
4, 5. “Ba-by-lôn Lớn” là gì, và làm thế nào chúng ta biết điều đó? (Xem hình nơi đầu bài).
4 Trong khải tượng mà Chúa Giê-su ban cho sứ đồ Giăng vào cuối thế kỷ thứ nhất CN, ông thấy hình ảnh sống động về một kỹ nữ. Ả được gọi là “đại kỹ nữ” và “Ba-by-lôn Lớn, mẹ của các kỹ nữ” (Khải 17:1, 5). Trong nhiều thế kỷ, danh tính của ả là điều bí ẩn đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo và học giả Kinh Thánh. Họ cho rằng ả tượng trưng cho Ba-by-lôn, thành Rome hoặc Giáo hội Công giáo La Mã. Tuy nhiên, từ nhiều thập kỷ trước, Nhân Chứng Giê-hô-va đã biết danh tính thật của “đại kỹ nữ” này. Ả là đế quốc tôn giáo sai lầm trên toàn thế giới. Làm thế nào chúng ta biết điều đó?
5 Ả kỹ nữ này bị lên án vì quan hệ vô luân với “các vua trên đất”, tức các thế lực chính trị. Vậy rõ ràng ả không phải là một thế lực chính trị. Ngoài ra, sách Khải huyền cho thấy “các nhà buôn trên đất”, tức các thành phần thương mại của thế gian này, than khóc trước sự hủy diệt của Ba-by-lôn Lớn. Vì thế, Ba-by-lôn Lớn không thể tượng trưng cho hệ thống thương mại. Vậy ả tượng trưng cho điều gì? Ả phạm tội “thực hành ma thuật”, thờ thần tượng và lừa gạt. Chẳng phải sự miêu tả ấy phù hợp với các tổ chức tôn giáo đồi bại của thế gian này hay sao? Cũng hãy lưu ý rằng ả kỹ nữ này được miêu tả là đang cưỡi, tức có ảnh hưởng đến, các thành phần chính trị của thế gian này. Ả cũng bắt bớ các tôi tớ trung thành của Đức Giê-hô-va (Khải 17:2, 3; 18:11, 23, 24). Đó chẳng phải là điều mà tôn giáo sai lầm đã thực hiện đến tận thời nay sao?
6. Ba-by-lôn Lớn là “mẹ của các kỹ nữ” theo nghĩa nào?
6 Nhưng tại sao Ba-by-lôn Lớn không chỉ được gọi là “đại kỹ nữ” mà còn được gọi là “mẹ của các kỹ nữ”? Tôn giáo sai lầm bị chia rẽ thành vô số đạo và giáo phái. Từ khi ngôn ngữ bị Sáng 11:1-9). Vì thế, tất cả những tôn giáo này có thể được xem là “các con gái” của một tổ chức, một đại kỹ nữ. Sa-tan thường dùng những tôn giáo này để dụ dỗ người ta thực hành ma thuật, thờ thần tượng, làm theo các phong tục và niềm tin bôi nhọ Đức Chúa Trời. Không lạ gì khi dân của ngài được cảnh báo về tổ chức này, là tổ chức đồi bại và bao trùm cả thế giới: “Hỡi dân ta, hãy ra khỏi nó, nếu các ngươi không muốn dự phần tội lỗi với nó”.—Đọc Khải huyền 18:4, 5.
xáo trộn ở thành Ba-bên xưa, hay Ba-by-lôn, các giáo lý sai lầm lan tràn khắp nơi. Do đó, vô số tôn giáo được hình thành. Thật phù hợp khi “Ba-by-lôn Lớn” được đặt theo tên của thành Ba-by-lôn, là nơi sản sinh các tôn giáo sai lầm! (7. Tại sao chúng ta hưởng ứng lời cảnh báo “hãy ra khỏi” Ba-by-lôn Lớn?
7 Anh chị có hưởng ứng lời cảnh báo đó không? Hãy nhớ rằng chính Đức Giê-hô-va là đấng tạo ra con người với “nhu cầu tâm linh” (Mat 5:3). Nhu cầu đó chỉ có thể được đáp ứng qua việc dâng cho Đức Giê-hô-va sự thờ phượng thanh sạch. Dĩ nhiên, các tôi tớ của Đức Giê-hô-va muốn tránh xa thói đàng điếm về mặt thờ phượng. Nhưng Sa-tan Ác Quỷ có một mục tiêu khác. Hắn cố khiến dân Đức Chúa Trời rơi vào bẫy của hình thức đàng điếm này, và nhiều lần hắn đã thành công. Từ rất lâu trước thời Ê-xê-chi-ên, dân Đức Chúa Trời đã nhiều lần thực hành thói đàng điếm về mặt thờ phượng. Chúng ta cần xem xét giai đoạn lịch sử đó, vì điều này giúp chúng ta biết nhiều hơn về các tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va cũng như công lý và lòng thương xót của ngài.
‘Ngươi làm điếm’
8-10. Đòi hỏi quan trọng nào về sự thờ phượng thanh sạch giúp chúng ta hiểu cảm xúc của Đức Giê-hô-va khi dân ngài theo tôn giáo sai lầm? Hãy minh họa.
8 Trong sách Ê-xê-chi-ên, Đức Giê-hô-va dùng minh họa về gái điếm để cho thấy cảm xúc của ngài. Ê-xê-chi-ên được soi dẫn để ghi lại hai lời tường thuật sống động cho thấy cảm giác đau đớn và bị phản bội của Đức Giê-hô-va trước hành vi bất trung và vô luân của dân ngài. Tại sao ngài so sánh họ với những gái điếm?
9 Để biết câu trả lời, trước hết chúng ta cần nhớ một đòi hỏi quan trọng liên quan đến sự thờ phượng thanh sạch mà chúng ta đã thảo luận trong Chương 5. Trong Luật pháp ban cho dân Y-sơ-ra-ên, Đức Giê-hô-va nói: “Ngoài ta ra, ngươi không được có thần nào khác... Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, là Đức Chúa Trời đòi hỏi lòng sùng kính chuyên độc” (Xuất 20:3, 5). Sau đó, ngài nhấn mạnh sự thật này một lần nữa: “Ngươi không được quỳ lạy thần nào khác, vì Đức Giê-hô-va là đấng đòi hỏi lòng sùng kính chuyên độc. Thật vậy, ngài là Đức Chúa Trời đòi hỏi lòng sùng kính chuyên độc” (Xuất 34:14). Mệnh lệnh của Đức Giê-hô-va vô cùng rõ ràng. Chỉ khi chúng ta thờ phượng Đức Giê-hô-va một cách chuyên độc, sự thờ phượng của chúng ta mới được ngài chấp nhận.
10 Để minh họa, chúng ta có thể nghĩ đến một cuộc hôn nhân. Cả chồng lẫn vợ đều có quyền mong chờ người hôn phối dành riêng cho mình sự quan tâm đặc biệt. Nếu một người hôn phối có tình cảm lãng mạn hoặc ước muốn quan hệ vô luân với người khác thì người hôn phối còn lại sẽ có lý do chính đáng để ghen tuông và cảm thấy bị phản bội. (Đọc Hê-bơ-rơ 13:4). Tương tự, khi nói đến sự thờ phượng, Đức Giê-hô-va có lý do chính đáng để cảm thấy bị phản bội khi dân ngài, là dân đã được dâng riêng cho ngài, quay sang thờ các thần giả. Ngài miêu tả cảm giác bị phản bội một cách sống động trong sách Ê-xê-chi-ên chương 16.
11. Đức Giê-hô-va kể điều gì về Giê-ru-sa-lem và nguồn gốc của nó?
11 Chương 16 của sách Ê-xê-chi-ên ghi lại lời phán dài nhất của Đức Giê-hô-va trong sách này. Lời phán ấy cũng là một trong những lời tiên tri dài nhất trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ. Trong lời phán ấy, Đức Giê-hô-va tập trung vào thành Giê-ru-sa-lem, là thành tượng trưng cho dân Giu-đa bất trung. Ngài kể một câu chuyện buồn và gây sốc về nguồn gốc cũng như sự phản bội của dân này. Giê-ru-sa-lem vốn là một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi, nhếch nhác và không có ai chăm sóc. Cha mẹ của bé gái này là dân Ca-na-an ngoại giáo của xứ. Quả thật, Giê-ru-sa-lem đã ở dưới sự kiểm soát của một chi phái thuộc dân Ca-na-an, là người Giê-bu, trong một thời gian dài cho đến khi Đa-vít chinh phục thành này. Vì thương xót, Đức Giê-hô-va tắm rửa cho bé gái bị bỏ rơi này và nuôi nấng nó. Theo thời gian, bé gái ấy lớn lên và trở thành vợ ngài. Thực tế, dân Y-sơ-ra-ên sống trong thành này có mối quan hệ với Đức Giê-hô-va dựa trên giao ước, là giao ước mà họ tình nguyện dự phần vào thời Môi-se (Xuất 24:7, 8). Sau khi Giê-ru-sa-lem trở thành thủ đô của xứ, Đức Giê-hô-va đã ban phước cho thành, khiến nó trở nên giàu sang và đẹp đẽ, như thể một người chồng giàu có và quyền lực tặng cho vợ mình những đồ trang sức đẹp đẽ.—Ê-xê 16:1-14.
12. Sự bất trung bén rễ trong quá trình lịch sử của Giê-ru-sa-lem như thế nào?
12 Hãy lưu ý đến điều xảy ra tiếp theo. Đức Giê-hô-va nói: “Ngươi lại cậy sắc đẹp và danh tiếng mà làm điếm. Ngươi hành dâm thỏa thuê với bất cứ kẻ nào qua đường và hiến sắc đẹp mình cho chúng” (Ê-xê 16:15). Vào thời Sa-lô-môn, Đức Giê-hô-va ban phước cho dân ngài và khiến họ giàu sang đến mức Giê-ru-sa-lem trở nên một thành vô cùng nguy nga, nổi bật trong thế giới cổ đại (1 Vua 10:23, 27). Nhưng sự bất trung dần bén rễ ở Giê-ru-sa-lem. Sa-lô-môn muốn làm hài lòng những người vợ ngoại quốc nên ông khiến Giê-ru-sa-lem bị ô uế bởi việc thờ thần tượng (1 Vua 11:1-8). Một số người kế ngôi thậm chí còn tồi tệ hơn, họ làm ô uế cả xứ bằng sự thờ phượng sai lầm. Đức Giê-hô-va cảm thấy ra sao về hành vi đàng điếm và phản bội như thế? Ngài nói: “Những việc thể ấy không nên xảy ra và cũng chẳng bao giờ nên xảy ra” (Ê-xê 16:16). Nhưng dân ương ngạnh của ngài ngày càng chìm sâu hơn vào sự đồi bại.
Một số người Y-sơ-ra-ên dâng con mình làm vật tế lễ cho các thần giả như Mô-léc
13. Dân của Đức Chúa Trời ở Giê-ru-sa-lem phạm tội gian ác nào?
13 Hãy hình dung Đức Giê-hô-va cảm thấy đau lòng và ghê tởm đến mức nào khi ngài phơi bày sự gian ác của dân được ngài chọn: “Ngươi lấy con trai và con gái mà ngươi sinh cho ta để làm vật hiến tế cho các thần tượng tiêu nuốt. Các hành vi đàng điếm của ngươi chẳng phải là quá đáng hay sao? Ngươi giết các con trai ta và dâng chúng qua lửa làm vật tế lễ” (Ê-xê 16:20, 21). Những hành vi kinh tởm như thế cho thấy Sa-tan gian ác đến mức nào. Hắn hả hê khi dụ dỗ được dân của Đức Giê-hô-va làm những điều ghê tởm như thế. Nhưng Đức Giê-hô-va thấy tất cả. Ngài có thể sửa chữa tổn hại do những hành động tàn bạo nhất của Sa-tan gây ra và sẽ thực thi công lý.—Đọc Gióp 34:24.
14. Trong minh họa của Đức Giê-hô-va, ai là chị và em của Giê-ru-sa-lem? Trong ba người, ai là gian ác nhất?
14 Tuy nhiên, Giê-ru-sa-lem không hề cảm thấy hổ thẹn trước sự gian ác của mình. Thành này tiếp tục thói đàng điếm. Đức Giê-hô-va nói rằng nó còn vô liêm sỉ hơn cả những gái điếm khác vì đã trả thù lao cho những người gian dâm với mình (Ê-xê 16:34). Đức Chúa Trời nói rằng Giê-ru-sa-lem giống hệt “mẹ” của nó là các chi phái ngoại giáo từng kiểm soát xứ (Ê-xê 16:44, 45). Tiếp theo, ngài cho biết chị của Giê-ru-sa-lem là Sa-ma-ri, người có lối sống đàng điếm trước nó. Đức Chúa Trời cũng nhắc đến một người em của Giê-ru-sa-lem là Sô-đôm. Thật ra, từ lâu thành này đã bị hủy diệt vì sự kiêu ngạo và đồi bại của nó. Ý của Đức Giê-hô-va là Giê-ru-sa-lem còn gian ác hơn cả chị em của mình là Sa-ma-ri và Sô-đôm (Ê-xê 16:46-50). Dân của Đức Chúa Trời đã lờ đi vô số lời cảnh báo và tiếp tục lối sống đồi bại.
15. Mục đích của Đức Giê-hô-va khi thi hành án phạt trên Giê-ru-sa-lem là gì? Điều này mang lại hy vọng nào?
15 Đức Giê-hô-va sẽ làm gì? Ngài nói với Giê-ru-sa-lem: “Ta tập hợp tất cả những người tình mà ngươi đã cho hưởng khoái lạc” và “ta sẽ phó ngươi vào tay chúng”. Các nước ngoại giáo từng là đồng minh của dân ngài sẽ hủy diệt Giê-ru-sa-lem và tước mất vẻ đẹp cũng như những thứ quý giá của nó. Ngài nói: “Chúng sẽ... ném đá ngươi và dùng gươm giết ngươi”. Đức Giê-hô-va có mục đích nào khi thi hành án phạt này? Đó không phải là để hủy diệt dân ngài. Thay vì thế, ngài cho biết: “Ta sẽ chấm dứt thói đàng điếm của ngươi”. Rồi Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ làm cho thỏa cơn giận, và cơn phẫn nộ của ta sẽ nguôi; ta sẽ thôi giận và không cảm thấy bị xúc phạm nữa”. Như đã thảo luận trong Chương 9, mục đích lâu dài của Đức Giê-hô-va là để khôi phục dân ngài sau khi thời kỳ lưu đày kết thúc. Tại sao? Ngài nói: “Ta sẽ nhớ giao ước đã có với ngươi từ thuở ngươi còn nhỏ” (Ê-xê 16:37-42, 60). Khác với dân ngài, Đức Giê-hô-va sẽ chứng tỏ ngài là đấng thành tín tột bậc!—Đọc Khải huyền 15:4.
16, 17. (a) Tại sao chúng ta không còn nói rằng Ô-hô-la và Ô-hô-li-ba là những hình ảnh tượng trưng cho khối Ki-tô giáo? (Xem khung “Hai chị em gái điếm”). (b) Chúng ta có thể rút ra các bài học thực tế nào từ chương 16 và 23 của sách Ê-xê-chi-ên?
16 Qua lời phán mạnh mẽ được ghi nơi chương 16 của sách Ê-xê-chi-ên, Đức Giê-hô-va giúp chúng ta biết nhiều hơn về các tiêu chuẩn công chính, công lý và lòng thương xót sâu xa của ngài. Chương 23 của sách Ê-xê-chi-ên cũng giúp chúng ta biết về những điều đó. Ngày nay, tín đồ đạo Đấng Ki-tô chân chính khắc ghi các thông điệp rõ ràng của Đức Giê-hô-va về thói đàng điếm của dân ngài. Giu-đa và Giê-ru-sa-lem đã khiến Đức Giê-hô-va rất đau lòng, nhưng chúng ta không bao giờ muốn làm vậy. Vì thế, chúng ta cần tránh xa mọi hình thức thờ thần tượng, trong đó có sự tham lam và chủ nghĩa vật chất (Mat 6:24; Cô 3:5). Chúng ta luôn biết ơn Đức Giê-hô-va, vì ngài đã nhân từ khôi phục sự thờ phượng thanh sạch trong những ngày sau cùng này và không để nó trở nên bại hoại lần nữa. Ngài đã lập “giao ước bền vững” với dân Y-sơ-ra-ên thiêng liêng, và giao ước này sẽ không bao giờ bị sự bất trung hay thói đàng điếm phá vỡ (Ê-xê 16:60). Vậy hãy quý trọng đặc ân được kết hợp với dân thanh sạch của Đức Giê-hô-va ngày nay.
17 Nhưng lời phán của Đức Giê-hô-va với những gái điếm được miêu tả trong sách Ê-xê-chi-ên dạy chúng ta điều gì về “đại kỹ nữ”, tức Ba-by-lôn Lớn? Chúng ta hãy cùng xem xét điều này.
“Không bao giờ tìm thấy nó nữa”
18, 19. Có sự tương đồng nào giữa những gái điếm được miêu tả trong sách Ê-xê-chi-ên với kỹ nữ được miêu tả trong sách Khải huyền?
18 Đức Giê-hô-va không thay đổi (Gia 1:17). Quan điểm của ngài về tôn giáo sai lầm không thay đổi trong suốt quá trình lịch sử của đại kỹ nữ đó. Vì thế, không lạ gì khi có nhiều điểm tương đồng giữa sự phán xét của ngài dành cho những gái điếm được ghi trong sách Ê-xê-chi-ên và kết cuộc của “đại kỹ nữ” được miêu tả trong sách Khải huyền.
19 Chẳng hạn, hãy lưu ý rằng sự trừng phạt dành cho những gái điếm trong lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên không phải trực tiếp đến từ Đức Giê-hô-va. Sự trừng phạt ấy đến từ các nước gian dâm với dân bất trung của Đức Chúa Trời. Tương tự, đế quốc tôn giáo sai lầm trên toàn cầu bị lên án vì gian dâm với “các vua trên đất”. Sự trừng phạt dành cho đế quốc ấy đến từ đâu? Kinh Thánh nói rằng các thành phần chính trị “sẽ ghét ả kỹ nữ, làm cho ả xơ xác và trần truồng, ăn hết thịt ả rồi thiêu hủy trong lửa”. Tại sao các chính phủ của thế gian này lại hành động bất ngờ như thế? Vì Đức Chúa Trời sẽ “đặt vào lòng chúng ý tưởng để thi hành ý định của ngài”.—Khải 17:1-3, 15-17.
20. Điều gì cho thấy sự phán xét dành cho Ba-by-lôn là phán quyết cuối cùng?
Khải 18:21). Các thiên sứ của Đức Chúa Trời sẽ vui mừng trước sự hủy diệt của nó. Họ nói: “Hãy ngợi khen Gia! Khói thiêu hủy ả tiếp tục bay lên cho đến muôn đời bất tận” (Khải 19:3). Sự phán xét này sẽ là vĩnh viễn. Tôn giáo sai lầm sẽ không bao giờ được hồi sinh và làm ô uế sự thờ phượng thanh sạch một lần nữa. Sự phán xét mạnh mẽ dành cho Ba-by-lôn và sự hủy diệt của nó là vĩnh viễn giống như một làn khói tiếp tục bay lên muôn đời bất tận.
20 Vậy Đức Giê-hô-va sẽ dùng các nước của thế gian này để thi hành sự phán xét trên mọi tôn giáo sai lầm, kể cả những tôn giáo của khối Ki-tô giáo. Sự phán xét này sẽ là phán quyết cuối cùng. Sẽ không có sự khoan dung và không còn cơ hội để tôn giáo thay đổi đường lối. Sách Khải huyền tiết lộ rằng ‘sẽ không bao giờ tìm thấy Ba-by-lôn nữa’ (21. Sự hủy diệt của tôn giáo sai lầm đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ nào, và thời kỳ đó sẽ kết thúc như thế nào?
21 Khi các chính phủ của thế gian này quay lại tấn công Ba-by-lôn Lớn, họ sẽ thi hành sự phán xét của Đức Giê-hô-va, một biến cố lớn trong quá trình thực hiện ý định của ngài. Biến cố Mat 24:21). Đỉnh điểm của hoạn nạn lớn là Ha-ma-ghê-đôn, cuộc chiến của Đức Giê-hô-va chống lại thế gian gian ác này (Khải 16:14, 16). Như sẽ được thảo luận trong những chương sau, sách Ê-xê-chi-ên giúp chúng ta hiểu hoạn nạn lớn sẽ diễn ra như thế nào. Nhưng giờ đây, chúng ta muốn ghi nhớ và áp dụng những bài học thực tế từ chương 16 và 23 của sách Ê-xê-chi-ên.
này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của hoạn nạn lớn, một thời kỳ hỗn loạn chưa từng có (22, 23. Việc xem xét những lời miêu tả về các gái điếm trong sách Ê-xê-chi-ên và Khải huyền ảnh hưởng thế nào đến sự thờ phượng của chúng ta?
22 Sa-tan muốn làm tha hóa những người thực hành sự thờ phượng thanh sạch. Không điều gì làm hắn hài lòng hơn việc khiến chúng ta quay lưng lại với sự thờ phượng thanh sạch và có hành vi giống như những gái điếm được miêu tả trong sách Ê-xê-chi-ên. Vì thế, chúng ta cần nhớ rằng Đức Giê-hô-va không dung túng sự kình địch, tức là sự bất trung, trong việc thờ phượng (Dân 25:11). Chúng ta cần tránh xa tôn giáo sai lầm bằng cách không “động đến điều gì ô uế” theo quan điểm của ngài (Ê-sai 52:11). Cũng vì những lý do tương tự, chúng ta giữ trung lập trong các cuộc xung đột chính trị của thế gian chia rẽ này (Giăng 15:19). Chúng ta xem chủ nghĩa dân tộc là một tôn giáo sai lầm khác mà Sa-tan đẩy mạnh, vì thế chúng ta không dính líu đến nó.
23 Trên hết, hãy nhớ rằng chúng ta có đặc ân lớn được thờ phượng Đức Giê-hô-va trong đền thờ thiêng liêng thanh sạch của ngài. Chúng ta quý trọng sự sắp đặt đó. Mong sao chúng ta ngày càng quyết tâm không dính líu đến tôn giáo sai lầm và thói đàng điếm của nó!