PHẦN HAI
Sự lo lắng—“Bị ép đủ cách”
“Sau 25 năm kết hôn, vợ chồng tôi ly dị. Các con của tôi đều rời bỏ sự thật. Bản thân tôi mắc một số bệnh nghiêm trọng. Sau đó tôi bị trầm cảm. Tôi cảm thấy như cả thế giới này đổ ập xuống đầu mình và tôi không thể đương đầu nổi với bất cứ điều gì nữa. Tôi bỏ nhóm họp và ngưng hoạt động”.—Chị June.
Không ai có thể tránh khỏi sự lo lắng, ngay cả dân của Đức Chúa Trời. Người viết Thi-thiên nói: “Tư-tưởng bộn-bề trong lòng tôi” (Thi-thiên 94:19). Chúa Giê-su cũng nói rằng trong thời kỳ cuối cùng, những “lo lắng trong đời” có thể khiến một người đặc biệt khó phụng sự Đức Giê-hô-va (Lu-ca 21:34). Còn anh chị thì sao? Anh chị có cảm thấy bị choáng ngợp bởi những khó khăn về tài chính, những vấn đề về gia đình hay những lo lắng về sức khỏe không? Đức Giê-hô-va có thể giúp anh chị đối phó như thế nào?
“Sức lực hơn mức bình thường”
Chúng ta không thể một mình đối phó với sự lo lắng. Sứ đồ Phao-lô viết: “[Chúng ta] bị ép đủ cách... [chúng ta] bị bối rối... [chúng ta] bị quật ngã”. Nhưng ông cũng nói rằng chúng ta “không bị dồn vào đường cùng”, “chẳng phải không có lối thoát” và “không bị diệt mất”. Điều gì giúp chúng ta chịu đựng? Đó là “sức lực hơn mức bình thường” đến từ Đức Chúa Trời Toàn Năng của chúng ta, Đức Giê-hô-va.—2 Cô-rinh-tô 4:7-9.
Hãy suy ngẫm làm thế nào trong quá khứ anh chị nhận được “sức lực hơn mức bình thường”. Anh chị có nhớ một bài giảng đầy khích lệ đã giúp mình quý trọng hơn tình yêu thương trung tín của Đức Giê-hô-va không? Đức tin của anh chị nơi những lời hứa của Đức Giê-hô-va có lớn mạnh khi anh chị dạy người khác hy vọng về địa đàng không? Khi tham dự các buổi nhóm họp của đạo Đấng Ki-tô và chia sẻ niềm tin với người khác, chúng ta được tiếp thêm sức mạnh để đứng vững trước những mối lo lắng trong đời sống. Đồng thời chúng ta cũng được bình an tâm trí để có thể vui mừng phụng sự Đức Giê-hô-va.
‘Nếm thử và thấy Đức Giê-hô-va tốt-lành dường bao!’
Trên thực tế, có lẽ anh chị cảm thấy mình có nhiều việc phải làm cùng một lúc. Chẳng hạn, Đức Giê-hô-va muốn chúng ta tìm kiếm Nước Trời trước hết và duy trì nề nếp thiêng liêng (Ma-thi-ơ 6:33; Lu-ca 13:24). Nhưng nói sao nếu sự chống đối, sức khỏe kém hoặc vấn đề gia đình đã vắt kiệt sức lực của anh chị? Hay nói sao nếu việc làm ngoài đời lấy đi thời gian và sức lực mà anh chị dành cho hội thánh? Phải đối mặt với quá nhiều đòi hỏi, trong khi anh chị lại có quá ít thời gian và sức lực để làm mọi việc, điều này có thể khiến anh chị cảm thấy choáng ngợp. Có lẽ anh chị thậm chí còn nghĩ không biết Đức Giê-hô-va có đòi hỏi quá nhiều ở mình không.
Đức Giê-hô-va là đấng có lòng thấu hiểu. Ngài không bao giờ đòi hỏi quá sức chúng ta. Ngài biết chúng ta cần có thời gian để hồi phục sau những căng thẳng về tinh thần và thể chất.—Thi-thiên 103:13, 14.
Chẳng hạn hãy xem cách Đức Giê-hô-va đã chăm sóc nhà tiên tri Ê-li. Khi Ê-li nản lòng và sợ hãi đến mức chạy trốn vào trong hoang mạc, Đức Giê-hô-va có quở trách và ra lệnh cho ông phải tiếp tục nhiệm vụ không? Không. Đức Giê-hô-va hai lần 1 Các Vua 19:1-19). Chúng ta có thể rút ra bài học nào? Khi Ê-li bị sự lo lắng làm cho choáng ngợp, Đức Giê-hô-va đối xử với ông một cách kiên nhẫn và thương xót. Đức Giê-hô-va không thay đổi. Ngài cũng chăm sóc chúng ta theo cách tương tự.
phái một thiên sứ đến nhẹ nhàng đánh thức Ê-li và cho ông thức ăn. Dù thế, 40 ngày sau, Ê-li vẫn còn lo lắng và sợ hãi. Đức Giê-hô-va đã làm gì nữa để giúp ông? Trước tiên, Đức Giê-hô-va cho thấy ngài có khả năng bảo vệ ông. Tiếp theo, ngài trấn an Ê-li với giọng “êm-dịu nhỏ-nhẹ”. Cuối cùng, Đức Giê-hô-va tiết lộ rằng có hàng ngàn người khác đang trung thành thờ phượng ngài. Không lâu sau, Ê-li trở lại là một nhà tiên tri sốt sắng (Khi nghĩ về điều mình có thể dâng cho Đức Giê-hô-va, anh chị hãy thực tế. Đừng so sánh điều anh chị có thể làm bây giờ với những gì mình làm trước kia. Hãy xem minh họa sau. Một vận động viên điền kinh đã ngừng luyện tập vài tháng hoặc vài năm thì không thể trở lại nề nếp cũ ngay lập tức. Thay vì thế, anh ta bắt đầu bằng cách đặt các mục tiêu vừa phải giúp mình dần có lại sức mạnh và sức chịu đựng. Tín đồ đạo Đấng Ki-tô cũng giống như những vận động viên điền kinh. Họ rèn luyện với một mục đích rõ ràng (1 Cô-rinh-tô 9:24-27). Sao anh chị không theo đuổi một mục tiêu thiêng liêng mà có lẽ dễ đạt nhất bây giờ? Chẳng hạn, anh chị có thể đặt mục tiêu tham dự một buổi nhóm họp. Hãy xin Đức Giê-hô-va giúp anh chị đạt được mục tiêu của mình. Khi có lại sức mạnh về thiêng liêng, anh chị sẽ ‘nếm thử và thấy Đức Giê-hô-va tốt-lành dường bao!’ (Thi-thiên 34:8). Hãy nhớ rằng bất cứ điều gì anh chị làm để chứng tỏ tình yêu thương dành cho Đức Giê-hô-va, dù có vẻ là nhỏ đi nữa, cũng quý giá đối với ngài.—Lu-ca 21:1-4.
“Đòn bẩy mà tôi đang chờ đợi”
Đức Giê-hô-va thêm sức cho chị June như thế nào để chị trở về với ngài? Chị chia sẻ: “Tôi tiếp tục cầu nguyện với Đức Giê-hô-va để xin ngài giúp đỡ. Sau đó, con dâu cho tôi biết về một hội nghị tại thị trấn của tôi. Tôi quyết định tham dự một ngày hội nghị. Quả là cảm giác tuyệt vời khi trở lại kết hợp với dân của Đức Giê-hô-va! Hội nghị đó là đòn bẩy mà tôi đang chờ đợi. Giờ đây tôi vui mừng phụng sự Đức Giê-hô-va trở lại và thấy đời sống có ý nghĩa hơn rất nhiều. Hơn bao giờ hết, tôi biết rằng mình cần sự giúp đỡ của anh em đồng đạo và không thể tự cô lập bản thân. Tôi biết ơn vì vẫn còn thời gian cho tôi quay về”.