Nhu cầu trị liệu và phẫu thuật không truyền máu ngày càng gia tăng
Nhu cầu trị liệu và phẫu thuật không truyền máu ngày càng gia tăng
“Tất cả những người quản lý máu và chăm sóc những bệnh nhân giải phẫu cần phải xem xét phẫu thuật không truyền máu”.—Bác sĩ Joachim Boldt, giáo sư khoa gây mê, Ludwigshafen, Đức.
THẢM HỌA AIDS đã buộc các nhà khoa học và y sĩ phải có thêm những biện pháp khác nhằm làm phòng mổ an toàn hơn. Hiển nhiên, điều này có nghĩa là tuyển chọn người hiến máu và xét nghiệm máu một cách chặt chẽ hơn. Nhưng các chuyên gia nói rằng ngay cả những biện pháp này cũng không bảo đảm việc truyền máu an toàn 100 phần trăm. Tạp chí Transfusion nói: “Cho dù xã hội chi tiêu nhiều tiền của để làm nguồn cung cấp máu an toàn hơn bao giờ hết, chúng tôi tin rằng bệnh nhân vẫn cố tránh không nhận máu khác loại [của người hiến] vì lý do đơn giản là nguồn cung cấp máu không bao giờ có thể tuyệt đối an toàn”.
Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều bác sĩ trở nên thận trọng trong quyết định truyền máu. Bác sĩ Alex Zapolanski, San Francisco, bang California, nói: “Về cơ bản, việc truyền máu không có lợi, và chúng tôi rất mạnh bạo tránh truyền máu cho mọi người”.
Công chúng nói chung cũng biết được các mối nguy hiểm của việc truyền máu. Thực vậy, cuộc thăm dò dư luận năm 1996 cho thấy rằng 89 phần trăm người Canada muốn phương pháp trị liệu không dùng máu mà người khác hiến. “Không phải mọi bệnh nhân đều từ chối máu của người khác như Nhân Chứng Giê-hô-va”, tạp chí Journal of Vascular Surgery nói. “Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ làm xáo trộn chức năng của hệ miễn dịch là bằng chứng rõ ràng rằng chúng ta phải tìm các phương pháp trị liệu khác cho tất cả các bệnh nhân”.
Một phương pháp tốt hơn
Mừng thay, có một phương pháp trị liệu khác—phép trị liệu và phẫu thuật không truyền máu. Nhiều bệnh nhân không xem phương pháp này là biện pháp chót nhưng mà là cách trị liệu tốt hơn, và họ có lý do chính đáng. Stephen Geoffrey Pollard, một phẫu thuật gia tư vấn người Anh, nhận xét rằng những người được điều trị bằng phẫu thuật không truyền máu có tỷ lệ tử vong và nhiễm bệnh “ít nhất cũng tốt như của những bệnh nhân nhận máu, và trong nhiều trường hợp, sau khi giải phẫu họ không bị nhiễm trùng hay biến chứng mà nguyên nhân thường có thể quy cho máu”.
Phép trị liệu không truyền máu phát triển như thế nào? Theo một nghĩa nào đó, câu hỏi này có phần kỳ quặc, bởi lẽ phép điều trị không truyền máu thật ra đã có trước khi người ta bắt đầu dùng máu. Quả thật, mãi cho đến đầu thế kỷ 20 kỹ thuật truyền máu mới tiến bộ đến mức trở thành thông lệ trong việc trị liệu. Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, một số bác sĩ đã phổ biến ngành phẫu thuật không truyền máu. Thí dụ, trong thập niên 1960, phẫu thuật gia
nổi tiếng Denton Cooley thực hiện một số giải phẫu tim hở đầu tiên mà không dùng máu.Khi bệnh viêm gan gia tăng nơi những người nhận truyền máu trong thập niên 1970, nhiều bác sĩ bắt đầu tìm phương pháp trị liệu không dùng máu. Vào khoảng thập niên 1980, đã có một số đội y khoa gồm nhiều chuyên viên thực hiện phẫu thuật không truyền máu. Rồi khi nạn dịch AIDS bột phát, những đội này đã nhiều lần được những đội khác tham khảo ý kiến và họ sốt sắng chấp nhận các kỹ thuật này. Trong thập niên 1990 nhiều bệnh viện đã lập ra những chương trình không truyền máu để bệnh nhân lựa chọn.
Hiện nay các bác sĩ đã thành công trong việc áp dụng những kỹ thuật không truyền máu vào các ca phẫu thuật và thủ tục cấp cứu mà trước kia đòi hỏi phải truyền máu. D.H.W. Wong viết trong tạp chí Canadian Journal of Anaesthesia như sau: “Các cuộc giải phẫu nghiêm trọng như giải phẫu tim, huyết quản, sản phụ khoa, chỉnh hình và niệu khoa có thể thực hiện một cách thành công mà không dùng đến máu hay chế phẩm máu”.
Một ưu điểm của phẫu thuật không truyền máu là nó khuyến khích bác sĩ nâng cao chất lượng chăm sóc. Bác sĩ Benjamin J. Reichstein, giám đốc khoa phẫu thuật ở Cleveland, bang Ohio, nói: “Kỹ năng của nhà giải phẫu đóng vai trò quyết định trong việc ngăn ngừa sự mất máu”. Một tạp chí pháp lý ở Nam Phi nói rằng trong một số trường hợp nào đó, phẫu thuật không truyền máu có thể “nhanh chóng hơn, gọn ghẽ hơn và đỡ tốn kém hơn”. Tạp chí này viết thêm: “Hiển nhiên là trong nhiều trường hợp việc chăm sóc bệnh nhân sau khi xuất viện đã chứng tỏ là rẻ hơn và đỡ mất thời gian hơn”. Đây chỉ là vài lý do tại sao khoảng 180 bệnh viện trên thế giới hiện nay có những chương trình chuyên về phép trị liệu và phẫu thuật không truyền máu.
Máu và Nhân Chứng Giê-hô-va
Vì những lý do căn cứ vào Kinh Thánh, nên Nhân Chứng Giê-hô-va không nhận truyền * Nhưng họ chấp nhận—và triệt để theo đuổi—những phương pháp trị liệu không dùng máu. “Nhân Chứng Giê-hô-va tích cực tìm kiếm phương pháp trị liệu y khoa tốt nhất”, bác sĩ Richard K. Spence nói, khi còn là giám đốc ngành phẫu thuật tại một bệnh viện ở New York. “Với tư cách cả nhóm, họ là những khách hàng có nhiều hiểu biết nhất của nhà giải phẫu”.
máu.Các bác sĩ đã hoàn thiện nhiều kỹ thuật giải phẫu không truyền máu trong trường hợp các Nhân Chứng Giê-hô-va. Hãy xem xét kinh nghiệm của phẫu thuật gia tim mạch Denton Cooley. Trong 27 năm, đội giải phẫu của ông thực hiện phẫu thuật tim hở không truyền máu cho 663 Nhân Chứng Giê-hô-va. Kết quả chứng tỏ rõ ràng rằng các cuộc giải phẫu tim có thể thực hiện một cách thành công mà không dùng đến máu.
Đành rằng nhiều người đã chỉ trích Nhân Chứng Giê-hô-va vì họ từ chối máu, nhưng sách cẩm nang, do Hội Bác Sĩ Gây Mê Anh Quốc và Ireland xuất bản, xem lập trường của Nhân Chứng là “một dấu hiệu tôn trọng sự sống”. Quả thật, lập trường cương quyết của Nhân Chứng đã là một lực chính khiến mọi người có thể lựa chọn phương pháp trị liệu y khoa an toàn hơn. Giáo sư Stein A. Evensen, thuộc Bệnh Viện Quốc Gia Na Uy, viết: “Những Nhân Chứng Giê-hô-va cần giải phẫu đã mở đường và buộc phải cải thiện một phạm vi quan trọng trong dịch vụ y tế ở Na Uy”.
Để giúp đỡ các bác sĩ cung cấp phương pháp điều trị không dùng máu, Nhân Chứng Giê-hô-va đã lập một dịch vụ liên lạc hữu ích. Hiện nay, hơn 1.400 Ủy Ban Liên Lạc Bệnh Viện trên khắp thế giới được trang bị để cung cấp cho các bác sĩ và nhà nghiên cứu các tài liệu y khoa lưu trữ trong một ngân hàng dữ liệu; ngân hàng này gồm hơn 3.000 bài báo liên hệ đến phép trị liệu và phẫu thuật không truyền máu. Tiến sĩ Charles Baron, giáo sư tại Trường Cao Đẳng Luật Khoa Boston, nhận xét: “Hiện nay, không phải chỉ Nhân Chứng Giê-hô-va mà các bệnh nhân nói chung ít khi bị truyền máu khi không cần thiết nhờ công việc của Ủy Ban Liên Lạc Bệnh Viện của Nhân Chứng”. *
Tài liệu về phương pháp trị liệu và phẫu thuật không truyền máu do Nhân Chứng Giê-hô-va thu thập đã giúp ích nhiều người trong giới y khoa. Thí dụ, khi sửa soạn tài liệu để viết sách Autotransfusion: Therapeutic Principles and Trends, các tác giả đã yêu cầu Nhân Chứng Giê-hô-va cung cấp tài liệu về các phương pháp trị liệu không dùng máu. Nhân Chứng vui mừng chấp thuận yêu cầu của họ. Với lòng biết ơn, các tác giả này sau đó đã nói: “Trong tất cả tài liệu mà chúng tôi đọc qua về đề tài này, chúng tôi chưa hề thấy một danh mục nào ngắn gọn, đầy đủ như thế, gồm các phương pháp trị liệu nhằm tránh không tiếp máu của người khác”.
Sự tiến bộ trong ngành y đã khiến nhiều người xem xét phép trị liệu không truyền máu. Điều này đưa chúng ta về đâu? Giáo sư Luc Montagnier, người tìm ra vi khuẩn AIDS, nói: “Tiến trình hiểu biết của chúng ta trong lĩnh vực này chứng tỏ rằng một ngày kia sự truyền máu phải tàn lụi đi”. Trong khi chờ đợi, thì các phương pháp trị liệu không truyền máu đã cứu mạng được nhiều người rồi.
[Chú thích]
^ đ. 13 Xem Lê-vi Ký 7:26, 27; 17:10-14; Phục-truyền Luật-lệ Ký 12:23-25; 15:23; Công-vụ 15:20, 28, 29; 21:25.
^ đ. 16 Khi được mời, Ủy Ban Liên Lạc Bệnh Viện cũng trình bày vấn đề trước ban nhân viên y tế của bệnh viện. Ngoài ra, nếu có lời yêu cầu giúp đỡ rõ ràng, Ủy Ban sẽ giúp bệnh nhân liên lạc sớm, cởi mở và thường xuyên với y sĩ có trách nhiệm.
[Khung/Hình nơi trang 23]
Một số bác sĩ nói gì
‘Phẫu thuật không truyền máu không chỉ dành cho Nhân Chứng Giê-hô-va mà còn cho mọi bệnh nhân. Tôi nghĩ rằng mọi bác sĩ đều nên dùng loại phẫu thuật này’.—Bác sĩ Joachim Boldt, giáo sư khoa gây mê, Ludwigshafen, Đức.
“Dù rằng việc truyền máu ngày nay an toàn hơn trước kia, nhưng vẫn còn nguy hiểm, bao gồm phản ứng miễn dịch và việc mắc bệnh viêm gan hoặc các bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục”.—Bác sĩ Terrence J. Sacchi, giáo sư phụ giảng y khoa lâm sàng.
“Hầu hết các y sĩ có phản ứng tự động trước việc truyền máu nên họ cứ truyền nhiều máu một cách bừa bãi. Tôi không làm thế”.—Bác sĩ Alex Zapolanski, giám đốc phẫu thuật tim thuộc Viện Nghiên Cứu Tim San Francisco.
“Tôi không thấy có bất cứ ca giải phẫu bụng thông thường nào cho một bệnh nhân bình thường mà nhất thiết cần truyền máu”.—Bác sĩ Johannes Scheele, giáo sư phẫu thuật, Jena, Đức.
[Hình]
Bác sĩ Terrence J. Sacchi
Bác sĩ Joachim Boldt
[Khung/Hình nơi trang 24, 25]
Phép trị liệu và phẫu thuật không truyền máu
Một số phương pháp
Các dung dịch lỏng: Dung dịch Ringer, dextran, tinh bột hydroxyethyl, và các dung dịch khác được dùng để duy trì thể tích máu, ngăn ngừa sốc do giảm thể tích máu. Một số dung dịch lỏng hiện đang được thử nghiệm có thể tải oxy.
Các loại thuốc: Những protein mà gen đã được biến đổi có thể kích thích cơ thể sinh ra hồng huyết cầu (erythropoietin), tiểu huyết cầu (interleukin-11), và nhiều loại bạch huyết cầu (GM-CSF, G-CSF). Những thứ thuốc khác giảm hẳn sự mất máu trong khi giải phẫu (aprotinin, antifibrinolytics) hay giúp giảm bớt sự xuất huyết cấp tính (desmopressin).
Tác nhân cầm máu: Những miếng lót đan bằng chất tạo keo và cellulose được dùng để cầm máu bằng cách đặt ngay lên chỗ chảy máu. Chất keo bằng fibrin và xi có thể nút kín miệng vết thương hay lấp đi phần lớn mô đang chảy máu.
Thu hồi máu: Máy thu hồi máu lấy lại máu bị mất trong khi giải phẫu hoặc chấn thương. Lượng máu này được lọc sạch và có thể trả về cơ thể bệnh nhân theo mạch kín. Trong những trường hợp đặc biệt khác thường, có thể thu lại được hàng lít máu khi dùng máy này.
Dụng cụ giải phẫu: Một số dụng cụ vừa cắt vừa hàn kín các mạch máu. Các dụng cụ khác có thể cầm máu trên những vùng lớn của mô. Các dụng cụ soi ổ bụng, và dụng cụ không phải thọc sâu vào trong cơ thể cho phép rạch những đường nhỏ để giải phẫu mà không mất máu như khi phải rạch những đường lớn.
Các phương pháp giải phẫu: Việc trù liệu hoàn hảo ca phẫu thuật, bao gồm việc hội ý với các bác sĩ lâm sàng có kinh nghiệm, giúp đội phẫu thuật tránh các biến chứng. Hành động nhanh chóng để cầm máu là điều thiết yếu. Trì hoãn việc cầm máu lâu hơn 24 giờ có thể tăng cao mức tử vong của bệnh nhân. Chia ca phẫu thuật lớn thành nhiều ca phẫu thuật nhỏ hơn sẽ làm giảm tổng lượng máu bị mất.
[Khung/Hình nơi trang 26]
Phép trị liệu không truyền máu “Tiêu chuẩn chăm sóc” mới chăng?
TỈNH THỨC! thảo luận các lợi ích của phép trị liệu và phẫu thuật không truyền máu với bốn chuyên gia trong ngành này.
Ngoài những bệnh nhân không nhận truyền máu vì lý do tôn giáo, những ai khác cũng muốn phép trị liệu không truyền máu?
Bác sĩ Spahn: Tại trung tâm của chúng tôi những người yêu cầu được trị liệu không truyền máu thường là những bệnh nhân có trình độ kiến thức rất cao.
Bác sĩ Shander: Vào năm 1998, số bệnh nhân không nhận truyền máu vì lý do cá nhân vượt quá số bệnh nhân không nhận truyền máu vì lý do tôn giáo.
Bác sĩ Boyd: Các bệnh nhân bị ung thư, chẳng hạn. Đã được chứng minh nhiều lần là nếu không nhận máu, bệnh tình họ sẽ tiến triển tốt hơn và không tái phát nhiều như các bệnh nhân khác.
Bác sĩ Spahn: Chúng tôi thường điều trị các giáo sư đại học và gia đình họ mà không dùng đến máu. Ngay cả bác sĩ phẫu thuật cũng yêu cầu chúng tôi tránh truyền máu! Thí dụ, một phẫu thuật gia đến gặp chúng tôi về vợ ông; bà ấy cần được giải phẫu. Ông ấy nói: “Xin bác sĩ hứa một điều—là đừng truyền máu cho vợ tôi!”
Bác sĩ Shander: Các chuyên viên gây mê trong phân khoa của tôi nói: ‘Bệnh tình của những người không nhận máu tiến triển tốt đẹp như các bệnh nhân khác và có lẽ còn tốt hơn nữa. Vậy tại sao chúng ta lại có hai tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân? Nếu đây là cách chăm sóc tốt nhất, thì chúng ta nên áp dụng nó để chữa trị mọi người’. Vì vậy mà hiện nay chúng tôi trông chờ phép trị liệu không truyền máu trở thành tiêu chuẩn chăm sóc bệnh.
Ông Earnshaw: Đúng là phẫu thuật không truyền máu liên quan đặc biệt đến Nhân Chứng Giê-hô-va. Tuy nhiên, đây là cách mà chúng tôi muốn điều trị mọi người.
Phương pháp điều trị không truyền máu có tốn kém hơn hay không?
Ông Earnshaw: Phương pháp này tiết kiệm tiền.
Bác sĩ Shander: Phép trị liệu không truyền máu giảm 25 phần trăm phí tổn.
Bác sĩ Boyd: Nếu chỉ vì một lý do đó thôi, thì chúng tôi cũng nên dùng phương pháp này.
Chúng ta đã tiến bộ đến bực nào trong việc dùng phép trị liệu không truyền máu?
Bác sĩ Boyd: Tôi nghĩ là rất tiến bộ. Nhưng tuyệt nhiên chưa chấm dứt đâu. Nhìn đâu, chúng tôi cũng thấy có thêm lý do để không dùng máu.
[Hình]
Bác sĩ Donat R. Spahn, giáo sư khoa gây mê, Zurich, Thụy Sĩ
Bác sĩ Aryeh Shander, giáo sư phụ giảng lâm sàng khoa gây mê, Hoa Kỳ
Ông Peter Earnshaw, FRCS, phẫu thuật gia tư vấn khoa chỉnh hình, Luân Đôn, Anh Quốc
Bác sĩ Mark E. Boyd giáo sư sản phụ khoa, Canada
[Khung nơi trang 27]
Vai trò của bệnh nhân
▪ Thảo luận với bác sĩ của bạn về các phương pháp điều trị không truyền máu trước khi cần được trị liệu. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp của phụ nữ có thai, các bậc cha mẹ có con nhỏ, và người già cả.
▪ Viết ra giấy ý muốn của bạn, nhất là khi có sẵn văn kiện dùng trong mục đích pháp lý.
▪ Nếu bác sĩ của bạn không chịu trị liệu bằng phương pháp không truyền máu, hãy tìm một bác sĩ tôn trọng ý muốn của bạn.
▪ Bởi lẽ một số phương pháp trị liệu không truyền máu cần thời gian để có hiệu quả, đừng trì hoãn việc trị liệu nếu bạn biết mình cần giải phẫu.