Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Thú lạ của Việt Nam

Thú lạ của Việt Nam

Thú lạ của Việt Nam

DOUGLAS RICHARDSON, người chăm sóc thú tại Vườn Bách Thú Luân Đôn, sôi nổi nói: “Đây là giai đoạn hào hứng nhất thế kỷ trong lĩnh vực phát hiện thú”. Ông đang nói đến việc phát hiện một số loài thú lớn trong các cánh rừng xa xăm ở Việt Nam mười năm gần đây.

Trong nhiều thập kỷ, chiến tranh tàn khốc đã khiến các khu rừng này trở thành bất khả xâm phạm đối với các nhà khoa học. Thế nhưng ngày nay các nhà nghiên cứu động vật làm việc tại đó đã có thể dùng máy ảnh tự động để chụp hình các loài thú. Trong số này có loài tê giác Việt Nam, thuộc họ tê giác Javan, là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Một loài khác cũng có thể được xếp vào hàng thú lạ của Việt Nam là loài bò trông giống linh dương, còn được gọi là sao la Vũ Quang. Loài thú này được phát hiện vào năm 1992 trong khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang. Chúng cân nặng khoảng 100 kilôgam và cao một mét, tính từ chân tới vai. Loài này có thể cùng họ với loài bò, linh dương hay dê. Cũng trong khu bảo tồn này, người ta đã phát hiện thêm ba chủng loại nai mới—loài mang lớn được phát hiện năm 1993, mang Trường Sơn năm 1997, và mang lá năm 1998.

Năm 1996, các nhà khoa học ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam, phát hiện được một loài thú săn mồi nhỏ, hoạt động về đêm—loài cầy hương Tây Nguyên. Chúng cân nặng từ 3 đến 7,5 kilôgam và sống trong vùng rừng nhiệt đới ẩm ướt.

Theo tường thuật của tờ The Independent của Luân Đôn, ông Richardson đã giải thích rằng các loài thú nhỏ rất thường được tìm thấy—có khi tới 20 chủng loại ếch nhiệt đới khác nhau trong một năm—nhưng sự tồn tại của các loài thú lớn hơn thì quả bất ngờ.

[Các hình nơi trang 31]

Cầy hương Tây Nguyên

Sao la Vũ Quang

Mang Trường Sơn

Tê giác Việt Nam

[Nguồn tư liệu]

Rừng: © Wildside Photography

Tê giác Việt Nam: AP Photo/World Wildlife Fund, Mike Baltzer; ba chủng loại thú khác: Courtesy EC-SFNC/Acknowledging the European Commission’s support of the photo-trapping program