Hãy tránh những lời nói làm tổn thương
Quan điểm của Kinh Thánh
Hãy tránh những lời nói làm tổn thương
“Đồng một lỗ miệng mà ra cả sự khen-ngợi và rủa-sả! Hỡi anh em, không nên như vậy”.—GIA-CƠ 3:10.
NÓI là khả năng độc đáo phân biệt loài người với loài thú. Đáng buồn thay, một số người lạm dụng đặc ân này. Những lời lăng mạ, chửi thề, văng tục, báng bổ, khiếm nhã và tục tĩu có thể làm tổn thương—đôi khi còn nặng hơn những thương tích về thể chất. Kinh Thánh nói: “Lời vô độ đâm-xoi khác nào gươm”.—Châm-ngôn 12:18.
Càng ngày càng có nhiều người quen miệng chửi thề. Các trường học báo cáo rằng trẻ em ăn nói thô tục nhiều hơn trước. Thế nhưng một số người cho rằng lời nói thô bạo có thể hữu ích khi dùng để làm lắng dịu cảm xúc. Một sinh viên khoa học chính trị viết: “Dùng ngôn ngữ thô tục hẳn là một hành động có hiệu lực, khi ngôn từ bình thường không diễn tả được hết những tình
cảm phong phú của chúng ta”. Tín đồ Đấng Christ nên có thái độ hời hợt như thế đối với lời lẽ xúc phạm không? Đức Chúa Trời nghĩ sao về điều đó?Hãy gớm sự giễu cợt tục tĩu
Ngôn ngữ tục tĩu không phải là một hiện tượng tân thời. Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng cách đây gần 2.000 năm, những người cùng thời với các sứ đồ đã ăn nói tục tĩu rồi? Chẳng hạn, dường như một số người trong hội thánh Cô-lô-se nói tục khi nổi giận. Có lẽ họ đã làm như thế để công kích hoặc cố ý làm tổn thương người khác để trả đũa. Tương tự như thế, nhiều người thời nay ăn nói tục tĩu khi nổi giận. Bởi vậy, lá thư của Phao-lô gửi cho tín đồ ở Cô-lô-se thích hợp cho thời nay. Ông viết: “Anh em nên trừ-bỏ hết mọi sự đó, tức là sự thạnh-nộ, buồn-giận và hung-ác. Đừng nói hành ai, chớ có một lời tục-tỉu nào ra từ miệng anh em”. (Cô-lô-se 3:8) Rõ ràng, tín đồ Đấng Christ được khuyên nên tránh nổi giận và ngôn ngữ tục tĩu rất thường đi kèm theo sự giận dữ.
Công nhận rằng nhiều người không có ý công kích hoặc làm tổn thương người khác khi nói tục. Lời nói tục tĩu có lẽ rất thường được thốt ra bừa bãi. Vì vậy, những lời lẽ tục tằn đã ăn sâu vào ngôn ngữ hàng ngày. Một số người thậm chí thấy khó nói chuyện nếu không chêm vào vài câu chửi tục. Thường khi người ta văng tục ngay cả để khôi hài. Nhưng chúng ta có nên xem sự giễu cợt tục tĩu như thế là một sự xúc phạm ít nghiêm trọng và dễ chấp nhận hơn không? Hãy xem xét điều sau đây.
Sự giễu cợt tục tĩu là ngôn ngữ trơ trẽn nhằm làm người khác buồn cười. Ngày nay, hầu hết sự giễu cợt tục tĩu đều liên quan đến tình dục. Nhiều người tự cho mình là đàng hoàng lại xem ngôn ngữ như thế là một thú vui. (Rô-ma 1:28-32) Vậy không lạ gì khi nhiều tay hề chuyên nghiệp đề cập đến những hành vi tình dục tự nhiên và trái tự nhiên. Sự giễu cợt tục tĩu được trình bày trong nhiều phim ảnh cũng như trong các chương trình truyền thanh và truyền hình.
Kinh Thánh không làm ngơ trước đề tài giễu cợt tục tĩu. Sứ đồ Phao-lô viết cho tín đồ Đấng Christ ở Ê-phê-sô: “Phàm những sự gian-dâm, hoặc sự ô-uế, hoặc sự tham-lam, cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng-đáng cho các thánh-đồ. Chớ nói lời tục-tỉu, chớ giễu-cợt, chớ giả-ngộ tầm-phào, là những điều không đáng”. (Ê-phê-sô 5:3, 4, chúng tôi viết nghiêng). Rõ ràng là ngôn ngữ tục tĩu, bất luận với mục đích gì, đều đáng gớm ghiếc đối với Đức Chúa Trời. Đó là điều xấu. Đó là những lời nói làm tổn thương.
Những lời cay nghiệt làm buồn lòng Đức Chúa Trời
Lời nói làm tổn thương hẳn bao gồm nhiều hơn là những lời tục tĩu. Những lời lăng mạ, châm biếm, chế giễu và chỉ trích cay nghiệt có thể làm tổn thương cách trầm trọng. Phải nhìn nhận là tất cả chúng ta đều phạm tội qua miệng lưỡi, nhất là trong môi trường châm biếm và nói xấu thịnh hành quanh chúng ta. (Gia-cơ 3:2) Mặc dù vậy, tín đồ thật của Đấng Christ không bao giờ nên có thái độ hời hợt đối với những lời thô lỗ. Kinh Thánh cho thấy rõ ràng rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời không tán thành mọi lời nói nào làm tổn thương.
Thí dụ, trong sách Hai Các Vua của Kinh Thánh, chúng ta biết được là một nhóm đứa trẻ trêu chọc nhà tiên tri Ê-li-sê. Lời tường thuật nói rằng chúng cứ “nhạo-báng người, mà rằng: Ớ lão trọc, hãy lên! Ớ lão trọc, hãy lên!” Đức Giê-hô-va, Đấng có thể đọc được lòng của bọn trẻ này và nhìn thấy ác ý của chúng, không xem nhẹ lối ăn nói bất kính của chúng. Lời tường thuật cho biết Đức Chúa Trời đã xử tử 42 đứa trai trẻ vì lời nói thô lỗ của chúng.—2 Các Vua 2:23, 24.
Dân Y-sơ-ra-ên liên miên “nhạo-báng sứ-giả của Đức Chúa Trời, khinh-bỉ các lời phán Ngài, cười-nhạo những tiên-tri của 2 Sử-ký 36:16) Dù cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời chủ yếu nổi lên vì tội thờ hình tượng và đường lối bất trung của dân Ngài, nhưng điều đáng lưu ý là Kinh Thánh nêu rõ lời nói bất kính nhắm vào những nhà tiên tri của Đức Chúa Trời. Điều này nhấn mạnh việc Đức Chúa Trời rõ ràng không chấp nhận hạnh kiểm như thế.
Ngài, cho đến nỗi cơn thạnh-nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng dân-sự Ngài, chẳng còn phương chữa được”. (Do đó, Kinh Thánh khuyên tín đồ Đấng Christ: “Chớ quở nặng người già-cả”. (1 Ti-mô-thê 5:1) Nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng cho cách xử thế của chúng ta đối với mọi người. Kinh Thánh khuyến khích chúng ta “chớ nói xấu ai, chớ tranh-cạnh, hãy dung-thứ, đối với mọi người tỏ ra một cách mềm-mại trọn-vẹn”.—Tít 3:2.
Kiểm soát miệng lưỡi
Thỉnh thoảng, chúng ta khó cưỡng lại sự thôi thúc công kích một người nào. Khi bị đối xử bất công, một người có thể cảm thấy có lý do để phạt người xúc phạm đến mình bằng những lời ác nghiệt, gay gắt—trước mặt hoặc sau lưng người ấy. Thế nhưng, tín đồ Đấng Christ cưỡng lại sự thôi thúc như thế. Châm-ngôn 10:19 tuyên bố: “Hễ lắm lời, vi-phạm nào có thiếu; nhưng ai cầm-giữ miệng mình là khôn-ngoan”.
Các thiên sứ của Đức Chúa Trời nêu gương mẫu tốt. Họ ý thức được tất cả những điều xấu do loài người gây ra. Dù mạnh mẽ và có quyền năng hơn loài người, các thiên sứ không hề lấy lời nguyền rủa mà xử đoán loài người “trước mặt Chúa”. (2 Phi-e-rơ 2:11) Biết rằng Đức Giê-hô-va hoàn toàn ý thức được việc làm sai trái của mỗi người và hoàn toàn có khả năng sửa chữa sự việc, các thiên sứ kiểm soát miệng lưỡi của họ. Thiên sứ trưởng Mi-chen đã tránh dùng những lời lăng mạ, ngay cả khi chống lại Ma-quỉ.—Giu-đe 9.
Tín đồ Đấng Christ cố gắng noi gương các thiên sứ. Họ làm theo lời khuyên răn của Kinh Thánh: “Chớ lấy ác trả ác cho ai; phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người. Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa-thuận với mọi người. Hỡi kẻ rất yêu-dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh-nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo-ứng”.—Rô-ma 12:17-19.
Điều đáng lưu ý là ngay cả giọng điệu và âm lượng của tiếng nói có thể làm cho những gì chúng ta nói thêm tác hại. Vợ chồng thường làm tổn thương nhau trong các cuộc cãi cọ lớn tiếng. Nhiều cha mẹ thường la hét con cái. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải la hét khi bộc lộ cảm xúc của mình. Kinh Thánh khuyên giục: “Phải bỏ khỏi anh em những sự cay-đắng, buồn-giận, tức mình, kêu-rêu [“la lối”, “Tòa Tổng Giám Mục”], mắng-nhiếc”. (Ê-phê-sô 4:31, chúng tôi viết nghiêng). Kinh Thánh cũng nói rằng “tôi-tớ của Chúa không nên ưa sự tranh-cạnh; nhưng phải ở tử-tế với mọi người”.—2 Ti-mô-thê 2:24.
Những lời xoa dịu
Bởi lẽ ngày nay người ta quen miệng ăn nói thô lỗ và tục tằn, tín đồ Đấng Christ nên có phương cách để cưỡng lại ảnh hưởng độc hại này. Kinh Thánh cung cấp một phương cách tốt, ấy là yêu thương người lân cận. (Ma-thi-ơ 7:12; Lu-ca 10:27) Sự quan tâm và lòng yêu thương chân thật đối với người lân cận sẽ thúc đẩy chúng ta luôn luôn dùng những lời xoa dịu. Kinh Thánh nói: “Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích-lợi cho kẻ nghe đến”.—Ê-phê-sô 4:29.
Ngoài ra, việc vun trồng Lời Đức Chúa Trời trong tâm trí giúp chúng ta tránh lời nói làm tổn thương. Đọc và suy ngẫm Kinh Thánh có thể giúp chúng ta “bỏ đi mọi điều ô-uế”. (Gia-cơ 1:21) Đúng vậy, Lời Đức Chúa Trời có thể chữa lành tâm trí chúng ta.