Cách nào chấm dứt lối cư xử thô bạo của bạn trai?
Giới trẻ thắc mắc...
Cách nào chấm dứt lối cư xử thô bạo của bạn trai ?
“Hôm nay, lần đầu tiên anh ấy đánh tôi. Anh ta đã xin lỗi, nhưng tôi không biết phải làm gì bây giờ”.—Stella. *
THEO tờ The Journal of the American Medical Association, “khoảng một phần năm nữ sinh cho biết họ từng bị bạn trai bạo hành về thể xác và/hoặc tình dục”. Còn trong một cuộc thăm dò các thanh thiếu niên tuổi từ 17 đến 20 ở Đức, hơn một phần tư các bạn gái nói họ từng bị cưỡng ép quan hệ tình dục bằng bạo lực, lời nói, ma túy hoặc rượu. Một cuộc khảo sát khác ở Hoa Kỳ thì cho thấy 40 phần trăm thiếu niên được hỏi đã từng chứng kiến bạn cùng lớp “mắng nhiếc thậm tệ bạn trai/ bạn gái”. *
Phải chăng bạn đang tính chuyện hôn nhân với một người từng la mắng, quát tháo, nhục mạ, xô đẩy hoặc đánh bạn? Lối cư xử đó hiện đang phổ biến cách đáng báo động. * Giê-hô-va Đức Chúa Trời không tán thành cách nói năng hoặc đối xử thô bạo, và các nạn nhân cũng không nên xem những hành vi đó là bình thường hay do lỗi của họ. (Ê-phê-sô 4:31) Dù vậy, biết cách ứng phó trước những hoàn cảnh như thế không phải là chuyện dễ. Có thể bạn vẫn còn rất yêu người đó bất kể cách cư xử của anh ta. Hoặc tệ hơn nữa là bạn sợ cách anh ta sẽ phản ứng nếu bạn lên tiếng chỉ trích. Vậy, bạn nên làm gì?
Hãy nhận định vấn đề
Trước hết, hãy bình tĩnh và xem xét một cách khách quan những chuyện vừa xảy ra. (Truyền-đạo 2:14) Có đúng người đó đã nói năng thô bạo không? Anh ta cố ý làm bạn tổn thương hay chỉ vô tình nói ra những lời “vô độ”, thiếu suy nghĩ ? (Châm-ngôn 12:18) Chuyện này có thường xảy ra không? Phải chăng đó là lần lỡ lời duy nhất có thể bỏ qua, hay anh ta đã quen nói những lời miệt thị hoặc sỉ nhục bạn?
Nếu cảm thấy mơ hồ về vấn đề này, bạn hãy nói chuyện với một người lớn tuổi và có kinh nghiệm hơn, thay vì trò chuyện với bạn bè đồng lứa. Người đó có thể là cha mẹ hoặc một anh chị tín đồ Đấng Christ thành thục. Tâm sự với họ có thể giúp bạn nhận ra phản ứng của mình có thái quá không, hay vấn đề thật sự nghiêm trọng.
Châm-ngôn 25:9) Hãy bình tĩnh cho biết thái độ của anh ta đã khiến bạn bị tổn thương thế nào. Giải thích cụ thể tại sao bạn cảm thấy như thế. Và nói rõ giới hạn mà anh ta không được phép vượt qua. Phản ứng của anh ta ra sao? Anh ta có gạt phăng ý kiến của bạn hay thậm chí còn nói năng sỗ sàng hơn? Nếu thế, đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy anh ta không có ý thay đổi.
Nếu bạn thấy không có gì nguy hiểm, hãy hẹn nói chuyện với bạn trai. (Còn nếu anh ấy tỏ ra khiêm nhường và ân hận thật sự thì sao? Khi đó mối quan hệ có thể cứu vãn được. Nhưng hãy cẩn thận! Nhiều người thề thốt, xin lỗi đủ thứ sau khi làm tổn thương người khác, thế nhưng sau đó vẫn tiếp tục tái phạm mỗi khi họ tức giận. Thời gian sẽ cho biết anh ta có thành tâm muốn sửa đổi hay không. Một biểu hiện tốt của điều đó là anh ta tìm kiếm sự giúp đỡ của các trưởng lão đạo Đấng Christ.— Gia-cơ 5:14 -16.
Hãy nhớ rằng “mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời”. (Rô-ma 3:23) Bạn sẽ không bao giờ tìm được người hoàn hảo. Cặp vợ chồng nào rồi cũng phải gặp ít nhiều “khó-khăn về xác-thịt” bởi sự bất toàn của họ. (1 Cô-rinh-tô 7:28) Điều cốt yếu là bạn phải xét xem mình có thể chịu đựng những nhược điểm của người đó hay không. Một lần nữa, cách chắc chắn nhất là dành thêm thời gian để suy xét.
Khi có hành vi hung bạo
Tuy nhiên, vấn đề sẽ khác nếu anh ta không chỉ nói năng thô bạo mà còn tức giận chửi thề tục tĩu, đe dọa hoặc xô đẩy hay đánh bạn. Những biểu hiện đó cho thấy sự thiếu tự chủ nghiêm trọng, có thể dễ dàng dẫn tới những hành động hung bạo hơn.
Tốt nhất các cặp chưa kết hôn không nên ở riêng rẽ nơi vắng vẻ. Nhưng nếu rơi vào hoàn cảnh đó với một anh chàng đang nổi nóng, “chớ lấy ác trả ác”. (Rô-ma 12:17) Hãy nhớ rằng: “Lời đáp êm-nhẹ làm nguôi cơn-giận; còn lời xẳng-xớm trêu thạnh-nộ thêm”. (Châm-ngôn 15:1) Hãy bình tĩnh. Yêu cầu anh ta đưa bạn về. Nếu cần thì tự đi, hay bỏ chạy!
Nếu bị cưỡng ép quan hệ tình dục thì sao? Dĩ nhiên, tốt nhất là ngay từ khi bắt đầu tìm hiểu, hai người phải thống nhất giới hạn của những cử chỉ trìu mến. (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-5) Nếu bị áp lực vi phạm nguyên tắc Kinh Thánh, người nữ nên nói rõ ràng, dứt khoát quan điểm của mình. (Sáng-thế Ký 39:7-13) Chị Anne từng bị vấp ngã, thiết tha khuyên: “Đừng nhượng bộ. Hãy giữ lòng tự trọng. Xin đừng phạm phải sai lầm đó, dù bạn có yêu anh ta đến đâu!” Nếu anh ta phớt lờ lời từ chối của bạn, hãy cho biết bạn sẽ xem bất kỳ hành động xâm phạm nào khác là sự cưỡng hiếp. Nếu anh ta vẫn không chịu dừng lại, hãy kêu cứu và cố gắng chống trả như khi bị cưỡng hiếp. *
Trong cả hai trường hợp trên, lời khuyên của Kinh Thánh nơi Châm-ngôn 22:24 đều thích hợp: “Chớ làm bạn với người hay giận; chớ giao tế cùng kẻ cường-bạo”. Không có gì bắt buộc bạn phải duy trì một mối quan hệ gây thương tổn cho mình về thể chất hoặc tinh thần. Hiển nhiên, gặp riêng một người hung hăng để nói lời chia tay là liều lĩnh. Có lẽ tốt nhất là nên cho cha mẹ biết chuyện gì đã xảy ra. Tất nhiên họ sẽ tức giận khi nghe bạn bị đối xử như thế. Nhưng họ có thể giúp bạn biết điều cần làm. *
Cố gắng thay đổi người ấy
Dù trong trường hợp nào, bạn không phải là người có trách nhiệm giúp người yêu thay đổi. Chị Irena thừa nhận: “Bạn nghĩ bạn yêu người đó, bạn sẽ tự lo được và có thể giúp anh ấy. Nhưng bạn lầm to”. Chị Nadine cũng thú nhận: “Tôi cứ nghĩ là mình có thể thay đổi được anh ấy”. Sự thật là chỉ có người đó mới có thể ‘đổi mới tâm-thần mình’ và thay đổi. (Rô-ma 12:2) Và thay đổi là cả một quá trình khó khăn, kéo dài.
Vì vậy, hãy giữ vững lập trường của bạn, đừng để ý bất kỳ hành động hay lời nói nào của anh ta nhằm làm bạn mủi lòng. Hãy giữ khoảng cách, càng xa càng tốt, cả về tình cảm lẫn thể chất. Đừng cho anh ta cơ hội để nói chuyện, năn nỉ hay đe dọa bạn nối lại tình xưa. Khi Irena chia tay với người bạn trai có tính hung bạo, anh ta dọa sẽ tự tử. Rõ ràng một người như thế cần được giúp đỡ, nhưng không phải từ bạn. Cách tốt nhất để bạn giúp người đó là kiên quyết lên án hành vi trái nguyên tắc đạo Đấng Christ. Nếu thật sự muốn thay đổi, anh ta có thể tìm kiếm sự giúp đỡ.
Tuy nhiên, một số người nghĩ sau hôn nhân, tình trạng sẽ được cải thiện. Một nhà nghiên cứu nói: “Những người kết hôn với người yêu có tính hung bạo, cả nam lẫn nữ, thường ngạc nhiên nhận ra rằng sự hung bạo không hề chấm dứt. Nhiều người tin vào điều hão huyền là sau khi ký hôn thú, mọi vấn đề đều sẽ tan biến. Đừng tin điều đó”. Trên thực tế, sự bạo hành một khi đã xảy ra trong thời gian tìm hiểu, thường sẽ tiếp tục trong hôn nhân.
Kinh Thánh nói: “Người khôn-ngoan thấy điều tai-vạ, và ẩn mình”. (Châm-ngôn 22:3) Chia tay với người bạn yêu thương là điều rất khổ tâm, nhưng vướng vào một cuộc hôn nhân đầy bạo lực còn khổ hơn nhiều. Đừng sợ là bạn sẽ không bao giờ tìm được người thích hợp. Với kinh nghiệm đã qua, bạn sẽ sáng suốt hơn và muốn tìm người hòa nhã, tử tế và tự chủ.
Chữa lành vết thương lòng
Nạn nhân của lối đối xử thô bạo, bằng lời nói hay hành động, có thể phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Một nạn nhân tên Mary khuyên: “Hãy tìm sự giúp đỡ, hãy nói ngay với ai đó. Trước đây tôi nghĩ mình có thể tự giải quyết nhưng thật ra nói chuyện với người khác đã giúp tôi rất nhiều”. Hãy tâm sự với cha mẹ, một người bạn thành thục đáng tin cậy, hoặc một trưởng lão trong hội thánh. *
Lấp đầy thời gian bằng những sinh hoạt như đọc sách báo lành mạnh, chơi thể thao hay theo một sở thích nào đó cũng đã giúp ích cho một số người. “Trên hết là học Kinh Thánh và tham dự các buổi nhóm họp đạo Đấng Christ”, Irena cho biết kinh nghiệm.
Rõ ràng, Đức Giê-hô-va không chấp nhận những lời nói và hành động thô bạo. Với sự trợ giúp của Ngài, bạn có thể tự bảo vệ mình.
[Chú thích]
^ đ. 3 Một số tên đã được thay đổi.
^ đ. 4 Tuy cả nam lẫn nữ đều có thể là nạn nhân bị đối xử thô bạo, nhưng theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật của Hoa Kỳ thì “nữ giới thường bị tổn thương nhiều hơn nam giới”. Để đơn giản, trong bài này chúng tôi xem người đối xử thô bạo là nam giới.
^ đ. 5 Xem bài “Giới trẻ thắc mắc... Tại sao anh ta cư xử thô bạo với tôi như thế?” trong Tỉnh Thức! (Anh ngữ), số ra ngày 22-5-2004.
^ đ. 15 Tỉnh Thức! (Anh ngữ) ngày 8-3-1993 có hướng dẫn về cách chống lại sự cưỡng hiếp.
^ đ. 16 Trong vài trường hợp, chẳng hạn như nếu người đó đã tìm cách cưỡng hiếp bạn, cha mẹ có thể quyết định báo cảnh sát để kinh nghiệm đau thương đó không lặp lại với các cô gái khác.
^ đ. 23 Trong trường hợp bị tổn thương nặng về tâm lý hay thể chất, có thể nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe tâm thần giúp đỡ.
[Hình nơi trang 16]
Lối cư xử thô bạo trong thời gian tìm hiểu thường sẽ tiếp diễn trong hôn nhân
[Hình nơi trang 17]
Hãy cự tuyệt những cử chỉ trìu mến không đúng đắn