Chương trình cải tạo trong các nhà tù ở Mexico
Chương trình cải tạo trong các nhà tù ở Mexico
Biên tập viên Tỉnh Thức! ở Mexico
LÝ DO đôi khi được đưa ra để giam giữ một tội phạm là để cải tạo người ấy. Tuy nhiên, chỉ mỗi việc tống giam thôi thì không thể nào cải tạo một tù nhân được. Động lực để một người thay đổi phải xuất phát từ trí và lòng, rồi người đó phải thành thật ăn năn về những hành vi sai trái trong quá khứ và mong muốn ăn ở khác hẳn. Trong nhiều nhà tù trên khắp thế giới, việc cải tạo tù nhân đã đạt kết quả nhờ chương trình giáo dục dựa trên Kinh Thánh do Nhân Chứng Giê-hô-va thực hiện. Chúng ta hãy xem chương trình này được tiến hành thế nào tại Mexico.
Tại nước này, Nhân Chứng Giê-hô-va viếng thăm 150 nhà tù, thực hiện một chương trình đọc và dạy giáo lý Kinh Thánh cũng như dạy tiêu chuẩn đạo đức. Chẳng hạn như ở trại giam tại Ciudad Juárez, bang Chihuahua, họ thường xuyên đến rao giảng cho khoảng 1.200 tù nhân. Các tù nhân rất tôn trọng và thậm chí còn bảo vệ họ trong những hoàn cảnh nguy hiểm. Một lần nọ, trong nhà tù xảy ra cuộc bạo loạn, một số tù nhân dữ tợn nhất đã kiềm hãm đám người hung hăng để Nhân Chứng được an toàn rời khỏi đấy.
Tạp chí Tỉnh Thức! (Anh ngữ) ngày 8-5-2001 với loạt bài “Can Prisoners Be Reformed?” (Có thể cải tạo các tù nhân không?) đã gợi sự chú ý của những tù nhân và người quản lý nhà tù. Tại trại giam ở San Luis Río Colorado, bang Sonora, 12 Nhân Chứng đã phân phát 2.149 bản của số tạp chí này.
Khi tìm được người thành thật chú ý đến Kinh Thánh, Nhân Chứng Giê-hô-va trở lại mỗi tuần để hướng dẫn các lớp học Kinh Thánh và các buổi thờ phượng. Chương trình giáo dục dựa trên Kinh Thánh này đã đạt hiệu quả đến mức nào trong việc thay đổi đời sống các tù nhân?
Tù nhân trở thành người truyền giáo
Ông Jorge đã bước vào con đường phạm pháp khi chưa đến 20 tuổi. Sau khi thụ án 13 năm tại trại giam ở Islas Marías, ông được trả tự do. Nhưng chẳng lâu sau, ông trở lại nghiệp buôn bán ma túy. Là một tay sát thủ chuyên nghiệp, ông giết người theo lệnh thân chủ và cuối cùng đã giết 32 người. Bị bắt giam lần nữa, ông được luật sư cho biết những ông trùm buôn ma túy mà ông từng phục vụ sẵn sàng chi một số tiền lớn để ông được tự do. Những ông trùm này muốn ông ra tù để họ có thể ra lệnh cho ông ám sát thêm một người. Nhưng trong thời gian này, Jorge đã học Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va. Ông đã tiến bộ đến mức làm báp têm và trở thành người rao giảng trọn thời gian, hay người tiên phong, trong nhà tù. Liệu ông chọn sự tự do và trở lại làm việc cho những ông trùm buôn ma túy hoặc ở lại trong tù và phụng sự Đức Giê-hô-va? Jorge trả lời: “Thà tôi ở lại trong tù và chịu án phạt về những điều ác tôi đã làm thì hơn. Giờ đây tôi phụng sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời, Chúa Tối Thượng”. Jorge đã giữ lòng trung thành với Đức Chúa Trời và chết với niềm hy vọng được sống lại. Các bạn đồng đạo nói về Giăng 8:32.
ông như sau: “Anh ấy biết lẽ thật, và lẽ thật đã giải thoát anh”.—Ông David—một tù nhân đang thụ án 110 năm vì tội giết người, bắc cóc và trộm cắp—bị giam trong khu tội phạm nguy hiểm. Tuy nhiên, vì hạnh kiểm của ông thay đổi rõ rệt từ khi bắt đầu học Kinh Thánh với Nhân Chứng Giê-hô-va, ông đặc biệt được phép ra khỏi khu ấy để tham dự buổi nhóm họp dưới sự giám sát của một lính gác. Ông thay đổi đời sống cho phù hợp với những đòi hỏi của Kinh Thánh, thế nên giờ đây ông tham gia công việc rao giảng và điều khiển tám cuộc học hỏi Kinh Thánh với các bạn tù khác bị giam cùng khu. Những thay đổi của ông đã khiến gia đình có ấn tượng tốt đến nỗi họ đến thăm ông để học Kinh Thánh. David nói: “Tôi không ngớt tạ ơn Đức Giê-hô-va đã ban cho tôi sự tự do về tâm linh”.
Chương trình giáo dục dựa trên Kinh Thánh mà Nhân Chứng Giê-hô-va thực hiện đã mang lại kết quả là 175 tù nhân được cải tạo của 79 nhà tù ở Mexico đã được chấp thuận tham gia công việc rao giảng, và 80 người trong số này đã báp têm. Họ điều khiển tổng cộng 703 cuộc học hỏi Kinh Thánh với các tù nhân khác. Ngoài ra, khoảng 900 tù nhân tham dự các buổi họp của đạo Đấng Christ được tổ chức trong nhà tù.
Được ban quản lý khen ngợi
Ban quản lý nhà tù ghi nhận công trạng của Nhân Chứng Giê-hô-va. Chẳng hạn, các viên chức quản lý trại giam ở Tekax, bang Yucatán, đã cấp bằng khen về “lòng vị tha và sự giúp đỡ nhân đạo đáng quý” mà Nhân Chứng đã dành cho các tù nhân trong năm 2002.
Khi chương trình giáo dục dựa trên Kinh Thánh khởi sự lần đầu tiên tại nhà tù này, các buổi thờ phượng được tổ chức dưới sự giám sát nghiêm ngặt của một số lính gác. Nhưng theo thời gian, vì nhân cách của các tù nhân trở nên tốt hơn nên đã chinh phục được cảm tình của các lính gác, và cuối cùng chỉ còn một lính canh mà thôi.
Trại giam ở Ciudad Juárez có Phòng Nước Trời riêng. Ban quản lý trại đã cho phép đem vật liệu xây dựng vào để biến đổi một sườn nhà bằng kim loại bị bỏ trống thành nơi thờ phượng. Mười ba tù nhân đã báp têm và các học viên Kinh Thánh của họ, cũng là những tù nhân, đã phụ trách mọi việc xây cất này. Phòng có hệ thống âm thanh, nhà vệ sinh, ghế cố định, và có sức chứa 100 chỗ ngồi. Khoảng 50 người thường xuyên tham dự năm buổi nhóm họp hàng tuần.
Đúng vậy, cải tạo tù nhân là điều có thể làm được qua sự giáo dục dựa trên Kinh Thánh. Tương tự nhân vật Ma-na-se trong Kinh Thánh—vua xứ Giu-đa, người phạm những điều đại ác và là tù nhân ở Ba-by-lôn—đã ăn năn và cầu xin được tha thứ, những tù nhân ngày nay có thể thay đổi nhân cách và trở thành những người kính sợ Đức Chúa Trời.—2 Sử-ký 33:12, 13.
[Hình nơi trang 12, 13]
Làm báp têm trong nhà tù
[Hình nơi trang 12, 13]
Những người rao giảng trọn thời gian và các giảng viên Trường Huấn Luyện Tiên Phong trong một nhà tù