Bạn học—Nên thân đến mức nào?
Giới Trẻ Thắc Mắc. . .
Bạn học—Nên thân đến mức nào?
“Ở trường, mấy bạn thường đem chuyện đi chơi chung cuối tuần ra bàn tán làm em cảm thấy vô cùng lạc lõng”.— Mỹ Chi. *
“Đôi khi nhìn thấy một nhóm bạn chơi với nhau, em thầm nghĩ: ‘Họ quả là thân. Giá mà mình được chơi chung’ ”.— Hữu Chí.
“Ở trường em rất dễ kết bạn. Khổ nỗi đó lại là vấn đề của em”.— Mai Anh.
PHẦN LỚN thời gian trong ngày của bạn là ở cùng bạn học. Các bạn trải qua nhiều thử thách, niềm vui và nỗi buồn như nhau. Trong một số phương diện, có thể bạn cảm thấy mình còn chia sẻ nhiều thứ với bạn bè ở trường hơn cả với cha mẹ, anh chị em ruột hay anh em trong hội thánh. Vì thế, đương nhiên bạn cảm thấy dễ kết thân với họ. Điều đó có gì sai không? Có gì nguy hiểm không? Bạn nên thân đến mức nào với bạn học ở trường? Đâu là giới hạn?
Nhu cầu bạn bè
Ai cũng cần có bạn, có người để cùng chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Chúa Giê-su cũng có những người bạn và ngài thích dành thời gian với họ. (Giăng 15:15) Khi ngài gần trút hơi thở trên khổ giá, Giăng, người bạn thân thiết cũng là “môn-đồ Ngài yêu [nhất]”, đã có mặt bên ngài. (Giăng 19:25-27; 21:20) Bạn cần có những người bạn như thế—những người sẵn sàng chung vai sát cánh bên bạn trong lúc hoạn nạn hay khó khăn. Một câu châm ngôn trong Kinh Thánh nói: “Bằng-hữu thương-mến nhau luôn luôn; và anh em sanh ra để giúp-đỡ trong lúc hoạn-nạn”.— Châm-ngôn 17:17.
Có lẽ bạn cảm thấy mình đã tìm được một người bạn như thế ở trường, một người mà bạn rất ăn ý. Các bạn có cùng sở thích và nói chuyện rất hợp với nhau. Tuy người đó không có cùng tín ngưỡng nhưng theo bạn nghĩ, người đó cũng không thể bị liệt vào hàng “bạn-bè xấu”. (1 Cô-rinh-tô 15:33) Đồng ý là một số bạn trẻ khác tín ngưỡng cũng có lối sống đàng hoàng đứng đắn. (Rô-ma 2:14, 15) Tuy nhiên, phải chăng điều đó có nghĩa là bạn nên kết thân với họ?
Tín đồ Đấng Christ không sống cô lập
Tín đồ Đấng Christ chân chính hiển nhiên không tránh giao tiếp với những người khác đạo. Để hoàn thành sứ mạng “dạy-dỗ muôn-dân”, họ phải tiếp xúc và nói chuyện với tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, tôn giáo và văn hóa. (Ma-thi-ơ 28:19) Họ không lạnh nhạt với hàng xóm, đồng nghiệp hay bạn học, và cũng không sống cô lập. Trái lại, tín đồ Đấng Christ rất quan tâm đến người khác.
Sứ đồ Phao-lô là gương mẫu xuất sắc về phương diện này. Ông biết cách nói chuyện với “mọi người”, dù họ không có cùng tín ngưỡng với ông. Dĩ nhiên, Phao-lô không làm thế nhằm mục đích kết thân với họ. Ông nói: “Mọi điều tôi làm, thì làm vì cớ Tin-lành, hầu cho tôi cũng có phần trong đó”.—1 Cô-rinh-tô 9:22, 23.
Bạn có thể noi theo gương mẫu của sứ đồ Phao-lô. Hãy tỏ ra thân thiện với bạn bè và tập giao tiếp lịch sự với họ. Một số bạn học có thể cũng muốn tìm hiểu niềm hy vọng dựa trên Kinh Thánh. Chẳng hạn, hãy xem trường hợp của một tín đồ trẻ tên là Bảo Châu. Mỗi học sinh trong lớp Bảo Châu phải viết một nhận xét ngắn về từng bạn học trong lớp. Sau đó, mỗi em có thể đọc các nhận xét về mình. Một trong những nhận xét mà Bảo Châu nhận được viết như sau: “Trông bạn lúc nào cũng vui vẻ. Xin cho biết bí quyết!”
Câu chuyện trên cho thấy một số bạn học có thể sẵn sàng tìm hiểu về niềm tin của bạn. Chắc chắn thân thiện với những người như thế mang lại kết quả tốt, vì nhờ đó, bạn có cơ hội để giải thích niềm tin của mình. Cũng hãy để bạn học bày tỏ quan điểm của họ và chân thành lắng nghe. Những kinh nghiệm thu thập được qua giao tiếp với bạn học sẽ rất hữu ích cho bạn sau này, khi ra đời và gặp những hoàn cảnh Tít 2:10.
tương tự tại nơi làm việc. Ở trường cũng như nơi làm việc, thái độ thân thiện sẽ giúp bạn làm “tôn-quí đạo Đức Chúa Trời, là Cứu-Chúa chúng ta, trong mọi đường”.—“Chớ mang ách chung”
Dĩ nhiên, có sự khác biệt giữa việc có thái độ thân thiện và trở nên một người bạn thân. Phao-lô viết: “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin”. (2 Cô-rinh-tô 6:14) Muốn làm bạn thân của nhau, hai người phải có cùng tiêu chuẩn và mục tiêu. Điều đó hoàn toàn không thể xảy ra với một người không có cùng niềm tin và tiêu chuẩn Kinh Thánh như bạn. Nếu mang ách chung với kẻ chẳng tin, hoặc bạn sẽ bị lôi kéo vào những việc làm sai trái, hoặc bạn sẽ đánh mất những thói nết tốt của mình.
Mai Anh đã phải trả giá cho bài học này. Vì em có tính vui vẻ phóng khoáng, nên nhiều người thích kết bạn với em. Tuy nhiên, chính đức tính này lại khiến em khó nhận ra đâu là giới hạn. Mai Anh tâm sự: “Em thích được mọi người yêu mến, cả bạn nam lẫn bạn nữ. Hậu quả là em thấy mình ngày càng sa lầy vào thế gian”.
Giống như Mai Anh, có thể bạn thấy khó nhận ra thế nào là quá thân với một người bạn không đồng đạo. Tuy nhiên, bạn có thể bảo vệ mình khỏi nhiều hậu quả đáng tiếc nếu phân định rõ ràng ai là người nên quen biết và ai là người nên kết thân. Làm thế nào xác định điều này?
Làm sao chọn bạn tốt?
Như đã nói ở trên, Chúa Giê-su đã có một số bạn thân khi còn sống trên đất. Ngài tìm được những người bạn như thế nhờ sống theo tiêu chuẩn đạo đức tốt, và thường nói chuyện về những điều có giá trị tinh thần. Những ai chấp nhận sự dạy dỗ và lối sống của ngài thì đến gần ngài. (Giăng 15:14) Chẳng hạn, sau khi nghe ngài nói, có bốn người đã xúc động đến độ “bỏ hết thảy mà theo Ngài”. Những người này—Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ, và Giăng—đã trở thành bạn thân của Chúa Giê-su.—Lu-ca 5:1-11; Ma-thi-ơ 4:18-22.
Lời nói và hành động của Chúa Giê-su cho thấy rõ ngài rất nghiêm túc trong niềm tin của mình, và không bao giờ nhượng bộ để được lòng người khác. Những người không chấp nhận tiêu chuẩn của ngài thì tự động rút lui, và ngài không níu kéo họ.— Giăng 6:60 - 66.
Thí dụ, lòng chân thành của một chàng trai trẻ khiến Chúa Giê-su rất cảm mến. Kinh Thánh nói: “Đức Chúa Jêsus ngó người mà yêu”. Tuy nhiên, khi biết những điều kiện để làm bạn với Chúa Giê-su, chàng trai này bỏ “đi”. Có thể anh ta là một người tốt—đó là lý do tại sao Chúa Giê-su “ngó người mà yêu”. Nhưng Chúa Giê-su đặt điều kiện cao hơn với những ai muốn làm bạn của ngài. (Mác 10:17-22; Ma-thi-ơ 19:16 -22) Còn bạn thì sao?
Bạn có thể rất ăn ý với một bạn học nào đó, nhưng hãy tự hỏi: ‘Người này có sẵn sàng làm theo những gì Chúa Giê-su đòi hỏi không? Bạn ấy có muốn học biết về Đức Giê-hô-va, Đấng mà Chúa Giê-su dạy chúng ta phải thờ phượng, hay không?’ (Ma-thi-ơ 4:10) Nói chuyện với bạn học, đồng thời sống đúng theo tiêu chuẩn Kinh Thánh, sẽ giúp bạn nhận ra câu trả lời.
Tỏ ra thân thiện với bạn học, như Chúa Giê-su đã thân thiện với mọi hạng người, là điều tốt. Nhưng Chúa Giê-su luôn cảnh giác chỉ kết thân với những người yêu mến Đức Giê-hô-va, Cha trên trời của ngài. Bạn cũng có thể làm thế. Hãy “ăn-ở ngay-lành” tại trường và tế nhị nói chuyện với người khác về niềm tin của bạn. Trên hết, hãy cẩn thận chỉ chọn những người bạn thật tốt.—1 Phi-e-rơ 2:12.
[Chú thích]
^ đ. 3 Một số tên đã được đổi.
VÀI ĐIỀU ĐỂ SUY NGHĨ
▪ Vui chơi với bạn học khác tín ngưỡng sau giờ tan trường có thể đưa đến những nguy hiểm nào? Điều đó có khôn ngoan không?
▪ Sau khi đọc bài này, bạn có cảm thấy mình đang quá thân với một bạn học nào đó không? Nếu có, bạn sẽ làm gì?
[Khung/Hình nơi trang 24]
Làm sao tìm được bạn thật?
Bộ phim này do Nhân Chứng Giê-hô-va sản xuất, và có ghi lại một số cuộc phỏng vấn thẳng thắn với các bạn trẻ ở Hoa Kỳ, Ý, Pháp và Tây Ban Nha. Phim được phát hành trong 36 thứ tiếng.
[Hình nơi trang 24]
Một số bạn học có thể muốn biết về niềm tin của bạn