Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Thời thịnh vượng cho ai?

Thời thịnh vượng cho ai?

Thời thịnh vượng cho ai?

CHÚNG TA đang sống trong một thế giới thịnh vượng. Bạn có thấy điều đó khó tin không? Quả thật, một số quốc gia thừa tiền lắm của đến độ không thể dùng hết. Theo ước tính, tổng sản lượng thế giới trong năm 2005, tức tổng giá trị dịch vụ và hàng hóa sản xuất trong năm đó, đã đạt trên 60.000 tỉ Mỹ kim. Nếu lấy trị giá sản lượng khổng lồ đó chia đều cho dân số thế giới, thì mỗi người sẽ nhận được khoảng 9.000 Mỹ kim. Và con số này vẫn tiếp tục gia tăng.

Tuy nhiên, sự thịnh vượng đó lại hoàn toàn trái ngược với thực trạng thế giới. Theo một tài liệu vừa công bố gần đây của Liên Hiệp Quốc, tài sản của ba người giàu nhất thế giới cộng lại còn nhiều hơn tổng sản lượng nội địa của 48 quốc gia nghèo nhất cộng lại. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cũng cho biết có tới 2,5 tỉ người đang phải sống chật vật với mức thu nhập dưới 2 Mỹ kim một ngày. Hàng trăm triệu người thiếu ăn và không có nước sạch để uống.

Ở Hoa Kỳ, các nhà xã hội học đang nghiên cứu về đời sống của một nhóm người mà họ gọi là ở “ngưỡng nghèo”. Khả năng rơi vào tình trạng nghèo túng của nhóm này là rất cao. Hơn 50 triệu người dân Hoa Kỳ cho rằng họ thuộc vào nhóm đó, dù sinh sống ở một đất nước giàu có.

Tại sao trên thế giới lại tồn tại nghịch lý là trong khi tiền bạc cứ tuôn chảy vào ngân khố quốc gia và tài khoản của một số người giàu, thì bên cạnh đó, hàng trăm triệu người vẫn ngụp lặn trong cảnh đói nghèo? Tại sao quá nhiều người không được hưởng sự thịnh vượng của thế giới?

[Câu nổi bật nơi trang 3]

Ba người giàu nhất thế giới còn có nhiều tài sản hơn 48 quốc gia nghèo nhất cộng lại

[Hình nơi trang 2, 3]

Lao động trẻ em trong xưởng gạch này được trả khoảng nửa Mỹ kim một ngày

[Nguồn tư liệu]

© Fernando Moleres/ Panos Pictures

[Nguồn hình ảnh nơi trang 3]

© Giacomo Pirozzi/Panos Pictures