Tại sao nên sống theo tiêu chuẩn Kinh Thánh?
Giới trẻ thắc mắc. . .
Tại sao nên sống theo tiêu chuẩn Kinh Thánh?
Hãy tưởng tượng bạn đang ăn trưa với hai cô bạn trong căn tin của trường. Một cô chăm chú quan sát một nam sinh mới.
Cô thứ nhất nói với bạn: “Cậu biết không, anh ấy thích cậu lắm đó. Tớ thấy anh ta cứ nhìn cậu hoài à. Anh ta bị cậu hớp hồn rồi!”
Cô thứ hai nghiêng qua bạn, nói nhỏ: “Biết sao không, anh ấy hiện chưa có bồ!”
“Tiếc là tớ đã có bạn trai, nếu không là tớ ‘chộp’ anh ta rồi!”, cô bạn thứ nhất nói.
Sau đó, cô này nói điều mà bạn không bao giờ muốn nghe.
“Sao cậu không có bồ?”
Bạn biết mình sẽ bị hỏi câu này. Thật ra bạn cũng muốn có bạn trai. Tuy nhiên, bạn được dạy tốt hơn hết là đợi cho đến khi bạn đủ chín chắn để kết hôn rồi mới bắt đầu hẹn hò. Nếu không vì. . .
“Vì đạo của cậu phải không?”, cô thứ hai nói.
Bạn tự hỏi: “Cậu ấy đọc được suy nghĩ của mình sao?”
Cô thứ nhất chế giễu: “Cậu thì lúc nào cũng Kinh Thánh, Kinh Thánh, Kinh Thánh. Thỉnh thoảng cậu không thể vui chơi một chút sao?”
Bạn có bao giờ gặp phải tình huống tương tự, bị chế nhạo vì cố gắng sống theo tiêu chuẩn Kinh Thánh không? Bạn đã phản ứng ra sao?
◼ Bạn tự tin bênh vực quan điểm đạo đức của mình
◼ Bạn cảm thấy lúng túng, nhưng cố gắng giải thích niềm tin của mình
◼ Bạn nghĩ các bạn cùng trường nói đúng—bạn đang bỏ lỡ nhiều thú vui!
Bạn có bao giờ tự hỏi: ‘Sống theo tiêu chuẩn Kinh Thánh có đáng không?’ Một bạn trẻ tên Deborah a đã suy nghĩ về điều đó và nói: “Các bạn cùng trang lứa có thể làm những gì chúng muốn. . . Dường như chúng không bị ai bó buộc. Các tiêu chuẩn Kinh Thánh có vẻ khắt khe. Lối sống phóng khoáng của các bạn trong trường lôi cuốn em”.
Nghi ngờ có sai không?
Có một giai đoạn người viết Kinh Thánh là A-sáp đã nghi ngờ không biết lối sống làm hài lòng Đức Chúa Trời có đáng công không. Ông viết: “Tôi thấy sự hưng-thịnh của kẻ ác, thì có lòng ganh-ghét kẻ kiêu-ngạo”. Thậm chí ông nói: “Tôi đã làm cho lòng tôi tinh-sạch, và rửa tay tôi trong sự vô-tội, việc ấy thật lấy làm luống-công”.—Thi-thiên 73:3, 13.
Thi-thiên 73:28). Làm thế nào ông rút ra được kết luận như thế? A-sáp là người khôn ngoan. Ông kết luận như thế vì ông đã rút ra được bài học từ lỗi lầm của người khác chứ không phải do những trải nghiệm đau thương của bản thân (Thi-thiên 73:16-19). Bạn có thể làm như thế không?
Rõ ràng, Giê-hô-va Đức Chúa Trời hiểu rằng đôi khi con người có thể nghi ngờ về giá trị của việc sống theo các tiêu chuẩn của Ngài. Suy cho cùng, Ngài đã cho ghi lại các tư tưởng của A-sáp trong Kinh Thánh. Rốt cuộc, A-sáp nhận ra rằng sống theo luật pháp Đức Chúa Trời là cách tốt nhất (Cái nhìn thực tế
Không như A-sáp, vua Đa-vít đã phải học qua kinh nghiệm đau đớn của bản thân: những ai lờ đi tiêu chuẩn Đức Chúa Trời sẽ gánh chịu hậu quả tai hại. Đa-vít đã ngoại tình với vợ của một người dưới quyền, sau đó ông cố che đậy hành vi của mình. Hậu quả là ông đã làm hại và gây tổn thương người khác, kể cả Đức Chúa Trời, đồng thời chuốc lấy nhiều đau khổ (2 Sa-mu-ên 11:1–12:23). Sau khi Đa-vít ăn năn, Đức Giê-hô-va hướng dẫn ông bày tỏ cảm xúc qua thơ ca, và Ngài cho lưu giữ những lời này trong Kinh Thánh vì lợi ích của chúng ta (Thi-thiên 51:1-19; Rô-ma 15:4). Vậy, học hỏi từ sai lầm của người khác vừa là điều khôn ngoan, vừa phù hợp với Kinh Thánh.
Để giúp bạn noi gương A-sáp đồng thời tránh sai phạm như Đa-vít, hãy xem xét những lời phát biểu sau của các bạn trẻ từ nhiều quốc gia khác nhau. Có lúc các bạn ấy đã từ bỏ các tiêu chuẩn Kinh Thánh. Cụ thể hơn, họ từng dính líu đến việc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Như Đa-vít, các bạn này đã ăn năn và một lần nữa được Đức Chúa Trời chấp nhận (Ê-sai 1:18; 55:7). Hãy xem họ nói gì.
Tỉnh Thức!: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành động của em?
Deborah: “Mấy bạn em ở trường ai cũng có bồ và trông có vẻ hạnh phúc lắm! Khi ở gần họ, thấy họ hôn và âu yếm nhau, em thấy ganh tị và cô đơn. Em thường ngồi hàng giờ mơ tưởng về một anh chàng mà em thích. Điều này càng khiến em muốn được ở bên anh ấy và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thỏa mãn ước muốn đó”.
Mike: “Em đọc các tài liệu và xem những chương trình trên tivi tán dương việc quan hệ tình dục. Trò chuyện với các bạn về tình dục làm em càng tò mò hơn. Vì thế, khi ở một mình với một cô gái, em nghĩ rằng mình có thể thân mật với cô ta mà không hề làm chuyện ấy và em có thể kiềm chế vào bất kỳ lúc nào”.
Tuấn: “Em thường xuyên xem hình ảnh khiêu dâm trên Internet và bắt đầu uống rất nhiều rượu. Em cũng đi ăn tiệc chung với những người trẻ hầu như không xem trọng tiêu chuẩn đạo đức của Kinh Thánh”.
Tracy: “Khi được 16 tuổi, điều quan trọng nhất đối với em là được ở bên cạnh bạn trai. Em biết quan hệ trước hôn nhân là sai, nhưng em không ghét điều đó. Em không định quan hệ trước khi kết hôn, nhưng cảm xúc đã lấn át lý trí. Có một khoảng thời gian, lương tâm em không còn cảm giác tội lỗi”.
Tỉnh Thức!: Lối sống đó có làm cho em hạnh phúc không?
Deborah: “Thoạt đầu, em cảm thấy rất phấn khởi vì được tự do và hạnh phúc, cuối cùng em đã hòa đồng với các bạn đồng trang lứa. Nhưng cảm giác ấy không kéo dài được bao lâu. Em bắt đầu thấy mình dơ bẩn, không còn trong trắng và cảm thấy trống rỗng. Em vô cùng ân hận vì đã đánh mất sự trinh trắng, là điều mà chẳng bao giờ em có thể lấy lại được. Kể từ đó, em thường tự hỏi: ‘Mình nghĩ mình là ai? Tại sao, tại sao mình lại lờ đi tiêu chuẩn đầy yêu thương của Đức Giê-hô-va?’ ”
Mike: “Em bắt đầu cảm thấy một phần trong con người mình đã chết. Em cố không để ý đến ảnh hưởng của hành động mình gây ra cho người khác, nhưng em không thể. Thật đau đớn khi nhận ra rằng vì muốn kiếm sự khoái lạc cho bản thân, em đã làm tổn thương người khác. Em thường trằn trọc thao thức. Cuối cùng, việc quan hệ vô luân không còn đem lại cảm giác khoái lạc như trước nữa, thay vào đó em luôn cảm thấy đau khổ và xấu hổ”.
Tuấn: “Làm những điều sai trái càng lúc càng dễ. Nhưng đồng thời, em bị day dứt bởi cảm giác tội lỗi và thấy thất vọng về bản thân mình”.
Tracy: “Chẳng bao lâu sau, em phải đối diện với thực tế phũ phàng. Lối sống vô luân đã hủy hoại tuổi xuân của em. Em nghĩ rằng em và anh ấy sẽ hưởng nhiều vui thú. Nhưng em đã lầm. Cuối cùng, chúng em chỉ gây buồn nản, đau đớn, khổ sở cho nhau. Hết đêm này sang đêm khác nằm thao thức trên giường, em ước gì mình đã làm theo đường lối của Đức Giê-hô-va”.
Tỉnh Thức!: Em có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ đang phân vân không biết tiêu chuẩn đạo đức trong Kinh Thánh có quá khắt khe không?
Deborah: “Đời bạn sẽ không tốt hơn nếu từ bỏ các tiêu chuẩn Kinh Thánh. Hãy nghĩ xem Đức Giê-hô-va sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn làm theo lời khuyên của Ngài. Hãy suy nghĩ kỹ về những hậu quả của việc lờ đi lời khuyên của Ngài. Hãy nhớ rằng, vấn đề không chỉ liên quan đến bạn và những ham muốn của bạn, mà nó còn ảnh hưởng đến người khác nữa. Và nếu lờ đi lời khuyên của Đức Chúa Trời, bạn sẽ làm hại chính mình”.
Mike: “Phải thừa nhận là nhìn bề ngoài, lối sống của các bạn đồng trang lứa có vẻ rất hấp dẫn. Tuy nhiên, hãy nhìn thấu đáo vấn đề trước khi hành động. Vì phẩm giá và sự trong sạch nằm trong số những điều quý giá nhất mà Đức Giê-hô-va ban tặng cho bạn. Vứt bỏ những món quà này chỉ vì bạn không thể kiềm chế bản thân, nghĩa là bạn tự bán rẻ mình. Hãy nói chuyện với cha mẹ và những người chín chắn về các vấn đề của bạn. Nếu có phạm lỗi, bạn hãy nhanh chóng thú nhận và sửa sai. Còn nếu làm theo những gì Đức Giê-hô-va dạy, bạn sẽ nhận được sự bình an thật”.
Tuấn: “Khi không có kinh nghiệm, bạn nghĩ lối sống của những đứa cùng lứa rất tuyệt. Thái độ của chúng sẽ ảnh hưởng đến bạn. Vì vậy, hãy sáng suốt trong việc chọn bạn. Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va, bạn sẽ không phải ân hận”.
Tracy: “Đừng nghĩ: ‘Điều đó sẽ không xảy đến với tôi’. Mẹ bảo em ngồi xuống và nói thẳng với em rằng hành động của em sẽ đem đến nhiều phiền muộn. Em rất bực bội! Em nghĩ rằng mình đã khôn lớn. Nhưng thực tế thì không. Hãy sống theo các tiêu chuẩn của Đức Giê-hô-va, và kết bạn với những người cũng sống theo các tiêu chuẩn ấy. Bạn sẽ hạnh phúc hơn”.
Tiêu chuẩn Kinh Thánh—Dây trói hay dây an toàn?
Nếu bạn bị các bạn chế giễu vì cố gắng sống theo tiêu chuẩn Kinh Thánh, hãy tự hỏi các câu hỏi sau: ‘Tại sao họ bác bỏ ý niệm sống theo tiêu chuẩn đạo đức của Kinh Thánh? Họ đã đọc Kinh Thánh và xem xét những lợi ích đến từ việc vâng giữ luật pháp Đức Chúa Trời chưa? Họ có nghiêm túc suy nghĩ đến hậu quả của việc lờ đi các tiêu chuẩn ấy không? Hay họ chỉ đơn giản làm theo những gì mọi người làm?’
Có lẽ bạn biết những người chỉ “hùa theo đám đông” (Xuất Ê-díp-tô Ký 23:2, Bản Dịch Mới). Chắc bạn không muốn làm thế phải không? Vậy bạn có thể làm gì? Đó là chú ý đến lời khuyên của Kinh Thánh: “[Hãy] thử cho biết ý-muốn tốt-lành, đẹp lòng và trọn-vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2). Đức Giê-hô-va là “Đức Chúa Trời hạnh-phước”, Ngài cũng muốn bạn được hạnh phúc (1 Ti-mô-thê 1:11; Truyền-đạo 11:9). Các tiêu chuẩn ghi trong Kinh Thánh nhằm đem lại lợi ích cho bạn. Đành rằng, bạn có thể xem các tiêu chuẩn ấy là dây trói làm giới hạn sự tự do của bạn. Thế nhưng, trên thực tế, tiêu chuẩn đạo đức trong Kinh Thánh giống dây an toàn giúp bảo vệ hành khách khỏi thương tích.
Chắc chắn, bạn có thể tin Kinh Thánh. Nếu chọn sống theo các tiêu chuẩn trong sách này, không những bạn làm Đức Giê-hô-va vui lòng, mà còn đem lại lợi ích cho chính bản thân mình.—Ê-sai 48:17.
[Chú thích]
a Các tên trong bài này đã được đổi.
VÀI ĐIỀU ĐỂ SUY NGHĨ
◼ Điều gì có thể khiến bạn khó sống theo tiêu chuẩn Kinh Thánh?
◼ Tại sao bạn cần thử sống theo tiêu chuẩn Kinh Thánh để biết đây là lối sống tốt nhất?