Thời kỳ cuối cùng—Khi nào?
Thời kỳ cuối cùng—Khi nào?
Số mới ra của tạp chí Sky & Telescope (Bầu trời và viễn vọng kính) cho biết: “Chúng tôi dự đoán rằng trong vòng hơn một tỉ năm nữa, trái đất sẽ biến thành một sa mạc nóng bỏng, khô khan và cằn cỗi. Lúc đó, khó mà tưởng tượng một sinh vật đa bào nào có thể sống sót được trên đất”. Tại sao lại nghiêm trọng đến mức đó? Tạp chí Astronomy (Thiên văn học) giải thích: “Ánh nắng càng lúc càng chói chang của mặt trời sẽ đun sôi đại dương và thiêu đốt các lục địa. . . Viễn cảnh thảm thương này không chỉ là một sự thật phiền toái, mà là số phận của loài người”.
Tuy nhiên, Kinh Thánh cho biết Thượng Đế hay Đức Chúa Trời đã “sáng-lập đất trên các nền nó; đất sẽ không bị rúng-động đến đời đời” (Thi-thiên 104:5). Chắc hẳn, Đấng tạo nên trái đất cũng có thể giữ cho nó tồn tại vững bền. Đúng vậy, Ngài “đã làm nên [đất] để dân ở” (Ê-sai 45:18). Nhưng không phải để cho những kẻ ác, hay cho con người sống một thời gian ngắn trên đất rồi chết. Đức Chúa Trời đã định ra một thời điểm để khôi phục lại quyền cai trị của Ngài qua một nước được nói đến nơi Đa-ni-ên 2:44.
Chúa Giê-su đã rao giảng về nước ấy, Nước của Đức Chúa Trời. Ngài nói đến một thời kỳ phán xét các nước và các dân. Ngài cảnh báo một thảm họa kinh khủng chưa từng xảy ra, và cũng báo trước một điềm tổng hợp cho thấy sự cuối cùng của thế giới hiện nay đang gần kề.—Ma-thi-ơ 9:35; Mác 13:19; Lu-ca 21:7-11; Giăng 12:31.
Vì Chúa Giê-su là một nhân vật quan trọng nên những gì ngài nói về đề tài này đã khiến nhiều người phải suy nghĩ. Khi nào những sự kiện đó xảy ra? Khi nghiên cứu về các lời tiên tri và niên đại học trong Kinh Thánh, một số người đã cố gắng tính chính xác thời điểm của sự cuối cùng. Một trong những người đó là ông Isaac Newton, nhà toán học sống ở thế kỷ 17. Ông là người khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn và phát minh ra tích vi phân.
Công-vụ 1:7). Khi báo trước ‘điềm chỉ về sự hiện diện của ngài và sự cuối cùng của hệ thống mọi sự’, Chúa Giê-su lưu ý họ: “Ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên-sứ trên trời hay là Con cũng vậy, song chỉ một mình Cha biết mà thôi” (Ma-thi-ơ 24:3, 36; NW). Rồi sau khi so sánh sự hủy diệt thế giới gian ác thời ông Nô-ê với sự hủy diệt sẽ diễn ra trong thời kỳ ngài hiện diện, Chúa Giê-su khuyến khích họ: “Hãy tỉnh-thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến”.—Ma-thi-ơ 24:39, 42.
Chúa Giê-su nói với các môn đồ của ngài: “Kỳ-hạn và ngày-giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết” (Dù chúng ta không biết chính xác thời điểm chấm dứt của thế giới này, “điềm” Chúa Giê-su nói giúp chúng ta nhận ra khoảng thời gian nào là giai đoạn mà Kinh Thánh gọi là những “ngày sau-rốt” (2 Ti-mô-thê 3:1). Đó là khoảng thời gian cần phải “tỉnh-thức luôn” để chúng ta “được tránh khỏi các tai-nạn sẽ xảy ra”.—Lu-ca 21:36.
Trước khi cho biết về “điềm”, Chúa Giê-su lưu ý các môn đồ: “Các ngươi hãy giữ, kẻo bị cám-dỗ; vì có nhiều người sẽ mạo danh ta mà đến, và nói rằng: Ấy chính ta là Đấng Christ, thì-giờ đã đến gần. Các ngươi đừng theo họ. Lại khi các ngươi nghe nói về giặc-giã loạn-lạc, thì đừng kinh-khiếp, vì các điều đó phải đến trước; nhưng chưa phải cuối-cùng liền đâu”.—Lu-ca 21:8, 9.
“Điềm gì?”
Chúa Giê-su cho biết những điều đánh dấu thời kỳ cuối cùng như sau: “Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; sẽ có sự động đất lớn, có đói-kém và dịch-lệ trong nhiều nơi, có những điềm lạ kinh-khiếp và dấu lớn ở trên trời” (Lu-ca 21:10, 11). Ngài cũng nói: “[Tin mừng] nầy về Nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến” (Ma-thi-ơ 24:14). Những biến cố mà Chúa Giê-su đề cập—chiến tranh, động đất, dịch lệ và đói kém—không có gì mới lạ. Những điều này đã có từ thời đầu của lịch sử nhân loại. Nhưng sự khác biệt ở đây là chúng diễn ra trong cùng một giai đoạn.
Vậy bạn hãy tự hỏi: “Những biến cố được Chúa Giê-su báo trước đã cùng xảy ra trong thời kỳ nào?”. Kể từ năm 1914, nhân loại đã chứng kiến những cuộc chiến tàn khốc trên bình diện thế giới; những trận động đất dữ dội gây ra hậu quả khủng khiếp như sóng thần; những căn bệnh chết người lây lan khắp nơi như bệnh sốt rét, cúm Tây Ban Nha (1918-1919) và bệnh AIDS; hàng triệu người chết đói vì thiếu thực phẩm; không khí sợ hãi nạn khủng bố và vũ khí hủy diệt hàng loạt bao trùm cả địa cầu; và Nhân Chứng Giê-hô-va đang rao truyền tin mừng về Nước Đức Chúa Trời khắp nơi. Những sự kiện này xảy ra đúng y như lời Chúa Giê-su báo trước.
Chúng ta cũng hãy ghi nhớ những lời mà 2 Ti-mô-thê 3:1-5). Thật vậy, “thời-kỳ khó-khăn”—được đánh dấu bởi sự lan tràn của nạn phạm pháp, vô thần, tàn ác và hung hăng ích kỷ—ngày càng thấy rõ trên khắp trái đất. *
một sứ đồ của Chúa Giê-su là ông Phao-lô đã nói: “Hãy biết rằng trong ngày sau-rốt, sẽ có những thời-kỳ khó-khăn. Vì người ta đều tư-kỷ, tham tiền, khoe-khoang, xấc-xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội-bạc, không tin-kính, vô-tình, khó hòa-thuận, hay phao-vu, không tiết-độ, dữ-tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu-ngạo, ưa-thích sự vui chơi hơn là yêu-mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân-đức, nhưng chối-bỏ quyền-phép của nhân-đức đó” (Có thể nào những ngày sau rốt chưa đến không? Có bằng chứng nào khác cho thấy chúng ta đang sống trong thời kỳ cuối cùng không?
Bằng chứng khác cho thấy hiện nay là “kỳ cuối-cùng”
Sau khi nhìn thấy những sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai, nhà tiên tri Đa-ni-ên được biết là: “Trong kỳ đó [“kỳ sau-rốt” theo Đa-ni-ên 11:40], Mi-ca-ên [Chúa Giê-su], quan-trưởng lớn, là đấng đứng thay mặt con-cái dân ngươi sẽ chỗi dậy” (Đa-ni-ên 12:1). Thiên sứ trưởng Mi-ca-ên sẽ làm gì?
Sách Khải-huyền nói về thời kỳ mà thiên sứ Mi-ca-ên thực thi quyền làm vua như sau: “Bấy giờ có một cuộc chiến-đấu trên trời: Mi-chen [Mi-ca-ên] và các sứ người tranh-chiến cùng con rồng, rồng cũng cùng các sứ mình tranh-chiến lại; song chúng nó không thắng, và chẳng còn thấy nơi chúng nó ở trên trời nữa. Con rồng lớn đó bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là ma-quỉ và Sa-tan, dỗ-dành cả thiên-hạ; nó đã bị quăng xuống đất, các sứ nó cũng bị quăng xuống với nó. Bởi vậy, hỡi các từng trời và các đấng ở đó, hãy vui-mừng đi! Khốn-nạn cho đất và biển! Vì ma-quỉ biết thì-giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi”.—Khải-huyền 12:7-9, 12.
Lời tiên tri của Kinh Thánh cho biết trận chiến dẹp sạch Sa-tan và các quỷ của hắn khỏi các từng trời sẽ gây ra sự khốn khổ cho trái đất, vì Ma-quỉ nổi giận khi biết thì giờ cai trị trái đất của hắn còn chẳng bao lâu. Hắn sẽ càng giận dữ hơn trong thời kỳ cuối cùng cho đến khi hoàn toàn bị đánh bại trong trận chiến của Đức Chúa Trời, gọi là Ha-ma-ghê-đôn.—Khải-huyền 16:14, 16; 19:11, 15; 20:1-3.
Sau khi nói về kết quả của trận chiến trên trời, người viết sách Khải-huyền là sứ đồ Giăng công bố: “Tôi lại nghe trên trời có tiếng lớn rằng: Bây giờ sự cứu-rỗi, quyền-năng, và nước Đức Chúa Trời chúng ta đã đến cùng quyền-phép của Đấng Christ Ngài nữa; vì kẻ kiện-cáo anh em chúng ta, kẻ ngày đêm kiện-cáo chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, nay đã bị quăng xuống rồi” (Khải-huyền 12:10). Bạn có để ý thấy câu này cho biết rằng Nước Đức Chúa Trời được thành lập với vị vua là Chúa Giê-su không? Đúng vậy, Nước Trời đã được thành lập vào năm 1914. * Tuy nhiên, Thi-thiên 110:2 nói rằng Chúa Giê-su sẽ làm vua “giữa các thù-nghịch” cho đến khi Nước Trời cai trị toàn thể trái đất, như đã cai trị ở trên trời.—Ma-thi-ơ 6:10.
Điều đáng lưu ý là sau khi cho Đa-ni-ên biết những sự kiện sẽ xảy đến, vị thiên sứ đó cũng nói tiếp: “Còn như ngươi, hỡi Đa-ni-ên, ngươi hãy đóng lại những lời nầy, và hãy đóng ấn sách nầy cho đến kỳ cuối-cùng. Nhiều kẻ sẽ đi qua đi lại, và sự học-thức sẽ được thêm lên” (Đa-ni-ên 12:4). Lời thiên sứ cung cấp thêm bằng chứng cho thấy rằng hiện nay đang là “kỳ cuối-cùng”. Ý nghĩa của những lời tiên tri này đã được sáng tỏ và đang được công bố trên toàn thế giới. *
“Kỳ cuối-cùng” chấm dứt khi nào?
Kinh Thánh không cho biết chính xác thời kỳ cuối cùng kéo dài bao lâu. Nhưng trong thời kỳ này, tình trạng của trái đất sẽ ngày càng tồi tệ hơn vì thời gian của Sa-tan đang bị rút ngắn. Sứ đồ Phao-lô báo trước rằng “những người hung-ác, kẻ giả-mạo thì càng chìm-đắm luôn trong điều dữ, làm lầm-lạc kẻ khác mà cũng lầm-lạc chính mình nữa” (2 Ti-mô-thê 3:13). Ngoài ra, chính Chúa Giê-su cũng nói về những điều chưa xảy đến: “Trong những ngày ấy có tai-nạn, đến nỗi từ ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất cho đến bây giờ chưa hề có như vậy, và về sau cũng sẽ chẳng hề có nữa. Nếu Chúa chẳng giảm-bớt các ngày ấy, thì không có sinh-vật nào được cứu; song vì cớ những kẻ Ngài đã chọn, nên Ngài đã giảm-bớt các ngày ấy”.—Mác 13:19, 20.
Một số sự kiện chưa xảy đến là “hoạn-nạn lớn”, gồm trận chiến Ha-ma-ghê-đôn, và việc giam cầm Sa-tan cùng các quỉ của hắn để chúng không thể gây tai hại cho loài người trên đất nữa (Ma-thi-ơ 24:21). Những điều này sẽ xảy ra vì “Đức Chúa Trời không thể nói dối” đã hứa như thế (Tít 1:2). Vì chính Đức Chúa Trời ra tay hành động nên trận chiến Ha-ma-ghê-đôn sẽ bùng nổ và Sa-tan sẽ bị quăng vào vực sâu.
Sứ đồ Phao-lô được soi dẫn để cho chúng ta biết chính xác chuyện gì sẽ xảy ra trước khi Đức Chúa Trời hủy diệt thế giới gian ác. Về “thời và kỳ”, Phao-lô viết: “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy. Khi người ta sẽ nói rằng: Bình-hòa và yên-ổn, thì tai-họa thình-lình vụt đến, như sự đau-đớn xảy đến cho người đàn-bà có nghén, và người ta chắc không tránh khỏi đâu” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:1-3). Phao-lô không nói lý do tại sao người ta hô hào là “bình-hòa và yên-ổn”, chỉ trong tương lai chúng ta mới biết được điều này. Nhưng lời hô hào ấy sẽ không ngăn chặn ngày phán xét của Đức Giê-hô-va xảy đến.
Nếu tin chắc những lời tiên tri này sẽ ứng nghiệm, chúng ta nên hành động. Như thế nào? Một sứ đồ khác của Chúa Giê-su là ông Phi-e-rơ cho chúng ta câu trả lời: “Vì mọi vật đó phải tiêu-tán thì anh em đáng nên thánh và tin-kính trong mọi sự ăn-ở của mình là dường nào, trong khi chờ-đợi trông-mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến!” (2 Phi-e-rơ 3:11, 12). Nhưng bạn có thể thắc mắc: “Những điều này mang lại lợi ích gì cho tôi?”. Bài tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi này.
[Chú thích]
^ đ. 12 Để biết thêm bằng chứng về “ngày sau-rốt”, xin xem Tháp Canh ngày 15-9-2006, trang 4-7 và ngày 1-10-2005, trang 4-7, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 18 Để biết thêm chi tiết về niên đại học trong Kinh Thánh, xin xem trang 215-218 của sách Kinh Thánh thật sự dạy gì? do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 19 Xin xem sách Hãy chú ý đến lời tiên tri của Đa-ni-ên! do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
[Câu nổi bật nơi trang 5]
Chúa Giê-su đã nói chỉ có đức chúa trời biết “ngày và giờ”
[Hình nơi trang 4]
Nhà toán học Isaac Newton
[Nguồn tư liệu]
© A. H. C./age fotostock
[Các hình nơi trang 7]
Điềm Chúa Giê-su báo trước đã được ứng nghiệm kể từ năm 1914
[Nguồn tư liệu]
© Heidi Bradner/Panos Pictures
© Paul Smith/Panos Pictures