Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Hệ thống thông gió của gò mối

Hệ thống thông gió của gò mối

Một sự thiết kế?

Hệ thống thông gió của gò mối

▪ Gò mối được xem là công trình thiết kế tuyệt vời, và nói thế quả không sai. Tuy được làm bằng đất trộn với nước bọt, nhưng những gò ấn tượng này có thể cao đến 6m. Còn vách gò dày 45cm thì cứng như bê tông nhờ được ánh nắng mặt trời nung nấu. Một số gò được xây xong trong vòng một đêm.

Mối chúa ở gần giữa gò và mỗi ngày có thể đẻ hàng ngàn trứng. Mối thợ, không cánh và mù, chuyển trứng đến những lỗ tổ đặc biệt và chăm sóc ấu trùng. Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc nhất có lẽ là hệ thống thông gió của gò.

Hãy suy nghĩ điều này: Mặc dù nhiệt độ bên ngoài thay đổi, nhưng bên trong gò nhiệt độ luôn ổn định. Đó là nhờ một hệ thống buồng và đường ngầm. Chẳng hạn, ở Zimbabwe, châu Phi, nhiệt độ có thể thay đổi từ 2°C vào ban đêm đến hơn 38°C vào ban ngày. Thế nhưng, nhiệt độ bên trong gò thì luôn ở mức 31°C. Làm sao được như vậy?

Những lỗ thông gió được khéo đặt ở phần dưới của gò đưa luồng khí mới vào, đồng thời khiến hơi nóng thoát ra phía trên. Luồng khí mới này được đưa đến một buồng ngầm rồi từ đó tỏa ra khắp các đường và các lỗ tổ. Các con mối mở và đóng lỗ thông gió để giữ nhiệt độ ổn định. Đây là điều cần thiết để chúng nuôi nấm, nguồn thức ăn chính của chúng.

Sự thiết kế của gò mối kỳ diệu đến nỗi các kiến trúc sư đã dùng kỹ thuật tương tự để xây một tòa nhà ở Zimbabwe. Tòa nhà này được dùng làm văn phòng và sau khi hoàn tất chỉ sử dụng 10% năng lượng so với những tòa nhà cùng kích cỡ, xây theo thiết kế thông thường.

Bạn nghĩ sao? Phải chăng khả năng điều nhiệt của con mối tự nhiên mà có? Hay đó là bằng chứng của sự thiết kế?

[Nguồn hình ảnh nơi trang 15]

Top: Stockbyte/Getty Images; bottom: Scott Bauer/Agricultural Research Service, USDA