Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Để thích thú đọc Kinh Thánh, tôi phải làm gì?

Để thích thú đọc Kinh Thánh, tôi phải làm gì?

Giới trẻ thắc mắc

Để thích thú đọc Kinh Thánh, tôi phải làm gì?

Bạn đọc Kinh Thánh bao lâu một lần? (Đánh dấu một ô)

□ Mỗi ngày

□ Mỗi tuần

□ Khác ․․․․․

Điền tiếp vào câu sau.

Tôi không thích đọc Kinh Thánh thường là vì... (Đánh dấu những ô thích hợp với bạn)

□ Chán ngắt

□ Khó hiểu

□ Bị phân tâm

□ Khác ․․․․․

Có phải việc đọc Kinh Thánh không thú vị đối với bạn? Nếu thế, có lẽ bạn đồng ý với lời phát biểu của bạn Will, 18 tuổi: “Kinh Thánh có vẻ chán ngắt”. Tuy nhiên, bạn ấy nói thêm: “Điều đó chỉ xảy ra trong trường hợp bạn không biết đọc Kinh Thánh đúng cách”.

Tại sao phải biết cách đọc Kinh Thánh? Thế thì, bạn có muốn biết thêm về việc làm thế nào để

đưa ra những quyết định đúng?

có những người bạn chân thật?

đối phó với căng thẳng?

Kinh Thánh có những lời khuyên rất hữu ích về những đề tài này và các đề tài khác. Đành rằng, để tìm được những lời khuyên hữu ích này đòi hỏi bạn phải nỗ lực. Tuy nhiên, việc dành ra công sức giống như việc đi tìm báu vật: Càng cố gắng tìm kiếm thì sự khám phá càng lý thú!—Châm-ngôn 2:1-6.

Làm thế nào bạn có thể khám phá những báu vật trong Kinh Thánh? Khung bên phải sẽ giúp bạn có ý niệm về cách đọc Kinh Thánh và khung trang sau trình bày thứ tự đọc Kinh Thánh. Cũng thử áp dụng những đề nghị nào thu hút bạn trong những trang kế tiếp.

Bạn có thể truy cập Internet để đọc Kinh Thánh trong một số ngôn ngữ tại địa chỉ: www.watchtower.org

VÀI ĐIỀU ĐỂ SUY NGHĨ

Người ta nói rằng kết quả tương ứng với nỗ lực.

▪ Câu này đúng như thế nào trong việc đọc Kinh Thánh?

▪ Bạn có thể dành thời gian để đọc Kinh Thánh vào lúc nào?

[Khung/Hình nơi trang 23]

CÁCH ĐỌC KINH THÁNH

Trước khi đọc, bạn hãy...

▪ Chắc chắn môi trường xung quanh yên ắng để bạn có thể tập trung.

▪ Cầu xin Đức Chúa Trời giúp bạn hiểu Kinh Thánh.

Trong khi đọc, bạn hãy...

▪ Dùng bản đồ và các hình ảnh liên quan đến những lời tường thuật trong Kinh Thánh để giúp bạn hình dung ra khung cảnh.

▪ Xem xét bối cảnh và phân tích chi tiết.

▪ Đọc phần chú giải.

▪ Tự hỏi những câu như:

SỰ KIỆN: Khi nào sự kiện này xảy ra? Ai nói những lời này? Những lời này dành cho ai?

Ý NGHĨA: Tôi sẽ giải thích điều này cho người khác như thế nào?

GIÁ TRỊ: Tại sao Giê-hô-va Đức Chúa Trời cho ghi lại lời tường thuật này trong Lời Ngài? Lời tường thuật cho biết gì về đức tính của Ngài hoặc cách Ngài thực hiện mọi việc? Tôi tìm được những điểm nào để áp dụng vào đời sống?

Sau khi đọc, bạn hãy...

▪ Nghiên cứu thêm. Dùng những tài liệu do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản, như “Cả Kinh-thánh”—Xác thực và hữu ích, Danh mục ấn phẩm Tháp Canh 1995-2005 giải thích các câu Kinh Thánh, Insight on the Scriptures (nếu có trong ngôn ngữ bạn hiểu được).

▪ Cầu nguyện lần nữa. Cho Đức Giê-hô-va biết bạn học được gì và định sử dụng thông tin này như thế nào. Tạ ơn vì Ngài đã ban cho bạn Lời Ngài là Kinh Thánh.

[Khung/Hình nơi trang 24]

BẠN SẼ ĐỌC KINH THÁNH THEO TRÌNH TỰ NÀO?

 Tùy chọn...

□ Đọc tuần tự các sách trong Kinh Thánh.

□ Đọc theo trình tự thời gian, theo thứ tự thời gian viết các sách hoặc theo trình tự sự việc diễn ra.

□ Mỗi ngày, đọc một phần khác nhau trong Kinh Thánh.

Thứ hai: Diễn biến lịch sử hào hứng (Sáng-thế Ký đến Ê-xơ-tê)

Thứ ba: Đời sống và sự dạy dỗ của Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ đến Giăng)

Thứ tư: Môn đồ Chúa Giê-su vào thời ban đầu (Công-vụ)

Thứ năm: Lời tiên tri và sự hướng dẫn về mặt đạo đức (Ê-sai đến Ma-la-chi, Khải-huyền)

Thứ sáu: Bài thơ và ca khúc cảm động (Gióp, Thi-thiên, Nhã-ca)

Thứ bảy: Sự hướng dẫn khôn ngoan cho đời sống (Châm-ngôn, Truyền-đạo)

Chủ nhật: Những lá thư gửi đến các hội thánh (Rô-ma đến Giu-đe)

Dù bạn chọn đọc theo trình tự nào, hãy ghi chú bạn đã đọc đến đâu! Đánh dấu ngay kế bên mỗi chương bạn đọc xong, hoặc cách khác là ghi âm những chương bạn đã đọc.

Cắt khung này và giữ trong cuốn Kinh Thánh!

[Khung/Biểu đồ nơi trang 24]

HÃY LÀM CHO KINH THÁNH SỐNG ĐỘNG!

Hãy tìm cách giúp bạn thấy việc đọc Kinh Thánh là lý thú. Chẳng hạn:

□ Dùng tên thuộc các dòng họ trong Kinh Thánh vẽ thành các cây phả hệ.

Phác họa vài điểm chính. Ví dụ: Khi bạn đọc về một nhân vật trung thành, hãy liên kết các đức tính và hành động với những ân phước mà nhân vật ấy nhận được.

[Biểu đồ]

Bạn của Đức Chúa Trời

Vâng lời

Trung thành

↑ ↑

Áp-ra-ham

□ Vẽ các bức tranh minh họa cho lời tường thuật.

Phác thảo một loạt hình ảnh minh họa cho một chuỗi sự kiện. Nói ngắn gọn điều gì đang xảy ra trong mỗi cảnh.

□ Dựng các mô hình, chẳng hạn như con tàu Nô-ê.

Đọc lớn tiếng với gia đình hoặc bạn bè. Đề nghị: Chỉ định một người làm người dẫn chuyện, những người khác vào vai các nhân vật.

□ Chọn một lời tường thuật rồi chuyển thành bài phóng sự. Tường thuật sự việc theo các quan điểm khác nhau bằng cách “phỏng vấn” các nhân vật chính và các nhân chứng.

□ Dùng một lời tường thuật trong đó có một nhân vật đưa ra quyết định thiếu khôn ngoan và hình dung một kết cuộc khác! Chẳng hạn, hãy xem chuyện Phi-e-rơ chối Chúa Giê-su (Mác 14:66-72). Đứng trước áp lực, Phi-e-rơ có thể phản ứng tốt hơn như thế nào?

□ Xem hoặc nghe đĩa ghi hình hoặc ghi âm các vở kịch Kinh Thánh.

Tự biên kịch. Vở kịch nên chứa đựng các bài học rút ra từ lời tường thuật.—Rô-ma 15:4.

GỢI Ý: Hãy diễn vở kịch này với một vài người bạn.

[Khung/Hình nơi trang 25]

ĐỂ CÓ ĐỘNG LỰC

▪ Hãy đặt mục tiêu! Hãy viết ra bên dưới ngày bạn dự định bắt đầu chương trình đọc Kinh Thánh.

․․․․․

▪ Chọn một phần Kinh Thánh mà bạn thích (Xem khung  “Bạn sẽ đọc Kinh Thánh theo trình tự nào?”). Sau đó, viết ra bên dưới phần Kinh Thánh nào bạn muốn đọc trước.

․․․․․

▪ Hãy bắt đầu với một khoảng thời gian ngắn. Thậm chí 15 phút để đọc Kinh Thánh còn hơn chẳng dành ra phút nào. Hãy viết ra bên dưới xem bạn có thể dành ra bao nhiêu thời gian cho hoạt động này.

․․․․․

Đề nghị: Hãy dành riêng một cuốn Kinh Thánh cho việc học hỏi. Ghi chú vào cuốn đó. Đánh dấu những câu đặc biệt có ý nghĩa đối với bạn.

[Khung/Hình nơi trang 25]

Ý KIẾN CỦA VÀI BẠN TRẺ

“Mỗi tối, tôi cố gắng đọc Kinh Thánh trước khi đi ngủ. Điều này giúp tôi nghĩ đến vài điều tích cực trước khi chìm vào giấc ngủ”.—Megan.

“Tôi chú tâm vào một câu Kinh Thánh khoảng 15 phút. Tôi đọc mọi phần chú giải, các câu Kinh Thánh nơi cột tham khảo giữa trang, và nghiên cứu thêm. Đôi khi, tôi chưa nghiên cứu xong một câu trong một lần đọc, nhưng phương pháp này mang lại nhiều lợi ích”.—Corey.

“Có lúc, tôi đọc toàn bộ Kinh Thánh trong mười tháng. Với tốc độ đó, tôi thấy có sự liên hệ giữa những phần khác nhau trong Kinh Thánh mà trước đây tôi chưa bao giờ để ý”.—John.

[Khung nơi trang 25]

BẠN CÓ THỂ LỰA CHỌN!

Chọn một câu chuyện. Kinh Thánh có rất nhiều câu chuyện hào hứng về đời sống của những nhân vật có thật. Hãy chọn một lời tường thuật bạn thích rồi đọc từ đầu đến cuối.

Đề nghị: Về việc làm thế nào để hiểu rõ hơn lời tường thuật trong Kinh Thánh, hãy xem Tỉnh Thức! tháng 1-3 năm 2008, trang 21.

Chọn một sách Phúc âm. Đọc Ma-thi-ơ (sách Phúc âm được viết đầu tiên), Mác (nổi tiếng về những lời tường thuật sống động và có đầy sự kiện hào hứng), Lu-ca (hướng sự chú ý đặc biệt đến việc cầu nguyện và đến phụ nữ), hoặc Giăng (có nhiều thông tin không được đề cập trong các sách Phúc âm khác).

Đề nghị: Trước khi đọc, tìm kiếm sơ lược thông tin về sách Kinh Thánh và người viết để bạn có thể hiểu rõ hơn điều gì làm cho sách Phúc âm ấy độc đáo.

Chọn một bài Thi-thiên. Chẳng hạn:

Nếu bạn cảm thấy cô đơn và không có bạn bè, hãy đọc Thi-thiên 142.

Nếu bạn nản lòng về những khuyết điểm của mình, hãy đọc Thi-thiên 51.

Nếu bạn nghi ngờ giá trị các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, hãy đọc Thi-thiên 73.

Đề nghị: Hãy ghi lại danh sách các bài Thi-thiên bạn đã đọc và đặc biệt khích lệ bạn.

[Khung nơi trang 26]

ĐÀO SÂU THÔNG TIN

Xem xét bối cảnh. Nghiên cứu thời gian, địa điểm và hoàn cảnh xung quanh một đoạn Kinh Thánh.

Ví dụ: Đọc Ê-xê-chi-ên 14:14. Đa-ni-ên khoảng bao nhiêu tuổi khi Đức Giê-hô-va nói về ông như là một gương mẫu tốt cùng với Nô-ê và Gióp?

Gợi ý: Ê-xê-chi-ên chương 14 được viết chỉ 5 năm sau khi Đa-ni-ên bị phu tù sang Ba-by-lôn—dường như lúc ấy ông là một thanh thiếu niên.

Báu vật ẩn giấu: Đa-ni-ên có quá trẻ để Đức Giê-hô-va chú ý đến lòng trung thành của ông không? Những quyết định đúng nào mang lại ân phước cho ông? (Đa-ni-ên 1:8-17). Làm thế nào gương của Đa-ni-ên có thể giúp bạn có những quyết định đúng?

Phân tích chi tiết. Đôi khi chỉ một hoặc hai từ cũng làm rõ nghĩa.

Ví dụ: So sánh Ma-thi-ơ 28:7 với Mác 16:7. Tại sao Mác ghi thêm chi tiết Chúa Giê-su sẽ sớm hiện ra cho các môn đồ và “cho Phi-e-rơ”?

Gợi ý: Mác không tận mắt chứng kiến những sự kiện này. Dường như ông thu thập thông tin từ Phi-e-rơ.

Báu vật ẩn giấu: Tại sao Phi-e-rơ hẳn cảm thấy được trấn an khi nghe rằng Chúa Giê-su muốn gặp ông một lần nữa? (Mác 14:66-72). Làm thế nào Chúa Giê-su chứng tỏ ngài là bạn chân thật của Phi-e-rơ? Bạn có thể noi gương Chúa Giê-su và trở thành bạn thật của người khác như thế nào?

Nghiên cứu thêm. Tham khảo những ấn phẩm về Kinh Thánh để tìm lời giải thích.

Ví dụ: Đọc Ma-thi-ơ 2:7-15. Khi nào các “thầy bác-sĩ [“nhà chiêm tinh”, Các Giờ Kinh Phụng Vụ]” đến thăm Chúa Giê-su?

Gợi ý: Xem Tháp Canh ngày 1-1-2008, trang 31, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.

Báu vật ẩn giấu: Dường như bằng cách nào Đức Giê-hô-va đã cung cấp nhu cầu vật chất cho gia đình Chúa Giê-su khi họ ở Ai Cập? Niềm tin nơi Đức Chúa Trời có thể giúp bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng như thế nào?—Ma-thi-ơ 6:33, 34.