Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Xúc tu con mực

Xúc tu con mực

Một sự thiết kế?

Xúc tu con mực

▪ Xúc tu của con mực khiến các nhà khoa học bối rối. Họ thắc mắc: “Làm sao một vật cứng đến thế có thể gắn vào một cơ thể không xương? Chẳng phải sự kết hợp đó sẽ làm cho con mực bị đau và trầy xước sao?”.

Hãy suy nghĩ điều này: Đầu xúc tu con mực thì cứng, ngược lại phần gốc xúc tu lại mềm. Chiếc xúc tu—cấu tạo từ chất kitin, nước và protein—biến đổi dần dần từ mềm sang cứng đến nỗi con mực có thể sử dụng nó mà không bị trầy xước.

Giáo sư Frank Zok, Đại học California, nói rằng việc nghiên cứu xúc tu của con mực có thể “là cuộc cách mạng trong lối suy nghĩ của các kỹ sư về việc gắn những vật với nhau để dùng trong nhiều ứng dụng”. Một điều người ta đang nghĩ tới là ứng dụng sự hiểu biết này vào việc làm các bộ phận nhân tạo của con người. Ông Ali Miserez, một nhà nghiên cứu thuộc trường đại học ấy, hình dung “việc tạo ra một bộ phận nhân tạo phỏng theo đặc tính hóa học của xúc tu, một đầu có tính co giãn như sụn còn đầu kia” được cấu tạo bởi “vật liệu rất cứng và chịu được ma xát”.

Bạn nghĩ sao? Xúc tu con mực với độ cứng biến đổi từ phần đầu đến phần gốc do tự nhiên mà có? Hay nó được thiết kế?

[Nguồn hình ảnh nơi trang 17]

© Bob Cranston/SeaPics.com

© Richard Herrmann/SeaPics.com